1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

48 1,4K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 125,98 KB

Nội dung

Một lần nữa em xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Thương MạiQuốc Tế và ban lãnh đạo, nhân viên của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải đã giúp em bài khóa lu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ tậntình của thầy cô giáo trong khoa Thương Mại Quốc Tế, đặc biệt sự hướng dẫn quantâm của PGS.TS Doãn Kế Bôn – Trưởng khoa Thương Mại Quốc tế Vì vậy, quađây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy cô giáo trong khoa Thương Mại Quốc Tế

và nhiều hơn nữa cảm ơn thầy giáo Doãn Kế Bôn đã giúp em hoàn thành bài khóaluận này

Ngoài sự giúp đỡ từ phía nhà trường, em còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫntận tâm, nhiệt tình từ phía Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hảitrong thời gian thực tập tại công ty Đặc biệt là bộ phận xuất nhập khẩu của công ty,với các anh chị nhân viên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo chi tiết từng công việc đểhoàn thành nhiệm vụ được giao của mình Nên em xin gửi lời cảm ơn chân thànhđến quý Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải và đặc biệt cảm ơncác anh chị nhân viên của bộ phận xuất nhập khẩu đã giúp em hoàn thiện bài khóaluận của mình

Lần đầu tiếp xúc với môi trường thực tế về nghiệp vụ nhập khẩu khi tham giathực tập tại Công ty cổ phần Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hànghải, tự nhận thấy bản thân mình còn nhiều thiếu sót tri thức, trình độ và kĩ năng nêntrong quá trình hoàn thành bài khóa luận của mình, sẽ không tránh khỏi những saisót Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý tận tình từ thầy cô trong khoa và ban lãnhđạo, nhân viên trong công ty để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Thương MạiQuốc Tế và ban lãnh đạo, nhân viên của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ

thuật hàng hải đã giúp em bài khóa luận với đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải”.

Trang 2

MỤC LỤ

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU THIẾT

BỊ VAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP .5 2.1 Khái niệm hợp đồng Thương mại quốc tế và hoạt động gia công quốc tế 5

2.1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế 5

2.1.2 Khái niệm về gia công quốc tế 5

2.1.3 Khái quát quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu 6

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu 6

2.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu 6 2.2.2 Phân loại rủi ro 7

2.2.3 Khái niệm và phân loại tổn thất 8

2.2.3.1 Khái niệm tổn thất 8

2.2.3.2 Phân loại tổn thất 8

2.2.4 Nguyên nhân của các rủi ro 9

2.2.4.1 Những rủi ro do yếu tố khách quan 9

Trang 3

2.2.4.2 Rủi ro do các yếu tố chủ quan mang lại 10

2.3 Nội dung của hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu .10

2.3.1 Hạn chế rủi ro trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu từ đối tác đặt gia công .10

2.3.2 Hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức sản xuất theo hợp đồng gia công .12 2.3.3 Hạn chế rủi ro trong quá trình giao, nhận hàng hóa 12

2.3.4 Hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa 13

2.3.5 Hạn chế rủi ro trong thanh toán 14

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU THIẾT BỊ VAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI 16

3.1 Khái quát hoạt động gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 16

3.1.1 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 16

3.1.2 Khái quát quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 17

3.2 Phân tích thực trạng về những rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 21

3.2.1 Rủi ro trong quá trình nhận nguyên liệu 21

3.1.2 Rủi ro trong quá trình sản xuất 23

3.2.3 Rủi ro trong quá trình giao, nhận hàng hóa 25

3.2.4 Rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa 26

3.2.5 Rủi ro trong thanh toán 27

3.3 Đánh giá thực trạng việc hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 29

3.3.1 Kết quả đạt được 29

3.3.2 Một số tồn tại 30

3.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại 30

Trang 4

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU THIẾT BỊ VAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG VÀ DỊCH

VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI 32

4.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 32

4.1.1 Định hướng chung 32

4.1.2 Định hướng phát triển hoạt động gia công quốc tế của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 33

4.2 Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải 33

4.2.1 Đối với những rủi ro trong quá trình nhập nguyên phụ liệu 34

4.2.2 Đối với những rủi ro trong quá trình sản xuất 37

4.2.3 Đối với những rủi ro trong quá trình giao, nhận hàng hóa 38

4.2.4 Đối với những rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa 38

4.2.5 Đối với những rủi ro trong thanh toán 39

4.3 Một số kiến nghị góp phần thực hiện giải pháp 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Bảng 3.1 Doanh thu từ hoạt động gia công quốc tế thiết bị van cho thị trường NhậtBản 16

Sơ đồ 3.1 Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thịtrường Nhật Bản 20Bảng 3.2 Bảng tổng hợp vật tư nhập khẩu tính đến ngày 31/12/2013 21

