TÓM LƯỢC Nhận được đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật về thuế thu nhập doanhnghiệp, em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu hợp lí để trình bày bài luận vănnhư sau: Với đề tài
Trang 1TÓM LƯỢC
Nhận được đề tài nghiên cứu liên quan đến pháp luật về thuế thu nhập doanhnghiệp, em đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu hợp lí để trình bày bài luận vănnhư sau:
Với đề tài khóa luận “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hồng Hà” em đã đưa vào hai
phần chính:
Phần lý luận: Liên quan đến các khái niệm về thuế nói chung và thuế TNDN nóiriêng, những đặc trưng của thuế TNDN, những đặc điểm về thuế TNDN của công ty,pháp luật điều chỉnh những vấn đề về thuế TNDN, những hạn chế, tiến bộ của phápluật…
Phần thực tế: gắn kết các số liệu với các vấn đề, sử dụng phương pháp thống kê
để hỗ trợ cho việc xử lý thông tin thu thập được Trên cơ sở đó, em sẽ đi sâu phân tíchnhằm thấy rõ được sự điều chỉnh của pháp luật tới những vấn đề về thuế TNDN trongcông ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà Từ đó đưa ra những đề xuất, giảipháp thực sự hữu hiệu và khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế TNDN tại công tynày
Trang 2Trong quá trình đi thực tập, nghiên cứu lý luận khảo sát thực tiễn tại công tyTNHH Sản xuất và thương mại Hồng Hà và viết khoá luận tốt nghiệp em đã gặp phảinhiều khó khăn trong việc áp dụng từ vấn đề lý thuyết đến thực tiễn Nhưng nhờ được
sự chỉ dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn, giám đốc doanh nghiệp và cácanh chị trong phòng hành chính - nhân sự và phòng kế toán nên em đã hoàn thànhđược khoá luận của mình Đây là đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với bản thân em trongquá trình vận dụng kiến thức đã được học và nghiên cứu thực tiễn tại doanh nghiệp.Tác giả xin chân thành cám ơn giảng viên hướng dẫn – ThS Tạ Thùy Trang Côgiáo đã tận tình hướng dẫn cho em thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Tuynhiên, do khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót Vì vậy,em kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để khóaluận được hoàn chỉnh hơn
Hà Nội, Ngày 29 Tháng 4 Năm 2016
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Thu Thảo
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
LỜI NÓI ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 6
3 Xác lập và tuyên bố 8
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 10
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11
1.1 Một số vấn đề cơ bản điều chỉnh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 11 1.1.1 Khái niệm và phân loại thuế 11
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh 15
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh luật thuế thu nhập doanh nghiệp 16 1.3.1 Pháp luật phải minh bạch, rõ ràng 16
1.3.2 Pháp luật phải hiệu quả, vừa giúp nhà nước quản lý vừa phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG HÀ 18
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 18
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về thuế TNDN 18
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 20
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp 21 2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà 26
2.3.1 Tình hình thực hiện pháp luật về thuế TNDN của công ty 26
2.3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về thuế TNDN của công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà và các công ty khác trên địa bàn Việt Nam 28 2.4 Những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 35
3.1 Quan điểm định hướng hoàn thiện pháp luật về thuế TNDN 35
3.1.1 Đảm bảo quyền tự do kinh doanh 35
3.1.2 Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật 35
Trang 43.1.3 Đảm bảo việc hoàn thiện xuất phát từ những hạn chế bất cập của
pháp luật hiện hành: 36
3.1.4 Đảm bảo tính tương thích với pháp luật các nước và điều ước quốc tế: 36 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế TNDN ở nước ta 37
3.2.1 Về quy định khống chế đối với quảng cáo 37
3.2.2 Về ưu đãi thuế TNDN đối với công nghiệp hỗ trợ (CNHT) 37
3.2.3 Về ưu đãi đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 (mười hai nghìn) tỷ đồng 37
3.2.4 Về bổ sung ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 38
3.2.5 Về thuế TNDN đối với phần thu nhập chuyển về nước từ dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 38
3.2.6 Về bổ sung quy định nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN 38
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lí củanhà nước, vận hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự thay đổi của nềnkinh tế là sự thay đổi về cách nhìn nhận về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong điều kiện hội nhập mở cửa, tham gia vào các tổ chức kinh tế trong khuvực và trên thế giới Các thành phần kinh tế đã phát huy tính năng động và tiềm lựcsẵn có tạo nên một bức tranh phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đối với mỗi quốc gia thì thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu cho ngân sáchnhà nước, chính vì vậy mà vấn đề về hoàn thiện các chính sách và cơ chế thu nộp thuếluôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm Trong những năm qua, hệ thống pháp luật
