Một vài bàn luận về các bài hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ở

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 74)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Một vài bàn luận về các bài hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ở

Việt ở trình độ A, B.

- Về câu hỏi:

So với mẫu câu phủ định và câu cầu khiến, câu hỏi vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo, chiếm xấp xỉ 83%. Điều này cũng dễ hiểu. Bởi để bắt đầu một cuộc hội thoại, trao đổi thậm chí ngay từ lời chào thì câu hỏi vẫn là ƣu tiên. Câu hỏi sẽ luôn là “cửa sổ” khởi nguồn cho những kiểu câu khác.

Mặc dù xét về mặt số lƣợng câu hỏi là đủ nhƣng qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng sự có mặt và sự phân bổ câu hỏi ở hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ở trình độ A và B hiện nay chƣa hợp lí, chƣa có sự thống nhất xuyên suốt trong các giáo trình cũng nhƣ trong các bài của cùng một giáo trình.

Ví dụ nhƣ bộ sách của Đoàn Thiện Thuật, ở GT1 và GT2 ngoài mẫu câu hỏi “có…không” thì hầu nhƣ vắng mặt hoặc xuất hiện quá thấp các mẫu câu khác. Sang GT3 thì các kiểu câu cũng xuất hiện với số lƣợng rất khập khểnh. Tác giả chủ yếu tập trung vào các câu hỏi với “có…không” , “à/ạ”, “nhé”, “gì” và lơ là các hình thức hỏi khác.

Hay bộ sách của Nguyễn Văn Huệ, ở hai giáo trình A là GT8 và GT9, tình hình cũng tƣơng tự nhƣ ở GT1 và GT2, ngoài các mẫu “có …không”, “à/ạ” và “gì” các câu hỏi kiểu khác cũng không đƣợc quan tâm. Hai giáo trình ở trình độ trung cấp là GT10 và GT11 thì các mẫu câu hỏi xuất hiện rải rác, lúc có lúc không và không dựa trên một quy tắc nào.

Điều đáng nói nhất là ở sách của Phan Văn Giƣỡng, các kiểu câu hỏi thiếu hụt quá nhiều. Chúng tôi không thấy và cũng không phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa hai giáo trình ở trình độ A và B là gì. Tác giả đã đƣa các câu

hỏi vào hội thoại khá lộn xộn, không dựa theo một tính toán khoa học hay một nhu cầu thực tế nào.

Nói chung đây là những giáo trình đƣợc phân chia thành các tập sách khác nhau tƣơng ứng với trình độ từ A đến B nhƣng sự xuất hiện của các câu hỏi trong các bài và giữa các giáo trình vẫn chƣa thể hiện đƣợc sự tăng tiến về số lƣợng cũng nhƣ về mức độ khó – dễ.

Tiếp đến là ba cuốn giáo trình của Vũ Văn Thi, Nguyễn Việt Hƣơng và Mai Ngọc Chừ, đây là những giáo trình ở trình độ A, số lƣợng bài học tƣơng đối dài, câu hỏi khá nhiều và sự phân bổ các cấu trúc hỏi có vẻ đều đặn hơn giáo trình của các tác giả trƣớc nhƣng cũng còn một số điểm chƣa thống nhất.

Nhìn tổng quát, trong hội thoại ở các giáo trình tiếng Việt trình độ A, B thì các câu hỏi với khuôn “có…không” vẫn chiếm vị trí độc tôn với tần số xuất hiện cao nhất so với các câu hỏi khác. Kiểu câu hỏi này là câu hỏi điển hình vì vậy sự có mặt đều đặn của nó ở các giáo trình cũng là đúng, nhƣng các mẫu câu khác cũng cần đƣợc chú trọng.

Cấu trúc câu hỏi với “à”, “ạ”, “” cũng là những cấu trúc đƣợc sử dụng nhiều. Đặc biệt là sự xuất hiện của chúng trong các giáo trình ở bậc cơ sở.

