1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Tòa án Thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

46 2,8K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 108,06 KB

Nội dung

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH...35 3.1 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Kinh tế - Luật trường đại học Thương Mại và được

sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS Đinh Thị Thanh Nhàn em đã thực hiện đề tài

nghiên cứu“Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Tòa

án - Thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình.

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đãtận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu và rèn luyện

ở trường Đại học Thương Mại

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS Đinh Thị Thanh Nhàn đã tậntình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập,trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo khôngthể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô đểbài khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 7

1.1 Khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại 7

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án 7

1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án 7

1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn 8

1.2.1.2 Cơ sở pháp luật 8

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án 10

1.2.2.1 Phân loại các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại 10

1.2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 11

1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại 13

1.3.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự 13

1.3.2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 14

1.3.3 Nguyên tắc tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ 15

1.3.4 Nguyên tắc hòa giải 15

1.3.5 Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời 16

1.3.6 Nguyên tắc xét xử công khai 17

1.4 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

17

1.4.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh, thương mại 17

Trang 3

1.4.2 Chuẩn bị xét xử 18

1.4.3 Phiên tòa sơ thẩm 18

1.4.4 Thủ tục phúc thẩm 19

1.4.5 Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN – TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 20

2.1 Tổng quan tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 20

2.1.1 Tổng quan tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 20

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 21

2.1.2.1 Các nhân tố khách quan 21

2.1.2.2 Các nhân tố chủ quan 22

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại và tác động của nó tới hoạt động của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 22

2.2.1 Đánh giá chung về thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án 22

2.2.1.1 Ưu điểm 23

2.2.1.2 Bất cập, hạn chế 25

2.2.2 Sự tác động của pháp luật thương mại tới hoạt động của tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 27

2.2.2.1 Tác động tích cực 27

2.2.2.2 Tác động tiêu cực 28

2.3 Thực trạng áp dụng và thi hành pháp luật thương mại trong công tác giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại của Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

28 2.3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật thương mại trong công tác giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 28

2.3.2 Thực trạng thi hành pháp luật thương mại trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 30

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 31

Trang 4

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THÁI BÌNH 35 3.1 Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án 35

3.1.1 Định hướng hoàn thiện về hệ thống pháp luật kinh doanh thương mại.35 3.1.2 Định hướng hoàn thiện pháp luật mô hình, cơ cấu tổ chức Tòa án 36

3.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 37

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 37 3.2.2 Các kiến nghị khác 38

3.2.2.1 Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình 38 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân 38 3.2.2.3 Thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật 39

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 40 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong bối cảnh đất nước đang phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội;hoạt động kinh doanh thương mại của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những tác động cũng như đóng góp đáng kể cho sựphát triển chung của đất nước Sự phát triển của các thành phần kinh tế, sự gia tăng sốlượng các doanh nghiệp đã và đang tạo ra một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫnnhưng cũng không kém phần phức tạp và cạnh tranh gay gắt Các tranh chấp kinhdoanh, thương mại cũng từ đó mà phát sinh với số lượng ngày càng tăng qua các nămcùng với tính chất phức tạp của nó Vì vậy việc giải quyết các tranh chấp phát sinh làđiều cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể kinhdoanh và để giúp các doanh nghiệp tránh được những hậu quả tiêu cực do mâu thuẫn

và xung đột lợi ích gây ra

Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển, những tranh chấp xảy ra là điềukhông tránh khỏi, những lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo cólợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhâncần cân nhắc Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấptrong kinh doanh sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án Theo đó, khi xảy ratranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếpthương lượng với nhau Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyếttranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phươngthức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án

Toà án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyềnlực nhà nước được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và bản án hayquyết định của Toà án về vụ tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ đượcđảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước Ở Việt Nam các đương sựthường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Toà ánnhư một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của mình khithất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng, hoà giải Nếu như việc giải quyếttranh chấp bằng trọng tài mang đặc điểm tôn trọng quyền thỏa thuận hay ý chí của cácbên tham gia để đưa ra phán quyết thì đặc trưng cơ bản của thủ tục giải quyết tranhchấp bằng Tòa án là thông qua hoạt động của bộ máy tư pháp và nhân danh quyền lựcnhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sứcmạnh cưỡng chế Nhờ đó, việc giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Tòa án còn

Trang 6

trực tiếp góp phần vào việc nâng cao ý thức, tôn trọng pháp luật cho các chủ thể kinhdoanh

Trong thời gian thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, em đã nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cán bộ của cơ quan đã tạo điều kiện cho em có thểthực sự tham gia vào hoạt động thụ lí đơn và xét xử các vụ án dân sự, hình sự và kinhdoanh thương mại Đây có thể xem như một tiền đề về kiến thức thực tế quan trọng để

em bắt đầu sự nghiệp của mình Chính từ thực tế này, em quyết định chọn đề tài

“Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Tòa án - Thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình” là đề tài khóa luận của mình.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Theo số liệu đánh giá của ngành Tòa án, hàng năm mỗi đơn vị Tòa án cấp quậnhuyện thụ lý hàng trăm vụ án lớn nhỏ liên quan đến tranh chấp kinh doanh thươngmại Hầu hết là các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp hợp đồng tíndụng, tranh chấp hợp đồng dịch vụ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán…Sự giatăng của các tranh chấp như trên cũng như những loại án đặc thù trong lĩnh vực kinhdoanh thương mại ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự không ngừng nghiên cứu

và làm mới các yêu cầu luật pháp cũng như chuyên môn trong lĩnh vực giải quyếttranh chấp loại này để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là việc làmkhông phải đơn giản Để đáp ứng nhu cầu này, đã có rất nhiều các công trình nghiêncứu và nhiều bài viết về vấn đề này Có thể kể đến là:

- Chuyên đề “ Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa Kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Quảng Nam” được đăng tại thư viện chia sẻ luận

văn đăng ngày 11/12/2013

- Chuyên đề “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh

tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ” đăng tại tài liệu – ebook ngày 22/01/2014.

