Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty cơ điện Hải Phát nói chung và công tác hạn chế rủi ro trong thực hiện HĐNK máy bơm chữa cháy nói riêng, em thấy công tác quản trị rủi ro vẫn còn hạn chế, tuy nhiên công ty cũng đã đạt được những thành công nhất định. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu nhưng qua các hợp đồng công ty ngày một hoàn thiện hơn. Công tác quản trị rủi ro do các nhân viên xuất nhập khẩu của công ty đảm nhiệm. Mỗi tháng công ty thường thực hiện 1- 2 hợp đồng, mỗi hợp đồng thực hiện đều được giám sát chặt chẽ bởi phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật nhằm hạn chế rủi ro tốt nhất. Công ty đã chú trọng công tác quản trị rủi ro trong việc thực hiện HĐNK của mình từ khâu ký kết hợp đồng, chuẩn bị chứng từ cho đến
quá trình nhận hàng. Số lượng các rủi ro xảy ra trong các năm gần đây có xu hướng giảm và gần như không có khiếu nại. Năm 2014 công ty không gặp rủi ro nào phải dẫn tới khiếu nại.
Công ty cũng đã xây dựng một đội ngũ nhân viên ngày càng trưởng thành trong các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu. Trong các tác nghiệp thực tế, nhân viên luôn cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ nhân viên hầu hết là những người trẻ tuổi, năng động và có tinh thần cầu tiến cao. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhân viên có thể phát huy khả năng của bản thân. Số nhân viên có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn ngày càng tăng. Họ đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành công của công ty.
Công ty đã xây dựng mối quan hệ làm ăn uy tín với đối tác Nhật Bản, do đó các hợp đồng diễn ra nhanh chóng theo tập quán giữa hai bên đảm bảo chặt chẽ và hài hòa lợi ích hai bên.
Tình hình biến động tỷ giá JPY/VNĐ trong những năm gần đây tương đối ổn định, thậm chí đồng yên còn giảm giá tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và việc nhập khẩu máy bơm chữa cháy của công ty nói riêng.
Khi rủi ro xảy ra cũng đã có những biện pháp khá kịp thời để khắc phục, không để chậm trễ quá trình giao hàng, đảm bảo uy tín với khách hàng.
3.4.2. Tồn tại
• Hạn chế về vốn: là doanh nghiệp tư nhân nhỏ, tồn tại dưới hính thức công ty
TNHH nên vốn qui mô nguồn vốn còn nhỏ, cách tiếp cận nguồn vốn vay của công ty còn nhiều hạn chế. Một số năm gần đây, hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chi phí bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu được ít. Do đó, khả năng huy động vốn của công ty còn hạn chế.
Hạn chế về nguồn vốn dẫn đến những khó khăn trong kinh doanh. Nguồn vốn lưu động chiếm 25% nhu cầu sử dụng vốn của công ty, phần còn lại, công ty phải sử dụng nguồn vay ngân hàng. Hạn chế này dẫn đến tình trạng kém linh động trong một
số trường hợp yêu cầu huy động vốn lớn trong thời gian ngắn. Công ty đã bỏ lỡ nhiều hợp đồng do không có vốn thanh toán.
Để thực hiện một HĐNK trước hết công ty cần có một khoản tiền cho thanh toán hợp đồng. Thông thường các hợp đồng mà công ty thực hiện đều yêu cầu thanh toán ngay 50–70% hoặc toàn bộ giá trị đơn hàng, vì vậy việc huy động vốn rất quan trọng. Vì lý do nào đó mà công ty không huy động được đủ số tiền để thanh toán cho HĐNK dẫn tới chậm thanh toán và thời gian nhận hàng kéo dài, từ đó ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh sắp tới.
• Thiếu nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng lao động chưa cao: Nhân viên kinh
doanh đang công tác trong lĩnh vực nhập khẩu còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ, thiếu nhạy bén trong tác nghiệp. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên tại công ty chưa cao, chỉ có một số ít nhân viên có đủ khả năng giao dịch, đàm phán với đối tác nước ngoài. Nhân viên chủ yếu chỉ biết một ngoại ngữ, hầu như không có nhân viên sử dụng thành thạo hai ngoại ngữ. Một số nhân viên làm việc trái với chuyên ngành đào tạo nên gặp nhiều khó khăn trong công việc. Mặt khác, nhân viên chỉ được đào tạo về nghiệp vụ mà không được đào tạo về các kỹ thuật nhận biết và phòng tránh rủi ro. Chính điều này làm tăng nguy cơ rủi ro, vì nhân viên là người trực tiếp tiếp xúc với công việc. Do quy mô công ty còn nhỏ nên công tác đào tạo cán bộ nhân viên còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó chế độ đãi ngộ vẫn còn hạn chế.
Sự phân công công việc tại công ty chưa phù hợp, công việc còn chồng chéo giữa các nhân viên, không quy trách nhiệm cho từng cá nhân được giao nhiệm vụ nên hiệu quả công việc chưa cao. Hạn chế này cũng xuất phát từ sự hạn chế về khả năng quản lý của ban lãnh đạo.
• Quy trình nghiệp vụ: vẫn còn một số sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ
của nhân viên như: những sai sót trong điều khoản hợp đồng, thực hiện sai quy trình nghiệp vụ,..
Công tác phòng ngừa rủi ro của công ty chỉ mang tính rời rạc ở từng bộ phận riêng lẻ. Hầu như khi các rủi ro xảy ra công ty mới đưa ra các biện pháp khắc phục, xử lý và giảm thiểu tổn thất.