Khái quát về câu hỏi

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 46)

5. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Khái quát về câu hỏi

Dạy ngữ pháp giao tiếp là dạy theo các hành động ngôn từ. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, tất cả mọi thông tin của nhân loại đƣợc chuyển tải trong chuỗi liên tục của các câu hỏi và trả lời. Vì vậy, trong nghiên cứu ngữ pháp loại hành vi hỏi và trả lời phải đƣợc xem xét ƣu tiên. [27]

Xét theo mô hình “kích thích – phản ứng” hành động hỏi là hành động điển hình trong quá trình tƣơng tác bằng lời. Hành động hỏi với tƣ cách là một hành động có tính hƣớng đích cụ thể, nó có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với hành động trả lời. Hỏi và trả lời gắn kết chặt chẽ với nhau nhƣ hai mặt của một tờ giấy.

Việc tìm hiểu cụ thể mối quan hệ có tính cộng tác chặt chẽ giữa hành vi hỏi và trả lời trên tất cả các mặt cấu trúc mệnh đề, cấu trúc thông báo, tình thái sẽ đƣa lại những nhận thức quan trọng trong việc hình thành chiến lƣợc giao tiếp nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn này chúng tôi chỉ đi khảo sát các hiện tƣợng hỏi trong các giáo trình dạy tiếng Việt.

Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn (interrogative sentence/question) dùng để nêu lên điều chƣa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợ sự trả lời, giải thích của ngƣời tiếp nhận câu đó, dùng để hỏi về sự tồn tại của một sự vật hoặc đƣa ra một giả thiết đã ít nhiều có tính chất khẳng định (hỏi tổng quát) hoặc nhằm hỏi về một chi tiết trong sự việc (hỏi bộ phận) hoặc đƣa ra những khả năng khác nhau cho ngƣời trả lời lựa chọn mà trả lời (hỏi lựa chọn). Câu nghi vấn còn đƣợc dùng để khẳng định, để cầu xin, mời mọc hoặc để chào hỏi. [7, tr.17]

Chúng tôi sơ lƣợc các kiểu câu hỏi trong tiếng Việt qua mô hình sau:

a. Câu hỏi tổng quát (câu hỏi giả thiết)

Các câu hỏi dạng này đƣợc thiết lập bởi các trợ từ nghi vấn nhƣ

“có…không?”, “có phải…không?”, “có đúng …không”, “đã…chưa?”. “xong chưa?”, “phải chăng” hoặc các trợ từ tình thái nhƣ “à”, “ừ”, “hả”, “hử”, “chăng”, “chưa”, “phỏng”, “nhỉ”… [28; tr17]

Một số khuôn hỏi này có nội dung ngữ nghĩa nhƣ sau:

- có …không?

Chúng ta thƣờng thấy trật tự: Có + X + không?

Trong đó X là tâm điểm hỏi, là tâm điểm chú ý của ngƣời hỏi. Đây là khuôn hỏi không có tiền giả định về thời gian.

Trả lời cho câu hỏi này có hai khả năng xảy ra: X mang tính hiện thực (thƣờng đƣợc trả lời với câu khẳng định) hoặc X không mang tính hiện thực

- ...có phải (là) …không? Câu hỏi Câu hỏi tổng quát Câu hỏi bộ phận Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi dùng để khẳng định Câu hỏi dùng để phủ định Câu hỏi để mời mọc, đề nghị, cầu khiến Câu hỏi dùng để cảm thán

Khuôn hỏi này thƣờng dùng cho các tâm điểm hỏi là các danh từ, tính từ, đại từ…với một số khác biệt:

+ Trung tâm hỏi danh tính: phải có từ “là” nghĩa là đầy đủ các thành phần trong khuôn hỏi “có phải là…không?”

+ Tâm hỏi là tính từ: không đòi hỏi phải có từ “là” - …(có) phải không?

Khuôn hỏi này luôn phản ánh xu hƣớng nhận thức của ngƣời nói nghiêng về phía khẳng định nội dung mệnh đề đã đƣợc đề cập trong câu hỏi.