- Tiểu luận môn học luật Kinh Doanh với đề tài: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tố tụng tòa án” của nhóm lớp: MBA11B Thành viên

nhóm 13: 1) Nguyễn Trung Kiên – MBAB11026 2) Ngô Huỳnh Kỳ – MBAB11027 3)Bùi Thành Kỷ – MBAB11028 4) Huỳnh Thị Bích Loan – MBAB11032 5) Trần NgọcMinh Thư – MBAB11044 Tp HCM, tháng 12 năm 2011

- Luận văn thạc sĩ học của Đinh Thị Trang thuộc Khoa luật – Đại học Quốc gia

Hà Nội nghiên cứu về “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam hiện nay”.

Trang 7

- Khóa luận tốt nghiệp của Bùi Trọng Tuấn thuộc khoa Kinh Tế Ngoại Thương

của trường đại học Ngoại thương nghiên cứu đề tài “ Giải quyết tranh chấp ở nước ta hiện nay- Thực trạng và giải pháp” đăng ngày 29/08/2013 trên tài liệu – ebook.

- Khóa luận“Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An - Thực trạng và giải quyết” của Hà Văn Hải, sinh viên khoa Luật trường

đại học Vinh đăng ngày 18/12/2013 trên tài liệu - ebook

Những công trình này tiếp cận ở các khía cạnh khác nhau của pháp luật về giảiquyết trong tranh chấp kinh doanh thương mại, đều đưa ra được những ưu điểm vànhược điểm trong quy định của pháp luật về tranh chấp kinh doanh thương mại Tuynhiên, trên phương diện thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật giải quyết về tranhchấp kinh doanh, thương mại tại các cơ quan tố tụng còn nghiên cứu, khai thác chưađầy đủ Hay nói một cách khác, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số vấn đềđang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Từ những phân tích ở trên, em đã chọn đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại tại Tòa án - Thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Những tranh chấp về kinh

doanh, thương mại thì có thể được giải quyết bằng nhiều hình thức khác nhau Song đểtập trung vào nội dung cần trao đổi, trong bài luận văn này, em sẽ chỉ đề cập đếnnhững vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng tố tụngTòa án và thực tiễn thực hiện tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại

Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

4.2 Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu một cách tổng quát

các vấn đề lý luận cơ bản trong quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại tại Tòa án (chủ yếu dựa trên văn bản pháp luật hiện hành là bộ luật

Tố tụng dân sự 2004 và các văn bản pháp lý có liên quan cùng với thực tiễn hoạt độngxét xử các loại án kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân hiện nay) Từ đó, cóphương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết các vụ ántranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án hiện nay Mục tiêu cụ thể như sau:

- Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thươngmại bằng thủ tục tố tụng tại Tòa án ở Việt Nam hiện nay

Trang 8

- Đánh giá được thực trạng cũng như thực tiễn áp dụng áp dụng pháp luật trongviệc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố TháiBình.

- Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết

án kinh doanh thương mại tại Tòa án

Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu và nhược điểm của thủ tục này để các cơ sở kinhdoanh thương mại có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấpcủa mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến quá trìnhsản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật

tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thếgiới

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

- Phạm vi thời gian: Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng dữ liệu giai đoạn01/10/2010 đến 28/11/2015, đề xuất giải pháp định hướng đến năm 2020

- Nguồn tài liệu nghiên cứu: Trong phạm vi bài khóa luận, em chủ yếu sử dụng

bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004( được sửa đổi bổ sung năm 2011) làm tài liệu nghiêncứu chính trong bài khóa luận của mình Trong quá trình sử dụng nghiên cứu bộ luật

Tố tụng dân sự 2004(sửa đổi bổ sung năm 2011) kết hợp so sánh với bộ luật Dân sựmới nhất hiện nay 2015 Ngoài ra trong bài khóa luận còn sử dụng các nguồn tài liệu

bổ sung như: bộ luật Dân sự 2005; luật Thương mại 2005…

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứupháp luật truyền thống và phổ biến là:

Phương pháp Phân tích – Tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập

được, từ đó phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về giải quyết tranhchấp trong kinh doanh thương mại được thực hiện trong chương 1 và thực trạng ápdụng chúng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dânthành phố Thái Bình trong chương 2 Từ những kết quả đã phân tích, tổng hợp lại để

có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm ra được những ưu điểm , và những tồn tại trongquy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện

