Hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 35)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.Hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt

Trong đời sống hàng ngày chúng ta gặp vô số kiểu hội thoại. Nó có thể bắt đầu bằng các câu hỏi, cảm thán, nghi vấn… Nghe vô cùng phức tạp nhƣng thực chất chúng đều nằm trong những mô hình nhất định. Để cung cấp các kiểu hội thoại này cho ngƣời nƣớc ngoài hiểu không phải là một vấn đề đơn giản. Với mục đích xây dựng đƣợc các hội thoại dễ hiểu, tự nhiên và gần gũi với sinh hoạt hàng ngày chúng tôi tiến hành khảo sát ngữ pháp hội thoa ̣i đƣợc cung cấp cụ thể trong các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay.

Để tiện cho quá trình khảo chúng tôi sử dụng kí hiệu cho các giáo trình nhƣ sau:

Tên giáo trình

hiệu

1. Tiếng Việt (trình độ A, quyển I) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006

GT1

2. Tiếng Việt (trình độ A, quyển II) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới Hà Nội, 2006

GT2

3. Thực hành tiếng Việt (trình độ B) – Đoàn Thiện Thuật (chủ biên), NXB Thế giới, tái bản 2009

GT3

4. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 1) – Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010

GT4

5. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập2) - Phan Văn Giƣỡng, NXB Giáo dục Việt Nam.

GT5

6. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 3) - Phan Văn Giƣỡng, NXB GD Việt Nam (Vietnamese for foreigners)

7. Tiếng Việt dành cho ngƣời nƣớc ngoài (tập 4) - Phan Văn Giƣỡng, NXB GD Việt Nam

GT7

8. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL1), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD.

GT8

9. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL2), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD, 2008

GT9

10. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL3), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD.

GT10

11. Giáo trình tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài (VSL4), Nguyễn Văn Huệ (chủ biên), NXB GD.

GT11

12. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for beginners) Vũ Văn Thi, NXB ĐHQG HN

GT12

13. Thực hành tiếng Việt (Practice Vietnamese for foreigners) Nguyễn Việt Hƣơng, NXB ĐHQG HN, 2006.

GT13

14. Tiếng Việt cơ sở (Vietnamese for foreigners)

Mai Ngọc Chừ (chủ biên), NXB Phƣơng Đông, 2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GT14

Qua khảo sát chúng tôi có cái nhìn về hội thoại trong các giáo trình nhƣ sau:

* Giáo trình của Đoàn Thiện Thuật (chủ biên)

Có rất nhiều cuốn sách tiếng Việt hiện nay do Đoàn Thiện Thuật biên soạn, sử dụng phổ biến ở miền Bắc là cuốn Tiếng Việt trình độ A tập I và tập II, Tiếng Việt trình độ BTiếng Việt trình độ C. Tuy nhiên trong phạm vi luâ ̣n văn này, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu 3 cuốn ở trình đô ̣ A và B.

Chúng tôi đã thống kê các câu hội thoại trong các giáo trình nhƣ sau:

Giáo trình GT1 GT2 GT3

Số lƣợng bài 14 14 16

Số lƣợng câu 43 86 440

Nhâ ̣n xét: GT1:

Cuốn sách bao gồm 14 bài, trong đó có hai bài ôn tập (bài 7 và bài 14). Trong số 12 bài còn lại chỉ có 4 bài đƣợc cung cấp hội thoại với dung lƣợng ngắn. Số lƣợng các câu đƣợc cung cấp rất ít. Các câu trong hội thoại khá ngắn, chỉ dao động từ 1 đến 7 từ với nội dung tƣơng đối đơn giản. Vai trò chính của giáo trình này thiên về cung cấp từ vựng và ngữ pháp và không thể hiện đƣợc những hội thoại phong phú đời thƣờng.

Cuốn sách hoàn toàn không coi tro ̣ng đến hô ̣i th oại mà chủ yếu là giới thiê ̣u tƣ̀ vƣ̣ng và ngƣ̃ pháp cơ bản.

