Để tạo ra môi trường pháp lý ổnđịnh, bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức khi tham gia quan hệ hợpđồng thì cần phải bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật, trong đó bao gồm cá
Trang 1TÓM LƯỢC
Trước yêu cầu phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thựchiện chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sựtham gia của nhiều thành phần kinh tế Đồng thời, hoạt động mở rộng quan hệ đốingoại và chủ động hội nhập quốc tế trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị… đãgiúp cho các mối quan hệ về kinh tế, dân sự, thương mại phát triển đa dạng và khôngngừng tăng thêm về số lượng cũng như chất lượng của các hợp đồng Cùng với đó, là
sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A trên thế giới, và ngày càng xuất hiện nhiềucác thương vụ mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam Để tạo ra môi trường pháp lý ổnđịnh, bảo đảm an toàn pháp lý cho các cá nhân và tổ chức khi tham gia quan hệ hợpđồng thì cần phải bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật, trong đó bao gồm các quyđịnh pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng.Nội dung cơ bản của khóa luận được tóm lược như sau: Chương I khóa luận nghiêncứu một cách chi tiết về khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.Từcác phân tích về hợp đồng mua bán doanh nghiệp, khóa luận cũng làm rõ được vai tròcủa nó đối với nền kinh tế xã hội Đối với chương II, khóa luận tập trung đánh giá vềthực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp Qua đó rút ra đượcnhững khó khăn trong việc áp dụng và thi hành các quy định pháp luật về hợp đồngmua bán doanh nghiệp Sau khi đánh giá thực trạng về việc áp dụng pháp luật hợpđồng mua bán hàng hóa, khóa luận cũng đã nghiên cứu một cách chi tiết và đưa rađược các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi tạichương III
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã có một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu
và học tập nghiêm túc để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình Đầu tiên, tácgiả xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn – ThS
Tạ Thị Thùy Trang đã nhiệt tình hướng dẫn để tác giả có thể hoàn thành bài tốt nghiệpcủa mình
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Kinh tế - Luật, các Thầy giáo, Côgiáo trường Đại học Thương Mại đã truyền đạt những kiến thức pháp luật quý báuđồng thời tạo điều kiện giúp tác giả có thể hoàn thành chương trình học Đại học và hỗtrợ sự nghiệp của mình sau này
Xin cảm ơn Giám đốc và các nhân viên trong Công ty TNHH thương mại và sảnxuất Tân Huy Hoàng đã tận tình chỉ bảo và cho phép tác giả được thực tập tại đó cũngnhư cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết để giúp tác giả hoàn thành bài khóaluận tốt nghiệp này
Tuy nhiên, do trình độ kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nênbài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được ýkiến đóng góp từ các thầy giáo, cô giáo để bài khóa luận được hoàn thiện hơn nữa
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên
Đỗ Bích Phương
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của để tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng , mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP 6
1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về mua bán doanh nghiệp 6
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng mua bán doanh nghiệp 8
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 10
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp 10
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 11
1.3 Các nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 13 1.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 13
1.3.2 Nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 13
1.3.2 Nguyên tắc thực hiện đúng 14
1.3.3 Nguyên tắc thực hiện đầy đủ 14
1.3.4 Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng 14
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TÂN HUY HOÀNG 15
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 15
2.1.1 Tổng quan tình hình về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 15
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp 16
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp 17
Trang 42.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp 17
2.2.2 Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 20
2.2.3 Nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp 21
2.2.4 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp 30
2.2.5 Thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp 31
2.2.6 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp 31
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng 34
2.3.1 Thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Tân Huy Hoàng 34
2.3.2 Đánh giá chung về thực trạng áp dụng các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng 37
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 38
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp 40
3.1.1 Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước 40
3.1.2 Căn cứ trên định hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên 40
3.1.3 Căn cứ trên việc đảm bảo tính minh bạch, thống nhất 41
3.1.4 Căn cứ vào xu thế hội nhập quốc tế 41
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam 42
3.2.1 Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp 42
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 44
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 45
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của để tài
Merge and Acquisition (viết tắt là M&A) có nghĩa là sáp nhập và mua lại (hoặcmua bán) doanh nghiệp Đó là hoạt động giành quyền kiểm soát một phần hoặc toàn
bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn
bộ doanh nghiệp Trên thế giới, hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp được hìnhthành khá sớm và được coi là một trong những giải pháp tổ chức lại các doanh nghiệp,đồng thời cũng tạo ra các xu hướng tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tàichính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh
Ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày nay, hoạt động mua bán, sápnhập doanh nghiệp đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong tiến trình tái cơ cấu,xây dựng và phát triển nền kinh tế Để hoạt động mua bán doanh nghiệp phát huy đượchết vai trò của mình, hệ thống pháp luật điều chỉnh được xem là kim chỉ nam để hoạtđộng mua bán doanh nghiệp có cơ hội phát triển đúng hướng và phát huy hết lợi íchcủa nó đối với nền kinh tế Bên cạnh về các quy định cuả pháp luật về chủ thể, đốitượng hay thủ tục về mua bán doanh nghiệp thì các quy định về hợp đồng mua bándoanh nghiệp được xem là một trong những nội dung vô cùng quan trọng Việc điềuchỉnh, quy định của pháp luật về vấn đề trong hợp đồng luôn mang tính chất điều tiếtđảm bảo tối đa sự công bằng về quyền lợi của các bên giao kết Vì vậy việc nắm vững,hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ giúp các chủthể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránhcác tranh chấp, rủi ro đáng tiếc.Chính vì thế việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật
về hợp đồng mua bán doanh nghiệp có tác động to lớn đến sự phát triển của hoạt độngkinh tế nói chung và hoạt động M&A nói riêng
Qua các thống kê thực tế, các thương vụ mua bán doanh nghiệp tại Việt Namtăng lên đáng kể qua mỗi năm Năm 2015 số lượng các thương vụ tăng vọt và giá trịcác thương vụ làm nên các con số ấn tượng ,các thương vụ đạt khoảng 2,5 tỷ USDtăng 15% so với năm trước đó Hoạt động mua bán doanh nghiệp đag trở nên rất sôiđộng tại Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế chưa có văn bản pháp lý nào định nghĩa cụthể về vấn đề này Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện mua bán doanhnghiệp dựa trên khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứngkhoán , Luật Doanh nghiệp (LDN 2014), Luật Đầu tư (LĐT 2014), Luật Cạnh tranh(LCT 2004) và Luật Chứng khoán (LCK 2006), các quy định này chưa có sự chuyênbiệt cụ thể về pháp luật dành cho hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung và phápluật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng Chính vì sự mâu thuẫn giữa sự
Trang 8thiếu hụt các quy định pháp lý với nhu cầu mạnh mẽ trong việc thực hiện các hoạtđộng mua bán doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế nước ta, việc phân tích các quyđịnh pháp luật hiện hành về hoạt động mua bán doanh nghiệp, tìm ra các ưu điểm vàhạn chế của pháp luật và đưa ra các đề xuất kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện phápluật về mua bán doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết Điều này sẽ góp phần đảm bảocác giao dịch mua bán doanh nghiệp diễn ra đúng trình tự pháp lý, có sự quản lý củanhà nước, đảm bảo được nền kinh tế và bảo vệ được quyền lợi của các chủ thể kinhdoanh.