Phương pháp khai thác các tài liệu sẵn có: Là việc tìm kiếm, tham khảo và khai

thác các tài liệu có sẵn được lưu trữ trong thư viện để người đọc mượn tham khảo,ngoại trừ những trường hợp đặc biệt Các tài liệu này đều được lưu trữ ở các văn bản

Trang 9

pháp luật, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liênquan đến đề tài nghiên cứu Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu này đó là chấtlượng tài liệu được kiểm chứng và dễ tìm kiếm Trong phạm vi bài khóa luận củamình, em đã dùng phương pháp nghiên cứu này để tham khảo, khảo sát hướng tiếp cận

đề tài này từ các luận văn khác nhau và tìm cho mình một hướng tiếp cận phù hợp

Phương pháp thống kê: Mục đích của việc thống kê thông tin, dữ liệu là làm cơ

sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại

- Thống kê các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổngquan quy định về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại như: luật Thươngmại 2005, bộ luật Dân sự 2005, các văn bản pháp luật có liên quan từ đó đưa ra một sốnội dung pháp lý về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong chương 1về:khái niệm, nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai, cácnguyên tắc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mai tại Tòa án

- Thống kê sổ sách, số liệu có liên quan tới giải quyết tranh chấp kinh doanhthương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Thái Bình, để làm rõ thực trạng áp dụngpháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thànhphố Thái Bình

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Khóa luận tốt nghiệp trình bày các nội dung chính sau: ngoài phần mở đầu, kếtluận và tài liệu tham khảo, nội dung được trình bày theo 3 chương:

Chương I: Pháp luật về việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án

Ở nội dung chương 1 chính là chương tổng quan về các quy định của pháp luậtliên quan tới việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Trong chương này,phần lớn là tìm hiểu lý luận chung về tranh chấp thương mại, các quy định của phápluật về giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án Tìm hiểu một số những nguyêntắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và những quy định

về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án trong giải quyết các vụ tranh chấp

Chương II: Thực trạng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án

-Toà án nhân dân thành phố Thái Bình

Nội dung cơ bản của chương 2 đó là tìm hiểu về tình hình phát sinh tranh chấpkinh doanh thương mại trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Thái Bình vàthực trạng giải quyết các tranh chấp đó tại tòa án nhân dân thành phố Thái Bình Quaquá trình giải quyết rút ra được những mặt tích cực mà hệ thống pháp luật mang lại

Trang 10

cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ hợp đồng kinh tế, đồng thời cũng bộc lộ racòn nhiều điểm bất cập, hạn chế gây khó khăn cho Tòa án trong quá trình áp dụng vàoxét xử thực tế.

Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh giải quyết

tranh chấp thương mại tại tòa án nhân dân thành phố Thái Bình

Từ những nhận xét, kết luận rút ra được ở chương 2, nội dung của chương 3 sẽtập trung đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnhgiải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại và hoàn thiện hệ thống hoạt động củaTòa án trong quá trình xét xử vụ án

Trang 11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN 1.1 Khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại

Để hiểu được thế nào là tranh chấp kinh doanh thương mại, thì ta cần hiểu haikhái niệm cơ bản đó là kinh doanh là gì và thương mại là gì?

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn củaquá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thịtrường nhằm mục đích sinh lợi Còn thương mại là hoạt động nhằm mục đich sinh lợi,bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạtđộng nhằm mục đích sinh lợi khác

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định “Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Từ các khái niệm trên có thể khái quát tranh chấp trong hoạt động kinh doanhthương mại như sau: Tranh chấp trong hoạt động kinh doanh thương mại là nhữngmâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong việc thực hiện các hoạt động cóliên quan đến lĩnh vực kinh doanh, đầu tư và thương mại Và có thể định nghĩa mộtcách ngắn gọn đối với tranh chấp kinh doanh thương mại như sau: “Tranh chấp kinhdoanh thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa

vụ giữa các chủ thể tham gia các quá trình của hoạt động kinh doanh thương mại” Trong xu thế hội nhập phát triển, các chủ thể tham gia hoạt động giao thươngngày càng đa dạng, tranh chấp về kinh doanh thương mại cũng trở nên phức tạp Do

đó, việc xác định rõ các quan hệ tranh chấp trong kinh doanh thương mại là yếu tố cực

kỳ quan trọng trong việc áp dụng luật Để xác định được vụ việc tranh chấp về kinhdoanh thương mại ta cần làm rõ chủ thể của hoạt động kinh doanh thương mại và bảnchất của tranh chấp kinh doanh thương mại

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án

1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

Hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lí đểcông ty, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước được tạo lập, vận hành và pháttriển, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua

Trang 12

các văn bản pháp luật như bộ luật Dân sự, luật Thương mại, luật Doanh nghiệp, luậtLao động, bộ luật Tố tụng dân sự, luật Trọng tài thương mại và các văn bản hướng dẫn

có liên quan

Để nền kinh tế thị trường vận hành hiệu quả, hoạt động kinh doanh thương mạidiễn ra có trật tự, do đó cần thiết phải thiết kế và xây dựng một hệ thống các văn bảnpháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, có tính thống nhất cao và một cơ chế hữu hiệu đảm bảoviệc thi hành chúng

1.2.1.1 Cơ sở thực tiễn

Sau công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước,sự hình thành nền kinh tế thị trường

