Để có thể hiểu một cách đầy đủ hơn vềMarketing xin đưa ra một số khái niệm như sau: Viện nghiên cứu Marketing của Anh định nghĩa “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các ho
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA VINAMILK 2
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING – MIX TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2
1.1.1 Khái niệm marketing 2
1.1.2 Marketing – Mix là gì? 3
1.1.3 Các chính sách Marketing - Mix thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm 4
1.1.3.1 Chính sách sản phẩm 4
1.1.3.2 Chính sách giá 5
1.1.3.3 Chính sách phân phối sản phẩm 6
1.1.3.4 Chính sách truyền thông và cổ đông (xúc tiến hỗn hợp) 8
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm 9
1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 10
1.3 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM: 11
1.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động tiêu thụ và Marketing-mix: 11
1.3.2 Vai trò của Marketing trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ 13
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ 13
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 13
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 13
2.1.2.1 Chức năng 13
2.1.2.2 Nhiệm vụ 13
2.1.3 Chiến lược phát triển của công ty 14
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty 15
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15
2.1.4.2 Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận 16
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ GIAI ĐOẠN 2010 -2012 16
2.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực 16
Trang 22.2.2 Tình hình sử dụng cơ sở vật chất 18
2.2.3 Tình hình hoạt động tài chính 18
2.3.1 Hoàn thiện chính sách Marketing - Mix hỗ trợ hoạt động tiêu thụ sản phẩm .20
2.3.1.1 Chính sách sản phẩm 20
2.3.2.2 Chính sách giá 26
2.3.2.3 Chính sách phân phối 28
2.3.2.4 Chính sách cổ động và truyền thông 30
2.3.2 Hoạt động tiêu thụ sản phẩm 30
2.3.2.1 Sản lượng tiêu thụ 30
2.3.2.2 Doanh thu 31
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ GIAI ĐOẠN 2013-2015 32
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 32
3.1.1 Thành công 32
3.1.2 Hạn chế 32
3.2 SO SÁNH GIỮA LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TẾ NGHIÊN CỨU 33
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 34
3.3.1 Phương hướng kinh doanh của Công ty 34
3.3.2 Mục tiêu kinh doanh của Công ty 34
3.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING – MIX NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA VÀ CÁC MẶT HÀNG TIÊU DÙNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ GIAI ĐOẠN 2013-2015 34
3.4.1 Giải pháp về kênh phân phối 34
3.4.1.1 Hoàn thiện kênh phân phối trực tiếp 35
3.4.1.2 Hoàn thiện kênh gián tiếp 36
3.4.2 Chính sách truyền thông và cổ động 36
3.4.2.1 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo 36
3.4.2.2 Tăng cường quan hệ công chúng 37
3.4.2.3 Đẩy mạnh bán hàng trực tiếp 37
3.4.2.4 Triển khai Marketing trực tiếp 37
3.5 CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC 38
Trang 33.5.2 Thiết lập cửa hàng chuyên bán hàng hóa của Công ty 38
3.5.3 Giải pháp về thị trường 39
3.5.4 Giải pháp về nhân lực 39
3.5.5 Giải pháp về kinh doanh 40
KẾT LUẬN 40
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình nhân viên tại công ty 17
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất của công ty 18
Bảng 2.3 Phân tích tình hình tài chính 19
Bảng 2.4 Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty 20
Bảng 2.5 Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm 21
Bảng 2.6 bảng giá sản phẩm sữa được bán tại công ty 27
Bảng 2.7 Mức chiết khấu của công ty 28
Bảng 2.8 Chính sách ưu đãi bán hàng của công ty 29
Bảng 2.9 Danh sách các đại lý giao dịch chính thức của chi nhánh 29
Bảng 2.10 Chi phí quảng cáo 30
Bảng 2.11 Sản lượng tiêu thụ sản phẩm 31
Bảng 2.12 Tổng doanh thu của Ct Lợi Tú trong 5 tháng đầu năm 2013 31
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Nội dung 4P của marketing-mix 3
Hình 1.2 Công thức định giá 6
Hình 1.3 Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp 6
Hình 1.5 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp dài 7
Hình 1.6 Mục tiêu của marketing 12
Hình 1.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trong công ty 15
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệtnày các công ty đã phải thay đổi một cách cơ bản những suy nghĩ của mình về côngviệc kinh doanh và chiến lược marketing Việc thiết lập được một chiến lượcmarketing đúng đắn và hiệu quả là một điều hết sức khó khăn bởi môi trường kinhdoanh hiện tại đang đầy biến động mà việc thực hiện và đánh giá hiệu quả của mộtchiến lược thì cần rất nhiều thời gian và công sức
Là một doanh nghiệp thương mại, mặt hàng kinh doanh chủ yếu là sản phẩm sữa,Công ty TNHH Thương mại Lợi Tú trong suốt 12 năm ra đời và phát triển đã tạo lậpđược chỗ đứng và uy tín trên thị trường Đà Nẵng Trong những năm gần đây, với nềnkinh tế thị trường ngày càng năng động và sự hội nhập với thế giới thì trên thị trườngxuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước Đối thủcạnh tranh của doanh nghiệp là các công ty trong nước có hàng chục năm kinhnghiệm với nền kinh tế thị trường, nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy
đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết Để có thể cạnh tranh, không bị mất thị phần trên thịtrường của mình, công ty TNHH Thương mại Lợi Tú cũng cần đươc trang bị kiếnthức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của kinh doanh ngày càng cao, và Marketing là mộttrong những kỹ năng quan trọng nhất
Nhận thấy tầm quan trọng của Marketing đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm ởCông ty hiện nay,em xin chọn đề tài: “Hoàn Thiện Chính Sách Marketing-Mix Về Hoạt Động Tiêu Thụ Sản Phẩm Sữa Vinamilk Tại Công Ty TNHH Thương Mại Lợi Tú”
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về chính sách marketing-mix và hoạt động tiêu thụ sảnphẩm sữa Vinamilk
Chương 2 : Thực trạng chính sách Marketing-Mix và hoạt động tiêu thụ sản phẩmsữa Vinamilk tại Công ty TNHH Thương mại Lợi Tú
Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện chính sách Marketing-Mix
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và kiến thức, kinh nghiệm thực tế chưa nhiềunên đề tài còn có nhiều thiếu sót
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của cô Nguyễn Thị Kiều Oanh vàkhoa Kế hoạch - Quản trị để để tài được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn nhiều hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 7Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH MARKETING-MIX VÀ HOẠT ĐỘNG
TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA VINAMILK 1.1 Một số khái niệm chung về chính sách Marketing – Mix trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh doanh đầy biếnđộng, phức tạp và có nhiều rủi ro Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng diễn
ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực trên phạm vi rộng Điều này buộc mỗi doanh nghiệpphải gắn mọi hoạt động của mình với thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho cácquyết định của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trườngthì vai trò của hoạt động Marketing rất quan trọng
1.1.1 Khái niệm marketing
Trên thực tế có rất nhiều quan điểm về marketing Tùy theo từng quan điểm,góc độ nhìn nhận mà có những sự khác nhau đó, tuy nhiên, mỗi cách hiểu ấy mới chỉnhận ra một khía cạnh nào đó của Marketing Để có thể hiểu một cách đầy đủ hơn vềMarketing xin đưa ra một số khái niệm như sau:
Viện nghiên cứu Marketing của Anh định nghĩa “Marketing là quá trình tổ chức và
quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một hàng hóa cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo công ty thu được lợi nhuận dự kiến.”
Khái niệm này cho ta thấy rằng Marketing là một hoạt động tổng hợp, quản lý công
ty về mặt tổ chức cũng như về hoạt động, bản chất của Marketing là tìm kiếm, pháthiện và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng về một loại sản phẩm nào đó, đồngthời sản xuất, hoàn thiện sản phẩm và phân phối nó đến tay người dùng cuối cùngnhằm đảm bảo mục tiêu lợi nhuận mà công ty đề ra
Theo Philip Kotle (2005) thì “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thỏamãn nhu cầu và ước muốn thông qua quá trình trao đổi”
Có thể khái quát khái niệm về marketing như sau: “Marketing là chức năng quản lý
công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện
và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể,việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu hút được nhiều lợi nhuận dự kiến.”
Trang 8- Marketing – Mix là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát, quản
lý được và nó được sử dụng để cố gắng gây được phản ứng mong muốn từ thị trườngmục tiêu
Các công cụ của marketing-mix
Các bộ phận cấu thành marketing-mix đó là:
Hàng hóa (Product): tập hợp các hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứngcho thị trường mục tiêu
Giá cả (Price): tổng số tiền mà người tiêu dùng phải chi ra để có được sản phẩm
Phân phối (Place): tất cả các hoạt động để sản phẩm dễ dàng đến tay khách hàngmục tiêu
Xúc tiến hay chiêu thị (Promotion): mọi hoạt động của công ty nhằm truyền bánhững thông tin về ưu điểm của sản phẩm và thuyết phục khách hàng mục tiêu muanhững sản phẩm đó
Nội dung 4P trong Marketing mix thể hiện quan điểm của doanh nghiệp về các công
cụ Marketing có thể sử dụng để tác động đến thị trường mục tiêu Nội dung của 4Ptrong Marketing mix được thể hiện như sau :
mix
Trang 9Marketing-Nguôn:nhập môn Marketing
Hình 1.1: Nội dung 4P của marketing-mix
1.1.3 Các chính sách Marketing - Mix thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
1.1.3.1 Chính sách sản phẩm
Khái niệm
Là chiến lược, kế hoạch, định hướng về sản phẩm của doanh nghiệp về tất cảnhững gì doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường để tạo ra sự chú ý của người tiêu dùngnhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm, sử dụng hay mong muốn nào đó
Vai trò
Chính sách sản phẩm có vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở giúp công ty xác địnhphương hướng đầu tư thiết kế sản phẩm sao cho phù hợp với thị hiếu khách hàng, hạnchế rủi ro, cũng như chỉ đạo các chiến lược kinh doanh khác nhau liên quan đến sảnphẩm
Phân loại
Bao gồm 4 loại sau:
- Chủng loại sản phẩm: Thường thì mỗi doanh nghiệp có cách thức lựa chọn