Từ những lý luận và thực tế trên cùng quá trình thực tập thực tế tại công ty tráchnhiệm hữu hạn (TNHH) thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng, các vấn đề pháp lýliên quan đến mua bán doanh nghiệp đặc biệt là hợp đồng mua bán doanh nghiệp đãthu hút sự quan tâm của tác giả Mặc dù hợp đồng mua bán doanh nghiệp đã được kýkết thành công tuy nhiên qua việc nghiên cứu và thực tiễn nhận thấy quá trình giao kết
và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công ty vẫn còn tồn đọng một số hạnchế Vì vậy việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công tyTNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng là một vấn đề không chỉ có ý nghĩađối với công ty mà còn đối với hoạt động mua bán doanh nghiệp của các doanh nghiệpkhác Đây chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng mua bándoanh nghiệp - Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Thương mại và Sản xuất TânHuy Hoàng” để làm khóa luận tốt nghiệp
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một đề tài tương đối mới mẻ củaViệt Nam hiện nay Tuy nhiên những năm gần đây, cùng với sự gia tăng của các giaodịch mua bán doanh nghiệp thì số lượng các bài viết nghiên cứu đã tăng lên khá nhiều.Qua quá trình tìm hiểu có thể kể đến một số công trình và bài viết nghiên cứu liênquan đến pháp luật về mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp như:
Nghiên cứu: M&A- Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam- Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán của hai tác giả Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức, Nxb
Lao động xã hội, 2011 là một cuốn sách phân tích các thương vụ sáp nhập và mua lạidoanh nghiệp ở Việt Nam theo các nội dung: sự cần thiết sáp nhập và mua lại doanhnghiệp; thẩm định doanh nghiệp; khuân khổ pháp lý để thực hiện hoạt động mua bándoanh nghiệp Bên cạnh đó, các tác giả cũng giới thiệu tới độc giả các mẫu hợp đồngmua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, biên bản ghi nhớ trong giaodịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Cuốn sách trên được ghi nhận là nguồn tư liệucung cấp thông tin cho bên bán doanh nghiệp, vì vậy, những yêu cầu tư vấn pháp lýcho bên mua doanh nghiệp cũng như các vấn đề pháp lý trong nội dung, nghĩa vụ,quyền lợi của các bên trong hợp đồng M&A vẫn là một nội dung bỏ ngõ mà nghiên
Trang 9cứu: M&A- Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam- Hướng dẫn cơ bản dànhcho bên bán chưa có lời giải đáp.
Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2010: Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp của Thạc sĩ Vũ Phương Đông Tác
giả đã phân tích các nội dung về quan niệm mua bán công ty, bản chất pháp lý củamua bán công ty, các quy định về tài sản và định giá tài sản của công ty, hợp đồngmua bán công ty, phương thức mua bán công ty Tác giả cũng đã đưa ra một số giảipháp hoàn thiện pháp luật về mua bán công ty như cần phải xây dựng quan niệm vềmua bán doanh nghiệp hoặc phải ban hành nghị định riêng điều chỉnh về mua bándoanh nghiệp ở Việt Nam Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tác giả đã giới hạn phạm
vi nghiên cứu của luận văn là “công ty” không nghiên cứu quy định về các loại hìnhdoanh nghiệp khác như mua bán doanh nghiệp tư nhân, mua bán hợp tác xã…
Bài viết: “Hoạt động M&A theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Phạm Trí Hùng.
Bài viết đưa ra các khái niệm về M&A được quy định ở các nguồn luật khác nhau , từmỗi khái niệm này , tác giả phân tích tính chất đặc điểm, ưu và nhược điểm về mỗikhái niệm đã được quy định qua các góc nhìn khác nhau Từ đó nêu ra các điểm phùhợp và các điểm bất cập của pháp luật Việt Nam về hoạt động M&A Tuy nhiên vấn
đề nổi bật nhất của bài viết nêu ra được chỉ là các góc nhìn, quy định khác nhau củacác bộ luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh … về cả hai hoạtđộng mua bán và sáp nhập chứ chưa đi sâu vào chi tiết tìm hiểu về hoạt động mua bándoanh nghiệp
Nói chung, các công trình nghiên cứu kể trên đa phần là đi theo phương phápnghiên cứu tổng quát về tất cả các nội dung pháp luật của hợp đồng mua bán doanhnghiệp Có thể nói chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt nào về các quy phạm phápluật Việt Nam quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp Vì vậy bài khóa luận này
sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể về hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật hiệnhành và áp dụng cụ thể vào công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng
Từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra các giải pháp cải thiện nhằm nâng caohiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Trong để tài khóa luận này, tác giả sẽ đi nghiên cứu về năm vấn đề lớn sau:
Thứ nhất là phân tích khái niệm, đặc điểm, nội dung của hợp đồng mua bán
doanh nghiệp
Thứ hai là phân tích về thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp tại Việt Nam
Thứ ba là đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh
nghiệp tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng
Trang 10Thứ tư là đánh giá và chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục trong pháp luật quy
định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Thứ năm là đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công ty TNHH thương mại vàsản xuất Tân Huy Hoàng nói riêng và với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
4 Đối tượng , mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đế lý luận chung về pháp lýliên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp, thực trạng các quy phạm pháp luật vềhợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam Từ đó phân tích thực tiễn thực hiện cácđiều khoản này tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng Bên cạnh
đó khóa luận cũng tập trung nghiên cứu đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm giảiquyết các vấn đề còn hạn chế nhằm giúp doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt độngmua bán một cách dễ dàng hơn, đồng thời góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trởnên chặt chẽ, hợp lý hơn
4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng áp dụngpháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán doanh nghiệp để có thể:tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật về hợpđồng mua bán doanh nghiệp, từ đó nêu lên được thực trạng thi hành các quy định phápluật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và đánh giá thực trạng đó , cuối cùng là đưa ramột số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật, hoàn thiện các quy định về hợpđồng trong mua bán doanh nghiệp, tăng cường vai trò của pháp luật trong tiến trìnhthúc đẩy phát triển kinh tế
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: bài khóa luận sẽ tiến hành nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt
Nam hiện hành về việc mua bán doanh nghiệp
