1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn khoa thương mại quốc tế Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát

50 803 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG

TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

Th.s TRƯƠNG QUANG MINH MAI THỊ THẢO

Lớp: K47E1

Mã sinh viên : 11D130041

HÀ NÔI – 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH cơ điện Hải Phát, mặc dù

là sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạocũng như các phòng ban trong công ty đã giúp em hoàn thành tốt công việc được giao.Đồng thời, thông qua quá trình thâm nhập thực tế, em đã có cơ hội nghiên cứu tìm hiểu

về công ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy, hoạt động kinh doanh củacông ty Nhờ vậy em đã có góc nhìn tổng quát về những thuận lợi và khó khăn công tyđối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới trường Đại học Thương Mại, các thầy,

cô trong khoa Thương Mại Quốc Tế, và đặc biệt là Ths Trương Quang Minh đã tận tìnhhướng dẫn giúp em có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này

Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn tới ban lãnh đạo, các phòng ban trongCông ty TNHH cơ điện Hải Phát Chúc quý công ty gặp nhiều thuận lợi trong hoạt độngkinh doanh

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2015

Sinh viênMai Thị Thảo

Trang 3

Mục lục LỜI CẢM ƠN I

MỤC LỤC II

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ VII DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIII CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 T ÍNH C Ấ P TH IẾ T C Ủ A Đ Ề TÀI 1

1.2 TỔ NG QUAN V Ấ N Đ Ề NGHIÊN C Ứ U 2

1.3 MỤ C ĐÍCH NGHIÊN C Ứ U 3

1.4 ĐỐ I TƯ Ợ NG NGHIÊN C Ứ U 3

1.5 P H Ạ M VI NGHIÊN CỨU 3

1.6 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN C Ư U 3

1.7 KẾ T C Ấ U KHÓA LU Ậ N 4

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 5

2.1 MỘ T S Ố LÝ LU Ậ N V Ề HỢ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U VÀ QUY TRÌNH TH Ự C HI Ệ N H Ợ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U 5

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu 5

2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 5

2.2 K HÁI QUÁT V Ề R Ủ I RO , T Ổ N TH Ấ T TRONG TH Ự C HI Ệ N H Ợ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U 8

2.2.1 Khái niệm về rủi ro và tổn thất 8

2.2.2 Đặc điểm của rủi ro vả tổn thất trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng 8

Trang 4

2.2.3 Một số rủi ro và tổn thất thường gặp trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu

9

2.2.3.1 Một số rủi ro thường gặp và nguyên nhân 9

2.2.3.2 Một số tổn thất thường gặp 12

2.3 K HÁI QUÁT V Ề PHÒNG NG Ừ A , H Ạ N CH Ế R Ủ I RO VÀ T Ổ N TH Ấ T NH Ằ M NÂNG CAO HI Ệ U QU Ả TH Ự C HI Ệ N H Ợ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U 12

2.3.1 Thế nào là phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất 12

2.3.2 Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất 13

2.3.2.1 Sự cần thiết 13

2.3.2.2 Lợi ích 14

2.3.2 Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 14

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT 16

3.1 G I Ớ I THI Ệ U V Ề CÔNG TY 16

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 16

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 16

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 17

3.2 K HÁI QUÁT V Ề K Ế T QU Ả KINH DOANH 18

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 18

3.2.2 Mặt hàng máy bơm chữa cháy và kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty 20

3.3 T H Ự C TR Ạ NG QUY TRÌNH NH Ậ P KH Ẩ U VÀ PHÒNG NG Ừ A , H Ạ N CH Ế R Ủ I RO TRONG TH Ự C HI Ệ N H Ợ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U 22

3.3.1 Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty 22

Trang 5

3.3.2 Những rủi ro và mức độ tổn thất của những rủi ro trong thực hiện hợp

đồng nhập khẩu của công ty TNHH cơ điện Hải Phát 23

3.3.3 Biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy tại công ty trong những năm gần đây 27

3.4 Đ ÁNH GIÁ CHUNG V Ề TÌNH HÌNH PHÒNG NG Ừ A , H Ạ N CH Ế R Ủ I RO ĐANG ĐƯ Ợ C ÁP D Ụ NG TRONG QUÁ TRÌNH TH Ự C HI Ệ N H Ợ P Đ Ồ NG NH Ậ P KH Ẩ U M Ặ T HÀNG MÁY BƠM CH Ữ A CHÁY T Ừ TH Ị TRƯ Ờ NG N H Ậ T BẢ N C Ủ A CÔNG TY CƠ ĐI Ệ N HẢ I P HÁT 27

3.4.1 Kết quả và thành công đạt được 27

3.4.2 Tồn tại 28

3.4.3 Nguyên nhân 30

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT 31 4.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT 31