chủng loại sản phẩm hàng hoá khác nhau Những lựa chọn đều phụ thuộc vào mụcđích mà doanh nghiệp theo đuổi.Công ty theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loạisản phẩm đầy đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thịtrường thì thường có chủng loại sản phẩm rộng Để làm được như vậy, công ty phảiđặt ra vấn đề là mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách nào?Giải quyết vấn đề này công ty có hai hướng lựa chọn:
+ Phát triển chủng loại sản phẩm trên cơ sở các cách thức sau: Phát triển hướng
xuống dưới, phát triển hướng lên trên và phát triển theo cả hai hướng trên
+ Bổ xung chủng loại sản phẩm Có nghĩa là công ty cố gắng đưa thêm những mặt
hàng mới vào chủng loại sản phẩm sẵn có
- Chất lượng sản phẩm: Giữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn của
khách hàng và khả năng sinh lời của công ty có một mối liên hệ mật thiết Mức chấtlượng càng cao thì mức độ thoả mãn của khách hàng cũng càng cao, trong khi đó cóthể tính giá cao hơn.Chất lượng sản phẩm là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất màkhách hàng chú ý đến trong khi lựa chọn người cung ứng sản phẩm cho mình Chấtlượng sản phẩm của công ty được thể hiện thông qua các thông số sau:
+ Độ bền của sản phẩm: Nó bao gồm các yếu tố như thời gian sử dụng của sảnphẩm, khả năng chịu đựng của các điều kiện tự nhiên
+ Hệ số an toàn: khả năng đảm bảo an toàn trong sản xuất, trong sử dụng,
+ Đảm bảo thiết kế kỹ thuật: các sản phẩm được sản xuất phải đảm bảo đượcđúng các thiết kế kỹ thuật, các thông số kỹ thuật,chất lượng của bộ y tế,
+ Khả năng thích ứng: sản phẩm dễ sử dụng,an toàn vệ sinh thực phẩm,chấtlượng,…
Để đánh giá được chất lượng sản phẩm thông thường các kỹ sư thường dùngphương pháp đánh giá và cho điểm, xếp loại để đánh giá sản phẩm của mình
Như vậy, để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm cao đòi hỏi công ty phải chú ý đến
cả thiết kế kỹ thuật và chất lượng của quá trình chế tạo sản phẩm Việc sản xuất ra sản
Trang 10phẩm có chất lượng cao sẽ đảm bảo cho công ty thu hút được nhiều khách hàng, tăngkhả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Nhãn hiệu và bao gói sản phẩm: Khi hoạch định chiến lược marketing cho từng
loại sản phẩm, doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãnhiệu sản phẩm Việc gắn nhãn hiệu là một chủ đề quan trọng trong chiến lược sảnphẩm Nhãn hiệu về cơ bản là một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp chongười mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ Các quyết định
có liên quan đến nhãn hiệu thường là:
+ Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
+ Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm?
+ Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưng gì?+ Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
+ Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
+ Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm có những đặc tính khácnhau của cùng một mặt hàng?
Những quyết định về nhãn hiệu là những quyết định quan trọng trong chiến lượcsản phẩm bởi vì nhãn hiệu được coi như là tài sản lâu bền quan trọng của một công ty.Việc quản lý nhãn hiệu cũng được coi như là một công cụ marketing chủ yếu trongchiến lược sản phẩm
- Dịch vụ hỗ trợ : Đây cũng là công cụ quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh của
công ty Dịch vụ bán hàng được thực hiện tốt sẽ làm tăng lợi ích nhận được của kháchhàng và làm tăng sự hài lòng Nó là công cụ đắc lực trong việc tạo ra sự khác biệt chosản phẩm Đối với những sản phẩm có tính chất tổng hợp về kỹ thuật, về kinh tế và nómang tính chất cá biệt, do vậy nó cần phải có các dịch vụ khách hàng, bao gồm:
+ Thời gian giao hàng:Các sản phẩm của công ty phải đảm bảo giao hàng đúngthời hạn quy định của khách hàng trong hợp đồng Giao hàng đúng thời hạn đảm bảochi phí thấp, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty
Ngoài ra công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề khác về dịch vụ của khách hàngnhư:
- Thời gian giao hàng
Vai trò
Do vấn đề cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường kéo theo doanh nghiệp phảithay đổi, điều chỉnh giá cho thích hợp Khi thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh giádoanh nghiệp phải xem xét thận trọng những phản ứng của thị trường, khách hàng vàđối thủ cạnh tranh
Tuy nhiên, công ty không chỉ xây dựng một mức giá bán duy nhất mà phải xâydựng cho mình những chiến lược giá để có thể thích ứng một cách nhanh chóng với
Trang 11những thay đổi về cầu, về chi phí, khai thác tối đa những cơ hội xuất hiện phản ứngkịp thời với những thủ đoạn cạnh tranh về giá cả của các đối thủ cạnh tranh
Phương pháp định giá
Trang 12Công ty đã áp dụng phương thức định giá dưới đây :
Hình 1.2 Công thức định giá
Một số phương pháp định giá mà công ty có thể áp dụng bao gồm:
• Xác định giá cho sản phẩm mới: Đây là chiến lược về giá được soạn thảo
gắn với giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm
• Chiến lược áp dụng cho danh mục hàng hoá: Trên thực tế một vài công ty
sẽ thu được lợi nhuận kinh doanh cao hơn nếu họ theo quan điểm hình thành giá cả:xem sản phẩm chỉ là một bộ phận của danh mục sản phẩm
• Định giá 2 phần: Chiến lược này thường sử dụng cho các công ty dịch vụ.