Về không gian: khóa luận tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng mua
bán doanh nghiệp tại Việt Nam, nghiên cứu điển hình tại công ty TNHH thương mại
và sản xuất Tân Huy Hoàng
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phép biện chứng duy vậtcủa triết học Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu Để thựchiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn đã sử dụng phối hợp nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau như:
Trang 11Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng để phân tích, lý giải, lập luận
những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo các quy định pháp luậthiện hành
Phương pháp thu thập thông tin: Mục đích của việc thu thập thông tin là làm cơ
sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào phân tích các quy phạm pháp luật về hợpđồng mua bán doanh nghiệp như: thu thập các quy định, các văn bản quy phạm phápluật và các tài liệu tổng quan quy định về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bándoanh nghiệp nói riêng; thu thập sổ sách, số liệu có liên quan đến hợp đồng mua bándoanh nghiệp của công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng để làm rõthực trạng áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại công ty
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Bố cục bài khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm có 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh về hợp
đồng mua bán doanh nghiệp - Thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Thương mại vàSản xuất Tân Huy Hoàng
Chương III: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp
đồng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP
HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về mua bán doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm mua bán doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường phát triển ngày càng nhanh hiện nay bên cạnh việcđầu tư vào phát triển sản phẩm dịch vụ các doanh nghiệp luôn mong muốn tìm cácbiện pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần, củng cốquyền lực cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp nhỏ đứng trước năng lực cạnhtranh như vũ bão của các doanh nghiệp lớn hơn thì có xu hướng bắt tay với nhau nhằmnâng cao vị thế trong thị trường, tập trung nguồn lực để đủ sức cạnh tranh với các đốithủ lớn tầm.Còn đối với các doanh nghiệp lớn, khi đã đạt được vị thế cạnh tranh caotrên thị trường thì bản thân doanh nghiệp luôn luôn phải tìm cách giữ vững và tăngcường năng lực cạnh tranh, hạn chế hiện tượng các doanh nghiệp nhỏ bắt tay nhauchiếm lĩnh thị phần Chính vì vậy, một trong những phương cách mà tất cả các doanhnghiệp thường hướng tới để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình đó là việc thỏathuận nhằm đạt đến khả năng kiểm soát và chi phối hoạt động kinh doanh của nhau,bằng cách này quy mô và năng lực thị trường của các doanh nghiệp ngay lập tức đượccủng cố và mở rộng Hiện tượng mở rộng quy mô kinh doanh hoặc tăng cường khảnăng chi phối trong việc quản trị điều hành hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp khác được gọi là mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mualại toàn bộ doanh nghiệp, mua lại một phần của doanh nghiệp hoặc mua cổ phần củadoanh nghiệp… Pháp luật Việt Nam đã có nhiều kênh pháp luật quy định điều chỉnhviệc mua bán doanh nghiệp theo những hình thức cụ thể trên Cụ thể là:
Luật Doanh nghiệp 2014 không định nghĩa về mua bán doanh nghiệp hay muabán công ty mà chỉ quy định về mua bán, chuyển nhượng cổ phần Ngoài ra có quy
định về bán doanh nghiệp tư nhân tại điều 187 bộ luật này: “Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp
có thỏa thuận khác Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này.”
Trang 13Theo Luật Cạnh tranh 2004: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (Khoản 3, Điều 17) Theo
quy định này, mua bán doanh nghiệp là việc mua tài sản của doanh nghiệp tuy nhiênviệc mua này lại mang đến cho bên mua quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc mộtngành nghề của doanh nghiệp bị mua Tuy nhiên Luật Cạnh tranh (2004) lại chỉ quantâm đến khả năng kiểm soát, chi phối của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán doanhnghiệp Sở dĩ như vậy bởi lẽ bản chất của Luật Cạnh tranh (2004) là luật mang tínhchất kiểm soát các hành vi có khả năng xâm hại trật tự cạnh tranh Với ý nghĩa nhưvậy, hoạt động mua bán doanh nghiệp được tiếp cận trong Luật Cạnh tranh (2004)dưới khía cạnh khả năng kiểm soát chi phối doanh nghiệp sau mua bán doanh nghiệp
có ảnh hưởng gì đến cạnh tranh hay không? Nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnhtranh, hành vi đó sẽ bị kiểm soát Vì vậy định nghĩa về mua bán doanh nghiệp đượcquy định trong Luật Cạnh tranh chỉ được xét trên khía cạnh của luật mà không thể coiđây là định nghĩa chung cho mọi trường hợp mua bán doanh nghiệp
Năm 2014, cùng với việc ban hành luật Doanh nghiệp, Quốc hội đã thông quaLuật Đầu tư và trong luật này đã coi hoạt động mua bán doanh nghiệp như một hìnhthức đầu tư trực tiếp nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại điều 24 Luật đầu tư
2014 Cụ thể quy định: Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào
tổ chức kinh tế
Nghị định số 128/2014/NĐ-CP quy định về bán, giao và chuyển giao doanhnghiệp 100% vốn nhà nước có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 2014 đưa ra địnhnghĩa bán doanh nghiệp, cụ thể quy định: Bán doanh nghiệp là việc chuyển đổi sở hữutoàn bộ một doanh nghiệp hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc cho tập thể, cá nhân hoặcpháp nhân khác có thu tiền Định nghĩa này cho phép xác định bản chất của quan hệmua bán doanh nghiệp và chuyển quyền sở hữu có thu tiền và đối tượng của quan hệmua bán là một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệmmua bán doanh nghiệp, tuy nhiên dựa vào tính chất, đặc điểm mà có thể khái quát muabán doanh nghiệp được hiểu là một vụ giao dịch mà ở đó một cá nhân, tổ chức đượcbiết đến như một bên đề nghị (bên mua) giành quyền quản lý hoạt động cũng như tàisản của công ty bị mua lại Cho đến nay hoạt động mua bán doanh nghiệp không còn
là một hoạt động kinh tế mới Mặt khác hoạt động này đang có ý nghĩa và vai trò vôcùng quan trọng giúp thanh lọc, tái cơ cấu các doanh nghiệp yếu , hoạt động kinhdoanh kém hiệu quả đồng thời thúc đẩy đầu tư , thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Trang 141.1.1.2 Đặc điểm của mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp là một loại quan hệ đặc thù, khác hoàn toàn với việc chothuê doanh nghiệp, bán tài sản doanh nghiệp hay sáp nhập doanh nghiệp Đối tượngcủa quan hệ mua bán doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là “ doanhnghiệp” Chủ thể có quyền bán doanh nghiệp phải là chủ sở hữu doanh nghiệp, chủ thể
có quyền mua doanh nghiệp là các tổ chức cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và