- ... đã … chưa?

Khuôn hỏi này phản ánh một sự nhìn nhận theo xu hƣớng vận động, phát triển trong thời gian. Ngƣời hỏi biết, ở một thời điểm tính trƣớc thời điểm đƣợc xác định cụ thể trong tình huống giao tiếp, một hành động, hiện tƣợng nào đó có hai khả năng có thể “chƣa” hoặc “không” xảy ra. Nhƣng ngƣời hỏi biết hoặc tin rằng, có khả năng hành động, hiện tƣợng sau thời điểm hỏi vì nó phản ánh một trạng thái sẽ xảy ra theo xu hƣớng vận động, phát triển có tính bắt buộc hay tự nhiên của sự vật, hiện tƣợng đang đƣợc đề cập.

Tuy nhiên, không phải bất cứ một phân đoạn thực tế nào cũng có thể đƣa vào vùng tác động của khuôn hỏi này.

Theo Cao Xuân Hạo, khuôn hỏi này có sự tiền giả định về thời gian. b. Câu hỏi bộ phận

Câu hỏi dạng này thƣờng sử dụng các đại từ nghi vấn và các ngữ tƣơng đƣơng nhƣ: “ai”, “gì”, “đâu”, “sao”, “nào”, “(nhƣ) thế nào”, “bao nhiêu”, “mấy”, “bao giờ”, “bao lâu”, “đâu”, “nào”. [33; tr18]

c. Câu hỏi lựa chọn.

Dạng câu hỏi này thƣờng sử dụng từ lựa chọn: hay/ hay là/ hoặc/ hoặc là. Đây đƣợc gọi là câu hỏi lựa chọn hay song tuyển. Thƣờng khi sử dụng kiểu câu hỏi này, ngƣời ta không liệt kê nhiều thành phần lựa chọn và có sự thể

“có sẵn” (nhƣ: nóng – lạnh, cao – thấp…) hoặc tính phân định “không có sẵn” (nhƣ: bia – rượu, đi chơi – đi học…). Tất cả mọi sự lựa chọn đều đòi hỏi phải có sự xác lập một tiêu chí thống nhất thuộc cùng một bậc khái quát của nhận thức làm gốc quan sát.

+ Về phƣơng diện hình thức, chúng ta thƣờng thấy mô hình nhƣ sau:

A + hay (là) B?

Khi có ba thành phần lựa chọn trở lên thì yếu tố thể hiện sự nghi vấn “hay (là)” thƣờng nằm ở hai thành phần cuối cùng.

A, B + hay (là) C?

+ Về phƣơng diện nội dung

Trật tự của các thành phần trong câu lựa chọn không bị quy định chặt chẽ nhƣ các dạng câu hỏi đã đề cập ở trên. Có các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ ( xác suất hiện thực của các khả năng lựa chọn, tầm quan trong của từng khả năng, nguyện vọng của ngƣời nói, vị trí gần xa của các đối tƣợng, xét trong tƣơng quan với ngƣời nói vào lúc nói) và các yếu tố bên trong ngôn ngữ (các khả năng có tính phân cực có sẵn).

Các câu hỏi dạng này luôn giới hạn sự lựa chọn của ngƣời đƣợc hỏi trong phạm vi những khả năng, đối tƣợng đã đƣợc liệt kê và thƣờng chứa đựng hàm ý là ngƣời đƣợc hỏi sẽ chọn một trong số các khả năng, đối tƣợng đã đƣợc liệt kê trong câu hỏi để trả lời. [33; tr78]

d. Câu hỏi dùng để khẳng định. e. Câu hỏi dùng để phủ định

Câu hỏi này thƣờng hỏi với mục đính để phủ định một việc gì đó, thƣờng sử dụng các từ nhƣ: “đâu có”, “đâu…có”, “làm gì…”, “…làm gì”…

f. Câu hỏi dùng để mời mọc, đề nghị, cầu khiến. g. Câu hỏi dùng để cảm thán

Ở dạng câu hỏi này, ngƣời hỏi không có mục đích muốn ngƣời nghe trả lời mà mục đích chính của phát ngôn là thể hiện xúc cảm về một sự vật, sự việc nào đó.