GT2:

Tƣơng tự nhƣ cuốn giáo trình A tập I, trong cuốn sách tập II cũng bao gồm 14 bài với hai bài ôn (bài 21 và bài 28). Chỉ có 5 bài đƣợc cung cấp hội thoại. Trong đó, câu ngắn và đơn giản nhất đƣợc sử dụng là một từ. Câu dài nhất 12 từ. So với giáo trình tập I, số lƣợng câu tăng lên nhƣng không đáng kể và có sự phân chia không đều. Có bài không có hội thoại nhƣng nhƣ bài 15 đƣợc cung cấp tới 3 đoạn hội thoại và bài 23 là 2 hội thoại.

Hô ̣i thoa ̣i tuy có nhƣng số lƣợng quá ít và nằm trong phần phu ̣ của cuốn sách. Mục đích chính của giáo trình này vẫn là giới thiệu từ vựng và ngữ pháp cơ bản, không chú tro ̣ng hô ̣i thoa ̣i.

GT3:

So với hai giáo trình trƣớc, ở giáo trình này đƣợc phân chia theo một bố cục rõ ràng: - Hội thoại - Chú thích ngữ pháp - Bài luyện - Bài đọc - Bài tập

Tất cả 16 bài trong cuốn sách đều bao gồm 5 phần với trật tự trên. 16 bài với 16 chủ đề khác nhau. Hầu hết mỗi bài có một đoạn hội thoại với dung lƣợng vừa phải. Bài 8, bài 10, bài 12 và bài 13 đƣợc chia ra 2 đoạn hội thoại nhƣng vẫn xuyên suốt trong một nội dung chủ đề. Riêng bài 14 và bài 15 bao gồm 3 đoạn hội thoại ngắn.

Ở giáo trình này số lƣợng các câu trong mỗi bài tăng lên, dung lƣợng tƣơng đối bằng nhau. Cả giáo trình gồm 440 câu, trung bình mỗi bài hội thoại có 28 câu. Câu dài nhất bao gồm 27 từ. Câu đơn giản và ngắn nhất vẫn bao gồm 1 từ.

So với hai giáo trình đầu, ở giáo trình này tác giả coi hội thoại là vấn đề trung tâm, trong hội ngoa ̣i chƣ́a đƣ̣ng nhƣ̃ng ngƣ̃ pháp mới của bài ho ̣c.

Mô ̣t điều đáng chú ý nƣ̃a là mỗi bài là mô ̣t chủ đề riêng biê ̣t chƣ́ không còn là cách sắp xếp theo ngữ pháp ở hai giáo trình trƣớc.

* Giáo trình của Phan Văn Giƣỡng

Bốn tâ ̣p giáo trình của Phan Văn Giƣỡng vẫn chỉ nằm ở trình đô ̣ A ,B. Đây là cuốn sách song ngƣ̃ . Tùy các tập sách số lƣợng hội thoại đƣợc cung cấp khác nhau.

Chúng tôi đã thống kê đƣợc số lƣợng câu đƣợc thể hiện ở phần hội thoại trong từng giáo trình. Kết quả nhƣ sau:

Giáo trình GT4 GT5 GT6 GT7

Số lƣợng bài 14 12 12 12

Số lƣợng câu 201 316 126 176

Trung bình (câu/bài)

14 26 11 15

Độ dài câu (tƣ̀) 1-11 1-15 1-21 1-33

GT4: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo trình gồm 14 bài với hai bài ôn (bài 8 và bài 14). Bài 1 và bài 2 giới thiệu về phần ngữ âm. Bắt đầu từ bài 3 có sự xuất hiện của hội thoại. Một bài

- Đàm thoại - Từ ngữ - Ngữ pháp - Thực hành

Phần hội thoại luôn đứng ở vị trí đầu tiên. Hội thoại đƣợc xem nhƣ phần chính và quan trọng nhất trong bài. Ngoài bài 7 và bài 9 bao gồm 3 đoạn hội thoại, ở các bài còn lại chỉ bao gồm 2 đoạn.

Trong 10 bài có hội thoại, tổng cả có 201 câu, trung bình mỗi bài có 14 câu. Câu ngắn nhất bao gồm 1 từ, câu dài nhất là 10 từ. Độ dài của câu từ 3 đến 6 từ.