4.1.1 Phương hướng phát triển về vấn đề phòng ngừa, hạn chế rủi ri trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty cơ điện Hải Phát 31

4.1.2 Quan điểm giải quyết vấn đề phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty cơ điện Hải Phát 33

4.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNGƯỜNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 33

4.2.1 Đối với doanh nghiệp 33

4.2.1.1 Xây dựng chương trình phòng ngừa rủi ro hoàn chỉnh, hệ thống 33

Trang 6

4.2.1.2 Giám sát thực hiện hợp đồng 35

4.2.1.3 Nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và trình độ quản lý 35

4.2.1.4 Xây dựng hệ thống kênh thông tin cập nhật 36

4.2.1.5 Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn 37

4.2.2 Đối với Nhà nước 38

4.2.2.1 Tăng cường tài trợ các biện pháp hạn chế rủi ro 38

4.2.2.2 Đẩy mạnh công tác dự báo, dự đoán biến động môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu 38

4.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống chính sách, thủ tục hành chính nhằm khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu 39

KẾT LUẬN 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ST

Sơ đồ

2 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ Điện

5 Bảng 3.3 Bảng liệt kê các rủi ro, tổn thất công ty gặp phải 25

6 Bảng 4.1 Bảng liệt kê cảnh báo rủi ro và tổn thất trong nhập

Hình vẽ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ

Trang 8

2 HĐNK Hợp đồng nhập khẩu

STT Từ viết tắt tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

Trang 9

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH

CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Rủi ro xuất hiện ở mọi nơi trong cuộc sống, luôn đe dọa cuộc sống của conngười Do vậy, con người luôn quan tâm và tìm cách đối phó với rủi ro Trong suốt lịch

sử phát triển của mình, con người đã làm rất nhiều để giảm thiểu rủi ro, song khi mộtrủi ro này được kiềm chế lại xuất hiện rủi ro mới Cùng với sự phát triển của xã hội, rủi

ro xuất hiện ngày càng đa dạng và phức tạp

Trong kinh doanh, rủi ro luôn đồng hành với lợi nhuận Mọi quyết định trongkinh doanh đều được đưa ra trong điều kiện có rủi ro Thành công có được một phầnkhông nhỏ nhờ biết ngăn ngừa, hạn chế rủi ro Biết vậy song ít có doanh nghiệp có đầy

đủ nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro, để từ đó tìm ra các biện pháp phòngngừa, hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu Rủi ro trong kinh doanh xảy ra một cáchthường xuyên và rất khó kiểm soát và nó trở thành mối quan tâm của nhiều doanhnghiệp Các doanh nghiệp muốn có lợi nhuận thì phải chấp nhận rủi ro Môi trườngkinh doanh càng mở rộng thì thì rủi ro càng đa dạng và phức tạp, đặc biệt là với môitrường kinh doanh quốc tế Việc tham gia tích cực vào thị trường quốc tế sẽ mở ranhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp trướcnhiều rủi ro mới Một loạt các rủi ro vốn có của môi trường kinh doanh quố tế đã trởthành bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi va vấp phải Đó là các rủi ropháp lý (điển hình là vụ kiện cá ba sa), rủi ro giao dịch, rủi ro tài chính,

Những vấn đề lý luận và thực tế này cho thấy sự cần thiết phải có những chuẩn

bị đầy đủ của các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro từ môi trường kinh doanhmới

Xuất phát từ yêu cầu trên đó, em tiến hành nghiên cứu khóa luận với đề tài

“Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy

từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát”

Trang 10

Khóa luận này trình bày khái quát những lý luận về rủi ro, tổn thất và các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro Từ những dữ liệu thu thập được, em tiến hành phântích thực trạng của công ty, từ đó thấy được những nguyên nhân, tồn tại cần giải quyết

và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Qua tham khảo các nghiên cứu của các sinh viên khóa trước, em thấy rất nhiều

đề tài nghiên cứu về quá trình thực hiện HĐNK, nhưng hầu hết các đề tài về hoàn thiệnquy trình thực hiện HĐNK và một số đề tài liên quan đến quản trị rủi ro, kiểm soát rủi

ro như:

 “ Kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK thiết bị báo cháy từSingapore của công ty TNHH thiết bị PCCC Hà Nội” sinh viên Trương ThịThanh Huyền, GVHD Lê Thị Việt Nga Đề tài nghiên cứu tổng quan về các biệnpháp kiểm soát rủi ro trong quá trình thực hiện HĐNK như: Né tránh rủi ro,ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, quản trị thông tin,