Cấu trúc “hở”, “ư”, “chăng” đây là nhƣ̃ng tiểu tƣ̀ tình thái đƣợc sƣ̉ du ̣ng khá phổ biến trong đời sống thƣờng ngày và thƣờng đƣợc những ngƣời lớn tuổi ƣu tiên sử dụng nhƣng lại không có mặt ở bất kì một hội thoại trong giáo trình nào. Đây quả là một điều đáng tiếc.

Trong một số giáo trình, tác giả chỉ đƣa vào hội thoại một số mẫu câu hỏi cơ bản, dập khuôn, thậm chí là đƣa các kiểu câu hỏi vào hội thoại theo cảm tính cá nhân làm cho các cuốn sách trở nê n thiếu tính ƣ́ng du ̣ng , chƣa phản ánh đúng nhu cầu thực tế khiến cho ngƣời học không đƣợc tiếp xúc với các kiểu câu hỏi đời thƣờng mà chỉ biết một số cách nói khuôn mẫu . Điều này tạo nên một “lổ hổng” lớn trong các giáo trình hiện nay.

Để dễ dàng nhận thấy những điều nói trên, chúng tôi đã tổng hợp sƣ̣ xuất hiê ̣n của các mẫu câu hỏi trong các hội thoại nhƣ sau:

Ghi chú:

+ : có mặt

- : không có mă ̣t

- Về câu phủ định:

So với câu hỏi thì câu phủ định có sự xuất hiện ít hơn nhƣng lại nhiều hơn so với câu cầu khiến.

Tất cả có 389 hiê ̣n tƣợng phủ đi ̣nh , trong đó GT3 chiếm số lƣợng nhiều

Mẫu câu hỏi GT 1 GT 2 GT 3 GT 4 GT 5 GT 6 GT 7 GT 8 GT 9 GT 10 GT 11 GT 12 GT 13 GT 14 Có…không? + + + + + + + + + + + + + + Đã…chƣa? - + + - + - + + + + + + + + …hay…? - + + + + + + + + + + + + + À/ạ? - + + - + - + + + + + + + + Ƣ? - - - - Hả/hở - - - + + + - + + - - + ..sao? - - - - + - - - + + + - - - Nhỉ? - - - - + - - - + - + + + + Chăng? - - - - Chứ? - - + - + + - - + - + + + - Nhé? - + + + + + + + + - + + + + Gì? + + + + + + + + + + + + + + Ai? - - + - + - - + + + + + + + (ở) đâu? - + + + + + + + + + + + + + Nhƣ thế nào/ ra sao? + - + + + + + - + + + + + + Vì sao? - + + - + + - + - + + + + - Bao nhiêu? - + - + + - - + + + + + + + Bao giờ/ khi nào? - + - - + - + + - + + + + …nào? + + + + + + + + + + + + + +

khác hiện tƣợng phủ định xuất hiê ̣n ở mƣ́c trung bình và thấp . Thấp nhất là ở GT1, GT2 và GT4.

Ở các giáo trình trình độ A nhƣ : GT1, GT2, GT4, GT5, GT8, GT9,... các hiện tƣợng phủ định với “không/ chẳng/ chưa...” xuất hiện nhiều. Còn các dạng phủ định khó nhƣ “làm gì có/ lấy đâu ra/ ...” chỉ xuất hiện ở những giáo trình trình độ B. Điều này chúng tôi cho là khá hợp lí. Bởi với các từ phủ định cơ bản thì ngƣời học dễ học, dễ tiếp nhận hơn. Còn những kiểu phủ định khó đòi hỏi những ngƣời ở trình độ cao hơn mới có thể dễ dàng hiểu và sử dụng.

Nhìn chung, vấn đề phủ định ở tất cả các giáo trình trình độ A là tƣơng đối đầy đủ và đƣợc phân bổ theo trình tự nhất định.