GT5:

Giáo trình gồm 12 bài, trong đó có 2 bài ôn không có hội thoại. Các bài học có bố cục giống nhau, gồm 5 phần: - Đàm thoại - Từ ngữ - Chú giải ngữ pháp - Thực hành - Tập đọc

Trật tự này không hề thay đổi trong tất cả các bài, phần hội thoại đƣợc cung cấp đầu tiên nhƣ trung tâm của bài học. Mỗi bài chỉ bao gồm 1 hội thoại. Tất cả có 316 câu, trung bình mỗi bài 26 câu. Câu ngắn nhất ở các bài tƣơng đối giống nhau (từ 1 đến 2 từ), câu dài nhất là 15 từ. Độ dài trung bình của câu dao động từ 4 đến 6 từ.

GT6:

Tất cả có 12 bài trong giáo trình, mỗi bài thiên về một chủ đề khác nhau. Hội thoại chỉ có mặt ở một số bài, có thể đứng ở đầu hoặc sau phần luyện tập và bài đọc. Có tổng 126 câu trong 8 bài có hội thoại, mỗi bài trung bình gồm 11 câu. Riêng bài 2 có hai hội thoại ngắn còn các bài còn lại bao gồm một hội

thoại. Câu ngắn nhất gồm 1 từ, câu dài nhất gồm 21 từ. Độ dài trung bình của các câu dao động từ 5 đến 9 từ.

GT7:

Cuốn giáo trình gồm 12 bài với 2 bài ôn và tự đánh giá. Về cơ bản thì mỗi bài gồm 3 phần chính: Bài đọc – hội thoại – Luyện tập. Tuy nhiên chúng không đƣợc phân chia theo bố cục rõ ràng, không có sự thống nhất xuyên suốt giữa các bài. Bài tập đƣợc lồng ghép sau phần bài đọc hoặc hội thoại.

Phần hội thoại có thể xuất hiện trƣớc hoặc sau bài đọc, một bài có thể có tới 2 hội thoại nhƣng có bài không có.

Cũng tƣơng tự nhƣ GT6, giáo trình này có 8 bài đƣợc cung cấp hội thoại với 176 câu, trung bình mỗi bài có 15 câu. Câu ngắn nhất gồm 1 từ, dài nhất gồm 33 từ, độ dài trung bình của câu dao động từ 5 đến 12 từ.

Giáo trình của tác giả Nguyễn Văn Huệ (chủ biên)

Khảo sát 4 tập giáo trình của Nguyễn Văn Huệ, chúng tôi có kết quả nhƣ sau:

Giáo trình GT8 GT9 GT10 GT11

Số lƣợng bài 12 12 10 10

Số lƣợng câu 357 268 203 197

Trung bình

(câu/bài) 30 22 20 ~ 20

Độ dài câu (tƣ̀) 1-13 1-19 1-20 1-26

GT8:

Giáo trình đƣợc chia thành 2 phần: - Phần 1: Giới thiệu ngữ âm

- Phần 2: Bài học

Ở phần 2 có 12 bài học, ngoại trừ bài 1 không có phần Từ vựng, còn lại 11 bài đều có bố cục gồm 6 phần:

- Hội thoại - Thực hành nói

- Từ vựng

- Thực hành nghe - Thực hành viết - Ghi chú ngữ pháp

Ở bài 1 bao gồm 3 đoạn hội thoại ngắn, còn các bài khác đều có 2 đoạn. Tất cả gồm 357 câu, trung bình mỗi bài có 30 câu. Câu ngắn nhất là 1 từ, câu dài nhất là 13 từ. Độ dài trung bình của câu dao động từ 2 đến 6 từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GT9:

Giáo trình gồm 12 bài, một bài bao gồm 7 phần: - Hội thoại - Thực hành nói - Từ vựng - Thực hành nghe - Thực hành viết - Bài đọc - Ghi chú

Mỗi bài gồm 1 đến 2 hội thoại, hội thoại vẫn là phần trung tâm của toàn bài. Trong 12 bài có 268 câu, trung bình mỗi bài có 22 câu. Câu ngắn nhất gồm 1 từ và dài nhất 19 từ. Độ dài trung bình của các câu dao động từ 4 đến 8 từ.