 “ Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐNK dây thép từ thị trường Trung Quốc củacông ty TNHH Cúp Vàng” sinh viên Trần Văn Nam, GVHD Nguyễn QuốcThịnh Đề tài nghiên cứu về các hoạt động trong quản trị rủi ro bao gồm: Nhậndạng rủi ro, phân tích và đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro trong vấn

đề nghiên cứu

 “ Hạn chế rủi ro trong thực hiện HĐNK mặt hàng thiết bị mô phỏng của công ty

cổ phần công phần mềm mô phỏng đồ họa” sinh viên Trần Bích Phương,GVHD Nguyễn Quốc Thịnh Đề tài nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thựchiện HĐNK và các biện pháp hạn chế rủi ro ấy

 “Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thang máy từ Italia của công ty

cổ phần Gama Việt Nam” sinh viên Nguyễn Thị Thanh Xuân, GVHD Lê ThịThuần Đề tài này nghiên cứu dựa vào các kết quả điều tra trắc nghiệm và đánhgiá của các chuyên gia trong công ty về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng nhập khẩu, từ đó tìm ra các tồn tại, nguyên nhân và biện pháp quản trịrủi ro

Trang 11

Từ các công trình nghiên cứu năm trước, dựa vào tính cấp thiết của đề tài nhất làtrong thời điểm hiện nay khi mà thương mại quốc tế đang phát triển mạnh mẽ thì việcphòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là hết sức

cần thiết Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực

hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát” Đề tài không phải là mới nhưng nội dung nghiên cứu mang

tính chất tiếp cận thực tế hiện nay, từ đó đề xuất cho công ty những biện pháp phòngngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy bơm chữa cháy

 Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồngnhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

 Doanh nghiệp nghiên cứu: công ty TNHH cơ điện Hải Phát

 Sản phẩm kinh doanh: máy bơm chữa cháy

 Thị trường nhập khẩu: Nhật Bản

1.5 Phạm vi nghiên cứu

 Phạm vi thời gian: lấy số liệu kinh doanh nhập khẩu từ năm 2011- 6 tháng đầunăm 2014

 Phạm vi không gian: công ty TNHH cơ điện Hải Phát

1.6 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013,

Trang 12

2014; báo cáo số liệu nhập khẩu máy bơm chữa cháy, hợp đồng thương mại, vận đơnđường biển,.các tài liệu về TMQT như giáo trình, báo và tạp chí chuyên ngành, một sốwebsite về ngoại thương, chính sách pháp luật có liên quan, luận văn khóa trước.

 Phương pháp thu thập dưc liệu sơ cấp: phỏng vấn chuyên sâu (phỏng vấn trựctiếp giám đốc, phó giám đốc, các chuyên viên phòng XNK, )

 Phương pháp phân tích dữ liệu: phương pháp thống kê, phương pháp so sánhphương pháp tư duy logic

1.7 Kết cấu khóa luận

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu về phòng ngừa, hạn chế rủi ro trongthực hiện hợp đồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công tyTNHH cơ điện Hải Phát

Chương 2: Cơ sở lý luận về phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồngnhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơ điện Hải Phát

Chương 3: Phân tích thực trạng phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợpđồng nhập khẩu máy bơm chữa chấy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơđiện Hải Phát

Chương 4: Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thực hiện hợpđồng nhập khẩu máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty TNHH cơđiện Hải Phát

Trang 13

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ HẠN CHẾ

RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU

2.1 Một số lý luận về hợp đồng nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu

Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua bán của thương nhân nước ngoài, thựchiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng (Nguồn: PGS.TSDoãn Kế Bôn, 2010) Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu:

 Chủ thể hợp đồng: là các bên có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau

 Đồng tiền thanh toán: phải là ngoại tệ đối với ít nhất là một trong quan hệ hợpđồng

 Hàng hóa- đối tượng mua bán của hợp đồng được chuyển giao ra khỏi đất nướcngười bán trong quá trình thực hiện hợp đồng

 Nội dung của hợp đồng gồm: các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyểngiao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau

 Luật điều chỉnh hợp đồng: là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quánquốc tế khác nhau với thương mại và hàng hải

2.1.2 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Hình 2.1: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Thuê phương tiện vận tải (nếu cần)

Mua bảo hiểm hàng hóa (nếu cần)

Nhận bộ chứng từ

Làm thủ tục hải quan

Thanh toán

Trang 14

Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu

Tùy từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp có thể có hoặc không phải xin giấyphép nhập khẩu Với các mặt hàng thuộc danh mục cấm thì khi doanh nghiệp muốnnhập khẩu thì phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng

Bước 2: Mở L/C

Liên hệ với ngân hàng để được trợ giúp về mặt thanh toán:

 Vay tiền ngân hàng để ký quỹ, đặt cọc

 Mở L/C

Bước 3: Thuê phương tiện vận tải

Tùy từng loại hàng hóa khác nhau mà nhà nhập khẩu sẽ sử dụng các loạiphương tiện khác nhau bằng đường hàng không, đường biển hoặc đường bộ,

Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải:

 Căn cứ vào hợp đồng thương mại quốc tế

 Căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hóa

 Căn cứ vào điều kiện vận tải

Hiện nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển qua đường biển nên nghiệp vụ thuêtàu đã trở nên phổ biến nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu Các phương thức thuê tàunhư:

 Phương thức thuê tàu chợ: là tàu chạy theo một hành trình và thời gian xác định.Hiện nay, hệ thống tàu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần tàu chợ là tàuchở container rất thuận tiện cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất làchở các lô hàng nhỏ (doanh nghiệp chỉ thuê một phần con tàu)

 Phương thức thuê tàu chuyến: là chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng và nhận tiền cước thuê tàu do hai bênthỏa thuận

Bước 4: Mua bảo hiểm hàng hóa

Đối với hợp đồng ký kết theo điều kiện CIF, CIP người bán phải chịu phí tổnmua bảo hiểm cho hàng hóa như thỏa thuận trong hợp đồng với mức bảo hiểm tối thiểutheo điều kiện C của điều kiện bảo hiểm hàng háo của Viện những người bảo hiểm

Trang 15

Luân Đôn hoặc điều kiện bảo hiểm tương tự Bảo hiểm tối thiểu phải bao gồm giá hàngquy định trong hợp đồng cộng 10% (tức 110%) và được mua bằng đồng tiền của hợpđồng Khi người mua yêu cầu, người bán sẽ phụ thuộc váo các thông tin mà người muacung cấp theo yêu cầu của người bán, mua bảo hiểm bổ sung, bằng chi phí của ngườimua, nếu có thể như điều kiện A hoặc B.

Bước 5: Nhận bộ chứng từ

Liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngân hàng để nhận bộ chứng từ

Cần kiểm tra đối chiếu lại toàn bộ nội dung trong bộ chứng từ với nội dungtrong hợp đồng và L/C Nếu có sai xót xảy ra cần liên hệ với nhà xuất khẩu hoặc ngânhàng để kịp thời điiều chỉnh

Bước 6: Chuẩn bị nhận hàng

Đại lý hãng tàu sẽ gửi thông báo tàu đến cho nhà nhập khẩu khi tàu sắp đếncảng Khi công ty nhận được bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu và nhận được giấy báo hàngđến, bộ phận xuất nhập khẩu sẽ mở tờ khai hải quan điện tử để làm thủ tục thông quanhàng hóa Trong điều kiện doanh nghiệp chưa đăng ký hình thức khai hải quan điện tửthì nhân viên phải chuẩn bị hồ sơ để khai theo phương pháp thủ công và công việc đòihỏi mất rất nhiều thời gian Nhà nhập khẩu sẽ cầm theo giấy thông báo tàu đến, B/L có

ký hậu, giấy giới thiệu đến hãng tàu để nhận D/O, hãng tàu sẽ giao cho nhà nhập khẩuD/O để làm thủ tục hải quan và nhân hàng

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ cần thiết theo quy định của hồ sơ hải quan để làmthủ tục thông quan nhập khẩu Bộ hồ sơ gồm: Commercial Invoice, Packing List, D/O,Bill of Loading, C/O, contract, giấy giới thiệu,

Hiện nay dịch vụ khai thuê hải quan cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng

Bước 8: Thanh toán

Các hình thức thanh toán có thể bằng L/C, T/T, TTR, D/P Sau khi nhận được thôngbáo hàng đến và kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp thì nên nhập khẩu chấpnhận thanh toán cho nhà xuất khẩu

Bước 9: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Trang 16

Khiếu nại là phương pháp giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện hợpđồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mang tínhhợp lý thỏa mãn hay không thỏa mãn các yêu cầu của bên khiếu nại.

2.2 Khái quát về rủi ro, tổn thất trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.2.1 Khái niệm về rủi ro và tổn thất

Hiện nay có khá nhiều định nghĩa về rủi ro, theo những tiếp cận khá nhau lại cónhững định nghĩa khác nhau:

Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được (Frank Knight, 1998) Theo đó,các loại bất trắc không thể đo lường được thì được gọi là bất trắc, còn loại bất trắc cóthể đo lường được gọi là rủi ro

Một học giả người Mỹ khác, ông Allan Willett trong cuốn “Risk and Insurance”

Mc Graw Hill, 1995 có quan điểm rằng: rủi ro là bất trắc cụ thể liên quan đến một biến

cố không mông đợi Như vậy, theo ông rủi ro liên quan đến con người

Có thể định nghĩa “Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tổnthất cho con người” (Nguyễn Anh Tuấn, 2006, trang 16)