về thuế của nước ta đã có nhũng cải thiện đáng kể, đặc biệt là pháp luật về thuếTNDN Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để trốn thuế,gian lận thuế, hay những quy định của pháp luật gây khó khăn cho doanh nghiệp, gâynên thất thu lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
Do đó, việc khắc phục những tồn tại trong hệ thống pháp luật về thuế nói chung vàthuế TNDN nói riêng là một vấn đề nên được quan tâm hoàn thiện hàng đầu, tạo tínhổn định cho nền kinh tế và khích lệ sản xuất, thương mại trong nước
Đặc biệt khi thực tập tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà em đãnhận thấy đây cũng là 1 trong những vấn đề thiết yếu tại công ty cần được tìm hiểu, đểgiúp công ty thực hiện đúng theo đúng quy định của pháp luật và nhận ra những thuậnlợi hay những hạn chế trong quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp Từ
đó doanh nghiệp có thể tận dụng tốt những quyền lợi của mình và tuân thủ đúng quyđịnh của pháp luật về thu và nộp thuế TNDN
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịchsuử phát triển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế TNDN giữ vai trò đặcbiệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thựchiện phân phối thu nhập Thuế là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước
Bộ máy nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn tài chính trang trải cho các chi phíhoạt động của nó và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà xã hội giao phó, để cóđược nguồn tài chính đó, nguồn quan trọng nhất và chủ yếu nhất là thu từ thuế Hiện
Trang 7nay nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp mớiđược thành lập rất nhiều Để đóng góp vào ngân sách nhà nước các doanh nghiệp phảiđóng thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp được coi là nguồn thulớn trong thuế doanh thu Thực trạng hiện nay, công tác quản lý thu thuế TNDN củanhà nước cũng như việc chấp hành luật thuế TNDN của các doanh nghiệp còn nhiềubất cập.
Chế định về thuế TNDN là một chế định quan trọng trong luật về thuế, tuy nhiênhiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích được hết các khíacạnh của chế định này mà chỉ dừng lại ở nghiên cứu một mặt của chế định Việcnghiên cứu về chế định của thuế TNDN thường được tiến hành dưới dạng các bài viếttạp chí, tham luận hội thảo hoặc những chuyên đề nhỏ trong các công trình nghiên cứu
chung Điển hình như một số công trình nghiên cứu trong nước: Đề tài “Nghiên cứu chính sách thuế thu nhập trong hoạch định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cổ phần” - Báo Phát triển và hội nhập Số 21 (31) - Tháng 03-04/2015 Đề tài nghiên cứu:
“Thuế thu nhập doanh nghiệp và hiện tượng trốn thuế, chuyển giá của các doanh nghiệp FDI” – Nhóm sinh viên khoa Kinh tế tài nguyên môi trường – Trường Đại học Tài nguyên môi trường Bài viết: “Chính sách ưu đãi thuế TNDN: còn nhiều hạn chế”
– tác giả Nhật Quang – bài đăng trên báo Công thương số ra ngày 15/08/2014; tác giả
đã chỉ ra những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện chính sách ưu đãi về thuếTNDN, từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm cải thiện tình trạng này
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu trong nước là những công trình nghiên cứunước ngoài, ví dụ như: Bài “Nghiên cứu thuế của Australia” trên trang hệ thống thuế.Mục đích của bài viết này là để kiểm tra các quy định đặc biệt của luật thuế đánh giáliên quan đến việc miễn thu nhập của các tổ chức từ thiện và trích tiền đóng góp cho tổchức từ thiện Bài viết “Bước phát triển của chính sách thuế các nước trên thế giới”viết bởi Javad KhazadShi A Anwar Shah trên A World Bad posium nêu lên lịch sửphát triển chính sách thuế của các nước trên thế giới, đặc trưng bởi các nhóm chínhsách thuế của từng hệ thống pháp luật riêng biệt nhằm đưa ra nét đặc trưng trong chínhsách thuế của từng hệ thống khác nhau Đó là nguồn văn bản rất quan trọng để thamkhảo, đối chiếu, so sánh và có các kiến nghị vận dụng phù hợp đối với hệ thống phápluật về chính sách thuế nước ta
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu kể trên đa phần là đi theo phương phápnghiên cứu về một khía cạnh của pháp luật về thuế TNDN Có thể nói chưa có côngtrình nghiên cứu riêng biệt nào về các quy phạm pháp luật Việt Nam quy định về thuếTNDN Vì vậy bài khóa luận này sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể về thuế TNDN theopháp luật hiện hành và áp dụng cụ thể vào công ty TNHH sản xuất và thương mại
Trang 8Hồng Hà Từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra các giải pháp cải thiện nhằmnâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thuế TNDN.
