5. Cấu trúc của luận văn
3.2. Một vài góp ý trong việc soạn thảo các bài hội thoại cho các giáo
trình tiếng Việt ở trình độ A, B.
Chúng tôi thấy rằng hội thoại trong các giáo trình tiếng Việt ở trình độ A, B hiện nay có nhiều điểm tốt, đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu học của ngƣời nƣớc ngoài. Nhƣng với xu hƣớng hội nhập quốc tế, việc dạy và học tiếng Việt không còn nhỏ lẻ nhƣ trƣớc, nó đang trở thành một vấn đề giáo dục đƣợc xã hội quan tâm thì các giáo trình cũng cần đƣợc phát triển về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, đặc biệt là việc xây dựng những hội thoại bổ ích trong các bài học.
Với mục tiêu đó, chúng tôi xin góp một vài ý kiến trong việc xây dựng hội thoại ở các giáo trình tiếng Việt nhƣ sau:
- Về số lƣợng:
Mặc dù số lƣợng sách hiện nay đã nhiều nhƣng vẫn chƣa đủ. Đặc biệt là vấn đề chênh lệch số lƣợng sách quá lớn ở từng trình độ. Sách ở trình độ A thì nhiều nhƣng lại thiếu hụt ở trình độ B và trình độ nâng cao. Ngay nhƣ trong 14 cuốn giáo trình đƣợc khảo sát thì có tới 9 giáo trình ở trình độ A và chỉ 5 giáo trình ở trình độ B. Và kể cả những cuốn sách ở trình độ cao hơn cũng có số lƣợng rất khiêm tốn. Vậy có nên chăng nếu các nhà soạn thảo có một quy định chung, một tiếng nói chung trƣớc khi biên soạn để chúng ta có những bộ sách cân đối về số lƣợng ở mọi trình độ thay vì mạnh ai nấy làm nhƣ hiện nay.
Bên cạnh đó, khi soạn thảo một giáo trình các tác giả cũng nên cân đối về số lƣợng bài, số lƣợng chủ đề trong một cuốn sách, số lƣợng câu trong một
hội thoại, số lƣợng từ trong một câu ứng với từng cấp độ khó - dễ để ngƣời học từng bƣớc đƣợc rèn luyện nâng cao khả năng giao tiếp.
Ví dụ, một cuốn sách ở trình độ A nên tƣơng ứng với một khóa học nhất định (thƣờng là hai đến ba tháng). Vâỵ thì không nên quá dài hay quá ngắn hoặc là lẫn lộn một chút trình độ A, một chút trình độ B nhƣ các giáo trình của tác giả Phan Văn Giƣỡng và Nguyễn Văn Huệ hiện nay. Theo chúng tôi, mỗi cuốn giáo trình nên có từ 10 đến 12 chủ đề, tùy theo trình độ. Mỗi chủ đề có thể kéo dài từ 1 đến 2 bài học. Mỗi bài học có từ 25 đến 30 câu. Tùy theo trình độ để xây dựng câu ngắn hay dài. Thông thƣờng số lƣợng câu phức sẽ đƣợc sử dụng nhiều hơn ở trình độ B so với ở trình độ A. Dung lƣợng ở mỗi bài không quá ngắn hoặc quá dài so với các bài khác.
- Về chất:
Trước hết là về mặt chủ đề, nhiều sách hiện nay có hiện tƣợng trùng hợp chủ đề mà không khai thác các nội dung mới nên gây nhàm chán cho ngƣời học. Vì vậy cần khai thác nhiều chủ đề mới với những nội dung mới, phù hợp với nhu cầu của thời đại. Có thể khai thác thêm các hội thoại từ truyện, từ phim truyền hình. Nếu là hội thoại từ những phim truyền hình, bằng phƣơng pháp dạy qua video, hình ảnh thì bài học sẽ trở nên sinh động hơn. Không nên để học sinh phải học những cuốn sách với nội dung quá cũ, xa rời thực tế hiện tại, không có tính ứng dụng. Nếu cần, có thể sửa đổi bổ sung trong những lần tái bản. Những cuốn sách không phải chỉ xuất bản rồi mặc kệ sự tồn tại của nó, các tác giả cần theo dõi để “nuôi dƣỡng” và chỉnh lí khi cần thiết.
