Tham thoại và hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 33)

5. Cấu trúc của luận văn

1.5.5.Tham thoại và hành vi ngôn ngữ

Tham thoại và hành vi ngôn ngữ là những đơn vị có tính chất đơn thoại. Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. Nó là nhân tố hình thành nên cặp thoại. Cũng nhƣ các đơn vị lƣỡng thoại, việc phân định tham thoại cũng không dễ dàng. Về tổ chức, tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên.

Trong giao tiếp, con ngƣời thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau bằng cách sử dụng ngôn ngữ. Các hành động này tuy đƣợc thể hiện hết sức đa dạng nhƣng đều đƣợc gọi chung là các hành vi ngôn ngữ.

Hành vi ngôn ngữ đƣợc xem là đơn vị nhỏ nhất của “ngữ pháp hội thoại”. Theo Austin – Searle, hành vi ngôn ngữ có tính chất cô lập, nằm ngoài hoàn cảnh. Vai trò và chức năng của các hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lƣới hội thoại, không chỉ nằm trong quan hệ một lần giữa ngƣời nói và ngƣời nhận mà quan trọng hơn nhiều là nằm trong quan hệ giữa các lời thoại thổ chức nên tham thoại, cặp thoại và tác động lên các nhân vật hội thoại trong từng thời điểm tạo nên cuộc thoại.

Trong ngôn ngữ học cơ bản, có ba kiểu hành vi ngôn ngữ: - Hành vi tạo lời

- Hành vi tại lời - Hành vi mƣợn lời.

Nhƣng xét trong quan hệ với hội thoại, hành vi ngôn ngữ có hai nhóm: - Hành vi có hiệu lực ở lời

- Hành vi liên hành vi.

Ở những hành vi có hiệu lực ở lời là những hành vi xét trong quan hệ giữa các tham thoại của các nhân vật hội thoại với nhau. Ví dụ, chúng ta có những hành vi nhƣ: hỏi/ trả lời, cầu khiến/ đáp ứng...

Những hành vi liên hành vi nằm trong quan hệ giữa các hành vi tạo nên một tham thoại, chúng có tính chất đơn thoại trong khi các hành vi ở lời có tính chất đối thoại.

Nhƣ vậy, trên đây chúng tôi đã giới thiệu cơ sở lý thuyết để miêu tả, khảo sát ngữ pháp hội thoại trong các sách giáo trình. Từ những đơn vị của hội thoại chúng tôi sẽ đi đến xác định cấu trúc của hội thoại, nhận diện vấn đề và đƣa ra những đề xuất trong việc giảng dạy và biên soạn sách giáo trình tiếng Việt.

CHƢƠNG 2

KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ CÁC KIỂU HỘI THOẠI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH Ở TRÌNH ĐỘ A, B.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 33)