Như vậy, khi nói đến rủi ro chúng ta cần lưu ý những vấn đề quan trọng: rủi ro

là sự kiện bất ngờ đã xảy ra, là những sự cố gây ra tổn thất và rủi ro là sự kiện ngoàimong đợi

Từ đó, chúng ta có thể rút ra rằng: Rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu là những

sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra ngoài mong đợi và có thể gây ra tổn thất cho các doanhnghiệp nhập khẩu

Tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản; cơ hội mất hưởng; về con người,tinh thần, sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ các rủi ro gây ra.(PGS.TS Doãn Kế Bôn, 2010)

2.2.2 Đặc điểm của rủi ro vả tổn thất trong thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu nói riêng

Nói tới rủi ro, tổn thất là đề cập tới sự kiện không may mắn, bất ngờ xảy ra gâythiệt hại về lợi ích cho con người Ba vấn đề được coi là điều kiện của rủi ro là:

 Rủi ro là sự kiện bất ngờ đã xảy ra Bất ngờ là con người không thể lường trước

Trang 17

được một các chắc chắn, nó có thể xuất hiện vào một thời điểm bất kỳ trong tương lai

và bất kỳ ở đâu Mọi rủi ro đều là bất ngờ, còn những sự kiện bất ngờ phải đã xảy ra thìmới được coi là rủi ro

 Rủi ro là những sự cố gây ra tổn thất Khi rủi ro xảy ra luôn để lại những hậuquả (có thể hậu quả nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, hậu quả trực tiếp hay gián tiếp)

 Rủi ro là sự kiện ngoài mong đợi Rủi ro mang lại tổn thất, là sự cố bất ngờ và vìthế nó là điều không mong đợi của con người trong bất cứ mọi hoạt động

Việc nghiên cứu rủi ro thực chất là nhằm đạt được mục đích hạn chế những tổnthất cho các đối tượng liên quan Rủi ro và tổn thất là hai phạm trù khác nhau cùngphản ánh một sự kiện không may xảy ra, nhưng có mối quan hệ nhân quả, theo đó, rủi

ro là nguyên nhân còn tổn thất là hậu quả Rủi ro phản ánh về mặt chất của sự kiện, baogồm nguyên nhân, tính chất, mức độ nguy hiểm còn tổn thất phản ánh về mặt lượngcủa sự kiện, nghĩa là phản ánh mức độ thiệt hại, mất mát về vật chất và tinh thần cónguyên nhân từ rủi ro gây ra Vì vậy việc nghiên cứu rủi ro không thể tác rời vớinghiên cứu tổn thất

2.2.3 Một số rủi ro và tổn thất thường gặp trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.2.3.1 Một số rủi ro thường gặp và nguyên nhân

Rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các khâu của quá trình thức hiệnHĐNK như: làm thủ tục hải quan, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, giao nhậnhàng hóa, thanh toán, Với đối tác không đủ uy tín hay không đủ năng lực để thực hiệnhợp đồng thì rủi rỏ có thể xảy ra: không thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng,không thực hiện được hợp đồng hay không thực hiện đúng thời hạn hợp đồng quy định.Trong nhiều trường hợp, rủi ro doanh nghiệp gặp phải do sự biến động của giá cả hànghóa, sự biến động của tỷ giá,

Rủi ro trong lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng

Rủi ro do mạo danh là việc một cá nhân hay tổ chức sử dụng trái phép danhnghĩa của một cá nhân hay tổ chức khác (cố ý sử dụng trái phép hoặc sử dụng khôngchính danh) trong giao dịch với khách hàng

Trang 18

Rủi ro do đối tác không đủ năng lực thực hiện hợp đồng và do hợp đồng soạnthảo thiếu chặt chẽ, có nhiều sơ hở Nguyên nhân có thể do doanh nghiệp đã không tiếnhành điều tra kỹ về đối tác nên không có khả năng đánh giá được về năng lực thực hiệnhợp đồng của đối tác

Rủi ro do các hành vi lừa đảo khác của các đối tác như: đánh tráo hợp đồng, lừamua để bán hoặc lừa đảo bán để mua (lừa ký hợp đồng với giá cao các lô hàng họ đang

bị ế, sau đó tìm cách bán chính lô hàng đó cho đối tác của mình hoặc lừa trong cácquan hệ buôn bán đối lưu, )

Rủi ro trong quá trình giao nhận hàng hóa

Rủi ro do người bán không giao đủ số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa.Nguyên nhân là:

 Có thể do sự chủ quan của người bán trong khâu chuẩn bị hàng

 Người xuất khẩu kiếm được hợp đồng khác có lợi hơn

 Sự suy giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu

 Các hạn chế xuất khẩu của chính phủ

 Sự thỏa thuận không rõ ràng trong hợp đồng: số lượng, chất lượng và chủng loạiRủi ro do chậm giao hàng hoặc không giao hàng Nguyên nhân có thể do cả ý muốnchủ quan của người bán hoặc do các nguyên nhân khách quan (do sự biến động về nguồn cung: giá cả tăng nhanh, không còn nguồn hàng do thiên tai, hiểm họa tự nhiên)

Rủi ro trong quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:

Các rủi ro do lựa chọn hãng tàu không đủ tin cậy, lừa đảo hàng hải Nguyên nhâncủa rủi ro này là:

 Thuê phải tàu không đủ khả năng đi biển

 Thuê tàu của nhữngchủ tàu hoặc người thuê tàu định hạn để chuyên chở hànghóa không có năng lực tài chính

 Thuê phải những con tàu ma

Các rủi ro do xếp hàng không đúng quy cách, chuyên chở không đúng lịch trình,chuyển tải hàng hóa Nguyên nhân của rủi ro này là:

 Có thể là do chủ hàng đã không cung cấp một cách đầy đủ thông tin về hàng hóa

Trang 19

và những yêu cầu đối với việc chất xếp hàng hóa trên tàu, hoặc do sơ suất, chủ quan, sựthiếu trách nhiệm của người chuyên chở cũng như bên xếp hàng trong quá trình xếphàng lên tàu.

 Chiến tranh, bạo động, thiên tai, cấm vận, khiến tàu phải thay đổi lịch trình vàtuyến đường để đảm bảo an toàn

Các rủi ro do những tai họa tiềm ẩn trong quá trình vận chuyển Nguyên nhân là:

 Cháy hoặc nổ

 Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp

 Tàu đâm va nhau, tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyển đam phải bất kỳvật thể bên ngoài không kể nước hoặc bị mất tích

 Những hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu để đảm bảo an toàn cho toàn

bộ hành trình đi biển

Các rủi ro do bị mất cắp hàng hóa, trục lợi bảo hiểm, cướp biển Nguyên nhân làhàng hóa bị mất cắp do chính người vận chuyển hoặc người khác, hoặc do cướp biển

Rủi ro trong quá trình thanh toán tiền hàng:

Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực Nguyênnhân của những rủi ro này là:

 Những kẻ trục lợi, gian lận có thể lợi dụng cung cấp các bộ chứng từ thanh toángiả mạo, không trung thực

 Khả năng kiểm tra tính xác thực các bộ chứng từ của cả người nhập khẩu vàngân hàng còn chưa cao, nhất là trong các trường hợp thanh toán bằng điện chuyểntiền, hoặc các phương thức nhờ thu

Rủi ro từ ngân hàng mở L/C Nguyên nhân do ngân hàng mở L/C mất khả năngtài chính hoặc cố ý không thanh toán Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa những rủi ronày có thể làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu Điều này có thể làcho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội kinh doanh hoặc cũng có thể làm mất uy tín của doangnghiệp với đối tác trong và ngoài nước

Rủi ro do bộ chứng từ thanh toán không phù hợp quy định của L/C Nguyênnhân do sai xót về đơn vị đo lường, đơn vị tiền tệ, thể hiện không thống nhất về giá trị

Trang 20

lô hàng, ghi không đầy đủ, thiếu thống nhất vầ tên, địa chỉ các bên trong chứng từ,chứng từ không đầy đủ như quy định của L/C, Nói chung, mọi sai xót dù là nhỏ giữachứng từ và các yêu cầu của L/C đều có thể bị từ chối thanh toán.

2.2.3.2 Một số tổn thất thường gặp

Dựa vào mức độ của tổn thất, chia ra:

 Tổn thất toàn bộ: tổn thất hoàn toàn đối tượng như: mất kiện hàng, hư hỏnghoặc bị phá hủy tất cả hàng hóa,

 Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần của đối tượng như đổ vỡ một số lượngnhất định hàng hóa, hàng hóa ẩm mốc một phần, trong đó có thể chia ra thành tổn thất

về số lượng và tổn thất về phẩm chất

Dựa vào tích chất của tổn thất chia ra:

 Tổn thất riêng là những tổn thất của đối tượng bảo hiểm của từng tham gia bảohiểm như tổn thất của chủ hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về cước phí của người vận chuyển , tổn thất vầ con tàu của chủ tàu

 Tổn thất chung là những tổn thất hoặc những chi phí do hành động cố ý củangười chuyên chở, thuyền trưởng, gây ra nhằm mục đích an toàn chung cho toàn bộhành trình vận chuyển trước những đe dọa bất ngờ

Dựa vào đối tượng bị thiệt hại chia ra:

 Tổn thất hữu hình: những thiệt hại về tài sản, hàng hóa, tiền bạc,

 Tổn thất vô hình: những tổn thất về tinh thần, uy tín trong kinh doanh

Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế, việc xác định mức độ thiệt hại,tổn thất trong kinh doanh cũng không cố định theo một tiêu chí nào

2.3 Khái quát về phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu

2.3.1 Thế nào là phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất

Hạn chế rủi ro, tổn thất là tổng thể các biện pháp phòng ngừa, ngăn ngừa, nétránh, khắc phục, chia sẻ rủi ro, tổn thất Do đó, hạn chế rủi ro, tổn thất trong quá trìnhthực hiện HĐNK được hiểu theo các nội dung cơ bản sau:

 Phòng ngừa rủi ro, tổn thất là đề ra các biện pháp tác động vào nguy cơ, mối

Trang 21

hiểm họa để giảm khả năng rủi ro, tổn thất hoặc nếu có xảy ra thì bớt đi mức đọnghiêm trọng.

 Né tránh rủi ro, tổn thất là đề ra các biện pháp tập trung vào nghiên cứu từ bỏnhững hoạt động chứa đựng nguy cơ rủi ro, hiểm họa cao để không phải gánh chịu rủi

ro, tổn thất

 Khắc phục rủi ro, tổn thất là những biện pháp nhằm khoanh vùng rủi ỏ, tổn thấtkhông để rủi ro, tổn thất trở thành nguyên nhân gây rủi ro, tổn thất tiếp theo, tránh tạo

ra rủi ro, tổn thất dây chuyền hoặc là những biện pháp giảm thiệt hại tới mức thấp nhất

có thể và khôi phục lại nhanh chóng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Chia sẻ rủi ro, tổn thất là biện pháp đề ra nhằm chia nhỏ rủi ro, tổn thất cho mọingười thông qua các quỹ hỗ trợ rủi ro hoặc thông qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm

2.3.2 Sự cần thiết và lợi ích của các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất

2.3.2.1 Sự cần thiết

Hạn chế rủi ro, tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu là việclàm hết sức cần thiết đối vơi an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp Các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất không những đảm bảo hiệu quả kinh doanhcủa một thương vụ mà còn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Sự cầnthiết phải thiết lập các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất được thể hiện ởcác mặt sau:

Thứ nhất, mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện HĐNK là nhằm thuđược lợi nhuận tố ưu, tức là mức lợi nhuận cao nhất đạt được khi đảm bảo các mụ tiêukhác Để đạt được lợi nhuận cao, doanh nghiệp phải tiến hành đồng thời hai biện pháp:tăng doanh thu và giảm chi phí Tăng doanh thu thường đòi hỏi phải tăng quy mô củahợp đồng hoặc nhờ vào biến động của tỷ giá song doanh nghiệp thường bị động trongtình huống này; việc tăng quy mô lại hàm chứa những nguy cơ rủi ro lớn hơn cho quátrình thực hiện hợp đồng Do đó, cách thứ hai là giảm chi phí, trong đó các chi phí xử

lý rủi ro, tổn thất tỏ ra chủ động và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Vì vậy, tấtyếu phải có có biện pháp hạn chế rủi ro

Trang 22

Thứ hai, an toàn trong kinh doanh là yêu cầu thiết thực cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp trong thị trường đầy nguy cơ rủi ro và bất trắc Muốn an toàncần phải giảm thiểu rủi ro, tổn thất có thể tác động tới doanh nghiệp Để làm được điềunayd, doanh nghiệp cần thiết lập các biện pháp hạn chế cho từng nhóm rủi ro tùy thuộcvào mức độ nghiêm trọng của nó.

Thứ ba, rủi ro, tổn thất gây thiệt hại nặng nề về tài sản, con người và đôi khidoanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm pháp lý về sản phẩm đối với khách hàng mànhiều khi trách nhiệm pháp lý còn gây hậu quả nghiêm trọng hơn thiệt hại về tài sản

2.3.2.2 Lợi ích

Hạn chế rủi ro, tổn thất là biện pháp nhằm làm cho rủi ro, tổn thất ít xảy ra vànếu xảy ra thì cũng ít nghiêm trọng Hạn chế rủi ro, tỏn thất cũng góp phần tăng uy tíndoanh nghiệp trên thị trường Thông qua đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệpcũng diễn ra trôi chảy, dễ dàng hơn Ngoài ra, hạn chế rủi ro, tổn thất còn là cơ sở đểcác doanh nghiệp chấp nhận mạo hiểm nhằm thu lợi nhuận lớn trong một số lĩnh vựckinh doanh có nguy cơ rủi ro, tổn thất cao