ở nước ta trong những năm đầu của thế kỷ này được diễn ra trong bối cảnh sự pháttriển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ kinh tế với tốc độ nhanh chóngchưa từng có để từng bước khẳng định nó là bộ phận không thể thiếu được của thịtrường thế giới Cũng từ đó mà tranh chấp trong kinh tế nói chung và trong kinh doanhthương mại nói riêng với tính cách là hệ quả tất yếu của quá trình này cũng trở nênphong phú hơn về chủng loại và gay gắt phức tạp hơn về tính chất và quy mô

Tranh chấp kinh doanh thương mại là hiện tượng phát sinh tất yếu trong hoạtđộng kinh doanh thương mại, vấn đề cần quan tâm là phải có biện pháp để giải quyếthợp lý những tranh chấp đó nhằm giúp các chủ thể kinh doanh có được sự tin tưởngtrong cơ chế điều hành, quản lý kinh tế của nhà nước Vì vậy, việc đổi mới và hoànthiện hệ thống pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp với cơ chế thịtrường là yêu cần cần thiết, quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện chức năng kinh tếcủa nhà nước

Trong những năm gần đây việc giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án ngàycàng trở nên phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong các phương thức mà các bên lựachọn giải quyết khi có tranh chấp thương mại phát sinh Để hoạt động giải quyết các

vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án có hiệu quả, việc ban hành hệthống pháp luật hoàn chỉnh là điều cần thiết Nó không chỉ đáp ứng được tình hìnhkinh tế - xã hội mà còn tăng cường tính pháp lý về hoạt động của Tòa án trong giảiquyết án, tạo môi trường bình đẳng đối với các chủ thể tham gia đầu tư, kinh doanh

1.2.1.2 Cơ sở pháp luật

Bên cạnh những cơ sở từ thực tiễn kinh tế xã hội đề ra, việc ban hành hệ thốngcác quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại còn dựa trên hệthống các văn bản pháp luật như : Hiến pháp 2013; bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Bộluật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật khác

Trang 13

- Bộ luật tố tụng dân sự 2004

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Nhà nước bảo đảm các quyền, lợiích hợp pháp của mọi chủ thể Khi cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác có quyền, lợiích hợp pháp bị xâm phạm thì theo thủ tục do pháp luật quy định chủ thể đó được khởikiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ Và bộ luật Tố tụng dân sự 2004 là cơ sởpháp lý quan trọng để Tòa án giải quyết vụ án các vụ án và bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các cá nhân, pháp nhân Điểm đặc thù khi giải quyết tranh chấp thươngmại tại Toà án là phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản được quy định tại Chương II ,Chương III bộ luật Tố tụng dân sự, từ Điều 3 đến Điều 45 trong đó có nguyên tắc thẩmphán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12) Dựavào nội dung các tranh chấp thương mại mà Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quyđịnh tại Điều 30 bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 cho đếnnay thì những quy định tại bộ luật này vẫn đang phát huy tác dụng tích cực của nó

- Luật thương mại 2005

Bên cạnh pháp luật về thủ tục tố tụng trong bộ luật Tố tụng dân sự 2004 là nguồnluật quan trọng để Toà án áp dụng khi xét xử tranh chấp đưa đến tại toà án, thì đối vớihoạt động quản lí lĩnh vực về thương mại tại tòa án nhân dân thành phố Thái Bình cònphải tuân theo quy định tại luật Thương mại 2005 Luật thương mại 2005 là luật riêngđiều chỉnh cho hoạt động thương mại Đối với những vấn đề phát sinh trong tranh chấp

từ quan hệ thương mại thì thứ tự ưu tiên áp dụng luật là: Luật chuyên ngành và Luậtthương mại Nếu như không có quy định về vấn đề phát sinh này thì áp dụng quy địnhcủa bộ luật Dân sự 2005

- Bộ luật Dân sự 2005

Bộ luật Dân sự 2005 có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật ViệtNam Nó thể hiện những quan điểm cơ bản nhất của nhà nước trong điều chỉnh cácquan hệ pháp luật tư, thiết lập các nguyên tắc quan trọng nhất cho các mối quan hệtrong đời sống dân sự, đồng thời xác lập các quy tắc điều chỉnh cho quan hệ dân sựphát sinh Các đạo luật điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của quan hệ pháp luật tư(như thương mại, đất đai, tín dụng, sở hữu trí tuệ….) cũng đều phải căn cứ vào cácnguyên tắc chung của bộ luật Dân sự 2005 Vì lí do trên mà khi Tòa án tiến hành giảiquyết các tranh chấp về kinh tế, thương mại cũng cần phải xem xét, cân nhắc tới cácquy định trong bộ luật này Do đó để đảm bảo giải quyết các vụ án một cách chính xác

và hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của các bên, Tòa án nhân dân thành phố Thái Bìnhcũng cần dựa vào những quy định trong bộ luật này

Trang 14

tư công 2014; luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) đểgiải quyết vụ án một cách triệt để nhất.