GT10:

Cuốn sách gồm có 10 bài, khác với các tập sách trƣớc, trong tập sách này hội thoại không nằm ở vị trí trung tâm, tác giả hƣớng tới giới thiệu thêm về các nét văn hóa Việt Nam qua bài đọc. Vì vậy, mặc dù ở trình độ cao hơn nhƣng số lƣợng hội thoại trong bài lại giảm rõ rệt.

Trong 10 bài chỉ có 8 bài có hội thoại. Bố cục của một bài học chủ yếu đƣợc phân chia làm 9 phần: Giới thiệu – ý kiến, Hội thoại mẫu, Thực hành nói, Từ vựng, Thực hành nghe, Thực hành viết, Bài đọc, Ghi chú và Một thoáng văn hóa Việt Nam.

Nhƣ vậy, phần hội thoại luôn luôn đặt sau phần Giới thiệu và ý kiến. Mỗi bài một hội thoại. Tổng cả là 203 câu, trung bình mỗi bài có 20 câu. Câu ngắn nhất từ 1 đến 2 từ, câu dài nhất dài 20 từ. Độ dài trung bình của câu dao động từ 5 đến 7 từ.

GT11:

Tƣơng tự nhƣ GT10, giáo trình này có 8 hội thoại đƣợc phân đều ở 8 bài. Số lƣợng câu là 197, trung bình mỗi bài có xấp xỉ 20 câu. Câu ngắn nhất vẫn gồm 1 từ, dài nhất lên đến 26 từ. Độ dài trung bình của câu từ 6 đến 10 từ.

Giáo trình của Vũ Văn Thi, Nguyễn Việt Hƣơng, Mai Ngọc Chừ

Song song với các tập giáo trình trên, đây cũng là những cuốn sách đƣợc sử dụng rộng rãi ở các trƣờng đại học và các trung tâm giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Sau khi khảo sát, chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

GT12:

Giáo trình GT12

Số lƣợng bài (chapter) 24

Số lƣợng câu 981

Trung bình (câu/bài) ~ 41 Độ dài câu (tƣ̀) 1-26

Nhâ ̣n xét:

Tất cả bài học đƣợc tính theo Chapter. Mỗi chapter chia làm 5 phần: - Part 1: hội thoại/bài đọc

- Part 2: chú thích ngữ pháp - Part 3: luyện tập

- Part 4: luyện phát âm - Part 5: bài tập

Ở phần một, ở một số bài hô ̣i thoa ̣i đƣợc trình bày đầu tiên nhƣng ở mô ̣t số bài khác , phần mô ̣t là phần bài đo ̣c . Trong phần luyê ̣n tâ ̣p , có 3 kỹ năng đƣợc đƣa ra, bao gồm: luyê ̣n nói, luyê ̣n viết và luyê ̣n nghe . Cả giáo trình 24 bài của giáo trình có tất cả 981 câu, trung bình mỗi bài có ~ 41câu. Câu ngắn nhất trong bài là 1 tƣ̀. Câu dài nhất là 26 tƣ̀.

GT13:

Giáo trình GT13

Số lƣợng bài 20

Số lƣợng câu 290

Trung bình (câu/bài) ~15

Độ dài câu (tƣ̀) 1-20

Nhâ ̣n xét:

Cuốn sách này đƣợc trình bày theo thứ tự: - Hội thoại 1 - Từ vựng - Hội thoại 2 - Từ vựng - Ghi chú ngữ pháp - Thực hành - Bài đọc (nếu có) - Bài tập

Mỗi bài bao gồm 2 hô ̣i thoa ̣i, ngƣ̃ pháp liên quan đến mỗi bài đƣợc giải thích và thực hành riêng biệt. Các phần hô ̣i thoa ̣i có thể đƣợc chia thành nhiều đoa ̣n thoa ̣i ngắn . Tƣ̀ bài 6 trở đi có thêm phần Bài đọc ở trƣớc phần Bài tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với khá nhiều tƣ̀ mới.