Như vậy, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro, tổn thất góp phần biến cơhội kinh doanh thành kết quả hiện thực, giúp doanh nghiệp chớp được thời cơ trongkinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà vẫn an toàn

2.3.2 Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro và tổn thất trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Rủi ro có thể xảy ra ở bất kỳ khâu nào trong quá trình thực hiện HĐNK, vì vậyviệc thiết lập các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũng không thể tiến hành chungcho mọi trường hợp mà cần phải thiết lập cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào đốitác lựa chọn, từng khu vực thị trường, Các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cũngphải được thực hiện chặt chẽ trong các khâu của quá trình thực hiện HĐNK

Lựa chọn đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng:

 Điều tra kỹ đối tác

 Nhờ ngân hàng thẩm tra năng lực của đối tác

 Cảnh giác trước những lợi ích lớn được đưa ra từ phía đối tác

Trang 23

 Yêu cầu hai bên cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

Quá trình vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:

 Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, tối ưu nhất là chỉ định thuê tàu của các hãng có vănphòng giao dịch tại nước nhập khẩu để dễ dàng theo dõi lịch trình và giải quyết sự cố

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp với thờigian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính của hàng hóa

 Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu

 Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết cho phù hợp với thực tế vận chuyển

 Thường xuyên giám sát lịch trình tàu chạy để có thể đưa ra những biện pháphợp lý hạn chế tổn thất khi gặp rủi ro trong hành trình

Quá trình thanh toán tiền hàng:

 Yêu cầu toàn bộ chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp như: đối vớivận đơn đường biển với những lô hàng có giá trị lớn cần yêu cầu nhà xuất khẩu cungcấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập, giấy chứng nhận số lượng phải có sự giám sátcủa đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước người nhập khẩu tạinước ngoài cấp,

 Bố trí nhân viên giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ thanh toán để hạn chếtối đa sự rủi ro

 Đọc và nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ thanh toán

Trang 24

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY BƠM CHỮA CHÁY TỪ THỊ

TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT

3.1 Giới thiệu về công ty

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH cơ điện Hải Phát được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD

số 0104190034 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp lần đầuvào ngày 30 tháng 9 năm 2009, đăng ký thay đổi lần 1: ngày 05 tháng 12 năm 2014

Tên gọi: CÔNG TY TNHH CƠ ĐIỆN HẢI PHÁT

Địa chỉ: Tổ dân phố Mễ Trì Thượng, Phường Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm,Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04 66722674

Email: haiphat.coltd@gmail.com

Mã số thuế: 0104190034

Vốn điều lệ: 2.700.000.000 đồng (Hai tỷ bẩy trăm triệu đồng)

Cho đến nay, Công ty TNHH Cơ Điện Hải Phát là một doanh nghiệp hàng đầutrong lĩnh vực sản xuất, sửa chữa và kinh doanh các sản phẩm máy móc, thiết bị và phụtùng khác Là đối tác kinh doanh của các hãng nổi tiếng mà từ lâu đã có uy tín ở thịtrường Việt Nam như: Pentax, Hyundai, Mitsuky, Iveco, Teco, Tohatsu, Rabbit,

Cùng với sự phát triển của Công ty và sự quan tâm sâu sắc của Lãnh đạo công

ty, các nhân viên công ty luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc,các chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực Những điều này giúp nhân viên yên tâmcông tác và cống hiến cho công ty, cũng như thu hút được ngày càng nhiều nguồn nhânlực có chất lượng cao về làm việc lâu dài tại công ty

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động chính:

 Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

 Sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện

 Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác

Trang 25

 Sửa chữa thiết bị điện, máy móc, thiết bị

 Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí

 Công ty chuyên nhập khẩu trực tiếp các máy móc, thiết bị của các thương hiệunổi tiếng

Công ty có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu về các sản phẩm máy móc, thiết bị vàphụ tùng khác có chất lượng tốt do công ty sản xuất cũng như nhập khẩu từ các nước

có công nghệ cao

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến, chức năng Giám đốc

là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm trước pháp luật Tiếp đến là phó giám đốccác bộ phận, các phòng ban

Trong bộ máy quản lý của công ty, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức năngnhiệm vụ khác nhau và được tổ chức theo mô hình sau:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Cơ Điện Hải Phát

( Nguồn: Phòng hành chính- nhân sự)

GIÁM ĐỐC

Phòng

kinh doanh

Bộ phận lắp đặt+ bảo hành

Phó giám đốc

kỹ thuật

Bộ phận sản xuất

Phòng

kế toán

Phó giám đốc công trình

Bộ phận

cơ khí

Phó giám đốc kinh doanh

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng

hành

chính

Ngày đăng: 15/05/2015, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w