Trang 7

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU THIẾT

BỊ VAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau những năm đổi mới nền kinh tế nước ta đang khởi sắc và thu được nhữngthành tựu đáng kể Từ nền kinh tế khép kín chuyển sang nền kinh tế mở với sự thamgia của nhiều thành phần kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thếgiới Với chính sách đối ngoại mềm dẻo đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn từnước ngoài tận dụng thế mạnh trong nước Thực tế đã chứng minh không một quốcgia nào phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài Sự giao lưu buôn bángiữa các nước là một xu hướng tất yếu quốc tế hoá nền kinh tế Sự phát triển củathương mại quốc tế như là chất keo dính gắn kết các quốc gia lại với nhau trong sựphát triển thống nhất cuả nó Đặc biệt, ngày nay gia công quốc tế khá phổ biến trongbuôn bán ngoại thương của nhiều nước Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vậndụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại,chẳng hạn như Hàn Quốc,Thái Lan, Xingapo…

Tuy nhiên, kinh doanh xuất nhập khẩu không phải lúc nào cũng “thuận buồmxuôi gió” mà nhiều khi còn gặp phải những rủi ro, dẫn đến những tổn thất cho cácbên trong việc thực hiện những thương vụ quốc tế Những rủi ro này rất đa dạng vàphức tạp và hầu hết xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng bởi đây là quá trìnhchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố không thể kiểm soát được

Rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu và đặc biệt

là trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu là hiện tượng tương đốiphổ biến do môi trường kinh doanh có nét đặc trưng là luôn tiềm ẩn các nhân tố làmgia tăng rủi ro Ngoài ra, quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu còn gắnchặt với các mặt kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương như thanh toán quốc tế, làm thủtục hải quan, giao nhận hàng hoá XNK, thuê tàu, mua bảo hiểm, khiếu nại, kiệntụng, vốn dĩ là những nghiệp vụ phức tạp, chứa đựng nguy cơ rủi ro dẫn đến nhữngtổn thất lớn cho doanh nghiệp Do đó, nghiên cứu về rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng gia công xuất khẩu, để từ đó hình thành các biện pháp phòng ngừa hạn

Trang 8

chế rủi ro là rất cần thiết nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chínhthức của WTO

Việc các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu phổbiến dẫn đến công tác đảm bảo yêu cầu chất lượng ngày càng quan trọng nhưnghoạt động hạn chế rủi ro trong các Công ty chưa được chú trọng Vậy, vấn đề đặt ra

là phải hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu sao cho

có hiệu quả Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹthuật hàng hải, em nhận thấy Công ty thường gặp rất nhiều rủi ro trong thực hiệnhợp đồng gia công xuất khẩu gây ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty nên em đã

quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty

cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải”.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Qua quá trình tìm hiểu em được biết đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu

về vấn đề hạn chế rủi ro thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu Trong đó, một số đềtài luận văn tại trường đại học Thương Mại:

+ LVE.1187: “Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thangmáy từ Italia của Công Ty CP Gama Việt Nam” – LVTN/ SV Nguyễn Thị ThanhXuân – Th.s Lê Thị Thuần hướng dẫn, 2011

+ LVE.1186: “ Quản trị rủi ro trong quy trình chuẩn bị sản phẩm hạt điềuxuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu nông sảnnông sản Hà Nội – AGREXPORT” –LVTN/ SV Vũ Thanh Thủy - PGS.TS Doãn

Trang 9

pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro mà doanh nghiệp đã thực hiện Bên cạnh

đó, mặc dù có một đề tài chú trọng đến việc hạn chế rủi ro nhưng lại là trong quátrình thực hiện hợp đồng xuất khẩu chứ không phải là trong quá trình thực hiện hợpđồng gia công xuất khẩu Hai hoạt động này có những điểm khác nhau cơ bản và do

đó việc hạn chế rủi ro cũng sẽ khác Có thể nói đề tài: “Hạn chế rủi ro trong quá

trình thực hiên hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải” là một đề tài mới so

với các đề tài trước đã nghiên cứu

1.3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của vấn đề nghiên cứu bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

 Hệ thống hóa lý luận về các nội dung cơ bản hợp đồng gia công, quá trìnhthực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu và hoạt động hạn chế rủi ro trongthực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

 Phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng gia công xuất khẩu của công ty

 Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho công ty trongthời gian tới

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bịvan sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuậthàng hải

1.5 Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công

xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản

+ Về không gian: Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải + Về thời gian: giai đoạn 2011 – 2013

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản và phương phápphân tích, đánh giá, thống kê, tổng hợp, so sánh… và minh họa các bảng biểu sốliệu đuợc thu thập qua các năm từ việc tham khảo các tài liệu báo cáo tổng kết củacông ty