1.2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh,

thương mại tại Tòa án

1.2.2.1 Phân loại các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại

Trong nền kinh tế thị trường mở, nhiều thành phần các quan hệ kinh doanh rất đadạng và phức tạp Tranh chấp kinh tế cũng vì vậy mà phức tạp không kém Việc phânloại tranh chấp kinh doanh, thương mại giúp chúng ta đơn giản hoá được chúng và cócách giải quyết phù hợp nhất Có nhiều cách để phân loại các tranh chấp kinh doanhthương mại, ví dụ như dựa vào lĩnh vực tranh chấp, chủ thể tham gia quan hệ hợp đồngkinh tế

Theo quy định tại Điều 29 bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì những loại việc tranhchấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án được chia thành các nhóm:

- Nhóm thứ nhất, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương

mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợinhuận Theo quy định của pháp luật thì tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức phátsinh từ hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án khi những tranhchấp đó có đủ 3 điều kiện đó là:các tranh chấp này phát sinh từ hoạt động kinh doanh,thương mại phải có mục đích lợi nhuận; các tranh chấp phát sinh giữa các cá nhân, tổchức với nhau đồng thời các cá nhân, tổ chức phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật; các tranh chấp thuộc 14 lĩnh vực được quy định tạiKhoản 1 Điều 29 bộ luật Tố tụng dân sự 2004.Các hoạt động được ghi nhận tại Khoản

1 Điều 29 chính là cơ sở để phân định tranh chấp giữa hợp đồng kinh doanh, thươngmại với các hợp đồng dân sự, lao động

- Nhóm thứ hai, là các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ

giữa các cá nhân, tổ chức với nhau đều có mục đích lợi nhuận Trong điều kiện phát

Trang 15

triển ngày một cao của khoa học công nghệ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệngày một gia tăng về số lượng, tinh vi về tính chất, nghiêm trọng về hậu quả Tuynhiên, không phải tất cả các tranh chấp về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ là loại

vụ việc về kinh doanh thương mại Một tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyểngiao công nghệ còn có thể xác định là một tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giảiquyết của tòa án theo quy định của Khoản 4 Điều 25 bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Vìvậy để phân biệt hai loại tranh chấp này pháp luật đã đưa ra dấu hiệu “mục đích lợinhuận” Đối với các tranh chấp quy định tại Khoản 2 Điều 29 bộ luật Tố tụng dân sự

2004 thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh mà chỉđòi hỏi cá nhân,tổ chức đều có mục đích lợi nhuận, còn bên kia không có mục đích lợinhuận thì đó là tranh chấp về dân sự quy định tại Khoản 4 Điều 25 bộ luật Tố tụngdân sự 2004

- Nhóm thứ ba, là nhóm tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa công ty với các

thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việcthành lập, hoạt động giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách chuyển đổi hình thức tổchức của công ty.Nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thànhviên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đếnviệc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức

tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các quan hệ khác như quan hệ lao động, quan

hệ dân sự (ví dụ tranh chấp về bảo hiểm xã hội, về trợ cấp cho người lao động, về hợpđồng lao động,…) thì tranh chấp đó không phải là tranh chấp về kinh doanh, thươngmại quy định tại Khoản 3 Điều 29 bộ luật Tố tụng dân sự 2004

- Cuối cùng là, các tranh chấp kinh doanh thương mại khác mà pháp luật có quy

1.2.2.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự nói chung, kinh doanh thương mại nói riêng,Tòa án phải dựa vào yêu cầu cụ thể của người khởi kiện để xác định quan hệ pháp luật

Trang 16

mà đương sự tranh chấp Từ đó, đối chiếu với các quy định về thẩm quyền của Bộ luật

Tố tụng dân sự để xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự có thuộc thẩm quyền củaTòa án hay không

Thẩm quyền xét xử của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dânthành phố Thái Bình nói riêng hiện nay được phân định theo nhiều tiêu chí: Thẩmquyền theo việc (phân định thẩm quyền xét xử giữa các cấp Tòa án) và thẩm quyềntheo lãnh thổ (phân định thẩm quyền xét xử của cùng một cấp Tòa án theo tính chấtlãnh thổ), thẩm quyền theo cấp xét xử, thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

- Thẩm quyền theo vụ việc

Thẩm quyền theo vụ việc là việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinhdoanh thương mại thuộc cơ quan nào: cơ quan quản lí cấp trên , tòa án dân sự hay tòakinh tế Theo quy định của bộ luật dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết các tranhchấp kinh doanh thương mại bao gồm những tranh chấp về kinh doanh thương mại vànhững yêu cầu về kinh doanh thương mại Có năm nhóm tranh chấp về kinh doanh,thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án ( được quy định cụ thể tại Điều 29

bộ luật Tố tụng dân sự 2004) Ở Việt Nam, có hai cấp tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm

là Tòa án cấp huyện và Tòa án cấp tỉnh Tòa án cấp huyện cụ thể là Tòa án nhân dânthành phố Thái Bình có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp

về kinh doanh, thương mại tại Khoản 1 của Điều 29 bộ luật Tố tụng dân sự 2004 Cònlại các tranh chấp được quy định thuộc các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 bộ luật Tố tụngdân sự 2004 và trường hợp có đương sự, tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tưpháp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngxét xử theo thủ tục sơ thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm quyền củatoà án nhân dân cấp huyện, trong trường hợp cần thiết thì toà kinh tế toà án nhân dâncấp Tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của toà án nhândân cấp huyện