3 Xác lập và tuyên bố
Mặc dù các quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp được ghi nhậntrong Luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013 đã có nhiều điểmtiến bộ hơn so với Luật thuế TNDN 2008 Song các doanh nghiệp đôi khi còn lúngtúng và gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện áp dụng, cho nên vẫn cần phải đượcsửa đổi và hoàn thiện Nhận thức được tầm quan trọng đó, qua thời gian thực tập, tìmhiểu về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc thực hiện nghĩa vụ về thuế TNDNtại công ty TNHH thương mại và sản xuất Hồng Hà, xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện
nay của công ty, em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Với đề tài này, cần tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản thuế TNDN trên
cơ sở nghiên cứu một số lý luận, nhân tố ảnh hưởng, pháp luật điều chỉnh tới khách thểnghiên cứu Mặt khác, nghiên cứu thực trạng thực hiện quy định về thuế TNDN tạicông ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà trên địa bàn Hà Nội Từ đó, đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu nộp thuế TNDN
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Về mặt lí luận: Đề tài nghiên cứu quan điểm khoa học về thuế TNDN như kháiniệm về thuế, thuế TNDN, những đặc trưng cơ bản của thuế TNDN các quy định củapháp luật Việt Nam hiện hành về thuế TNDN Từ đó tìm hiểu những mặt hạn chế củapháp luật về thuế TNDN quy định trong Luật thuế TNDN 2008 và chỉ ra những điểmmới trong Luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2013
Về mặt thực tiễn, đề tài này nghiên cứu thực trạng thực hiện các quy phạm phápluật về thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng
Hà Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về thuế TNDN trong công ty và tìm ranhững phương án giải quyết thích hợp nhất để hoàn hiện việc thực hiện pháp luật vềthuế TNDN trong công ty
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Bài khóa luận trình bày những cơ sở lí luận, những quy định của pháp luật vềthuế TNDN để tìm ra những thực trạng pháp luật điều chỉnh và thực trạng thực hiệncác quy định đó của pháp luật tại công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hồng Hà
Để hoàn thành mục tiêu chung này cần giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về pháp luật về thuế TNDN.
Trang 9Thứ hai, nghiên cứu, phân tích được thực trạng pháp luật về thuế TNDN tại công
ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNDN tại công ty
TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà
* Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Các cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh đềuphải tuân thủ pháp luật về thuế, đặc biệt là thuế TNDN Như vậy, Luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp được ban hành không chỉ áp dụng cho một đối tượng mà còn rất nhiềucác đối tượng khác Do đó, để nghiên cứu một cách triệt để và đề xuất được giải phápkhả thi của pháp luật đối với thực tiễn thì tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu trong “vấn đề về thuế TNDN trong công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà”
Về thời gian nghiên cứu: Để đảm bảo tính phù hợp và tiếp cận pháp luật mộtcách hợp lý, đề tài khóa luận của tác giả xin giới hạn phạm vi nghiên cứu tại Công tysản xuất và thương mại Hồng Hà từ khi thành lập (năm 2009) cho đến nay
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong những vấn đề liên quan đếnthuế TNDN theo Luật thuế TNDN 2008 và Luật sửa đổi bổ sung luật thuế thu nhậpdoanh nghiệp của Việt Nam 2013 Đề tài có nghiên cứu so sánh Luật sửa đổi bổ sungluật thuế TNDN 2013 với luật thuế TNDN 2008 để chỉ ra những điểm khác biệt, tiến
bộ của Luật sửa đổi bổ sung luật thuế TNDN 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa họcnhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học Khóaluận dựa trên phương pháp luận Mác-Lênin làm cơ sở nền tảng cụ thể là các phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Dựa trên phương pháp này, xem xét tínhquy luật khách quan của các yếu tố tác động đến sự hình pháp luật về thuế TNDN, cácyếu tố ảnh hưởng đến thuế TNDN từ đó rút ra những hạn chế và đề xuất những giảipháp mang tính toàn diện
Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp dùng để phân tích các quy định của pháp luật
về thuế TNDN thành những yếu tố đơn giản, làm rõ từng vấn đề về lý luận của thuếTNDN, những vấn đề liên quan đến thuế TNDN và thực tiễn áp dụng tại Công tyTNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà Từ những phân tích cụ thể để khái quát tổnghợp lại các vấn đề cần nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng thêm là phương pháp tiếp cận hệthống, phương pháp lịch sử dùng để xem xét các quy định của pháp luật từ trước
Trang 10tới nay từ đó có thể đánh giá các yêu cầu của pháp luật về thuế TNDN dưới gócnhìn khái quát và tổng hợp hơn.