Trang 10

1.7 Kết cấu của khóa luận

Đề tài được trình bày thành 4 chương không kể phần tóm lược, lời cảm ơn,mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, các tài liệutham khảo và các phụ lục:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiệnhợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổphần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Chương này nói lên tổng quan cơ bản về những phương pháp sử dụng đểxác định những rủi ro mà công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hảigặp phải cũng như phương pháp định hướng khắc phục nó

Chương 2: Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồnggia công xuất khẩu tại doanh nghiệp

Chương này tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của rủi ro vàquản trị rủi ro trong quá trình kinh doanh ngoại thương, quá trình thực hiện hợpđồng gia công

Chương 3: Phân tích thực trạng về những rủi ro trong quá trình thực hiện hợpđồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phầncung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Chương này tập trung phân tích tình hình gia công của công ty cổ phần cungứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải đặc biệt chú trọng tới tình hình gia công chođối tác Nhật Bản cũng như những thực trạng về rủi ro của công ty gặp phải khigia công cho đối tác Nhật Bản kèm theo những nguyên nhân sâu xa dẫn đếnnhững rủi ro này

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp phòng ngừa và hạnchế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sangthị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Với mục tiêu cần đạt được và những căn cứ nhất định khóa luận đề xuất cácgiải pháp nhằm kiến nghị và nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong quátrình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van của công ty cổ phần cungứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Trang 11

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠI DOANH NGHIỆP 2.1 Khái niệm hợp đồng Thương mại quốc tế và hoạt động gia công quốc tế

2.1.1 Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế

Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 (Công ước về mua bán hàng hóa hữuhình): Hợp đồng TMQT hay hợp đồng ngoại thương là tất cả các văn bản được kýkết bởi các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa đượcchuyển từ nước này qua nước khác Hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữabên ký kết được lập ở các nước khác nhau

Theo điều 1 công ước Vienna 1980 (Công ước Liên hợp quốc về mua bánhàng hóa quốc tế): Hợp đồng TMQT là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó cácbên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau

Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn

Kế Bôn chủ biên: Hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu là: “ Hoạt động thươngmại quốc tế là sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh

ở các quốc gia khác” Như vậy bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là cáchợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợpđồng Chủ thể của hợp đồng là Bên bán (Bên XK) và bên mua (Bên NK) Họ có trụ

sở kinh doanh ở các nước khác nhau Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổilại, bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao

2.1.2 Khái niệm về gia công quốc tế

Gia công là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương củanhiều quốc gia trên thế giới Gia công là sự cải tiến đặc biết các thuộc tính riêng củađối tượng lao động là nguyên liệu hay bán thành phẩm được tiến hành một cáchsáng tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào Khi hoạtđộng gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia công quốc tế Tức là bênđặt gia công hoặc bên nhận gia công phải có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sởchính ở hai quốc gia khác nhau

Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn

Kế Bôn chủ biên: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo

đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu,

Trang 12

vật chất của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quátrình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao Gia công quốc tế

là hình thức gia công thương mại mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công làthương nhân nước ngoài”

2.1.3 Khái quát quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

Tổ chức nhập khẩu nguyên phụ liệu

Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu mà doanh nghiệp

sẽ tiến hành xin giấy phép nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng

Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệubởi vì khi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại không tiêu dùng trongnước Do vậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thủ tục hải quan Cơquan hải quan có nhiệm vụ giám sát quá trình nhập khẩu nguyên phụ liệu và xuấtthành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài

Tổ chức gia công

Sau khi nhận nguyên phụ liệu doanh nghiệp chuyển nguyên phụ liệu về thẳngcông ty để gia công Do đó quy trình công nghệ như đối với hàng giầy dép tươngđối phức tạp, nhiều khâu, nhiều công đoạn vì vậy đòi hỏi các bộ phận phải phối hợpchặt chẽ với nhau để hoàn thành tốt công việc Tổ chức gia công cùng các kỹ thuậtviên nước ngoài (nếu có) hướng dẫn, giám sát, kiểm tra chất lượng

Tổ chức xuất khẩu

Sau khi thực hiện gia công xong, doanh nghiệp sẽ tiến hành giao hàng chophía nước ngoài Công tác giao hàng gồm các việc sau:

- Ghi mã hiệu lên thùng hàng

- Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm

- Tổ chức vận chuyển hàng tới nơi quy định để giao cho người vận tải

2.2 Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

2.2.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

Trong giáo trình TMQT: “ Rủi ro là những sự kiện bất bất lợi, bất ngờ đã xảy

ra gây tốn thất cho con người”

Theo Nguyễn Anh Tuấn ( 2006) trong cuốn: “ Quản trị rủi ro trong kinhdoanh ngoại thương” NXB Lao động – Xã hội: “ Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất

Trang 13

ngờ gây ra tổn thất cho con người”, theo cách tiếp cận này thì rủi ro liên quan tớithái độ của con người Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro cònnhững biến cố mong đợi không phải là rủi ro Rủi ro phải là những bất trắc hậu quảcho con người, còn những bất trắc không gây tổn thất thì phải không phải là rủi ro

Rủi ro trong kinh doanh XNK: theo “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” củaPGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “ Rủi ro trong kinh doanh XNK là những sự kiện bấttrắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất mất mát, thiệt hại hoặclàm mất đi những cơ hội sinh lời, tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làmmất đi những cơ hội sinh lời, những cũng có thể đưa đên những lợi ích, cơ hội thuậnlợi trong hoạt động XNK” Theo định nghĩa này rủi ro trong kinh doanh XNL vừamang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất,mất mát, nguy hiểm… cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội.Nếu tích cức nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ranhững biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, tận dụng mặt tích cực của nó

2.2.2 Phân loại rủi ro

Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:

- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhên ngoài tầm

kiểm soát của con người

- Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và kháchquan liên quan đến hành vi của con người

Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô:

- Rủi ro kinh tế: Do các yếu tố kinh tế gây ra

- Rủi ro chính trị: Do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra

- Rủi ro pháp lý: Do sự thay đổi pháp luật, các quy tắc, tập quán

- Rủi ro cạnh tranh: Do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới

- Rủi ro thông tin: Do thiếu các thông tin về thị trường, về đối tác

Dựa vào phạm vi được bảo hiểm:

- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểmbồi thường khu có tốn thất xảy ra, được chia thành rủi ro loại trừ và rủi ro khôngthỏa thuân

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồngbảo hiểm, được chia thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt

Trang 14

Căn cứ vào thời điểm phát sinh trong quá trình tác nghiệp chia rủi ro thành:

- Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng: là những rủi roxảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đảm phán và ký kết hợp đồng thương mạiquốc tế

- Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạnchuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, gồm các thu gom, sản xuất, gia công, tái chế

- Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao nhận

- Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa: - Rủi ro trong thanhtoán tiền hàng: là những rủi ro xảy ra trong quá trình quá trình thực hiện các nghiệp

vụ thanh toán tiền hàng, tiền tạm ứng

- Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại: là những rủi ro xảy ra trongquá trình thực hiện khứu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế

Dựa vào tính chất của tổn thất:

- Tổn thất riêng: là những tổn thất của đối tượng bảo hiển của từng bên thamgia bảo hiểm như tổn thất của hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về contàu của chủ tàu

Trang 15

- Tổn thất chung: là tổn thất hoặc những chi phí do hành động cố ý của ngườichuyên chở, thuyền trưởng Dựa vào đối tượng bị thiệt hại - Tổn thất hữu hình: lànhững thiệt hại về tài sản, hàng hóa tiền bạc - Tổn thất vô hình: là những tổn thất vềtinh thần, uy tín trong kinh doanh.

2.2.4 Nguyên nhân của các rủi ro

2.2.4.1 Những rủi ro do yếu tố khách quan

+ Rủi ro do thiên tai: là những rủi ro do lũ lụt hạn hán, động đất, dịch

bệnh… tác động bất lợi đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hậuquả rủi ro do thiên tai mang lại thường rất nghiêm trọng ảnh hưởng nặng nề đếnhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Thiệt hại do thiên tai gây ra là rất nghiêmtrọng có nhiều doanh nghiệp phá sản vì rủi ro này

+ Rủi ro chính trị - pháp lý: đây là rủi ro mà các nhà kinh doanh nhất là

doanh nghiệp kinh doanh quốc tế lo ngại nhất bởi vì trước khi xây dựng chiến lượckinh doanh quốc tế hay quyết định một hợp đồng nào doanh nghiệp cần dựa vàotình hình kinh tế - xã hội dựa trên các quyết định thuế và luật thuế… Một biến độngmạnh về chính trị - pháp lý xảy ra có thể làm đảo lộn mọi dự đoán của doanh nghiệp

và làm doanh nghiệp thất bại

+ Rủi ro do lạm phát: lạm phát là sự tăng giá bình quân của hàng hóa Các

doanh nghiệp luôn gặp các rủi ro do biến động kinh tế Rủi ro lạm phát là một điểnhình trong các rủi ro biến động kinh tế Khi lạm phát xảy ra ở mức độ cao thì hợp đồnggia công sẽ không còn ý nghĩa Thời gian đến khi nhận được tiền hàng thanh toán từphía nước ngoài khoảng 30-45 ngày Do đó xác suất xả ra lạm phát là rất lớn

+ Rủi ro hối đoái: là sự không chắc chắn về một khoản thu nhập hay chi trả

do biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá trị hợp đồng dự kiến

+ Rủi ro do sự thay đổi chính sách ngoại thương: chính sách ngoại thương

là một hệ thống nguyên tắc biện pháp kinh tế hành chính luật pháp nhằm điều tiếtcác hoạt động mua bán quốc tế của một nhà nước trong một giai đoạn nhất định.Hầu hết các chính sách ngoại thương của các nước thay đổi theo từng giai đoạn tùythuộc theo mục đích, định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ khác nhau Sựthay đổi thường xuyên của các định chế này là đe dọa lớn vì doanh nghiệp khôngchỉ chịu ảnh hưởng của chính sách trong nước mà còn bị ảnh hưởng nặng của chính

Trang 16

sách ngoại thương của nước bạn Trong số đó có thể là rủi ro do quy định hạnngạch, thủ tục hải quan, thuế quan, quy định hành chính khác.