Trang 17

- Thẩm quyền theo lãnh thổ

Khi đã xác định tranh chấp được giải quyết tại Toà án cấp nào, còn phải xác địnhToà án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ và thi hành án, Điều 39 bộ luật Tốtụng dân sự 2004 quy định: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhânhoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyếttheo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp kinh doanh, thương mại, lao động quy định tạicác Điều 26, 28, 30 và 32 của bộ luật này; Các đương sự có quyền tự thỏa thuận vớinhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn để giải quyếtnhững tranh chấp về kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30

và 32 của Bộ luật này; Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bấtđộng sản có thẩm quyền giải quyết”

Như vậy tùy theo từng vụ án, xem xét tới hai bên nguyên đơn và bị đơn mà tòa

án nhân dân thành phố Thái Bình có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp kinhdoanh thương mại theo lãnh thổ

- Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Trong thực tế, khi xác định thẩm quyền của Toà án theo cấp và theo lãnh thổ sẽ

có trường hợp có nhiều Toà án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ án Chính vìvậy, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, tạo điều kiện thuận lợi chonguyên đơn khi tiến hành khởi kiện, pháp luật còn quy định nguyên đơn có quyền lựachọn Toà án để yêu cầu giải quyết vụ án được quy định Điều 36 bộ luật Tố tụng dân sự2004

1.3 Những nguyên tắc cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh

thương mại

1.3.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự

Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là một trong những biểu hiện củaquyền con người, quyền công dân Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong

tố tụng dân sự là nguyên tắc cơ bản của luật Tố tụng dân sự Việt Nam Theo quy địnhtại Điều 5 bộ luật Tố tụng dân sự 2005 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của

đương sự đó là: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi

có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”

Như vậy theo nguyên tắc này, đương sự được quyền tự do thể hiện ý chí của

Trang 18

pháp của mình, quyết định quyền, lợi ích của mình trong quá trình giải quyết vụ việcdân sự và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện đượcquyền tự định đoạt của họ trong tố tụng dân sự.

Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự có ý nghĩa quan trọng trong việcđảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự Khi tham gia vào các quan hệ dân

sự và xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, các chủ thể có thương lượng, thỏa thuận với nhau

để giải quyết hay quyết định việc có khởi kiện hay không khởi kiện ra trước Tòa án đểbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi có đơnkhởi kiện của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đương sự yêu cầu tức là phụthuộc vào ý chí của đương sự từ đó đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự.Nguyên tắc quyền tự định đoạt giúp đương sự quyết định phương thức giải quyết vụviệc thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả

1.3.2 Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Quyền bình đẳng trước pháp luật là một quyền con người Đó là quyền được xáclập tư cách con người trước pháp luật; không bị pháp luật phân biệt đối xử, quyền có

vị thế ngang nhau trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau Đây là nguyêntắc cơ bản của pháp luật nước ta, được quy định cụ thể tại điều 16 trong Hiến pháp

2013 Cụ thể tại Điều 16 Hiến pháp 2013 có quy định “1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật 2 Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh

tế, văn hóa, xã hội”

Điều 16 được sửa đổi, bổ sung trên cơ sở Điều 52 của Hiến pháp 1992 So vớiHiến pháp 1992, điều này được bổ sung thêm cụm từ “Không ai bị phân biệt đối xửtrong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” nhằm làm rõ việc mọi ngườiđều bình đẳng mọi mặt và không bị phân biệt đối xử với bất kỳ lý do gì Như vậy, điều

16 quy định rõ hai vấn đề sau: một là, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; hai là,không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội

Và không chỉ quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, đồng thời cũngkhẳng định mọi người đều bình đẳng về mọi mặt và không bị phân biệt đối xử với bất

kỳ lý do gì

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất làtrong hoạt động xét xử tại Tòa án Nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng đẳng củacác đương sự trước Tòa án, giúp cho hoạt động xét xử của Tòa án diễn ra thống nhấtđồng bộ và đạt hiệu quả cao, đảm bảo mọi phán quyết của Tòa án khách quan, toàndiện, đầy đủ, đúng pháp luật, tránh bỏ sót tội phạm và xử oan cho người vô tội

Trang 19

1.3.3 Nguyên tắc tòa án không tiến hành điều tra mà chỉ xác minh thu thập chứng cứ

Nguyên tắc này được cụ thể hoá tại Điều 91 bộ luật Tố tụng dân sự 2004 nhưsau:

“Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu

đó là có căn cứ và hợp pháp Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh

mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết

vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.”