Điều cần quan tâm ở đây là các cuốn sách ở trình độ B, mặc dù các hiện tƣợng phủ đi ̣nh có xuất hiê ̣n ở phần hô ̣i thoa ̣i nhƣng chƣa đầy đủ . Mỗi giáo trình chỉ cung cấp đƣợc một số mẫu cơ bản mà chƣa lột tả hết đƣợc cách nói phủ định vô cùng phong phú của ngƣời Việt mà đáng l ẽ ra ở trình độ này ngƣời học đã có thể nói và nghe thành thạo.

Ví dụ nhƣ trong cuốn GT3 của tác giả Đoàn Thiện Thuật, các kiểu nói phủ định còn khá đơn giản, sơ sài. Xoay quanh là các kiểu phủ định với

“không, chẳng...gì hết/gì cả, chưa”. Hiếm hoi mới có một câu với “đừng” và

“lấy đâu ra”.

Hay ở GT6 của Phan Văn Giƣỡng cũng chỉ có hiện tƣợng khó với “đừng”

“ làm gì” nhƣng tần suất xuất hiện lại quá thấp (chỉ 1 lần). Tiếp tục ở GT7 của tác giả này cũng chỉ đƣa ra những kiểu phủ định cơ bản nhƣ

“không”“chưa”, không hề xuất hiện một loại phủ định nào mới so với những giáo trình trƣớc. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi rất khó để xếp loại hai giáo trình này vào trình độ nào, vì nếu là trình độ A thì hơi khó nhƣng nếu xếp vào trình độ B thì dƣờng nhƣ các vấn đề ngữ pháp không có gì mới mẻ.

Đến GT10 của tác giả Nguyễn Văn Huệ, đã xuất hiện một số hiện tƣợng phủ định khó nhƣng không phong phú về kiểu loại và với những kiểu phủ

định đƣợc cung cấp thì số lƣợng cũng quá ít ỏi. Ngoài những kiểu phủ định cơ bản tác giả chỉ đƣa vào hội thoại ba kiểu mới, bao gồm:

Đâu có...: 5 lần Đừng: 1 lần Lấy đâu ra: 1 lần.

GT11 cũng là một giáo trình ở trình độ B của tác giả Nguyễn Văn Huệ. Tình hình câu phủ định trong hội thoại so với GT10 cũng không khá khẩm hơn. Mặc dù ngƣời học đang cần học ở một mức độ cao hơn, nhƣng tác giả cũng chỉ đƣa thêm đƣợc một vài hiện tƣợng mới, bao gồm:

Đừng: 4 lần ...làm gì: 1 lần Làm gì...: 1 lần Đâu có: 1 lần Có...đâu: 1 lần.

Qua những khảo trên, chúng tôi thấy ở một số cuốn giáo trình ở trình độ B, hiện tƣợng phủ đi ̣nh còn quá ít ỏ i, nghèo nàn khiến cho các hô ̣i thoa ̣i trở nên đơn điê ̣u , khô cứng. Ngay trong tƣ̀ng bài và tƣ̀ng giáo trình thì mƣ́c đô ̣ xuất hiê ̣n câu phủ đi ̣nh cũng không đồng đều . Các hội thoại vẫn còn sơ sài , không bao phủ hết đƣợc các hiê ̣n tƣợng phủ định thực tế.

Ví dụ những câu phủ định nhƣ “chẳng đời nào”, “chả đời nào”, “không đời nào” “không một chút...nào” “chẳng một chút...nào”... dƣờng nhƣ không xuất hiện ở bất kì một giáo trình đƣợc khảo sát nào. Mà thực tế thì chúng ta không hề xa lạ với những câu nhƣ:

- chẳng đời nào nó lại bỏ tiền đi mua những thứ đắt đỏ như thế - không đời nào mẹ lại có thể bỏ rơi con.

- chả việc gì phải dùng đồ đông lạnh ...