Phương pháp so sánh dùng để so sánh các quy định của pháp luật hiện hành vớicác quy định của pháp luật trước đây về pháp luật về thuế TNDN, so sánh những hợp
lí so với pháp luật thế giới để có thể đánh giá những điểm tiến bộ hay bất cập củapháp luật hiện hành
Ngoài ra em còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thống
kê để thống kê lại những thành tựu đã đạt được và những khó khăn cần khắc phụckhi áp dụng luật tại các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH sản xuất vàthương mại Hồng Hà nói riêng, phương pháp điều tra được sử dụng để tìm hiểuđiều tra những vấn đề về thuế TNDN nổi cộm trong thực tế của công ty Đây lànhững phương pháp bổ trợ cần thiết để nghiên cứu đề tài khóa luận được phâncông
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Nội dung của bài nghiên cứu khoa học bao gồm 3 chương:
Chương I: Những lí luận cơ bản điều chỉnh pháp luật về thuế TNDN.
Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp tại công
ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh thuế TNDN.
Trang 11CH ƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ NG I: NH NG LÝ LU N C B N ĐI U CH NH PHÁP LU T V THU ỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ Ế THU NH P DOANH NGHI P ẬN CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ THUẾ ỆP
1.1 Một số vấn đề cơ bản điều chỉnh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại thuế
a Khái niệm thuế
Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất tuyệtđối về khái niệm thuế Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của cácnhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau
Theo Các Mác: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn đơngiản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu củanhà nước” Bằng cách định nghĩa khác, các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng: “thuế làmột hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng củamình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hộimột cách cưỡng chế và không hoàn lại”, theo đó, vai trò của nguồn thu thuế được nêubật đó là việc phân phối thu nhập cưỡng chế gắn chặt nhà nước với người nộp thuế.Tính bắt buộc của các sắc thuế và mục đích sử dụng nguồn thu thuế không chỉ dừng lại
ở việc chi tiêu cho nhà nước mà còn hướng tới cân bằng thu nhập trong xã hội
Dưới khía cạnh luật pháp, các chuyên gia về luật thuế cũng đã nhận định: “Thuế
là một trật tự đã được thiết lập hòa bình giữa chính phủ với cộng đồng trong sự tôntrọng thực hiện nghĩa vụ thu, nộp vào ngân sách Thuế không có bất kỳ sự phân biệtđối xư nào giữa các bang hay vùng lãnh thổ”
Qua đó, ta có thể khái quát lên một số đặc trưng của thuế như:
Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mỗi quan hệ tiền tệphát sinh dưới nhà nước và các pháp nhân, các thể nhân trong xã hội
Thứ hai, những mỗi quan hệ dưới dạng tiền tệ này được nảy sinh một cách kháchquan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việc chuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộctheo mệnh lệnh của nhà nước
Thứ ba, xét theo khía cạnh pháp luật, thuế là một khoản nộp cho nhà nước đượcpháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định
Từ các đặc trưng trên của thuế , ta có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế:
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nướctheo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích côngcộng.”
b Phân loại thuế
Trang 12Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành nhữngnhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định Có nhiều tiêu thức phân loại khácnhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau:
- Phân loại theo đối tượng chịu thuế.
Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:Thuế thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thunhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từlao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanhdưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…
Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cánhân, thuế thu nhập doạnh nghiệp
Thuế tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phầnthu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế giá trị gia tăng…
Thuế tài sản: Thuế tài sản là các loại thuế có đối tuợng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sảnlà thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuếđộng sản là thuế đánh trên tài sản chính
- Phân loại theo phương thức đánh thuế
Theo phương thức đánh thuế thì hệ thống thuế gồm 2 loại sau:
Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sảncủa người nộp thuế ở thuế trực thu bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thunhập cao,thuế thu nhập doanh nghiệp ,thuế nhà đất…
Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập vàtài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa vàdịch vụ Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng ,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu và nhậpkhẩu
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế TNDN
a Khái niệm thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinhdoanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước Ngoài ra, nhànước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việcđộng viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằmthúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển
Mặc dù tên gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng loại thuế này cũng áp dụngđối với thu nhập của các cá nhân, các cơ sở kinh doanh không thành lập theo luật
Trang 13doanh nghiệp và phần thu nhập chịu thuế là phần thu nhập còn lại sau khi đã khấu trừcác chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh.