• Định giá theo nguyên tắc địa lý: Công ty định giá sản phẩm của mình chokhách hàng theo các khu vực địa lý
• Chiết giá và bớt giá: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản của mình
thông qua chiết giá, bớt giá để khuyến khích khách hàng trong việc mua và thanh toán
• Định giá khuyến mại: Đây là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm mục
đích hỗ trợ các hoạt động xúc tiến bán
• Định giá phân biệt: Công ty có thể điều chỉnh mức giá cơ bản để phù hợp với
những điều kiện khác biệt của khách hàng, của sản phẩm hoặc của các yếu tố khác chứkhông phải vì chi phí
• Thay đổi giá:Trong nhiều trường hợp do những biến đổi của môi trường kinh
doanh, công ty buộc phải thay đổi chiến lược định giá của mình, nghĩa là chủ độngthay đổi mức giá cơ bản hoặc đối phó lại việc thay đổi giá của đối thủ cạnh tranh
1.1.3.3 Chính sách phân phối sản phẩm
Khái niệm
Kênh phân phối là chuỗi tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trìnhđưa sản phẩm tới người sử dụng hoặc tiêu dùng Đối với doanh nghiệp chuyên về phânphối thì kênh phân phối của doanh nghiệp là thực hiện việc luân chuyển hàng hoá màdoanh nghiệp phân phối đến tay người tiêu dùng Các doanh nghiệp phân phối có thểphân phối nhiều loại hàng hoá của nhiều nhà sản xuất khác nhau
Vai trò
Kênh phân phối thực hiện việc chuyển giao sản phẩm từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng, vượt qua những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sởhữu.Mặt khác nó được xây dựng trên cơ sở chuyên môn hóa và phân công lao động,vìvậy nó giúp nhà sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và sử dụngkênh marketing như một công cụ cạnh tranh Và kênh phân phối giúp doanh nghiệpđánh giá được giá trị và uy tín của nó trên thị trường
Cấu trúc kênh phân phối
Các kênh phân phối cơ bản:
* Kênh phân phối trực tiếp
Hình 1.3 Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp
Giá bán=Giá nhập+ Chi phí thực tế+ Định mức lợi nhuận
Trang 13Ở kênh này, người sản xuất trực tiếp đưa hàng tới người tiêu dùng Nó có ưu điểm
là tạo sự gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu dùng, có thông thin chính xác từ thịtrường, không phải chia xẻ lợi nhuận với khâu trung gian nhưng lại phức tạp do doanhnghiệp phải tự làm ngoài sản xuất, không chuyên môn hoá, nhiều khi không có được
sự năng động như các thành phần trung gian vốn tiếp xúc trực tiếp với thị trường.Thông thường chỉ có số ít sản phẩm tiêu dùng như hàng móp méo,hàng bị hư hỏngtham gia vào kênh này trong có có tính tới yếu tố địa lý Còn sản phẩm công nghiệptham gia nhiều hơn do nó có giá trị lớn và không nhiều khách
* Kênh phân phối cấp 1
Hình 1.4 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp ngắn.
Kênh này có ưu điểm là: một mặt vẫn phát huy được ưu thế của kênh trực tiếp,mặt khác giúp nhà sản xuất có điều kiện tập trung vào nhiệm vụ chính của mình vàphát triển năng lực sản xuất, cho phép mở rộng thị trường trong điều kiện nguồn lựchạn chế Tuy nhiên, tính ưu việt của phân công lao động xã hội chưa được phát huytriệt để ở kênh này Một vài khó khăn trong việc phân bố dữ trữ trong kênh, trong tiếpcận thị trường cũng có thể xảy ra Thường kênh này được sử dụng với người sản xuất
có quy mô không lớn, tài chính hạn chế, thiết bị chuyên ngành như các doanh nghiệpgia công, chế biến các mặt hàng thực phẩm khi khách hàng đông, phân tán và sảnphẩm lại được tiêu chuẩn hoá, sản xuất hàng loạt thì kênh này cũng hay được dùng(như quần áo may sẵn)
* Kênh phân phối cấp 2
Hình 1.5 Sơ đồ kênh phân phối gián tiếp dài.
Kênh này là phổ biến nhất trong các kênh phân phối hàng hoá Ưu điểm của nó là
tổ chức chặt chẽ, mua bán theo từng khâu nên quay vòng vốn nhanh hơn, có tínhchuyên môn hoá, có nhiều khả năng mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ Nhưngviệc quản lý và điều hành kênh này cũng trở nên khó khăn hơn Những nhà sản xuấttập trung, quy mô lớn thường sử dụng kênh này
Ngoài ra, tuỳ tình hình cụ thể mà doanh nghiệp có thể sử dụng các thành phần trunggian khác là người môi giới và đại lý Thực tế thì đại lý rất hay được sử dụng trongkênh gián tiếp dài Nó tiếp nhận khối lượng sản phẩm khá lớn từ nhà sản xuất đồngthời trực tiếp bán hàng và thực hiện các dịch vụ kèm theo
Sự có mặt của người môi giới với khả về cả người bán lẫn người mua cũng phânphối vận động thông suốt hơn Tất nhiên, độ tin cậy của họ cũng cần phải tìm hiểu kỹ.Việc thiết lập quản lý hệ thống kênh phân phối nhằm vào mục đích cuối cùng làđạt được mục tiêu phân phối Trước khi thiết lập hệ thống kênh phân phối thì mục tiêuphân phối đã phải được xác định để từ đó việc thiết kế, quản lý kênh hướng theo mụctiêu đó
Trang 14Mục tiêu phân phối có thể thay đổi và có thể làm cho các yếu tố trong tổ chức, quan
hệ bên ngoài và cách quản lý các hoạt động cũng thay đổi theo
Như vậy, đối với các nhà sản xuất thì doanh nghiệp phân phối sẽ đóng vai trò làmột thành viên của kênh phân phối của mỗi nhà sản xuất.Tuy vậy,các doanh nghiệpphân phối này có thể thiết lập riêng cho mình một hệ thống phân phối hàng hoá choriêng mình và các loại hàng hóa của doanh nghiệp phân phối thường có sự liên hệ vớinhau
1.1.3.4 Chính sách truyền thông và cổ đông (xúc tiến hỗn hợp)
Khía niệm
Chính sách truyền thông và cổ đông là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hộimua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ gồm: khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giớithiệu hàng hoá, dịch vụ là những hoạt động truyền thông từ người bán tới kháchhàng và công chúng nhằm thông tin, thuyết phục, nhắc nhở thị trường về sản phẩmhoặc người bán sản phẩm đó, với hi vọng ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của ngườinhận tin
Các hình thức xúc tiến
Một số công cụ chủ yếu thường được các công ty sử dụng trong chính sách cổđộng và truyền thông này là:
• Quảng cáo: Được coi là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu của hoạt
động xúc tiến thương mại qua việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện không gian