2.2.4.2 Rủi ro do các yếu tố chủ quan mang lại

+ Rủi ro do thiếu vốn: để nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh

nghiệp không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ Song do thiếuvốn doanh nghiệp không đủ khả năng đổi mới công nghệ mở rộng quy mô sản xuấttối ưu Từ đó không đủ sức mạnh cạnh tranh với đối thủ và mất thị phần Ngoài rarủi ro do thiếu vốn còn làm quá trình thực hiện hợp đồng gia công không được đảmbảo dẫn tới giao hàng chậm

+ Rủi ro do thiếu thông tin: việc thiếu thông tin sẽ dẫn tới những hậu quả

khó lường cho doanh nghiệp Đôi khi doanh nghiệp còn phải tiến hành hoạt độnggia công của mình với những công ty ma đến khi không được thanh toán tiền hàngmới biết mình bị lừa Hơn nữa việc không nắm bắt được biến động giá cả thị trườngthế giới, nhiều doanh nghiệp đã ký hợp đồng với giá gia công thấp Chính vì thế sựbùng nổ thông tin như hiện nay để nhận biết và tránh sai lệch thông tin là cách quantrọng nhất giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro có thể gặp phải

+ Rủi ro do năng lực quản lý kém: đây là rủi ro xem như không có phương

thức hữu hiệu nào trị được Một doanh nghiệp nhận gia công có năng lực quản lýkém sẽ liên tục gặp phải những rủi ro khác nhau sẽ dẫn tới việc chậm trễ trong quyếtđịnh giao hàng hoặc ký kết hợp đồng và quan hệ với khách hàng làm họ thất vọng

+ Rủi ro do thiếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ: sự thiếu hiểu biết về

luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế mà biểu hiện là sự hố giá nhầm chấtlượng, thiếu số lượng vi phạm giao kết trong hợp đồng và L/C… Một khi trình độnghiệp vụ của nhân viên ngoại thương còn yếu kém thì họ dễ dàng bị lừa và hậu quả

là rủi ro phát sinh thường xuyên và liên tục

2.3 Nội dung của hạn chế rủi ro trong thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

2.3.1 Hạn chế rủi ro trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu từ đối tác đặt gia công

Trên cơ sở định mức nguyên vật liệu của sản phầm và kế hoạch sản xuất theotháng, quý và dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc và các cán bộ Trưởng phòng sẽtiến hành nhâp khẩu nguyên phụ liệu từ đối tác đặt gia công

Trang 17

Đối với các hợp đồng gia công nhập nguyên liệu, giao thành phầm thì các cán

bộ phụ trách sẽ phối hợp với bên đặt gia công tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệucho sản xuất

Đối với các hợp đồng mua nguyên liệu bán thành phẩm thì bên nhận giacông sẽ tiến hành hỏi giá, đặt hàng các đơn vị cung cấp nguyên phụ liệu và nếu mứcgiá hợp lý thì sẽ tiến hành đặt hàng với các đơn vị đó và lưu ý họ về thời gian dựtính đặt mua hàng để đơn vị đó giao hàng đúng thời hạn, tránh cho công ty khỏinhững biến động khi tiến hành sản xuất

Khi nguyên phụ liệu được nhập về thì bên nhận gia công sẽ tiến hành nhậnhàng, đối chiếu với bảng kê khai hàng hóa để kiểm tra về số lượng, chất lượng, kích

cỡ, thông số kỹ thuật, bao bì, ký mã hiệu những nguyên phụ liệu thực nhập Đến lúcnày, những rủi ro có thể xảy ra sẽ bắt đầu xuất hiện Khi đó, các rủi ro thường gặp

sẽ là thiếu nguyên phụ liệu, chất lượng nguyên phụ liệu không đúng, nguyên phụliệu bị chậm giao hoặc không được giao, sai sót trong thông báo mã vật tư, nhầmlẫn trong quá trình làm thủ tục nhập nguyên phụ liệu…

+ Yêu cầu những công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng, dảm bảongân hàng…

+ Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rất chặt chẽ, khôngyêu cầu chung chung Chứng từ phải do cơ quan đáng tin cậy cấp