có quyền mua doanh nghiệp Hình thức pháp lý ghi nhận các quan hệ mua bán doanhnghiệp là hợp đồng mua bán doanh nghiệp ; hợp đồng chuyển nhượng cổ phần , phầnvốn góp chi phối
So với cho thuê doanh nghiệp, bên thuê doanh nghiệp chỉ có quyền quản lý, điềuhành doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê doanh nghiệp và các quyđịnh pháp luật khác có liên quan thì trong mua bán doanh nghiệp, bên mua có quyền
sở hữu và kiểm soát một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp và mua bán tài sản doanh nghiệp cũng có những sự khácbiệt cơ bản về đối tượng và chủ thể mua bán Đối tượng của quan hệ mua bán tài sản làtài sản của doanh nghiệp mục tiêu, còn như đã đề cập ở trên, đối tượng của quan hệmua bán doanh nghiệp là doanh nghiệp Còn xét về đối tượng chủ thể, chủ thể của muabán tài sản doanh nghiêp chính là doanh nghiệp đó còn chủ thể của quan hệ mua bándoanh nghiệp là chủ sở hữu của doanh nghiệp
Ngoài ra, so với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp cũng
có nhiều điểm khác biệt về đối tượng và hệ quả pháp lý Cụ thể là : đối tượng của muabán doanh nghiệp là quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp mục tiêu, cònđối với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp đối tượng là toàn bộ tài sản , quyền , nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bị sáp nhập sang doanh nghiệp nhận sápnhập
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Thực tiễn giao dịch cho thấy mua bán doanh nghiệp là một loại giao dịch kháphức tạp cho nên các bên thường lựa chọn việc ký kết với nhau một thỏa thuận chuyểnnhượng bằng văn bản gọi là hợp đồng mua bán doanh nghiệp để làm bằng chứng ghinhận sự thỏa thuận của hai bên
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết để hìnhthành thương vụ mua bán doanh nghiệp Hợp đồng mua bán doanh nghiệp được coi là
sự thỏa thuận giữa các bên , theo đó bên bán doanh nghiệp có nghĩa vụ chuyển giaotoàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu doanh nghiệp cho bên mua lại doanh nghiệp vànhận tiền bán doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng, còn bên mua lại doanhnghiệp có nghĩa vụ nhận toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và tiếp tục thực hiện các
Trang 15quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó theo quy định của pháp luật cũng như theothỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng , đồng thời trả tiền cho bên bán lại doanhnghiệp.
1.1.2.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Về cơ bản hợp đồng mua bán doanh nghiệp cũng giống như các loại hợp đồngkinh tế khác, đều mang những đặc trưng cơ bản của hợp đồng dân sự Hợp đồng muabán doanh nghiệp được thể hiện dưới nhiều hình thức như: hợp đồng mua bán toàn bộdoanh nghiệp, hợp đồng mua bán một phần doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượngvốn góp, cổ phần…Mặc dù có nhiều hình thức nhưng hợp đồng mua bán doanh nghiệp
có những đặc trưng cơ bản nhất, đó là:
Thứ nhất: mục đích của việc mua lại doanh nghiệp trong hợp đồng mua bán
doanh nghiệp là nhằm tiến hành các hoạt động kinh doanh với tư cách là doanh nghiệpmua lại.Hợp đồng mua lại doanh nghiệp cũng là một loại hình đầu tư với mục đích thulại lợi nhuận, tuy nhiên loại hình hợp đồng này có đặc điểm hoàn toàn khác với cácloại hình đầu tư khác là bên mua lại giành lấy quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu
ở một mức độ nhất định, hoặc toàn bộ chứ không đơn thuần là chỉ sở hữu một phầnvốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ lẻ Điều này hoàn toànkhác với việc mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Việc mua lạidoanh nghiệp là việc mua lại không chỉ là tài sản mà còn là các quyền nghĩa vụ và cáctài sản vô hình có giá trị khác của doanh nghiệp
Thứ hai: đối với hợp đồng mua bán doanh nghiệp, quyền sở hữu doanh nghiệp
được chuyển từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức, cá nhân khác Tính chất quyết định
để phân biệt hoạt động mua bán một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp với các hoạtđộng đầu tư góp vốn thông thường khác chính là quyền sở hữu Khi một nhà đầu tư đạtđược mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia quyết địnhcác vấn đề quan trọng của doanh nghiệp mới được coi là hoạt động mua bán doanhnghiệp Việc chuyển quyền sở hữu trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể làdưới hình thức chuyển toàn bộ quyền hoặc chuyển một phần quyền sở hữu
Thứ ba: giá trị của hợp đồng trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp chính là giá
trị của một doanh nghiệp Xuất phát từ tính chất riêng biệt của hợp đồng mua bándoanh nghiệp, giá trị xác định trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp không chỉ dừnglại ở giá trị tài sản thực của doanh nghiệp mục tiêu mà còn bao gồm các giá trị hữuhình của doanh nghiệp như thương hiệu, mạng lưới khách hàng, quyền và nghĩa vụ đốivới doanh nghiệp đó Thậm chí nếu hai bên có thỏa thuận thì giá trị của hợp đồng còn
là những khoản nợ hay các tiêu sản của doanh nghiệp
Trang 161.2 Cơ sở ban hành và nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp
1.2.1.2 Cơ sở về chính trị
Sau khi giành được thắng lợi trong công cuộc kháng chiến dành độc lập, nềnchính trị của nước ta đã trở nên ổn định Trong suốt quá trình hơn 30 năm đổi mới,kinh tế nước ta đã và đang phát triển theo chiều hướng tích cực, các doanh nghiệpđược thành lập ngày càng nhiều và hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau.Cùng với đó, Việt Nam ngày càng gia tăng các quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực đặcbiệt là lĩnh vực kinh tế với các nước trong và ngoài khu vực Điều này tạo điều kiệnthuận lợi cho các quan hệ kinh tế và xã hội đẩy mạnh và phát triển Hoạt động muabán doanh nghiệp là một trong những quan hệ thương mại góp phần thúc đẩy pháttriển kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Quan hệ mua bán doanh nghiệp được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý
là hợp đồng mua bán doanh nghiệp Vì vậy, trước tình hình trên cùng với quá trình hộinhập kinh tế thế giới mạnh mẽ và nhu cầu phát triển kinh tế trong nước, việc ban hànhcác văn bản pháp luật điều chỉnh những quan hệ trong hoạt động mua bán hàng hóanhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thế tham gia là công việc tất yếu mà Nhànước phải thực hiện
1.2.1.3 Cơ sở kinh tế
Nhận thức được nhu cầu cần phải thay đổi, từ năm 1986 Việt Nam chính thứcchuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Thựctiễn những năm đổi mới cho thấy rằng, việc chuyển sang mô hình kinh tế thị trườngcủa Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn Nhờ mô hình kinh tế đó, chúng ta bước đầu khaithác được tiềm năng trong nước đồng thời thu hút vốn đầu tư và cơ sở khoa học kỹthuật từ nước ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới Phápluật là công cụ để Nhà nước điều tiết hoạt động của các tổ chức kinh tế thuộc mọithành phần kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủnghĩa, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường Vì vậytrước tình hình hội nhập của nền kinh tế, hệ thống pháp luật Việt Nam phải thay đổisao cho phù hợp với quy định chung của thế giới trong đó việc điều chỉnh hệ thốngpháp luật về mua bán doanh nghiệp cũng không nằm ngoại lệ
Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với nước ta là một quá trình lâudài, khó khăn bởi thị trường kinh tế luôn luôn biến động và có nhiều quan hệ kinh tếmới phát sinh mà pháp luật chưa thể lường trước hết được để thiết lập quy phạm điềuchỉnh Vì vậy nên hệ thống pháp luật luôn được cập nhật bổ sung và hoàn chỉnh kịpthời sao cho phù hợp với tình hình thực tế để hạn chế tối đa các lỗ hổng của luật Bên
Trang 17cạnh đó, để chuẩn bị cho việc gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO và đáp ứng
xu hướng phát triển của nền kinh tế , Quốc hội đã thông qua BLDS 2005 thống nhấtđiều chỉnh các mối quan hệ về hợp đồng nói chung để thay thế cho Bộ luật Dân sự
1999 Đồng thời các ngành luật chuyên ngành mới được ra đời như: Luật Đầu tư(2005) và mới được thay thế, điều chỉnh bằng Luật Đầu tư (2014): Luật Chứng khoán(2007) …các ngành luật này ra đời góp phần giúp cho thị trường tài chính nói chung
và thị trường mua bán doanh nghiệp nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút đượcnhiều nhà đầu tư cả trong nước lẫn ngoài nước
1.2.1.4 Cơ sở xã hội
Trong nhà nước pháp quyền, mọi quan hệ xã hội đều cần được điều chỉnh bởipháp luật Quan hệ mua bán doanh nghiệp là một phần của quan hệ xã hội Thực chấthoạt động mua bán doanh nghiệp là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm mục đích kinhdoanh , sao cho hai bên đều được hưởng lợi ích tối đa.Việc ban hành các quy định vềmua bán doanh nghiệp thông qua hợp đồng mua bán doanh nghiệp sẽ đảm bảo quyền
và lợi ích của các chủ thể tham gia , từ đó tạo điều kiện xây dựng , duy trì và phát triểncác mối quan hệ tốt đẹp giữa cá nhân , tổ chức trong xã hội
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Trong bất kỳ mối quan hệ hợp đồng nào, việc xác định xem các quy định phápluật nào điều chỉnh giao dịch đó là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với một quan hệ hợpđồng phức tạp như hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhànước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện bởi quyền lực nhà nước để điềuchỉnh những quan hệ xã hội giữa các cá nhân, tổ chức Hợp đồng mua bán doanhnghiệp là một hợp đồng mua bán thể hiện mối quan hệ hợp đồng phát sinh trong hoạtđộng mua bán doanh nghiệp giữa bên bán doanh nghiệp và bên mua doanh nghiệp nênnhững quan hệ đó được điều chỉnh bởi các quy tắc xử sự chung của nhà nước
Như vậy, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp là tập hợp nhữngquy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnhcác mối quan hệ giữa bên bán và bên mua nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền vànghĩa vụ giữa các bên trong hoạt động mua bán doanh nghiệp
1.2.2.2 Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một loại hợp đồng đặc thù không chỉ mangđặc trưng của hợp đồng dân sự nói chung mà nội dung của nó còn phải phù hợp vớinhững quy định về mua bán doanh nghiệp Tuy nhiên pháp luật Việt Nam chưa có mộtnguồn luật chính thống, chuyên biệt nào để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợpđồng mua bán doanh nghiệp Có một số các quy định chi tiết được nằm rải rác ở từng
Trang 18ngành luật khác nhau, cụ thể như: Các vấn đề chung nhất của hợp đồng mua bán doanhnghiệp thì chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Với những vấn đề liên quan đếnđăng ký doanh nghiệp, chuyển đổi địa vị pháp lý của chủ doanh nghiệp, quyền vànghĩa vụ của chủ doanh nghiệp…thì chịu sự điều chỉnh của pháp Luật Doanh nghiệp.Với những vấn đề riêng trong hợp đồng (lao động, tài chính, chuyển giao đất đai, tàisản trí tuệ, tài sản có đăng ký quyền sở hữu…) thì chịu sự điều chỉnh của pháp luậtchuyên ngành (pháp luật lao động, pháp luật đất đai, pháp luật tài chính…)
1.2.2.3 Quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một trong những điều kiện tiên quyết đểhình thành thương vụ mua bán doanh nghiệp Quan niệm về mua bán doanh nghiệp ởcác nước có thể khác nhau vì vậy hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể tồn tại dướinhững tên gọi khác nhau Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào trường phái pháp luật màmỗi nước lựa chọn mà điều chỉnh pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp ở cácmức độ khác nhau Mặt khác, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và kiến thức kinh tế,pháp luật của các bên mua bán doanh nghiệp ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, điều đótác động đến thái độ của Nhà nước đối với việc có cần thiết phải ban hành pháp luậtriêng quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp hay chỉ cần thiết kế những quyđịnh chung về hợp đồng Đề cao nguyên tắc tự do kinh doanh, trong đó có tự do giaokết hợp đồng, nhìn chung các quốc gia không can thiệp quy định nội dung các bênphải thỏa thuận trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Ở Việt Nam nội dung pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán doanh nghiệpgồm các yêu cầu đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại Bộ luật Dân
sự và các nội dung chủ yếu về chủ thể, đối tượng tham gia; hình thức ,thủ tục giao kếthợp đồng ; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu;quyền và nghĩa vụ của các bên;… trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp Trên cơ sở Bộ luật Dân sự 2005 , Luật doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư 2014 ,Luật Cạnh Tranh 2004 là căn cứ pháp lý quan trọng điều chỉnh hợp đồng mua bándoanh nghiệp, nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua doanh nghiệp ở Việt Nam
có thể chia thành các nhóm quy phạm sau:
Các quy phạm quy định về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp:
Chủ thể trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải là những tổ chức, cá nhân đượcquyền mua bán doanh nghiệp Trong đó các tổ chức, cá nhân này không thuộc các đốitượng bị cấm quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp Chủ thể tham gia quan hệ hợpđồng mua bán doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện chung như: đối với tổchức thì tổ chức đó phải có đủ năng lực pháp luật; đối với các cá nhân tham gia vàoquan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp thì phải có năng lực pháp luật và năng lựchành vi dân sự đầy đủ
Trang 19Các quy phạm quy định về nội dung và hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp: Về căn bản pháp luật Việt Nam không quy định nội dung giao kết hợp đồng
mua bán doanh nghiệp nhưng thực tế trên cơ sở hợp đồng nói chung thì nội dung giaokết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể căn cứ vào các quy định của BLDS 2005 Còn