và thời gian để chuyển đến khách hàng tiềm năng những thông tin về doanh nghiệpcũng như sản phẩm của doanh nghiệp Quảng cáo bao gồm mọi hình thức giới thiệumột cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, hàng hoá hoặc dịch vụ được thực hiệntheo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí, quảng cao
là hoạt động sáng tạo của mỗi doanh nghiệp, là biện pháp truyền thông tin, nhắc nhởthuyết phục khách hàng nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoá dịch vụ
• Xúc tiến bán: Là những biện pháp tác động tức thời ngắn hạn để khuyến khích
việc mua sản phẩm hay dịch vụ Nói cách khác xúc tiến bán hàng được hiểu là tất cảcác hoạt động Marketing của doanh nghiệp nhằm tác động vào tâm lý khách hàng, tiếpcận họ để nắm bắt nhu cầu của họ từ đó đưa ra các biện pháp để lôi kéo - kích thích họmua hàng Hoạt động xúc tiến giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mốiquan hệ với bạn hàng đồng thời giúp doanh nghiệp những thông tin về thị trường, tạođiều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thông tin tốt
về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh để có hướng đổi mới kinh doanh, đầu tưphù hợp
• Tuyên truyền: Là việc kích thích một cách gián tiếp nhằm tăng nhu cầu về hàng
hoá - dịch vụ hay tăng uy tín của doanh nghiệp bằng cách đưa ra những tin tức có ý
Trang 15nghĩa thương mại về doanh nghiệp trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đạichúng một cách thuận lợi và miễn phí.
• Bán hàng cá nhân: Là sự giao tiếp trực tiếp giữa người bán với khách hàng tiềm
năng, trong đó người bán hàng có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho ngườimua và nhận tiền Bán hàng là khâu trung gian liên lạc thông tin giữa doanh nghiệp vàkhách hàng, thông qua hoạt động mua bán, nhà kinh doanh nắm bắt tốt hơn nhu cầu
và người tiêu dùng cũng hiểu hơn về nhà sản xuất kinh doanh
• Khuyến mại: Là một trong những công cụ khá quan trọng của xúc tiến khuyến
mại được coi như hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo Phần lớn các doanhnghiệp sử dụng khuyến mại nhằm kích thích khách hàng tới hành vi mua sắm Hoạtđộng này có thể áp dụng cho cả khách hàng là người tiêu dùng, trung gian phân phốicũng như khách hàng công nghiệp, thường được sử dụng cho các hàng hoá mới tung rathị trường, áp lực cạnh tranh cao, hoặc những sản phẩm có đơn giá thấp mà doanh thucao
1.2 Khái quát chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
1.2.1 Khái niệm
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên
là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng trong quá trình tuần hoàncác nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện Giữa các sản xuất và tiêu dùng,
nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu vào, thương mại đầu
ra của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng về sản phẩm doanh nghiệp phải thực hiện rất nhiềunghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm : phân loại, lên nhãn hiệu bao hàng , bao gói
và chuẩn bị các lô hàng để xuất bán và vận chuyển theo yêu cầu của khách hàng.
Để thực hiện các nghiệp vụ này đòi hỏi phải tổ chức lao động hợp lý lao động trực tiếp
ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu vềhàng hoá và chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
o Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng: Nó giúp
cho các nhà sản xuất gần gũi hơn với khách hàng của mình, hiểu được những nhu cầu
và mong muốn của họ thông qua công tác điều tra, nghiên cứu thị trường Tiêu thụ còn
là thước đo, là cơ sở để đánh giá sự tin cậy và ưa thích của khách hàng đối với doanhnghiệp, đối với các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp
o Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp: Khi
sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận
để thoả mãn một nhu cầu nào đó Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiệnchất lượng sản phẩm, sự phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, sự hoàn thiện của cáchoạt động dịch vụ Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểmmạnh và điểm yếu của sản phẩm và doanh nghiệp Bên cạnh đó, khi khối lượng sảnphẩm tiêu thụ tăng lên còn có ý nghĩa là thị trường của doanh nghiệp được mở rộngcùng với sự nâng cao uy tín doanh nghiệp
Trang 16o Tiêu thụ sản phẩm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp: Tiêu thụ sản phẩm đánh dấu thành quả hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp,
qua hoạt động tiêu thụ không những thu hồi được chi phí mà còn thực hiện được giá trịthặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô chodoanh nghiệp
Tóm lại, tiêu thụ sản phấm có một vai trò vô cùng quan trọng Nếu thực hiện tốtcông tác tiêu thụ sản phẩm thì sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc đểcủng cố, mở rộng và phát triển thị trường cả trong nước và ngoài nước Nó tạo ra sựcân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu, nâng cao
uy tín hàng nội địa
1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm hoàng hoá là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất, thựchiện chức năng đưa sảm phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thựchiện giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp Đặc điểm lớn nhất của sản phẩm ở mỗidoanh nghiệp là nó được sản xuất ra và đem đi bán nhằm thực hiện các hiệu quả đãđịnh trước đó là:
Mục tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp
hoạch toán kinh doanh Nó là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh
Lợi nhuận = Doanh thụ - Chi phí
Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Tiêu thụ sảnphẩm tốt thì thu được nhiều lợi nhuận và ngược lại sản phẩm mà không tiêu thụ hoạtđược tiêu thụ ít thì lợi nhuận sẽ thấp hoặc có thể hoà vốn hoặc lỗ
Mục tiêu tạo vị thế của doanh nghiệp
Vị thế doanh nghiệp được biểu hiện ở phần tram doanh số hoặc số lượng hàng hoáđược bán ra so với toàn bộ thị trường Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến vịthế của doanh nghiệp trên thị trường tiêu thụ mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệptrên thị trường
Trang 17Quá trình tái sản xuất bao gồm bốn khâu: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêudùng, nó diễn ra trôi chảy, Tiêu thụ sản phẩm nằm trong khâu phân phối và trao đổi.