+ Quy định rõ số lượng, chất lượng, yêu cầu, quy cách… của nguyên vật liệuđược nhập Những nguyên vật liệu nào sẽ được nhập khẩu từ bên đặt gia công,những nguyên liệu nào mà bên nhận gia công sẽ tự chủ

+ Hợp đồng quy định rõ những nguyên liệu được sử dụng cho hoạt động giacông khi được nhập khẩu để đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước,được miễn thuế theo đúng quy định

Trang 18

2.3.2 Hạn chế rủi ro trong quá trình tổ chức sản xuất theo hợp đồng gia công

Sau khi nhập nguyên phụ liệu về, tùy theo tình hình nhập nguyên phụ liệu đểbắt đầu tiến hành sản xuất Trong quá trình sản xuất nếu có sự cố gì thì phải tìmhiểu nguyên nhân và báo cáo kịp thời lên cấp trên để tìm hướng giải quyết Mặtkhác, phải thường xuyên liên lạc với bên đặt gia công hoặc bên đặt hàng nguyênphụ liệu để đôn đốc họ giao nguyên phụ liệu còn thiếu và thông báo cho bên đặt giacông tiến độ sản xuất của công ty

Tuy nhiên, nếu quá trình trên không được tuân thủ thì rủi ro trong quá trình tổchức sản xuất thực hiện hợp đồng gia công sẽ gặp phải các rủi ro trong đó các rủi rothường xuyên gặp phải như rủi ro do hỏa hoạn, thiên tai, sản xuất sai lệch so với yêucầu…

Các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất có thể là:

+ Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất;

+ Tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực;

+ Quy định chặt chẽ và rõ ràng trong hợp đồng về những quy định đối vớimặt hàng cần gia công như các chỉ tiêu về chất lượng, kỹ thuật…

+ Các vấn đề liên quan tới việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vốn, mức thùlao… cũng cần được đàm phán và quy định chặt chẽ

2.3.3 Hạn chế rủi ro trong quá trình giao, nhận hàng hóa

Sau khi sản xuất xong lô hàng, bên nhận gia công sẽ thông báo cho bên đặtgia công về thời gian giao hàng để tiến hành xuất khẩu

Trong quá trình thực hiện các công việc trên những rủi ro có thể xảy ra như:bên nhận gia công không thể hoặc chậm giao hàng, bên nhận gia công giao hàngkhông đúng số lượng và chất lượng, bên đặt gia công không nhận hàng…

Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro:

+ Trước hết cần tìm hiểu bạn hàng thật kỹ cả về uy tín thương mại và khảnăng cung cấp hàng hóa;

+ Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu;Quy định trong điều khoản phạt, trong đó quy định phạt bên nào không thưc hiệnnghĩa vụ của mình một cách đầy đủ;

+ Yêu cầu cả hai bên (mua và bán) cùng ký quỹ tại một ngân hàng để đảmbảo thực hiện hợp đồng;

Trang 19

+ Sử dụng các công cụ mạnh của ngân hàng như: L/C dự phòng, bảo lãnhngân hàng, đảm bảo thực hiện hợp đồng tất nhiên những công cụ mạnh này thườngchỉ được áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biêt nhau

để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu;

2.3.4 Hạn chế rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa

Trong thương mại quốc tế, việc vận chuyển hàng hóa là một công việcthường xuyên và phổ biến của các thương vụ Nó giúp hàng hóa, dịch vụ được dịchchuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác Vận chuyển có tốt, có hiệu quả haykhông sẽ quyết định rất lớn tới số lượng, chất lượng cũng như mức độ an toàn củahàng hóa

Nói đến vận chuyển hàng hóa trong kinh doanh quốc tế, người ta không chỉnghĩ đến thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển… mà quan trọng hơn cả đó làviệc lựa chọn loại phương tiện vận chuyển nào phù hợp nhất với hàng hóa đó, nhất

là những hàng hóa nhạy cảm, dễ hỏng, dễ đổ vỡ Từ đó nảy sinh một câu hỏi rằng:Làm thế nào để có thể thuê được phương tiện vận chuyển đảm bảo, an toàn?

