Nhu cầu vận tải biển nước ta đến năm 2015 là rất lớn, cần tổng số đội tàu trong nước khoảng năm triệu tấn trọng tải. Đến năm 2020, cần 25 triệu tấn tàu để đảm bảo vận tải Bắc-Nam khoảng 30 triệu tấn và 30% vận tải nhập khẩu dầu thô, dầu sản phẩm, quặng sắt, than đá,… Như vậy mỗi năm thị trường đóng tàu nước ta có nhu cầu trung bình một triệu tấn trọng tải.
Bên cạnh đó, ngành tập trung cho các hợp đồng lớn với các nước như Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… và phấn đấu giữ vững thị trường, uy tín của ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay cũng như đón bắt cơ hội, chiếm lĩnh thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác triệt để các đơn hàng trong nước để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo việc làm cho người lao động. Ngành đóng tàu đang phát triển nhanh chóng và đã thu hút được một số nhà đầu tư và xuất khẩu nước ngoài, trong đó có các công ty Đan Mạch như Aalborg Industries, Lyngso Marine và MAN B&W Diesel.
Trong thời gian tới, Maserco có kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp trên cơ sở thu hẹp bộ phận đóng tàu, tập trung đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh trên khu đất Đình Vũ đã được phê duyệt cấp sử dụng. Khu đất này nằm trên khu vực trung tâm phát triển cảng biển và khu công nghiệp thực sự của Hải Phòng và khu vực miền Bắc.
Thêm vào đó, các dự án hợp tác kinh doanh như Công ty xếp dỡ Hải An, Tân Cảng, Cảng Đoạn xá, Cảng Chùa Vẽ sẽ là những điểm tựa vững chắc giúp công ty thành công trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển của mình. Ngoài ra với việc sở hữu một đội ngũ lãnh đạo trẻ và có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong ngành sẽ là một nhân tố tích cực góp phần trong sự phát triển của công ty. Nguồn lực tài
chính của công ty được củng cố khi công ty tăng vốn chủ sở hữu từ nguồn trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phiếu thường.