Nó là một bộ phận hữu cơ của quá trình tái sản xuất Do đó, thị trường có ý nghĩa quantrọng đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục, trôi chảy
1.3 Vai trò của hoạt động Marketing-mix trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm:
1.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động tiêu thụ và Marketing-mix:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận của Marketing – Mix tức là một bộphận tập hợp của những thủ đoạn Marketing mà ta cần thiết phải kết hợp chúng lại mộtcách hài hoà để đạt được tác động mạnh nhất đến thị trường Ngày nay với sự pháttriển mạnh mẽ của nền kinh tế, đồng thời cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, cácnhà kinh doanh muốn doanh nghiệp và sản phẩm của mình đứng vững trên thị trường,
họ phải cố gắng sao cho bán được nhiều sản phẩm và chiếm thị phần lớn trên thịtrường
Tuy nhiên đối với hàng hoá kém thích hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng về chấtlượng, công dụng, đặc tính, tính năng, giá cả thì dù cho người ta mất bao nhiêu côngsức và tiền của để đẩy mạnh tiêu thụ, khuyến khích khách hàng thì việc mua chúngvẫn rất hạn chế Ngược lại, nếu nhà kinh doanh hiểu rõ về mối quan hệ giữa hoạt độngMarketing và hoạt động tiêu thụ sản phẩm thì họ sẽ thành công trong việc tiêu thụhàng hoá và hàng hoá đó có thể tiêu thụ một cách dễ dàng hơn thông qua việc tìm hiễu
kỹ lưỡng nhu cầu khách hàng, tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu đó, quyếtđịnh một mức giá thích hợp và kích thích tiêu thụ có hiệu quả
1.3.2 Vai trò của Marketing trong việc thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Việc thực hiện tốt các khâu của hoạt động Marketing sẽ hỗ trợ phối hợp và thúcđẩy công tác tiêu thụ sản phẩm và kích thích tiêu thụ
Một trong những muc tiêu của hoạt động Marketing - Mix là tiêu thụ được nhiềusản phẩm với doanh thu cao và chi phí thấp thông qua việc thoả mãn nhu cầu củakhách hàng
Duy trì được sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp ngàycàng có chỗ đứng trong lòng khách hàng Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp đượckhách hàng ưu tiên lựa chọn, kết quả là số lượng sản phẩm mà công ty cung cấp tiêuthụ ngày càng nhiều, lợi nhuận doanh nghiệp tiêu thụ ngày càng cao
Mục tiêu cơ bản thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận Để thực hiệnđiều này, doanh nghiệp cần phải tiêu thụ dược sản phẩm, do vậy tất yếu phải hướng rathị trường Điều này không chỉ đơn thuần là tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn,thiết kế bao bì thật bắt mắt, áp dụng các biệt pháp bán hàng mới, qui định giá bán và
Trang 18quảng cáo sản phẩm tuy nhiên mục tiêu lớn nhất của hoạt động marketing là đảm bảosản xuất và cung cấp những mặt hàng hấp dẫn cho thị trường mục tiêu, bên cạnh đó là
sự phối hợp của các chức năng khác trong Công ty
Nguồn:Tập bài giảng marketing căn bản-Trường CĐKTKH ĐN
Hình 1.6 Mục tiêu của marketing
Theo ông Perter Drucker, hoạt động Marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệpvới thị trường, đồng thời cũng kết nối giữa các doanh nghiệp với thị trường, đồng thờicũng kết nối các hoạt động khác của doanh nghiệp theo thị trường, lấy nhu cầu của thịtrường và ước muốn của khách hàng là chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết địnhcủa doanh nghiệp
Tóm lại, Marketing - Mix đã tác động đời sống của mỗi con người Nó được ápdụng trong rất nhiều lĩnh vực ngoài kinh tế, nó không chỉ thu hút được sự quan tâmcủa các nhà hoạt động kinh tế mà còn cả trong lĩnh vực phi thương mại.Nó kết nốikhách hàng với sản phẩm của doanh ngiệp nếu một doanh nghiệp làm thị trường tốt,
có hoạt động marketing đúng đắn chắn chắn sẽ thành công và có lẽ doanh thu cũngnhư lợi nhuận sẽ tăng cao.Nó trở thành chìa khoá dẫn đến thành công của nhiều doanhnghiệp trong việc phát triển khả năng tiêu thụ và phát triển lợi nhuận của các doanhnghiệp
Sự thỏa mãn của khách hàng
Sự thành công của tổ chức
Trang 19Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING-MIX TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI LỢI TÚ
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại Lợi Tú
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Mã số thuế: 040005106
Địa chỉ :172 Nguyễn Tri Phương– Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng
Giám đốc :Dương Phước Lợi
SĐT : 0511.3824927 Fax : 0511.3824927
Ngày đăng ký: 27/12/2001