Nhìn chung, trong tiếng Việt, bằng các phƣơng tiện biểu đạt phong phú ngƣời Việt đã có nhiều cách thể hiện khác nhau các câu hỏi. Để thiết lập câu hỏi, chúng ta thƣờng dùng các phƣơng tiện nhƣ:

- Khuôn hỏi - Từ hỏi - Ngữ điệu

- Tiểu từ/ trợ động từ

Tác tử hỏi trong tiếng Việt thƣờng là các tiểu từ hỏi, trong các hoàn cảnh và với mục đích phát ngôn khác nhau, luôn biểu hiện các nghĩa, sắc thái nghĩa tình thái khác nhau nhƣ: khẳng định, ngạc nhiên, răn đe, chê trách…

Các tiểu từ tình thái thƣờng rất đa chức năng, trong đó có chức năng dùng để tạo câu hỏi. Các từ này biểu đạt tình cảm, thái độ của ngƣời nói (nghi ngờ, băn khoăn, ngạc nhiên…). Theo Cao Xuân Hạo, những câu hỏi dạng này là “Các câu hỏi dùng tiểu từ tình thái”.

Chúng ta có thể điểm qua một số đặc trƣng ngữ nghĩa của một số tiểu từ tình thái trong tiếng Việt nhƣ sau:

- “À”: Thƣờng biểu thị thông tin luận cứ chƣa đủ tin cậy để có thể tạo dựng lòng tin đối vơi nội dung mệnh đề câu hỏi. Nội dung ấy có thể là một điều mới hình thành, là một phát hiện, nên có thể gây ngạc nhiên và ngƣời hỏi muốn biết rõ hơn về nội dung đó. “À” sử dụng nhiều trong khẩu ngữ và thƣờng biểu thị tình cảm thân mật. Khi tỏ ý kính trọng, “à” đƣợc thay bằng “ạ”.

- “Ư”: Có nghĩa chức năng tình thái mục đích hỏi gần giống nhƣ “à”. Tuy nhiên “ư” còn tiền giả định một điều gì do ngôi thứ hai nói hay làm khiến cho ngôi thứ nhất ngạc nhiên. “ƣ” còn biểu thị ý suy tƣ, tự vấn (nên cũng hay đƣợc sử dụng trong câu hỏi tu từ). “ư” còn có ý kêu gọi ngƣời đƣợc hỏi phải lƣu ý xem xét, suy nghĩ trƣớc lúc trả lời. Ngoài ra, “ƣ” còn biểu thị ý không bằng lòng. “Ƣ” chủ yếu dùng trong phong cách viết.

- “Sao”: Có nghĩa chức năng tình thái mục đích hỏi, tiền giả định, ý suy tƣ gần giống với “ƣ” ( phân biệt với yếu tố “sao” dùng để hỏi về cách thức, nguyên nhân). Trong một số trƣờng hợp “ƣ” có thể thay thế cho “sao”. “Ƣ” thể hiện sự không bằng lòng còn “sao” thì không. “Ƣ” khôngn thể dùng với ý phủ định còn “sao” thì có thể dùng. “Ƣ” chủ yếu dùng trong phong cách viết.

- “Hả/hở”: Có ý nghĩa chức năng tình thái mục đích hỏi gần giống với “à”. Tuy nhiên sự ngạc nhiên này biểu thị ở mức thấp, không rõ ràng. “Hả” còn đƣợc dùng để tái lập thông tin, ý không bằng lòng và còn có thể có hàm ý gây hấn, đe dọa. “à, hả/ hở” chủ yếu đƣợc sử dụng trong lối nói có tính khẩu ngữ. “Hả/hở” bộc lộ ý thân mật, suồng sã khi không đi kem với từ xung gọi thích hợp.

