hiện hợp đồng nhập khẩu mặt hàng máy bơm chữa cháy từ thị trường Nhật Bản của công ty cơ điện Hải Phát
Định hướng cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Cơ điện Hải Phát đã đạt được một số thành công nhất định, song công ty vẫn không ngừng hoàn thiện và phát triển. Để tối đa hóa lợi nhuận, công ty cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vì vậy công ty phải lập cho mình những kế hoạch quản trị rủi ro tốt hơn để phòng ngừa, mở rộng quy mô kinh doanh cả về thị trường lẫn mặt hàng.
Công ty đã có những kế hoạch thúc đẩy, đổi mới phương pháp kinh doanh nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng , gây được chữ tín với khách hàng và mở rộng quy mô kinh doanh đến một số thị trường tiềm năng, đảm bảo được hiệu quả kinh doanh, thu lợi nhuận cho công ty. Muốn như vậy thì càng phải kiểm soát tốt các rủi ro.
Công ty TNHH cơ điện Hải Phát tiếp tục duy trì và hình thành các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm mục tiêu phát triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã đề ra từ trước .
Công ty định hướng tăng cường hơn nữa khâu quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kinh doanh và quản lý để đảm bảo vòng quay vốn hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo kết quả kinh doanh theo đúng tiến độ.
Chỉ tiêu kế hoạch:
• Tổng doanh thu: 30 000 triệu VNĐ • Kim ngạch nhập khẩu: 16 000 triệu VNĐ
Đối với nhập khẩu:
• Khuyến khích nhập khẩu các loại máy bơm tiến tiến, công nghệ cao.
• Đẩy mạnh việc chuẩn bị nhân lực để nhập khẩu các loại máy bơm chữa cháy với số lượng lớn nhằm cung cấp cho các dự án lớn.
Về thị trường: Ngoài thị trường nhập khẩu chủ yếu của là Nhật Bản, công ty sẽ mở rộng ra các thị trường: Italia, Đài Loan.
Định hướng cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro
Môi trường kinh doanh không ngừng biến động, điều đó khiến doanh nghiệp luôn phải chịu những tác động khác nhau từ môi trường. Sự tác động của môi trường có thể là những vấn đề đã được doanh nghiệp quan tâm và đề xuất giải pháp nhưng
cũng có thể là những vấn đề chưa từng xảy ra và doanh nghiệp không thể lường trước được.
Việc đưa ra kế hoạch giúp doanh nghiệp hình dung được một phần các rủi ro có thể xảy ra. Từ đó, công ty có thể dự đoán các tổn thất nếu có rủi ro xảy ra và kịp thời đưa ra phương án phòng tránh.
Một số phương án phát triển công tác hạn chế rủi ro thực hiện HĐNK trong thời gian tới như sau:
• Xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất cho các khoản phải trả và các khoản phải thu. Qua đó công ty có thể hạn chế được những rủi ro về tỷ giá và biến động của lãi suất cho vay của ngân hàng để làm giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh. Trong trường hợp khi quy mô hoạt động của công ty thay đổi thì công tác quản trị rủi ro nói chung và hạn chế rủi ro nói triêng cũng có những thay đổi phù hợp.
• Khi quy mô tăng lên, nhu cầu về nhập khẩu máy bơm chữa cháy và các loại máy khác cũng tăng lên. Công ty sẽ phải nhập khẩu các loại máy móc từ nhiều thị trường khác nhau. Vì thế có rất nhiều rủi ro khác mà doanh nghiệp gặp phải khi làm việc với nhiều đối tác và nhiều nhà cung ứng khác nhau. Lúc này quá trình thực hiện HĐNK không thể áp dụng cho tất cả. Khi đó, công ty cần nghiên cứu các khâu trong quá trình thực hiện HĐNK một cách chi tiết hơn và đề ra các công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho từng khâu để đạt được kết quả tốt nhất.
• Công ty nên xây dựng các phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất. Xây dựng các phương án né tránh rủi ro và hạn chế tổn thất không thể tiến hành chung cho mọi trường hợp, mọi hợp đồng mà công ty thực hiện mà công ty cần thiết lập riêng cho từng trường hợp cụ thể căn cứ vào mặt hàng, đối tác lựa chọn, đặc điểm thị trường và những nhân tố khách quan.