về hình thức hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp phảiđược xác lập bằng văn bản tuy nhiên những quy định này nằm rải rác ở nhiều văn bảnluật, điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu và thực thi pháp luật
Các quy phạm về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp: Bất
cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ tục nhất định, đó làcách thức mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập mối quan hệ hợp đồng có giá trịpháp lý BLDS 2005 quy định cụ thể và chi tiết về đề nghị giao kết hợp đồng, thời hạntrả lời chấp nhận đề nghị giao kết, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng…
Các quy phạm khác về hợp đồng mua bán doanh nghiệp: BLDS 2005 cũng quy
định trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp trong quátrình thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp
1.3 Các nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
1.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Hợp đồng mua bán doanh nghiêp là một dạng hợp đồng vì vậy nó được điềuchỉnh bởi các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nói chung và các nguyên tắc của hợpđồng nói riêng Nguyên tắc đặc trưng trước tiên đó là: nguyên tắc tự do, tự nguyệnthỏa thuận, không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Theo nguyên tắc tự do giao kếthợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quanđến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp,làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể Tuy nhiên sự thỏa thuận của các bên trong hợpđồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hộithừa nhận rộng rãi Nguyên tắc này được thể hiện tại Điều 4 BLDS 2005 (Nguyên tắc
tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận); khoản 1 Điều 389 BLDS 2005 (Tự do giao kếthợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội)
1.3.2 Nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
Việc tham gia hợp đồng hay không là do các bên có toàn quyền định đoạt Khôngmột cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho đơn vị kinh tế khi
ký kết hợp đồng Mọi sự ép buộc ký kết hợp đồng giữa bên này với bên kia đều làmcho hợp đồng vô hiệu Tại Điều 5; khoản 2 Điều 389 BLDS 2005 quy định mọi thànhphần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại, quan hệ hợpđồng Theo nguyên tắc này, nội dung của hợp đồng phải bảo đảm hài hòa lợi ích cũngnhư quyền và nghĩa vụ giữa các bên Tự nguyện trong việc thỏa thuận giá cả, phương
Trang 20thức thanh toán, thời hạn và địa điểm giao nhận Các bên phải thỏa thuận thống nhất ýchí, không bên nào được áp đặt đe dọa, lừa dối đối tác Nếu vi phạm nguyên tắc nàythì hợp đồng sẽ bị coi là vô hiệu.
1.3.2 Nguyên tắc thực hiện đúng
Chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không được tự ý thay đối tượng này bằngmột đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện nó bằng cách trả một sốtiền nhất định hoặc không thực hiện nó Nguyên tắc này đòi hỏi thỏa thuận cái gì thìthực hiện đúng cái đó
1.3.3 Nguyên tắc thực hiện đầy đủ.
Nguyên tắc này có nghĩa là thực hiện đầy đủ tất cả các điều khoản đã cam kếttrong hợp đồng, tức là tất cả các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng đềuphải được thực hiện đầy đủ
1.3.4 Nguyên tắc giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải hợp tác chặt chẽ với nhau, thường xuyêntheo dõi và giúp đỡ nhau để thực hiện đúng và nghiêm chỉnh mọi điều khoản của hợpđồng, giúp nhau khắc phục những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng kinhtế
Trang 21CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT TÂN HUY HOÀNG.
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan tình hình về pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Ở Việt Nam, hoạt động mua bán doanh nghiệp được quan tâm kể từ khi LuậtDoanh nghiệp 1999 được ban hành Trước đó, phần lớn các giao dịch mua bán doanhnghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được điều chỉnhtheo Luật Đầu tư nước ngoài 1996 Tuy nhiên kể từ sau thời điểm Việt Nam chínhthức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì mua bán doanh nghiệp mới pháttriển một cách mạnh mẽ Nền kinh tế Việt Nam mở cửa giao thương với nền kinh tếthế giới cùng với sự ra đời của hàng loạt các văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp(2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Cạnh Tranh (2004) và sau này là Luật Doanh nghiệp (2014) và Luật Đầu tư (2014), các quy định pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước… đã góp phần tạo môi trường đầu tư rộng mở cho tất cả các thành phần kinh tế
và cũng từ đây hoạt động mua bán doanh nghiệp trở nên được quan tâm nhiều hơn.Thêm vào đó là những tác động của cuộc khủng hoảng nền kinh tế thế giới cùng với sựcạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài
và các doanh nghiệp trong nước với nhau trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, đã
có không ít các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn này bị khủng hoảng, kiệt quệ Ngoàimột số bộ phận chấp nhận phá sản, thì một số bộ phận khác chọn phương cách tái cơcấu để trụ vững qua thời kỳ khủng khoảng và mua bán doanh nghiệp là một công cụtái cơ cấu đã được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng
Bên cạnh đó, sự thay đổi trong chính sách pháp luật để phù hợp hơn với thông lệquốc tế cũng như với cam kết gia nhập WTO cùng với sự ra đời các luật và nghị định
về kinh doanh đã giúp cho thị trường tài chính nói chung và thị trường mua bán doanhnghiệp nói riêng trở nên minh bạch hơn thu hút được nhiều nhà đầu tư cả trong nướclẫn ngoài nước
Từ tình hình thực tiễn trên cùng với tính chất phức tạp của giao dịch mua bándoanh nghiệp mà việc ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng muabán doanh nghiệp được xem là một sự tất yếu cần phải có
Trang 222.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
đủ, rành mạch sẽ tạo một khung pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động mua bán doanhnghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập các hợp đồng mua bán
2.1.2.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế cũng là một trong những nhân tố có tác động không nhỏ đểnhợp đồng mua bán doanh nghiệp Theo học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế xãhội thì cơ sở hạ tầng (bao gồm toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định) quyết định đến kiến trúc thượng tầng
Vì vậy, yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực thi pháp luật nói chung và phápluật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng chính là cơ sở kinh tế Điều kiệnkinh tế thấp kém thì tính chất của hành vi thực thi pháp luật ít phức tạp hơn; ngược lại,kinh tế càng phát triển thì tính chất của hành vi thực hiện pháp luật càng trở lên phứctạp Điều đó cho thấy trình độ phát triển kinh tế tác động thường xuyên, trực tiếp đếnchất lượng và hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế
Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi sự vận động của nền kinh tếđược vận động dưới sự kiểm soát của nhà nước về các yếu tố sản xuất cũng như phânphối về thu nhập, nhà nước can thiệp sâu vào tất cả các hoạt động của nền kinh tế,không coi trọng quy luật vận động của thị trường Vì thế việc hoạt đồng mua bándoanh nghiệp gần như không xuất hiện nhiều và vì vậy cũng không có nhiều các hệthống quy phạm pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng mua bán này Ngược lại, trong cơchế kinh tế thị trường, quyền tự do kinh doanh, đầu tư và hội nhập của các chủ thểkinh tế trong xã hội rất lớn vì vậy hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng từ đó màphát triển Chính vì thế, việc thiết lập các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chohọa động mua bán nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng là vấn đềcấp thiết cần phải thực hiện
2.1.2.3 Hệ thống pháp luật về hợp đồng
Bên cạnh các nhân tố kể trên, bản thân hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bándoanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc thực thi phápluật về hợp đồng Sự ra đời và sửa đổi một loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều
Trang 23chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp được coi là một bước tiến lớn trong quá trìnhphát triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới Sự vận động của nền kinh tế thị trường đãlàm đòi hỏi hệ thống pháp luật Việt Nam cần thiết phải xây dựng các quy phạm phápluật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp Mặc dù hợp đồng mua bán doanhnghiệp thực chất là việc người mua và người bán tự tìm đến với nhau, tự thỏa thuận vàthực hiện thương vụ Nó gần như mang tính tự nguyện không chịu sự tác động của cácquy định pháp lý Song, hợp đồng mua bán hàng hóa lại cần có những quy định, hướngdẫn cụ thể từ phía các cơ quan chức năng để hướng dẫn thực hiện, kết thúc và giảiquyết các vấn đề hậu giao kết và thực hiện họp đồng nhằm đảm bảo quyền và lợi íchcho tất cả các bên liên quan
Cùng với đó, việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm mục đích để ngănchặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền lũng đoạn thị trường củamột nhóm doanh nghiệp khi thực hiện mua bán doanh nghiệp với mục đích thâu tómhay lũng đoạn thị trường Trong trường hợp, nếu khung pháp lý liên quan tới hợp đồngmua bán doanh nghiệp chưa thực sự đi sâu, chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt độngmua bán doanh nghiệp của nền kinh tế nơi mà các hợp đồng được ký kết thì có thể sẽgây nên những khó khăn với doanh nghiệp khi tiến hành các thủ tục mua bán doanhnghiệp cần thiết
2.1.2.4 Nguồn lực của doanh nghiệp
Nhân tố này ảnh hưởng lớn đến hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán doanhnghiệp nói riêng, nó có thể tác động trực tiêp đến việc thực hiện hợp đồng nhanhchóng hơn, đơn giản hơn và hiệu quả hơn hoặc ngược lại
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh nghiệp
2.2.1 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam không có định cụ thể về chủ thể trong hợp đồng mua bán
doanh nghiệp Duy nhất, tại điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác” Trên thực tế,
khi tiến hành giao dịch, các bên căn cứ vào các quy định gián tiếp và thông lệ thực tế
để xác định rằng chủ thể của giao dịch mua bán doanh nghiệp Chủ thể của hợp đồngmua bán doanh nghiệp gồm bên bán doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp và bênmua là tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp Việc xác định về chủ thể muadoanh nghiệp là cơ sở pháp lý giúp các bên có nhu cầu mua doanh nghiệp xem xét họ
có được quyền mua doanh nghiệp hay không để hạn chế việc đầu tư không khả thi.Mặt khác, quy định pháp luật về chủ thể mua bán doanh nghiệp chính là một trong căn
cứ để xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Trang 24Quy định về chủ thể bán doanh nghiệp: Về nguyên tắc, chủ sở hữu doanh nghiệp
có quyền bán doanh nghiệp Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, do đặc thù chủ
sở hữu là Nhà nước, một chủ thể đặc biệt nên xác định cơ quan, tổ chức nào đại diệncho bên bán doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được xác định rõ ràng trong các vănbản quy phạm pháp luật của Việt Nam Việc không quy định rõ ràng này sẽ gây rakhông ít những khó khăn trong việc xác định cơ quan nào sẽ là đại diện cho bên bántrong một thương vụ mua bán doanh nghiệp nhà nước
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, để hòa nhập với nền kinh tế thế giới và đểtuân thủ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký với các tổ chức quốc tế, nước tađang cố gắng cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, thể hiện đúng quy luật
và đặc tính của nền kinh tế thị trường, xóa bỏ hoàn toàn bàn tay điều tiết vô hình củanhà nước đến nền kinh tế, để nền kinh tế thị trường tự mình điều chỉnh, phát triển và tựđào thải theo đúng quy luật cung cầu vốn có của nó Chính vì vậy các thương vụ muabán doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt là dưới hình thức cổ phần hóa các công ty cổphần xuất hiện ngày càng nhiều Tuy nhiên cơ quan nào sẽ đại diện cho nhà nước đứng
ra làm đại diện cho bên bán khi nhà nước được hình thành, điều hành quản lý bởi rấtnhiều các cơ quan, bộ, ban ngành khác nhau Nếu không xác định rõ được đại diện chủthể bán trong trường hợp đặc biệt này sẽ gây ra các vấn đề lạm quyền hoặc thực hiệnsai thẩm quyền từ đó tác động trực tiếp đến tính pháp lý của hợp đồng mua bán doanhnghiệp
Nhìn nhận ra được vấn đề này một số nước trên thế giới đã có những quy định vềviệc xác định đại diện chủ sở hữu đối với trường hợp mua bán doanh nghiệp nhà nướcnhư pháp luật Nga Tại Bộ luật Dân sự Liên bang Nga đã quy định: Trong hợp đồngmua bán doanh nghiệp nhà nước, bên mua là chủ thể chung trong các hợp đồng dânsự: cá nhân, tổ chức (Điều 17, điều 48) và một số doanh nghiệp nhà nước khác Bênbán đại diện cho Nhà nước (là Chính phủ, cơ quan Liên bang về quản lí tài sản quốcgia, các cơ quan liên bang hành pháp khác, cơ quan thuộc chủ thể liên bang và cơ quanvùng tự trị) Từ đây, pháp luật Việt Nam có nên chăng cần tham khảo xem xét để cụthể hóa hơn nữa về nội dung này để đảm bảo tính chặt chẽ trong việc xác định chủ thểbên bán đối với việc mua bán doanh nghiệp nhà nước
Quy định về chủ thể có quyền mua doanh nghiệp: Chủ thể mua lại doanh nghiệp
là tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện về tư cáchchủ thể mua doanh nghiệp Pháp luật Việt Nam quy định về một số chủ thể không cóquyền thành lập quản lý doanh nghiệp và một số đối tượng khác không được muadoanh nghiệp 100% vốn nhà nước Cụ thể là về một số chủ thể không có quyền thànhlập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 điều 18 luật Doanh nghiệp2014:
Trang 25“ Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử
lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.”