Ở các nước, tên gọi của luật thuế này có thể khác nhau như luật thuế thu nhậpcông ty, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức vv…Nhưng bản chất là tươngđối giống nhau Có quốc gia quy định loại thuế này trong một luật riêng, quốc gia kháclại quy định chung một bộ luật với thuế thu nhập cá nhân vì họ cho rằng hai loại thuếđánh trên thu nhập này có quan hệ mật thiết với nhau nên quy định trong cùng một vănbản thì sẽ dễ tiếp cận hơn
a Đặc điểm của thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN
là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thờicũng là người chịu thuế
Thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệphoặc các nhà đầu tư Thuế TNDN được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế nên chỉkhi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận thì mới phải nộp thuếTNDN
Thuế TNDN là thuế khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân Thu nhập mà các cánhân nhận được từ hoạt động đầu tư như: lợi tức cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, lợinhuận do góp vốn liên doanh, liên kết là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuếTNDN Do vậy, thuế TNDN cũng có thể coi là một biện pháp quản lý thu nhập cánhân
b Vai trò của thuế TNDN
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chứcnăng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tếđều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệpvới lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó
sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp vớinăng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chíkhông có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm đó, Nhà nước sử dụng thuế thu nhậpdoanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảoyêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được côngbằng, hợp lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhómkinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
Trang 14hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng pháttriển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả nănghuy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanhnghiệp ngày càng dồi dào.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích,thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, pháttriển toàn diện của Nhà nước
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào nhữngngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triểntrong từng giai đoạn nhất định
Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhànước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trongtừng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thốngpháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuếthu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cảnhững kinh nghiệm xử lý của nước ngoài
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.1 Cơ sở ban hành
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệtquan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiệnphân phối thu nhập Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượngnộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điềutiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từnggiai đoạn lịch sử nhất định Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý dochủ yếu sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng táiphân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhànước
Có thể nhận thấy rằng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được hìnhthành và phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX Trước năm 1990 có một loạithuế đánh vào thu nhập của các cơ sở sản xuất, kinh doanh gọi là thuế lợi tức chỉ được
Trang 15áp dung cho kinh tế ngoài quốc doanh Sau năm 1990, nước ta thực hiện công cuộc cảicách căn bản chính sách thuế và ban hành Luật thuế lợi tức mới để áp dụng thống nhấtđối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Ngày 10/05/1997, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Thuế TNDN (có hiệu lực
từ ngày 01/01/1999) thay thế cho Luật Thuế lợi tức nhằm khắc phục những nhượcđiểm cơ bản (như tên gọi chưa phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của loại thuế này,phạm vi điều chỉnh còn hạn hẹp…) và để thực hiện các mục tiêu và yêu cầu hội nhập,phù hợp định hướng cải cách hệ thống chính sách thuế Sau 4 năm thực hiện, LuậtThuế TNDN 1997 đã đạt được những thành công (góp phần khuyến khích phát triểnsản xuất kinh doanh, đầu tư; điều tiết được hầu hết khoản thu nhập từ hoạt động sảnxuất, kinh doanh,…) cũng như bộc lộ những hạn chế (một số khoản chi phí chưa đượcquy định hay chưa phù hợp với thực tiễn, vẫn có quy định khác biệt giữa doanh nghiệptrong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,…)