Chính điều này sẽ khiến ngƣời học bối rối khi vào thực tế giao tiếp. Chỉ cần ngƣời đối thoại nói “lệch” một chút so với những gì đã học là họ đã không hiểu đƣợc nghĩa của câu cũng nhƣ nội dung của cả một cuộc hội thoại. Vậy đây quả là một thiếu sót cần đƣợc bổ sung, sửa đổi để làm sao cách thể hiện câu phủ định trong hội thoại phải thật hơn để ngƣời nƣớc ngoài có thể nghe và hiểu tốt sau khi học.

Nhƣ đã nói , trên thƣ̣c tế giao tiếp , mô ̣t phát ngôn chƣ́a tƣ̀ phủ đi ̣nh không phải bao giờ cũng chuyển tải mô ̣t thông tin mang tính phủ đi ̣nh, và một hành vi phủ định không nhất thiết phải đƣợc thể hiê ̣n bằng mô ̣t phát ngôn phủ đi ̣nh. Vì vậy khi xây dựng các hội thoại các tác giả nên cung cấp nhiều hơn, phong phú hơn các hình thức phủ định.

- Về câu cầu khiến:

Câu cầu khiến đã đƣợc phân bố rô ̣ng ở các giáo trình và phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu giao tiếp nhƣng chƣa đầy đủ. So với câu hỏi và câu phủ định thì câu cầu khiến có tỉ lệ xuất hiện thấp nhất.

Về cơ bản có 13 kiểu câu cầu khiến:

1. Đề nghị, yêu cầu

2. Thỉnh cầu, nhờ vả, cầu xin. 3. Khuyên bảo. 4. Mời mọc. 5. Rủ rê. 6. Hướng dẫn. 7. Thúc giục. 8. Nhắc nhở. 9. Sai khiến. 10. Can ngăn. 11. Ra lệnh. 12. Cho phép.

Tuy nhiên, ở các bộ sách của Đoàn Thiện Thuật , Phan Văn Giƣỡng , Nguyễn Văn Huê ̣, số lƣợng các câu cầu khiến này ở các tập sách không đƣợc phân bố đồng đều và không tuân theo mô ̣t quy luâ ̣t nhất đi ̣nh nào . Chƣa có mô ̣t sƣ̣ thống nhất trong viê ̣c đƣa các câu cầu khiến vào tƣ̀ng bài và tƣ̀ng giáo trình khác nhau. Bởi vâ ̣y, có tình trạng mô ̣t số da ̣ng cầu khiến đƣợc lă ̣p la ̣i rất nhiều mà thiếu hu ̣t các da ̣ng câu cầu khiến khác , khiến ngƣời học không học thêm đƣợc gì mới mẻ mặc dù họ đã bƣớc vào trình độ cao hơn.

Trên thƣ̣c tế cho thấy viê ̣c đƣa các câu cầu khiến vào trong hô ̣i thoa ̣i còn chƣa bao quát. Nhƣ̃ng hành vi cầu khiến càng mang tính áp đă ̣t cao thì càng ít đƣợc sƣ̉ du ̣ng . Điển hình nhƣ hành vi “ ra lê ̣nh” , “sai khiến” xuất hiê ̣n rất khiêm tốn trong hô ̣i thoa ̣i.

So sánh các giáo trình trong một trình độ với nhau thì số lƣợng các câu cầu khiến cũng rất khập khểnh.

Ví dụ nhƣ ở trình độ A, GT1 của Đoàn Thuật không có một hiện tƣợng cầu khiến nào còn GT13 xuất hiện tới 65 lần.

Sang trình độ B, cũng có sự chênh lệch tƣơng tự. GT 7 chỉ có 7 hiện tƣợng cầu khiến, GT6 có 12 hiện tƣợng nhƣng GT3 có tới 34 hiện tƣợng.