Số đăng ký kinh doanh: 3202000412 vốn điều lệ :1.100.000.000 đồng
Ngành nghề kinh doanh: cửa hàng bách hóa
Công ty thực hiện chế độ hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tạingân hàng, được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là phân phối bán các loại sản phẩmthực phẩm tiêu dùng của công ty Vinamilk, Chin Su ,Vico ,Ba Vì…
Công ty được thành lập vào 23/11/2001 và trở thành nhà phân phối chính thức các sảnphẩm sữa,rượu, bia, và các sản phẩm hàng thực phẩm Việt Nam tại thị trường ĐàNẵng Đặc biệt là nhà phân phối độc quyền về các mặt hàng của sữa tại thị trường Đànẵng
Như vậy, từ ngày thành lập đến nay công ty đã không ngừng vươn lên tự khẳngđịnh mình trong cơ chế thị trường, nổ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách.Công ty ngày càng phát triển,mở rộng quy mô kinh doanh đa phương thức đa ngànhnghề Với đà phát triển đó, công ty đã có uy tín lớn trong việc kinh doanh các mặchàng sữa
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng
Công ty là 1 pháp nhân kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinhdoanh,chức năng của công ty là:
Đại lý mua bán ký gởi hàng hoá
Mua bán và bảo quản hàng hóa
Giao nhận và vận chuyển hàng hóa
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Thực hiện báo cáo kết quả hàng kỳ về việc kinh doanh với cơ quan quản lý
Trang 20Tuân thủ các qui định của pháp luật và chính sách nhà nước về công tác hoạt độngkinh doanh.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thế và các khoản đóng góp khác có liên quan như:
Thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, BHYT, kinh phí côngđoàn…
Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, qua đó nâng cao khả năngcạnh tranh của công ty
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
Tổ chức tốt công tác nhân sự, luôn củng cố lại bộ máy quản lý
Tổ chức tốt hoạt động marketing…
2.1.3 Chiến lược phát triển của công ty.
Mục tiêu của công ty là tối đa hóa lợi nhuận và theo đuổi chiến lược phát triểnkinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
o Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới
o Phát triển toàn diện danh mục sản phẩm sữa nhằm hướng tới một lực lượng tiêuthụ rộng lớn đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm có tỉ suất lợinhuận lớn hơn
o Phát triển các dòng sản phẩm mới nhằm thỏa mãn nhiều thị hiếu tiêu dùng khácnhau
o Xây dựng thương hiệu
o Tiếp tục nâng cao quản lý hệ thống cung cấp
o Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định và tin cậy
Chiến lược chất lượng sản phẩm
Công ty đã xác định nguyên liệu để làm nên thành phần của sản phẩm là quan trọngnhất, theo tiêu chuẩn của Việt Nam thì sữa tươi nguyên chất được chế biến từ 100%sữa bò tươi,từ đó công ty đã lựa chọn những nhà sản xuất nổi tiếng về chất lượng,mẫumã,giá cả và đặc biệt là thành phần để tạo nên sản phẩm đó,những sản phẩm chấtlượng thường được nhà sản xuất công bố ghi thành phần,chất lượng,hạn sử dụng trênnhãn dán của sản phẩm Từ đó người tiêu dùng rất tin tưởng và an tâm khi sử dụng sảnphẩm của công ty
Khách hàng là trung tâm
Công ty có một đội ngũ nhân viên Marketing luôn phục vụ hết sức tận tình, chuđáo Họ sẵn sàng mang hàng đến tận nhà nếu khách hàng có nhu cầu, ngay cả khikhách hàng mua với số lượng ít mà khoảng cách đi lại xa Phương châm của công tylà: “Khách hàng là Thượng đế”
Trang 21Kinh doanh theo triết lý Marketing đang được công ty hết sức quan lập một phòngMarketing để đáp ứng tốt xu hướng phát triển mới.
Công ty Thương mại Lợi Tú luôn đặt mong muốn của khách hàng lên hàng đầu,thõa mãn khách hàng tốt nhất trên thị trường Chỉ có như vậy công ty mới có chỗ đứnglâu dài và vững chắc trên thị trường Đà Nẵng
2.1.4 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Theo sơ đồ trên ta thấy rằng, cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thương mại Lợi Tú
tổ chức theo chức năng Với cơ cấu này có thể đem lại hiệu năng và tiết kiệm chi phícho công ty bới nó tập trung quyền lực và quyền ra quyết định vào các nhà quản trị cấpcao
Mối quan hệ biểu hiện bằng mũi tên nét liền chỉ cho thấy mối quan hệ trực tuyến.Theo hướng mũi tên là hướng chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp
GIÁM ĐỐCDương Phước Lợi
PGĐNguyễn Thị Chung
Tú
PHÒNG KINH
DOANH
KHO HÀNG CỦACÔNG TY
PHÒNG TỔ CHỨCHÀNH CHÍNH
GIÁM SÁT
BÁN HÀNG
PHÒNG KẾTOÁN
Trang 22Mối quan hệ biểu hiện bằng mũi tên nét đứt đoạn thể hiện mối quan hệ tác động, phốihợp giữa các bộ phận với nhau.