Để khắc phục một số nhược điểm của Luật Thuế TNDN 1997, Quốc hội nước ta
đã thông qua Luật Thuế TNDN 2003 vào ngày 17/06/2003, có hiệu lực vào ngày01/01/2004 bao gồm 8 chương với 32 điều
Đến năm 2008, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế TNDN mới thay thế Luật ThếTNDN 2003 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2009) gồm 4 chương với 20 điều
Và đến năm 2013, nhằm đáp ứng tình hình phát triển của đất nước và khắc phụcmột số thiếu sót trong luật thuế TNDN 2008, Quốc hội đã ban hành luật sửa đổi bổsung luật thuế TNDN 2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, thể hiện một bước tiếnmới trong cải cách pháp luật thuế với những thay đổi căn bản và quan trọng Việc banhành Luật sửa đổi bổ sung luật Thuế TNDN mới này đã góp phần củng cố chính sách
về thuế của nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển hiện nay
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh
Khóa luận đi sâu tìm hiểu đề tài về thuế TNDN được áp dụng trong công tyTNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà để từ đó có cái nhìn sâu sắc về chính sáchthuế, nhằm vận dụng tốt nhất các quy định về thuế TNDN, hướng tới xóa bỏ nhữngkhó khăn gặp phải với việc thay đổi thường xuyên, liên tục các quy định về thuế
Để quản lý, điều hành nền kinh tế xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công cụ như:
Kế hoạch hoá, pháp luật, các chính sách tài chính tiền tệ… Trong các công cụ trên thìchính sách tài chính tiền tệ đóng vai trò quan trọng nhất và Thuế là một công cụ quantrọng trong chính sách tài chính tiền tệ, thuế được nhà nước sử dụng để thực hiện vaitrò quản lý vĩ mô kinh tế xã hội
Trang 16Việc nghiên cứu chính sách thuế được áp dụng trong doanh nghiệp đóng một vaitrò quan trọng, đặc biệt là thuế TNDN Việc có những chính sách thuế chưa đồng nhất,cách hiểu về những quy định thuế hiện tại ở một số địa phương cũng khác nhau, dovậy nghiên cứu chính sách thuế giúp doanh nghiệp vận dụng giải thích và thống nhấtquan điểm xử lý với cơ quan thuế một cách hài hòa, đảm bảo doanh nghiệp thực hiệnđúng, đủ nghĩa vụ của mình, mà không ảnh hưởng đến lợi ích mà doanh nghiệp đượchưởng Đối với thủ tục hành chính về thuế, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn khi chưanắm rõ các quy định liên quan và mất thêm thời gian khi phải hoàn chỉnh hồ sơ, kêkhai thông tin theo yêu cầu.
Vì vậy, sự thống nhất và hoàn chỉnh pháp luật về thuế TNDN trong luật sửa đổibổ sung luật thuế TNDN 2013 đóng vai trò rất lớn đối với quá trình thực hiện quy địnhpháp luật thuế TNDN của các cơ quan nhà nước cũng như của doanh nghiệp Nhữngquy định hạn chế của luật thuế TNDN 2008 sẽ được nghiên cứu, cùng với Luật sửa đổibổ sung luật thuế TNDN 2013, từ đó chỉ ra được điểm tiến bộ và những thành tựu màluật sửa đổi bổ sung đã đạt được Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những kiến nghị,giải pháp nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về thuế TNDN ở nước ta
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyên tắc pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo nội dung, quá trình xây dựng,thực hiên và bảo vệ pháp luật Các nguyên tắc của pháp luật làm thành bộ khung nâng
đỡ toàn bộ hệ thống pháp luật luôn có sự gắn kết chặt chẽ và thống nhất nội tại vớinhau
Việc xác định và thực hiện đúng đắn, chính xác các nguyên tắc sẽ làm cho hệthống pháp luật có hiệu quả cao Nếu xác định nội dung của chúng không chính xáchoặc việc thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động xây dựng, thực hiện
và bảo vệ pháp luật và xét cho cùng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế
1.3.1 Pháp luật phải minh bạch, rõ ràng
Trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật có vai trò rất lớn trong tổ chức và quản lí kinh
tế, thông qua pháp luật nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế;xác định cơ cấu, các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân; quy định địa vị pháp
lí của các đơn vị, tổ chức kinh tế; tổ chức quản lí quá trình sản xuất, kinh doanh; quyđịnh chế độ tài chính, các biện pháp kiểm tra giám sát trong quá trình sản xuất, kinhdoanh Bởi sự ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước nên pháp luật phảiminh bạch, rõ ràng để giúp đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lí những hiện tượngtiêu cực trong các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như điều chỉnh hoạt động kinh tếcủa tất cả các thành phần kinh tế trong đất nước Việt Nam hiện nay
Trang 17Nếu pháp luật không minh bạch, rõ ràng sẽ dẫn đến sự mập mờ trong khâu thựcthi pháp luật, dẫn đến những hiện tượng xấu trong nền kinh tế khiến khâu quản lí củanhà nước gặp vô vàn khó khăn.