- “Nhỉ”: Thƣờng biểu thị thông tin luận cứ đủ tin cậy để xác lập lòng tin đối với nội dung mệnh đề của câu hỏi. Câu hỏi có “nhỉ” luôn thể hiện xu thế định hƣớng ở mức độ cao. Nhỉ không hàm ý ngạc nhiên. Ngƣời hỏi luôn chờ đợi câu trả lời xác nhận. “Nhỉ” thƣờng kêu gọi ngƣời nghe tán đồng một đoán định, ý kiến . Khi đi kèm với câu hỏi, “nhỉ” bộc lộ sự băn khoăn và mong muốn ngƣời nghe tìm cách tháo gỡ, “nhỉ” luôn gợi lên sự gần gũi thân mật giữa các bên tham gia đối thoại.

- “Nhỉ”: trong câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không có luận cứ “nhỉ” đƣợc dùng với ý bày tỏ sự mong muốn hay gợi ý, rủ rê…nhằm tranh thủ ý kiến của ngƣời đối thoại.

Câu hỏi có “nhỉ” thƣờng biểu thị một sự nghi vấn về một nội dung nào đó mà bản thân ngƣời hỏi bằng một cách thức nào đó đã nhận thức ra đƣợc, nhƣng không biết ngƣời nghe có đồng ý với mình hay không. Câu hỏi này chỉ có tính chất tham khảo ý kiến của ngƣời nghe.

- “Chăng”: Biểu thị thông tin luận cứ có tính gián tiếp, phải thông qua suy luận để hình thành câu hỏi. Tình thái nhận thức của ngƣời nói đối với một nội dung mệnh đề câu hỏi thƣờng là nửa tin, nửa ngờ nên không có xu thế định hƣớng rõ rệt đối với câu trả lời.

“Chăng” vốn là yếu tố phủ định (biến âm của chẳng), nên trong cấu trúc câu hỏi nhiều trƣờng hợp rất gần với khuôn “có…không”. “Chăng” biểu thị ý băn khoăn cần đƣợc giải đáp, tháo gỡ và thƣờng đƣợc dung trong phong cách viết.

“Chăng”: Trong câu hỏi lựa chọn ngầm ẩn không luận cứ, “chăng” thƣờng đƣợc dùng với ý đề xuất, gợi ý…Ý nghĩa đề xuất, gợi ý của “chăng” có điểm đặc biệt là nó bao hàm ý rủ rê, nên nó cũng thƣờng đƣợc dùng trong các câu tự vấn. Trong đối thoại, câu hỏi có “chăng” thƣờng là nêu lên một đề xuất, gợi ý các bên tham gia đối thoại cùng suy nghĩ để đi đến quyết định.

-“Chứ”: Biểu thị nội dung nghi vấn hàm chứa tình thái trách nhiệm, thƣờng có thể xem xét ở hai mức độ:

(1) Mức độ gần nhƣ ngang băng giữa đúng và sai

(2) Phản ánh xu thế định hƣớng nghiêng hẳn về phía mệnh đề của câu hỏi. Ngoài ra “chứ” còn dùng để xác lập những câu hỏi kiểm tra theo kiểu “ngƣợc nghĩa”. -“Nhé”: Ý nghĩa tình thái nghi vấn của “nhé” là mong muốn ngƣời nghe chấp nhận, tán đồng một yêu cầu, đề xuất thƣờng là về một hành động, nghĩa cử nào đó mà ngƣời thực hiện hành động nghĩa cử này có thể là chính bản thân ngƣời nói hay ngƣời nghe, hoặc cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe.

Ý nghĩa thông dụng của “nhé” là xin đƣợc chấp nhận. “ Nhé” thƣờng đƣợc dùng trong câu tƣờng thuật (cầu khiến) với ý khuyên nhủ, dặn dò, mời mọc…

Về tính biểu cảm, “nhé” có xu hƣớng biểu thị tính thân mật, gần gũi giữa các bên tham gia đối thoại.[33]

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)