Như vậy bộ luật Tố tụng dân sự quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứngminh cho yêu cầu khởi kiện thuộc về đương sự Toà án chỉ tiến hành thu thập chứng

cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và cóyêu cầu Toà án tiến hành thu thập Quy định này một mặt gắn trách nhiệm cho đương

sự, giảm áp lực công việc cho Toà án, mặt khác cũng là cơ chế bảo đảm tính kháchquan, tránh tình trạng Toà án lạm dụng trong việc thu thập chứng cứ có lợi để thiên vịcho một trong các bên Pháp luật quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ thuộc về cácđương sự vì họ là người khởi kiện, đưa ra yêu cầu nên họ phải có trách nhiệm chứngminh cho yêu cầu kiện tụng của mình Hơn nữa các vụ án dân sự phát sinh chủ yếu do

có sự tranh chấp về quyền và lợi ích của các đương sự với nhau Do đó họ là ngườibiết rõ các nguyên nhân và điều kiện cung cấp cho Tòa án các chứng cứ của vụ án.Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn cho các đương sựcung cấp chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu của mình, để bảo về quyền và lợi íchcủa họ Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trong bất kỳ giai đoạn nào của quátrình giải quyết vụ án Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận mọi giấy tờ, tài liệu liên quanđến vụ án và các vật chứng cho đương sự cung cấp

1.3.4 Nguyên tắc hòa giải

Quan hệ dân sự là quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau trên cơ sở thỏa thuậngiữa các chủ thể đó Khi một bên trong quan hệ thực hiện không đúng nội dung thỏathuận, xâm phạm đến lợi của bên còn lại thì bên còn lại có quyền yêu cầu bên vi phạmbồi thường Việc giải quyết khi một bên có hành vi vi phạm thỏa thuận trước hết docác bên tự thỏa thuận giải quyết, nếu không thỏa thuận được xảy ra tranh chấp, mộttrong các bên có thể khởi kiện đến Tòa án Trong giải quyết tranh chấp dân sự, Tòa ántrên cơ sở đánh giá các chứng cứ do đương sự cung cấp xem xét yêu cầu của bên nàophù hợp với quy định của pháp luật sẽ chấp nhận yêu cầu của bên đó Tuy nhiên, trước

Trang 20

khi mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự , Tòa án vẫn tiến hành hòa giải hòa giải và đây làmột nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự.

Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương

sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự Sau khi thụ lý vụ án để giải quyết

vụ án Tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ đương sự giải quyết mâu thuẫn,thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các tranh chấp Cơ sở của hòa giải là quyền tựđịnh đoạt của đương sự Điều 10 bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định, Tòa án cótrách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để đương sự thỏa thuận với nhau vềviệc giải quyết vụ án dân sự Trong quá trình hòa giải Tòa án giữ vai trò đặc biệt quantrọng, với tư cách là cơ quan xét xử của nhà nước, tòa án phải chủ động trong việc hòagiải để giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau Vai trò chủ động này thể hiện ở chỗsau khi thụ lý vụ án, tòa án chủ động triệu tập các đương sự đến để hòa giải, tòa án giữvai trò trung gian không có quyền thương lượng điều đình mà để đương sự tự thỏathuận với nhau về giải quyết vụ án

Nội dung hòa giải chính là các vấn đề của vụ án cần được các bên thỏa thuận vớinhau để giải quyết, tùy từng vụ án mà nội dung hòa giải sẽ khác nhau Toà án xem xétcác yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từngyêu cầu theo thứ tự hợp lý

Việc tiến hành hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự sẽgóp phần rút ngắn thời gian giải quyết vụ án Nhất là trong trường hợp Tòa án hoà giảithành công vụ án dân sự thì không cần mở phiên tòa xét xử vụ án, giảm bớt một giaiđoạn tố tụng kéo dài và cực kỳ phức tạp, tiết kiệm được thời gian, tiền của cho Nhànước và cho nhân dân

1.3.5 Nguyên tắc giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời

Khi bắt đầu một thương vụ, các chủ thể không bao giờ muốn tranh chấp xảy rabởi tranh chấp đồng nghĩa với sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ, làmgián đoạn quá trình kinh doanh, tốn thời gian chi phí và công sức để giải quyết tranhchấp Không những thế còn liên quan đến chủ thể khác có quan hệ với các bên tranhchấp, uy tín của chủ thể trên thương trường có thể bị ảnh hưởng, cũng như các yếu tốkhác thuộc về bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ hoặc bị lợi dụng

Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đếnmức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấpnhất Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp vàchính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại Về nguyên tắc khi giảiquyết các vụ việc thương mại phải nhanh chóng, kịp thời đảm bảo khắc phục kịp thời

Trang 21

cho bên bị vi phạm Trong bộ luật tố tụng dân sự quy định cụ thể thời hạn ở các giảiđoạn tố tụng, như thời hạn thụ lý, thời hạn thu thập chứng cứ và đưa vụ việc ra xét xử,thời hạn phát hành quyết định, bản án, thời hạn kháng cáo, khiếu nại và giải quyết theotrình tự giám đốc thẩm, tái thẩm Phần lớn Toà án các cấp đều giải quyết vụ việc trongthời hạn luật định Giải quyết vụ án nhanh chóng hiệu quả kịp thời tranh chấp còn có ýnghĩa cực kỳ quan trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn chocác doanh nghiập, vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương Trong sản xuấtkinh doanh tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trongnước và ngoài nước thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

1.3.6 Nguyên tắc xét xử công khai

Nguyên tắc công khai là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.Đảm bảo tính công khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được nhà nước quan tâm

Tư tưởng về tính công khai trong hoạt động tố tụng là vấn đề rất được nhà nước quantâm Tư tưởng về tính công khai trong hoạt động được ghi nhận được nhiều trongnhiều văn bản pháp luật Vấn đề đảm bảo tính công khai minh bạch được quy địnhxuyên suốt trong hệ thống pháp luật Việt Nam và được cụ thể hóa trở thành mộtnguyên tắc quan trọng tại Điều 15 bộ luật Tố tụng dân sự 2004