1.3.2 Pháp luật phải hiệu quả, vừa giúp nhà nước quản lý vừa phát huy quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
Pháp luật không chỉ cần minh bạch rõ ràng có còn cần phải linh hoạt, có hiệu quảcao để có thể vừa giúp nhà nước quản lý vừa phát huy quyền tư do kinh doanh củadoanh nghiệp Như chúng ta đã biết, đất nước ta hướng tới nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó luật pháp chính là 1 trong những công cụ đểnhà nước quản lý nền kinh tế vĩ mô Nhà nước quản lý nền kinh tế trên cơ sở luậtpháp, các văn bản dưới luật Hệ thống pháp luật là chính là cơ sở pháp lý cho hoạtđộng đầu tư, kinh doanh trong nền kinh tế, duy trì trật tự kỷ cương kinh tế, điều chỉnhhành vi của các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh theo các hướng xác định
Trang 18CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG HÀ
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về thuế TNDN
2.1.1.1. Tình hình pháp luật về thuế TNDN ở nước ta hiện nay
Qua hơn 2 năm thực hiện, Luật sửa đổi bổ sung luật thuế TNDN 2013 có hiệu lựcthi hành từ ngày 01/01/2014 đã đạt được những thành tựu nhất định
Về kinh tế:
Thuế TNDN đã góp phần làm thay đổi căn bản nội hàm chính sách thuế, tạo điềukiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, điều tiết vĩ mô nên kinh tế, đẩy mạnhxuất khẩu, cải thiện môi trường kinh doanh và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranhcủa cộng đồng các doanh nghiệp trong nước
Thuế sửa đổi bổ sung TNDN 2013 ban hành đã khắc phục được cơ bản nhữngđiểm yếu của thuế TNDN 2008 Phạm vi điều chỉnh luật thuế TNDN đã được mở rộng
áp dụng cho cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số đối tượng khácnhư công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại ViệtNam, hộ gia đình nông dân sản xuất hàng hóa lớn, các cá nhân hành nghề độc lập,…Các khoản chi phí hợp lý được quy định một cách rõ ràng và phù hợp với những điềukiện của nền kinh tế thị trường theo những thông lệ quốc tế Một số khoản thu nhập cóthể phát sinh trong nền kinh tế thị trường được bổ sung vào đối tượng chịu thuế, xóa
bỏ sự phân biệt thuế suất và điều chỉnh sát với các mặt bằng thuế suất chung của thuếthu nhập công ty trên thế giới,…
Về thu Ngân sách nhà nước:
Thuế TNDN đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhâp từ hoạt động sản xuất,kinh doanh; Số thu về thuế TNDN tăng trưởng hàng năm và chiếm tỉ trọng khoảng 15
% trong tổng thu thuế và phí, từ đó tạo nguồn thu lớn, tập trung và ngày càng ổn địnhcho ngân sách nhà nước, góp phần bù đắp số giảm thu về thuế xuất nhập khẩu do phảithực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết quốc tế
Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế Việt Nam: Luật thuế TNDN đãgóp phần làm cho hệ thống thuế ở Việt nam từng bước tương đồng và phù hợp vớithông lệ quốc tế, đồng thời góp phần làm cho hệ thống thuế tiến thêm một bước tớimục tiêu công bằng và bình đẳng trong nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, cácloại hình doanh nghiệp
Trang 19Thuế TNDN đã xóa bỏ hẳn sự đối xử phân biệt giữa các thành phần kinh tế,ngành nghề sản xuất kinh doanh, rút ngắn khoảng cách phân biệt giữa các doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, thuếTNDN thể hiện rõ mục tiêu phân phối lại nhưng cũng đồng thời hàm chứa mục tiêu trợgiúp, nâng đỡ những cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do những điều kiện kinh
tế, xã hội tự nhiên mang lại, trên cơ sở đó thực hiện mục đích công bằng xã hội kếthợp với công bằng kinh tế Từ đó góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnhgiữa các thành phần kinh tế, các khu vực hoạt động cũng như tạo điều kiện cho sảnxuất và kinh doanh phát triển