Tuy nhiên những quy định này lại tạo ra một số vấn đề không rõ ràng trong việcxác định các chủ thể được quyền mua doanh nghiệp Nếu xác định chủ thể có quyềnmua lại doanh nghiệp là những chủ thể được quyền mua bán doanh nghiệp và khôngthuộc các trường hợp bị pháp luật cấm quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp, thìnhững đối tượng thuộc khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp hoàn toàn không đượcphép tham gia với tư cách chủ thể trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp Thế nhưng,nếu mục đích của những đối tượng kể trên không phải là thành lập quản lý doanhnghiệp mà đơn cử họ mua lại doanh nghiệp để mang toàn bộ doanh nghiệp đó làm tàisản góp vốn vào một doanh nghiệp khác, hoặc người mua dùng doanh nghiệp muađược làm tài sản tặng cho một người khác có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp,hoặc dùng làm tài sản thừa kế Những điều này hoàn toàn không nằm trong những quyđịnh pháp luật cấm Vậy những đối tượng kể trên có được thực hiện quyền mua bándoanh nghiệp hay không Pháp luật Việt Nam có nên tước bỏ hoàn toàn các quyền muabán doanh nghiệp của các đối tượng kể trên cho dù mục đích mua lại doanh nghiệp củanhững đối tượng này không nhằm thành lập và quản lý doanh nghiệp hay cần bổ sungmột quy định rõ ràng về các trường hợp ngoại lệ dựa trên mục đích mua lại doanh
Trang 26nghiệp của các đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp tại điều 18 đượcphép mua lại doanh nghiệp.
2.2.2 Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồngmua bán doanh nghiệp Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng mua bán doanh nghiệp cóthể được xác lập theo một trong các hình thức của hợp đồng dân sự như quy định tạiĐiều 410, Bộ luật Dân sự 2005, như bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụthể Tuy nhiên, xuất phát từ các các quy định gián tiếp của pháp luật và đặc trưng vềđối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hình thức của hợp đồng mua bándoanh nghiệp cần được xác lập bằng văn bản Cụ thể là:
Tại khoản 3, điều 15 Nghị định 128/2014/NĐ-CP điều chỉnh về việc bán, giao và
chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước quy định trong thời hạn mười ngàylàm việc, kể từ khi có quyết định kết quả bán doanh nghiệp, đại diện người bán vàngười mua phải ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp;
Tại khoản 1, điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh
nghiệp quy định trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênchuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì trong hồ sơđăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty phải có hợp đồng chuyển nhượng vốn;
Tại khoản 3, điều 47 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng quy định trong hồ sơ đăng
ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệpcủa mình cho người khác phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Do đó, một cách gián tiếp pháp luật Việt Nam đã quy định hợp đồng mua bándoanh nghiệp phải được xác lập bằng văn bản
Việc xác lập hợp đồng dưới hình thức bằng văn bản pháp luật Việt Nam có quy
định: Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản (Khoản 1, Điều 124, Bộ luật Dân sự 2005);
Như vậy từ quy định này có thể đương nhiên hiểu rằng: hợp đồng mua bán doanhnghiệp qua các hình thức điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu cũng được công nhận
là hình thức hợp đồng bằng văn bản và hoàn toàn không trái với quy định của phápluật
Tuy nhiên, hợp đồng mua bán doanh nghiệp là loại hợp đồng phức tạp với giá trịhợp đồng rất lớn so với các loại hợp đồng mua bán thông thường khác Quá trình thiếtlập và thực hiện loại hợp đồng này thường được cân nhắc và tìm hiểu một cách kỹcàng, quá trình ký kết thường cần xác minh rất nhiều thông tin liên quan đến doanhnghiệp mục tiêu và các chứng minh xác thực về chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nhưxác minh giá trị tài sản của doanh nghiệp, quá trình chuyển giao doanh nghiệp cũngtương đối phức tạp, đồng thời sau khi tiến hành ký kết các bên còn rất nhiều nghĩa vụ
Trang 27ràng buộc sau hợp đồng Chính vì vậy, việc thực hiện hợp đồng qua fax, telex, điệnbáo, thông điệp dữ liệu sẽ không thật sự đảm bảo quyền lợi cho các bên Nếu không cóquy định riêng biệt về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tách riêng rakhỏi các quy định về hình thức của hợp đồng nói chung thì có thể dẫn đến sự thiếu tínhminh bạch và thực tế trong quá trình ký kết hợp hợp đồng Đây cũng sẽ có thể trởthành một quy định làm giảm tính hiệu quả điều chỉnh của luật.
2.2.3 Nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng là sự tự do ý chí của các bên Về nguyên tắc, pháp luật không ràngbuộc hay hạn chế thỏa thuận của các bên (trừ khi có lý do xác đáng như để bảo vệquyền và lợi ích của người thứ ba, bảo hộ quan hệ hợp đồng và theo đó đảm bảo trật tựcông cộng, đạo đức xã hội) Trong mối quan hệ hợp đồng giữa các bên thì hợp đồnglại được xem là “luật” của các bên và một trong các bên có thể phải chịu những chế tàinhất định nếu có hành vi vi phạm nội dung của hợp đồng Do đó, pháp luật cũng đòihỏi các bên ít nhất phải thỏa thuận về những điểm cơ bản, cốt lõi của hợp đồng nhưsau:
2.2.3.1 Đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp mang bản chất pháp lý của quan hệ mua bán - có sựchuyển quyền sở hữu có thu tiền Đây là một giao dịch mang tính chất dân sự Tuynhiên, đối tượng của giao dịch này lại không phải là “tài sản” đơn thuần như các giaodịch dân sự thông thường, mà là doanh nghiệp, một loại “hàng hoá đặc biệt” - mộtthực thể kinh doanh, “một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch
ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nhằm mục đích thực hiệncác hoạt động kinh doanh” Thông qua đó, người mua hướng tới quyền kiểm soát đốivới doanh nghiệp
Ở Việt Nam khái niệm về tài sản doanh nghiệp được quy định khác nhau trongmỗi giai đoạn thay đổi luật và hầu như các văn bản này đều chọn phương pháp liệt kênhững gì được coi là tài sản doanh nghiệp để làm rõ khái niệm về tài sản doanhnghiệp, cụ thể:
Bộ luật Thương mại năm 1997 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến khái niệm
tài sản doanh nghiệp, trong đó luật này cho rằng: “Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân, phục vụ cho hoạt động thương mại như trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, hàng hoá, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ (Khoản 7, Điều 5) Tuy nhiên Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày
14 tháng 6 năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá
XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã không giữ lại khái niệm này