Nguyên tắc xét xử công khai có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xét xử, đảmbảo cho việc xét xử có hiệu quả Bảo đảm cho nhân dân giám sát được hoạt động xét

xử được đúng đắn, nâng cao tinh thần trách nhiệm của Tòa án cũng như Thẩm phán,Hội Thẩm nhân dân, Luật sự bào chưa… phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khithực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Hơn nữa hoạt động xét xử công khai góp phầnvào việc giáo dục và nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân, tạo điều kiệncho tòa án có thể thông qua hoạt động xét xử thực hiện chức năng tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật

1.4 Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án

1.4.1 Khởi kiện và thụ lý vụ án kinh doanh, thương mại

Một vụ án dân sự nói chung, một vụ án về tranh chấp kinh doanh, thương mại nóiriêng chỉ được bắt đầu nếu có đơn khởi kiện Đơn khởi kiện thể hiện ý chí đơn phươngcủa nguyên đơn mà không cần sự thỏa thuận của các bên như đối với thỏa thuận trọngtài trong tố tụng trọng tài Đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ được nộp trựctiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Tòa án theo những quy định về thẩm quyền phía trên.Trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu này

là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm

Trang 22

Nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặckhông phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ ánthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho ngườikhởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí Tòa án thụ lý vụ

án khi người khởi kiện nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí Trường hợp người khởikiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Tòa án phải thụ lý vụ ánkhi nhận được đơn khởi kiện

Sau khi thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ

án, thông báo về việc thụ lý vụ án cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đén việc giải quyết vụ án, cho Viện Kiểm sát cùng cấp về việc Tòa

án đã thụ lý vụ án Bị đơn phải gửi đến Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối vớiyêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có Đồng thời, bị đơncũng có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn trong giai đoạn này Trong quátrình giải quyết vụ án, các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một

số biện pháp khẩn cấp tạm thời

1.4.2 Chuẩn bị xét xử

Quy định rất quan trọng về trách nhiệm của Tòa án trong tố tụng dân sự là phảitiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừnhững vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy địnhcủa pháp luật Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ

vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành Sau bảy ngày kể từ ngày lập biên bản hòagiải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án raquyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, đồng thời ra quyết định đình chỉgiải quyết vụ án Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyếttoàn bộ vụ án thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

1.4.3 Phiên tòa sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm diễn biến theo trình tự các công việc: chuẩn bị khai mạc phiêntòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục hỏi tại phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa, nghị án

và tuyên án

Bản án và quyết định của phiên tòa sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Đối vớicác bản án, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án, các đương sự có quyền khángcáo Đối với các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, thời hạn kháng cáo

là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định Đơn kháng cáođược gửi cho Tòa án đã xử sơ thẩm, kèm theo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để

Trang 23

chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp Nếu hết thời hạn khángcáo mà không có kháng cáo, kháng nghị (của Viện Kiểm sát), bản án, quyết định củaTòa án có hiệu lực pháp luật.

1.4.4 Thủ tục phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án,quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặckháng nghị Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợpđược miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí

Tòa án cấp phúc thẩm thụ lý vụ án khi nhận được hồ sơ vụ án, kháng cáo, khángnghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩmgồm ba Thẩm phán và phân công một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa Trong thờihạn hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyếtđịnh sau: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa

vụ án ra xét xử

Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa ánphải mở phiên tòa phúc thẩm, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là haitháng Diễn biến của phiên tòa phúc thẩm về cơ bản là những thủ tục như tại phiên tòa

sơ thẩm Tại phiên tòa phúc thẩm, các đương sự có quyền thỏa thuận để giải quyết vụ

án và Hội đồng xét xử phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận này

1.4.5 Thủ tục xem xét lại các bản án và quyết định đã có hiệu lực

Về nguyên tắc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành vàcác cá nhân, tổ chức có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành Tuy nhiên, có nhữngtrường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có những sai sót hoặc có nhữngtình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án Cùng với việc thực hiện chế độ hai cấp xét

xử là sơ thẩm và phúc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định thủ tục đặc biệt đểxem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đó là thủ tục giám đốc thẩm

hoặc tái thẩm.

Ngày đăng: 13/06/2016, 08:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Luận văn của Nguyễn Lan Anh (2013), “ Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh,thương mại tại Tòa Kinh tế- Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam”, truy cập ngày 14/1/2016, < http://phapluattp.vn&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh,thương mại tại Tòa Kinh tế- Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam
Tác giả: Luận văn của Nguyễn Lan Anh
Năm: 2013
9. Chuyên đề “ Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ” đăng tại tài liệu – ebook ngày 22/01/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ”
11. Luận văn thạc sĩ học của Đinh Thị Trang thuộc Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu về “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam hiện nay
8. Website: http://thaibinh.toaan.gov.vn Link
1. Bộ luật tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 ngày 15/06/2004 Khác
2. Bộ luật dân sự số 33/2005/QH ngày 14/06/2005 Khác
3. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 33/2002/QH10 ngày 02/04/2002 Khác
4. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 Khác
5. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Khác
6. Sổ thụ lý, sổ kết quả các vụ án dân sự của TAND thành phố Thái Bình Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w