Góp phần xử lý tốt mối quan hệ mang tính hệ thống giữa các sắc thuế:Luật thuế TNDN được thiết kế trên cơ sở mối quan hệ phụ thuộc, bổ sung, bọc lótnhau, thể hiên sự nhất quán về mục tiêu điều tiết và múc động viên của cả hệ thốngthuế Việc ban hành đồng thời Luật thuế giá trị gia tăng và Luật thuế TNDN với nhữngnội dung có liên quan cũng đã thể hiện sự vận dụng nguyên lý hệ thống Mối quan hệgiữa hai loại thuế cơ bản này đã được xử lý tốt hơn So với thuế lợi tức, thuế TNDNthể hiện rõ mục tiêu đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích các khu vực kinh tế, ngànhnghề, lĩnh vực phát triển theo mục tiêu định hướng của nhà nước Đặc biệt, thuếTNDN chứa đựng nhiều nội dung miễn, giảm thuế theo mục tiêu và hoàn cảnh kinh tế.Đặc tính đó thể hiện mối tương quan hệ thống giữa thuế giái trị gia tăng – thuế thunhập doanh nghiệp nói riêng và thuế gián thu – thuế trực thu nói chung
Góp phần thúc đẩy quản lý, tăng cường công tác hạch toán kế toán của doanhnghiệp: Việc tính đúng thuế TNDN trên nguyên tắc phải có hóa đơn, chứng từ, từ đóthúc đẩy các doanh nghiệp, người kinh doanh phải chú trọng tổ chức thực hiện tốt hơncông tác mở sổ sách kế toán, ghi chép, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ Do làmtốt công tác kế toán , hóa đơn, chứng từ, các đối tượng nộp thuế theo kê khai đã lập vànộp tờ khai thuế tương đối đúng hạn và đầy đủ
2.1.1.2 Tình hình pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH
thương mại và sản xuất Hồng Hà
Chiến lược đề ra mục tiêu cho Công ty trong những năm tới là phấn đấu đảm bảo
sự ổn định trong mọi hoạt động nhằm cung cấp những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thịtrường, góp phần nhiều hơn nữa cho cộng đồng và sự phát triển của đất nước
Đến nay, công ty TNHH sản xuất và thương mại Hồng Hà đã mở rộng quy môgấp nhiều lần Cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động như vậy, doanh thu và lợinhuận của công ty cũng ngày một tăng, qua những lần Luật pháp được bổ sung và thayđổi
Trang 20Trong nền kinh tế luôn phát triển, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hàng hóa
là xu thế của các doanh nghiệp Việt Nam Năm 2012, mặc dù kinh tế Việt Nam đã cónhiều khởi sắc sau khủng hoảng song vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro, đặt ra những tháchthức không nhỏ cho công ty Điều này càng đòi hỏi công ty càng phải nhanh chónghoàn thành cơ cấu tổ chức lớn hơn những vẫn hợp lý và hữu hiệu
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, đảm bảo sựcông bằng cho mọi loại hình doanh nghiệp, tạo ra môi trường pháp lý giúp doanhnghiệp phát triển ổn định, tăng doanh thu
Nền văn hóa chính trị của Việt Nam ổn định, nhà nước chủ trương gia cho cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế quyền được tự hạch toán để phát huy tính tự chủ củadoanh nghiệp, luôn khuyến khích sự hợp tác phát triển, các chính sách kinh tế, đầu tưthông thoáng … Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sảnxuất kinh doanh, mở rộng quy mô
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
- Nhân tố pháp luật
Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến Luật thuế thu nhập doanhnghiệp 2013, bởi bất cứ bộ luật nào khi được sửa đổi bổ sung cũng cần đồng bộ hóa vàhợp lý so với những bộ luật đang có hiệu lực của nhà nước Luật thuế thu nhập doanhnghiệp có liên quan đến những vấn đề về đối tượng chịu thuế, thuế suất, ưu đãi thuế….Bởi vậy nó không được chồng chéo với những nghị định liên quan… để đảm bảo việcthực thi luật pháp dễ dàng, không có kẽ hở
- Nhân tố kinh tế
Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhaunhư trạng thái của nền kinh tế, thị trường tài chính… bởi ở mỗi thời kì kinh tế khácnhau doanh nghiệp sẽ có những định hướng khác nhau để phát triển sản xuất, kinhdoanh một cách hợp lí nhất Pháp luật cần bám sát thực tế của nền kinh tế để đề ranhững quy định chính xác nhất
Trạng thái của nền kinh tế: Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng,
phát triển, doanh nghiệp phát triển hơn, thu nhập doanh nghiệp tăng theo, nếu cácdoanh nghiệp biết tận dụng ưu thế về ưu đãi thuế thì đó sẽ là nguồn lực rất lớn để tạo
đà phát triển hơn Và khi nền kinh tế suy thoái, DN cần sử dụng thêm vốn để sản xuấtkinh doanh, thì chính những chính sách ưu đãi về thuế TNDN cũng chính là nhữngđiều kiện thuận lợi mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp Khi ấy hệ thống phápluật quy định trực tiếp những vấn đề này cần có những điều chỉnh hợp lí để nếu xảy ranhững trường hợp đặc biệt doanh nghiệp có thể sử dụng luật áp dụng, tránh trường hợp