Trả lời câu hỏi trên sẽ giúp chúng ta nhận thấy một rủi ro lớn nhất trong vậnchuyển hàng hóa đó chính là rủi ro khi chúng ta thuê phải những “con tàu ma”, lừađảo hàng hải Nếu chúng ta không tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thì chắc chắn sẽ gặp phảihậu quả khôn lường

Do vậy, để hạn chế rủi ro trên các doanh nghiệp cần:

+ Quy định trong hợp đồng điều khoản phạt, trong đó quy định phạt bên nàokhông thưc hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ

+ Giành quyền chủ động thuê tàu, khi đó bên nhập khẩu sẽ có cơ hội lựa chọnđược những hãng tàu có uy tín, có thể đàm phán về lịch trình và tuyến đường hợp lý;

+ Chỉ định hãng tàu nổi tiếng hoặc quy định chi tiết những yêu cầu đối vớicon tàu trong hợp đồng nhập khẩu và giàng buộc trách nhiệm của bên bán khi thuêtàu không đúng yêu cầu;

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở theo những điều kiện phù hợp vớinhững thời gian vận chuyển trong năm, tuyến đường vận chuyển và đặc tính củahàng hóa

+ Ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu;

Trang 20

+ Đàm phán để nhập khẩu theo các điều kiện nhóm C;

+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký kết hợp đồng và chọn những hãngtàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó;

+ Thuê tàu chuyến nếu khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn;

+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần thiết để phù hợp với thực tế vận chuyểnhàng hóa

2.3.5 Hạn chế rủi ro trong thanh toán

Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng quan trọng nhất quyết định hiệu quảcủa quá trình trao đổi Nó là mắt xích không thể thiếu trong cỗ máy thương mạiquốc tế Với nhiều hình thức thanh toán đa dạng phù hợp với từng giai đoạn pháttriển và tình hình cụ thể, uy tín của Ngân hàng

Một vấn đề bức xúc hiện nay là thanh toán quốc tế như thế nào để đảm bảonhanh chóng, an toàn, hiệu quả Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toánrất đa dạng có thể xuất phát từ hai bên đối tác mà cũng có thể từ chính ngân hàng.Quản lý hạn chế rủi ro là công việc mà bất cứ một đối tượng nào tham gia vào mộtthương vụ quốc tế đều phải thực hiện

Những rủi ro trong thanh toán có thể xuất hiện như: rủi ro đến từ chínhphương thức thanh toán mà doanh nghiệp lựa chọn khi đàm phán để ký kết hợpđồng Ngày nay, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng phổ biến

vì nó là phương thức đảm bảo an toàn lớn nhất Tuy nhiên, không phải doanh nghiệpnào cũng có thể đàm phán thành công để lựa chọn phương thức đó Trên thực tế, nhiềuphương thức thanh toán mang nhiều rủi ro như T/T vẫn được sử dụng

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần sử dụng các biện pháp sau:

+ Đối với vận đơn đường biển, đối với những lô hàng lớn có giá trị cần yêucầu người xuất khẩu cung cấp vận đơn do hãng tàu đích danh lập Khi xếp hàng hóalên tàu phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sựthật giả của vận đơn và lịch trình tàu và đề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộphận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để có thể kiểm tra tính xác thực của lô hàng;

+ Trong trường hợp cần thiết yêu cầu bên xuất khẩu cung cấp hóa đơn thươngmại có sự xác nhận của đại điện phía nhà nhập khẩu hoặc của phòng thương mại;

Trang 21

+ Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặcquốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận củađại diện phía nhà nhập khẩu;

+ Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhànhập khẩu hoặc đại diện thương mại nước ngoài nhập khẩu tại nước ngoài cấp

+ Sử dụng L/C có xác nhận và chỉ định đích danh ngân hàng đại lý của ngânhàng phát hành L/C tại nước nhập khẩu;

+ Khi xuất khẩu vào những khu vực thị trường mới, có nhiều mạo hiểm đểđàm phán để được thanh toán bằng một phần tiền hàng T/T trả trước

Trang 22

Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ NHỮNG RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU THIẾT BỊ VAN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG

ỨNG VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT HÀNG HẢI 3.1 Khái quát hoạt động gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

3.1.1 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Dự kiến thị trường đóng mới tàu còn tiếp tục khó khăn kéo dài trong một vàinăm tới kết hợp với đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, cókinh nghiệm năng lực dồi dào và hệ thống thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại, công

ty chủ trương chuyển hướng mạnh sang thị trường gia công cơ khí Thị trường quốc

tế mà công ty hoạt động đó là thị trường Nhật Bản

Kết quả kinh doanh của hoạt động gia công quốc tế thiết bị van cho thịtrường Nhật của công ty trong 3 năm gần nhất như sau:

Bảng 3.1 Doanh thu từ hoạt động gia công quốc tế thiết bị van cho

thị trường Nhật Bản

(VND)

Chi phí (VND)

Lợi Nhuận (VND)

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%)

Trang 23

công ty thu được năm trước Năm 2012 và năm 2013, tình hình cũng không khảquan lắm khi doanh thu mà công ty thu được vẫn có sự sụt giảm nhẹ Có thể lý giảiđiều này là do tình hình khó khăn của thế giới nói chung cũng như Nhật Bản nóiriêng Bên cạnh đó, Nhật Bản là một quốc gia chịu sự ảnh hưởng nặng nề của độngđất Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của cácdoanh nghiệp Nhật Bản và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động gia công củacông ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải thông qua lượng cầu về sảnphẩm của công ty Nhật.