2.1.4.2 Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc: Đứng đầu công ty, Lãnh đạo, điều hành và chịu trách nhiệm
pháp lý về mọi hoạt động kinh doanh của công ty Có nhiệm vụ cao nhất là quyết địnhcác chủ trương, định hướng, biện pháp, tổ chức, quản lý đối với các hoạt động sản xuấtkinh doanh toàn công ty
Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Trực tiếp quản lý, theo dõi mọi hoạt động của các bộ phận, hoạt động kinh doanh củacông ty Hỗ trợ giám đốc trong các công tác quản lý điều hành, kiểm tra giám sát cáchoạt động của công ty với chức năng và quyền hạn cho phép Thường xuyên báo cáovới giám đốc về các hoạt động của công ty
Phòng kinh doanh (5 nhân viên): Tham mưu cho giám đốc về quản lý, chỉ đạo và
điều hành các hoạt động kinh doanh các sản phẩm Vinamilk và các dịch vụ khác trongcông ty:
Phòng kế toán(4 nhân viên): Tham mưu giúp giám đốc công ty quản lý, cải tạo,
điều hành các công tác: sử dụng, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tài sản của công tyđạt hiệu quả và đúng pháp luật Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán thống kê trong toàncông ty theo pháp lệnh của nhà nước:
đốc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác: tổ chức nhân sự, kết hợp với phòng kinhdoanh tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho hoạt động kinh doanh của công ty,quản trị hành chính
2.2 Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty TNHH Thương mại Lợi Tú giai đoạn 2010 -2012
2.2.1 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực
Với quan điểm: “Con người của công ty chính là thương hiệu của công ty, thươnghiệu của công ty chính là văn hóa của công ty”, Lợi Tú đã không ngừng xây dựng vàhoàn thiện để trở thành một công ty có môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp
Ở đó, mọi thành viên trong công ty luôn nhiệt tình trong công việc và sẵn sàng giúp đỡnhau cùng phát triển Công ty luôn luôn tạo mọi điều kiện cho các thành viên phát huyhết năng lực của mình, luôn tạo cho nhân viên sự bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh vànhiều cơ hội thăng tiến Chính vì vậy mà văn hóa của Lợi Tú trở thành niềm tự hào,thành động lực phấn đấu của mỗi thành viên trong công ty Lực lượng lao động của
Trang 23công ty là những nhân viên năng động, nhiệt tình, trình độ chuyên môn cao, được đàotạo tốt
Bảng 2.1 Tình hình nhân viên tại công ty
Nhận xét: Số lượng lao động của công ty tăng dần qua các năm Năm 2011/2010
tăng 14,3%, năm 2012/2011 tăng 10%
Nguyên nhân là do:
+ Số lượng nhân viên bán hàng công ty tăng
+ Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, thị trường ngày càng mở rộng cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu
- Công ty tuyển chọn lực lượng bán hàng chủ yếu là người có trình độ lao độngphổ thông, sau đó công ty kết hợp với công ty mẹ có các chương trình, các kế hoạchđào tạo thêm cho nhân viên về kiến thức sản phẩm, kỹ năng bán hàng, cho phù hợp vớiđặc thù của công ty
Trang 24- Số lượng nhân viên nam nhiều hơn nhân viên nữ do tính chất công việc đòi hỏingười bán hàng phải có phương tiện đi lại nhiều, bốc dở hàng hoá.
- Số lượng nhân viên có trình độ trong công ty thấp, chủ yếu là người có trình độ
sơ cấp, phổ thông do đặc thù công việc Nhân viên làm việc chủ yếu là bán hàng hoá,bốc hàng
2.2.2 Tình hình sử dụng cơ sở vật chất
Do tính chất kinh doanh của công ty là nhà phân phối nên cơ sở vật chất khôngnhiều nhưng không kém phần quan trọng đối với quá trình hoạt động kinh doanh củacông ty
Bảng 2.2 Cơ sở vật chất của công ty
ĐVT:triệu đồng Nội dung Đơn vị (chiếc) Giá trị (triệu đồng)
2.0005.000900
- Xe tải trên 3,5 tấn dùng để chở hàng hoá với số lượng lớn và ở xa nhà phân phối
để vận chuyển đến các cửa hàng đại lý,siêu thị tuyến Quận 3,tuyến Ngũ Hành Sơn,tuyến Cẩm Lệ, Hoà Vang
- Xe tải nhẹ 1,5 tấn dùng để chở hàng hoá cho các cửa hàng đại lý hần nhà phânphối như các tuyến ở Quận Liên Chiểu, Quận Hải Châu,Quận Thanh Khê
- Xe thô sơ hiện giờ hầu như không sử dụng chỉ dùng vào những lúc cần thiết như
có quá nhiều khách hàng đặt hàng cùng lúc mà xe tải không thể đưa hàng đến kịp thờicho khách hàng thì sẽ gia tăng thêm xe thô sơ để chở hàng
2.2.3 Tình hình hoạt động tài chính
Phân tích tình hình tài chính của công ty sẽ cho ta một cái nhìn tổng quát về thực trạnghoạt động của công ty trong thời gian vừa qua có khả quan hay không Thông qua việcphân tích tình hình tài chính của công ty sẽ giúp các nhà quản trị có cái nhìn chân thực hơn về tình hình hoạt động hơn về công ty từ đó giúp các nhà quản trị ra các quyết định phù hợp hơn để cải thiện tình hình hoạt động của công ty tốt hơn