Giáo trình gồm 20 bài, ngoài bài số 1thì 19 bài còn lại đều có hội thoại. Mỗi bài có từ 3 đến 4 đoạn hội thoại. Tất cả gồm 290 câu, trung bình mỗi bài có ~15 câu. Câu ngắn nhất trong bài từ 1 đến 5 từ, câu dài nhất 20 từ. Riêng bài 23 có độ dài của câu là 11, còn lại trung bình dao động từ 4 đến 8 từ.

GT14:

Giáo trình GT14

Số lƣợng bài 27

Số lƣợng câu 300

Trung bình (câu/bài) 11

Độ dài câu (tƣ̀) 28

Nhận xét:

Giáo trình này bao gồm 27 bài. Có 7 bài không có hội thoại. Tổng cả có 300 câu. Độ dài của các câu chủ yếu là 4 đến 5 tƣ̀ . Riêng bài 17 đô ̣ dài của câu tăng lên 10 tƣ̀, cũng trong bài này thì có sự xuất hiện của câu khá dài gồm 28 tƣ̀ .

• Kết luận:

Có tất cả 3985 câu trong 14 giáo trình. Chúng tôi sắp xếp theo mức độ từ cao đến thấp nhƣ sau:

Giáo trình Tần suất

GT12 : 24,6% GT3 : 11% GT8 : 9% GT5 : 8% GT14 : 7,5% GT13 : 7,3% GT9 : 6,7% GT10 : 5,1% GT4 : 5% GT11 : 4,9% GT7 : 4,4% GT6 : 3,2% GT2 : 2,2% GT1 : 1,1%

Nhƣ vâ ̣y, Giáo trình của Vũ Văn Thi (GT12) là giáo trình có số lƣợng câu nhiều nhất , chiếm 18% trong tổng số các câu đƣợc khảo sát . Đây là giáo trình ở bậc cơ sở nhƣng khá dài, với số lƣợng bài (chapter) nhiều nhất.

GT1 và GT2 của Đoàn Thiện Thuật là những giáo trình ít hội thoại nhất . Hai cuốn sách này không tâ ̣p trung vào luyê ̣n nói mà chủ yếu là cung cấp ngƣ̃ pháp cơ bản qua các bài luyện tập.

Nếu xét theo bô ̣ giáo trình của Đoàn Thiê ̣n Thuâ ̣t , Phan Văn Giƣỡng và Nguyễn Văn Huê ̣, chúng tôi thấy rằng sự phân bố các hội thoại trong các sách là chƣa đồng đều, cụ thể là:

+ Đối với sách của Đoàn Thiệt Thuật, ở GT1 và GT2 quá ít hội thoại. Ở GT3 các hội thoại tăng lên rõ rệt. Sự tăng lên đột ngột này tạo ra sự khó khăn cho ngƣời học khi chuyển đổi sách. Mặc dù ở GT3 hội thoại đƣợc đƣa vào đầu tiên, nhƣ một phần chính của bài học thì sự phân bố ở các sách vẫn chƣa đều, chƣa có sự tăng tiến về độ khó theo trình tự bài.

+ Ở giáo trình của Phan Văn Giƣỡng, tình hình cũng không mấy khả quan. Ở GT4 độ dài trung bình của câ u dao đô ̣ng tƣ̀ 4 -6 tƣ̀, số lƣợng các câu trong bài không nhiều , nhƣng tƣ̀ GT 5 thì số lƣợng câu tăng lên đột ngột với nhƣ̃ng câu dài hơn. Nhƣng nhìn mô ̣t cách tổng quát thì chƣa có sƣ̣ thống nhất về mă ̣t số lƣợng khi cung cấp hô ̣i thoại từ GT4 đến GT7.

+ Cũng tƣơng tự nhƣ vậy , trong 4 tập sách của Nguyễn Văn Huê ̣ , sƣ̣ phân bố hô ̣i thoa ̣i cũng không có sƣ̣ thống nhất . Số lƣợng câu tăng – giảm

Một phần của tài liệu Khảo sát ngữ pháp hội thoại tiếng Việt cho người nước ngoài qua các sách giáo trình tiếng Việt hiện hành ở trình độ A,B (Trang 35)