Lợi nhuận của công ty có sự sụt giảm tương ứng qua các năm 2010, 2011 và

2012 Một điều mà ta nhận thấy từ bảng số liệu trên đó là chi phí mà công ty bỏ ratương đối lớn Mức bỏ ra của chi phí gần tương đến với mức thu được của doanhthu Thậm chí đến năm 2012, chi phí mà công ty bỏ ra lớn hơn doanh thu nhận được

từ đó dẫn đến lợi nhuận của công ty là âm Điều này là do trước khi hoàn thành việcsản xuất các thiết bị van cho công ty của Nhật, công ty đã tiến hàng đặt gia công cácthiết bị, vật tư và bán thành phẩm từ một công ty khác đó là công ty Lisemco Dochi phí của quá trình gia công chuyển tiếp này quá cao làm cho những bán thànhphẩm này khi được công ty nhập về với giá lớn dẫn đến tổng chi phí sản xuất là lớn.Tuy nhiên, đến năm 2013, lợi nhuận công ty thu về có sự tăng trưởng vượt trội Cụthể là tăng 340.42% so với năm 2012 Điều này cho thấy công ty đã và đang có sự

nỗ lực rất lớn nhằm cải thiện chi phí gia công từ đối tác bên phía Lisemco

3.1.2 Khái quát quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải

Quy trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu thiết bị van sang thị trườngNhật Bản của Công ty cổ phần cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải được thựchiện như sau:

Bước 1: Triển khai tại bộ phận văn phòng

Triển khai bóc tách bản vẽ kỹ thuật

Bóc tách các chi tiết gia công chính xác và các chi tiết phải đặt ngoài:

- Ngày 1: triển khai bản vẽ các chi tiết gia công tinh cần độ chính xác cao vàgửi đặt hàng các đối tác: gửi mail đặt hàng trực tiếp cho đối tác ( Mr Hiếu duyệt )

Trang 24

- Ngày 2: triển khai bản vẽ các chi tiết gia công đối với các chi tiết không cầnhoặc chưa cần độ chính xác cao ngay mà xưởng MAC không làm được Gửi mail vàthông báo đặt hàng cho Mr Tuấn ( thương vụ ) đi đặt hàng tại các cơ sở tại Hải Phòng.

Chú ý: ghi rõ ngày đặt hàng và ngày yêu cầu nhận lại chi tiết đã gia công

Triển khai các bản vẽ pha cắt gửi xuống xưởng

- Chuẩn bị các bản vẽ chi tiết và bản vẽ khai triển, sơ đồ cắt thép tấm và théphình trên cơ sở kích thước vật tư được cấp và số lượng, chủng loại, kích thước từngloại chi tiết theo yêu cầu của bản vẽ

- Ký hiệu số chi tiết, lượng dư gia công, phương pháp cắt, đường chuẩn vàcác thông tin cần thiết khác phải được ghi đầy đủ trên các bản vẽ thi công

Chú ý: ghi rõ ngày đặt hàng và ngày yêu cầu nhận lại chi tiết đã gia công

Bóc tách khối lượng, vật tư phụ Tính toán, vẽ bản vẽ xếp kiện

- Ngày 1: Trên cơ sở bản vẽ, tính toán khối lượng của từng van trong 1 đợt đặthàng và số lượng vòng bi của từng van Cung cấp số liệu cho bộ phận làm báo giá

- Ngày 2: Tính toán số lượng vật tư chính, vật tư phụ và số lượng sơn Lập dựtrù vật tư của từng van gửi phòng thương vụ và phòng sản xuất

- Ngày 3: lên phương án và vẽ bản vẽ xếp kiện gửi cho phòng sản xuất Lập

dự trù mua gỗ đóng kiện gửi phòng thương vụ

Chú ý: ghi rõ ngày gửi và ngày yêu cầu phải có vật tư

Tổng hợp số liệu, làm báo giá

- Ngày 4 + 5: Làm báo giá gửi đối tác (căn cứ các số liệu của từng van).Update số liệu khách hàng phản hồi Phối hợp cùng nhau để tính toán lại nếu có sai

số số lượng kg của các van để chốt lại số liệu và làm Order đặt hàng giữa hai bên

Đặt hàng và lấy các chi tiết gia công chính xác và thuê ngoài

- Căn cứ vào số lượng van, số lượng chi tiết nhiều hay ít mà các chi tiết đặthàng phải có mặt chậm nhất trước ngày thứ 6 ( trên tổng số 14 ngày )

Làm thủ tục hải quan

- Ngày 11 +12: hoàn thiện các thủ tục Hải quan của lô hàng: PO, INV, PL

Bước 2: Triển khai sản xuất tại xưởng

 Chuẩn bị dụng cụ

 Triển khai gia công các chi tiết và kết cấu van

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w