Các chủ đề đƣợc lƣ̣a cho ̣n phải phong phú , vƣ̀a có tính bao quát vừa gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày . Chủ đề ở trình độ B có thể lặp lại với chủ đề ở trình độ A nhƣng phải khai thác và mở rộng đƣợc các nội dung mới hơn. Nên lựa chọn những nội dung gần gũi với đời sống hàng ngày để học sinh cảm thấy môi trƣờng học nhƣ chính môi trƣờng sống thực tế của họ.
Về mặt từ vựng, tƣ̀ vƣ̣ng phải phong phú, đảm bảo có đƣợc tƣ̀ mới ở các bài để thu hút sự tập trung của ngƣời học . Số lƣợng từ mới ít nhất là 10 và không vƣợt quá 20 từ trong mỗi bài. Hơn nữa từ ngữ phải đƣợc lựa chọn kỹ lƣỡng. Nhƣ giáo trình của Phan Văn Giƣỡng có nhiều từ vựng mà trong giao tiếp hàng ngày chúng ta không sử dụng đến. Tác giả đã dịch các từ từ tiếng Anh sang tiếng Việt khiến câu trở nên xa lạ, hội thoại gò ép. Hay nhƣ giáo trình của Nguyễn Văn Huệ, tác giả đã đƣa quá nhiều từ địa phƣơng vào hội thoại mà những từ ngữ này chỉ phù hợp với cách nói miền Nam nên ngƣời nƣớc ngoài sống ở miền Bắc sẽ không hiểu và không sử dụng đƣợc nhiều khiến cho phạm vi ứng dụng trở nên bó hẹp. Chính vì vậy, việc lập ra một bảng từ vựng có tính khẩu ngữ cao, không gò ép, hợp với từng trình độ là cần thiết.
Về mặt ngữ pháp, đây là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nhiều nhất. Theo chúng tôi một bài học tốt phải là bài học tổng hợp đƣợc mô ̣t s ố vấn đề ngữ pháp cơ bản kèm theo một số cách nói khẩu ngữ, khoảng 5 đến 6 cấu trúc cơ bản và cách nói đời thƣờng để ho ̣c sinh có thể luyê ̣n tâ ̣p , giao tiếp ngay sau khi rời khỏi lớp học. Việc giới thiệu ngữ pháp không phải là điều đơn giản, không phải chỉ là đƣa ra cấu trúc, giải thích rồi cung cấp vài ví dụ mà điều quan trọng là đƣa nó vào hội thoại một cách hợp lí. Một số giáo trình nhƣ của Phan Văn Giƣỡng đã bỏ đi việc giải thích ngữ pháp, trong khi đó hội thoại lại không có một điểm nhấn ngữ pháp rõ ràng nào.
Chúng tôi nghĩ, việc đầu tiên là xây dựng hội thoại rồi sau đó là học ngữ pháp theo hội thoại thay vì là đƣa ngữ pháp ra trƣớc rồi áp đặt nó vào hội thoại dẫn đến những kiểu nói khô cứng, gƣợng ép.
Trong một bài cần phân chia số lƣợng các kiểu câu một cách cân bằng. Bởi nếu không có sự tính toán thì sẽ dẫn đến hiện tƣợng thừa và thiếu. Mặc dù về nội dung thì cái gì dễ học, dễ tiếp nhận sẽ đƣa vào những cuốn sách ở bậc cơ sở (trình độ A), cái gì khó, phức tạp sẽ đƣa dần vào hội thoại của các
giáo trình ở bậc cao hơn (trình độ B,C) nhƣng tất cả phải đƣợc sắp đặt dƣới góc độ ngôn ngữ và văn hóa với những cách nói đặc trƣng của ngƣời Việt.