Ở một số giáo trình hiện tƣợng cầu khiến xuất hiện nhiều nhƣng lại có sự chênh lệnh quá lớn giữa các kiểu cầu khiến. Câu cầu khiến nhƣ “đề nghị, yêu cầu” quá đƣợc ƣu tiên, trong khi các loại câu cầu khiến khác xuất hiện ít ỏi, lộn xộn và không đi theo một quy luật nào.

Ví dụ nhƣ trong GT13 tác giả đã tập trung vào câu “đề nghị/ yêu cầu”

với tần suất xuất hiện là 30 lần. Trong khi đó, hành động “cho phép” thì hoàn toàn vắng mặt hoặc cũng chỉ xuất hiện một vài lần trong một số hội thoại.

Ở trình độ A, những hành vi cầu khiến với “thúc giục”, “nhắc nhở”, “sai khiến”, “can ngăn”, “ra lệnh”, “cho phép”, “mong muốn” hầu nhƣ không đƣợc sử dụng hoặc chỉ đƣợc sử dụng vài ba lần. Điều này hoàn toàn

không hợp lí. Bởi những hành vi này có thể xây dựng lên những hội thoại chân thật, gần gũi.

Sang đến trình độ B, khi ngƣời học đã có một nền tảng cơ bản thì họ có thể tiếp nhận những kiểu nói phong phú hơn nhƣng trong hội thoại ở các giáo trình vẫn không phát triển và khai thác thêm các kiểu câu khó hơn làm cho ngƣời học không đƣợc rèn luyện thêm, không phát triển đƣợc kỹ năng giao tiếp

Ví dụ ở GT7 của Phan Văn Giƣỡng, chỉ có 6 câu cầu khiến và GT6 cũng chỉ có 12 câu, trong đó tập trung là ở câu “đề nghị/yêu cầu” (5 lần). Sang GT10 và GT11 của Nguyễn Văn Huệ, tình hình câu cầu khiến có khá hơn từ 17 đến 19 câu và phân bố đều hơn ở các kiểu câu nhƣng con số này vẫn còn quá thấp

Chúng tôi đã tổng hợp điều này thông qua bảng khảo sát sau:

Câu cầu khiến GT 2 GT 3 GT 4 GT 5 GT 6 GT 7 GT 8 GT 9 GT 10 GT 11 GT 12 GT 13 GT 14 Đề nghi ̣/ Yêu cầu 8 5 6 9 5 2 9 9 6 3 12 30 16 Thỉnh cầu/ nhờ vả/ Cầu xin 1 8 1 - - 1 1 4 4 1 1 12 1 Khuyên bảo 1 2 3 2 - 2 - 1 3 2 1 4 - Mời mo ̣c 2 4 4 5 1 - 3 4 2 1 7 6 1 Rủ rê 1 4 - 2 1 - 1 2 2 3 - 3 2 Hƣớng dẫn 1 1 1 - 1 - 1 11 - - 1 1 2 Thúc giục - - 2 - - - 2 - - 3 1 2 1 Nhắc nhở - 4 3 - - - 1 1 - Sai khiến - 1 - - - 1 - Can ngăn - 4 - - 1 - - - 2 4 - 1 - Ra lê ̣nh - - - 1 - Cho phép - 1 - - - - Mong muốn - - - - 3 1 - 2 - - - 3 - Tổng 14 34 20 18 12 6 17 33 19 17 24 65 23

Chúng tôi thiết nghĩ, các hành vi cầu khiến cũng nhƣ câu phủ định và câu hỏi cần đƣa vào hô ̣i thoa ̣i mô ̣t cách tƣ̣ nhiên hơn , cần đƣợc phân bố đ ều hơn trong hội thoại ở từng bài trong một giáo trình đồng thời phải có sự cân bằng trong các giáo trình ở cùng cấp độ và sự tăng tiến ở cấp độ cao hơn. Bên cạnh đó cũng cần mở rộng thêm nhiều ngữ cảnh để tất cả các loại câu đƣợc xuất hiê ̣n.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 74)