1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi

35 3,1K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 588,5 KB

Nội dung

Trong khi đó, doanh nghiệp các ngành dệt may Việt Nam hầu hết đều thực hiện hợp đồng gia công may mặc nên đảm bảo yêu cầu chất lượng càng quan trọng, nhưng hoạt động quản trị rủi ro tron

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT

KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY

TNHH MAY TINH LỢI1.1 Tính cấp thiết đề tài

Trước xu hướng vận động toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại tạo cơ hội cho hoạt động thương mại quốc tế đã phát triển rất mạnh mẽ Trong đó, hoạt động gia côngxuất khẩu là loại hình kinh doanh phát triển nhanh chóng và phù hợp với quốc gia đang phát triển điển hình như ở Việt Nam Ngày nay quá trình phân công lao động quốc tế rất sâu sắc và trao đổi mậu dịch quốc tế cũng rất thuận lợi đặc biệt là đối với các nước thành viên của WTO, do có sự chuyên môn hóa sản xuất nên hoạt động này đòi hỏi một lực lượng lao động rất lớn không chỉ của một nhà nước mà là của tất cả các nước tham gia vào hoạt động gia công Ở Việt Nam, hoạt động này đã giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, mở rộng thịtrường

Ngành dệt may là một ngành hàng truyển thống, là một ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta Sản xuất tăng trưởng nhanh, KNXK toàn ngành dệt may năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD, tăng gần 38% so với năm

2010 Với kết quả đó, ngành tiếp tục giữ vị trí số 1 trong hoạt động xuất khẩu của cả nước Trong đó hàng dệt may Việt Nam XK sang Nhật Bản đạt kim ngạch 1,6 tỷ USD,chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010 Kim ngạch thị trường Nhật Bản khá cao nhưng thị phần còn thấp, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều rủi ro: một thị trường khó tính có yêu cầu cao về hàng hóa NK, thị trường hay gặp thiên tai ảnh hưởng tới việc vận chuyển hàng hóa làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa Trong khi đó, doanh nghiệp các ngành dệt may Việt Nam hầu hết đều thực hiện hợp đồng gia công may mặc nên đảm bảo yêu cầu chất lượng càng quan trọng, nhưng hoạt động quản trị rủi ro trong các Công Ty chưa được chú trọng Vậy, vấn đề đặt ra làphải quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc XK saocho có hiệu quả Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi , em nhận thấy Công Ty thường gặp rất nhiều rủi ro trong thực hiện HĐGC gây ảnh hưởng đến doanh thu của Công Ty nên em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“ Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi”.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu.

Qua quá trình tìm hiểu em được biết đề tài: “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi” vẫn chưa được nghiên cứu Tuy vậy, tại trường

ĐH Thương Mại, đã có một số tài liệu, đề tài nghiên cứu về vấn đề quản trị rủi ro thựchiện hợp đồng XNK Trong đó, một số đề tài luận văn tại trường ĐH Thương Mại:

1

Trang 2

LVE 1187: “ Quản trị rủi ro trong quy trình thực hiện HĐNK thang máy từItalia của Công Ty CP Gama Việt Nam” – LVTN/ SV Nguyễn Thị Thanh Xuân – Th.s

Lê Thị Thuần hướng dẫn, 2011

LVE.1186: “ Quản trị rủi ro trong quy trình chuẩn bị sản phẩm hạt điều xuấtkhẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công Ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản nông sản

Hà Nội – AGREXPORT” –LVTN/ SV Vũ Thanh Thủy- PGS.TS Doãn Kế Bôn hướngdẫn, 2011

LVE 1188: “ Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐXK hàng nông sản sang thịtrường Mỹ của chi nhánh – Tổng Công Ty thương mại HN” - LVTN/ Đặng Thị MaiLan – Th.S Mai Thanh Huyền hướng dẫn, 2011

Các đề tài trên đều liên quan đến quản trị rủi ro thực hiện hợp đồng xuất nhậpkhẩu tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu nhưng chưaphân tích rõ ràng quy trình quản trị rủi ro trong thực hiện hợp đồng xuất hoặc nhậpgồm những bước như thế nào, các luận văn trên chỉ quản trị cho hợp đồng xuất khẩuhoặc nhập khẩu ở một số ngành nghề trong khi đó ngành may mặc của Việt Nam làngành chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao, các hợp đồng thực hiện chủ yếu đều là hợp đồnggia công hàng may mặc thì chưa đề cập tới quản trị rủi ro để thực hiện hợp đồng có

hiệu quả hơn Có thể nói đề tài : “Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi” là một đề tài mới so với các đề tài trước.

1.3 Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của vấn đề nghiên cứu bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

Hệ thống hóa lý luận về các nội dung cơ bản hợp đồng gia công, quá trìnhthực hiện hợp đồng gia công( HĐGC) xuất khẩu và hoạt động quản trị rủi ro trongthực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu

Nghiên cứu quá trình thực hiện HĐGC XK hàng may mặc của Công TyTinh Lợi thông qua đó nhằm mục đích nhận dạng, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân cácrủi ro, trong quá trình thực hiện HĐXK của Công Ty đã gặp phải

Tìm hiểu về các giải pháp mà Công Ty đã thực hiện

Thông qua việc nghiên cứu này, em muốn đóng góp một số những đề xuất,kiến nghị của mình nhằm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình thực hiện

Trang 3

HĐGC của Công Ty Tinh Lợi cũng như cơ quan Nhà Nước có được những phươnghướng phòng ngừa hiệu quả những rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC trong thờigian tới.

1.4 Đối tượng nghiên cứu.

Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuấtkhẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi

1.5 Phạm vi nghiên cứu.

Về không gian: giới hạn nghiên cứu tại phòng Xuất- nhập khẩu của Công

Ty TNHH may Tinh Lợi

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2009- 2011 tập trung nghiên cứu về mặt

hàng quần áo dệt kim sang thị trường Nhật Bản

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Nguồn bên trong Công Ty: Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011; Báo

cáo số liệu xuất nhập khẩu của Công Ty , Hợp đồng thương mại, vận đơn đường biển

và các chứng từ liên quan

Nguồn bên ngoài Công Ty: Các tài liệu về TMQT như giáo trình, báo tạpchí chuyên ngành, tài liệu về quản trị rủi ro trong hoạt động ngoại thương, một sốwebsite về ngoại thương, giao nhận vận tải, một số văn bản, chính sách pháp luật liênquan đến hoạt động XNK, của chính phủ, cơ quan hữu quan và Luận văn của khóatrước…

1.6.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH may Tinh Lợi, các dữ liệu thuđược bằng việc quan sát các nghiệp vụ và hoạt động gia công của Công Ty để tìm hiểunhững rủi ro công tác quản trị rủi ro tại công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng giacông

1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp thống kê: thống kê và tổng hợp các kết quả tổng kết và quansát được

Phương pháp so sánh: so sánh kết quả kinh doanh nói chung và tình hìnhxuất khẩu tới thị trường Nhật Bản và nhập khẩu nguyên liệu của Công Ty

3

Trang 4

Phương pháp tư duy logic: sử dụng tư duy logic trong phân tích hoạt độngquản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng và đề xuất các giải pháp.

1.7 Kết cấu của khóa luận

Đề tài được trình bày thành 4 chương không kể phần tóm lược, lời cảm ơn, mụclục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, các tài liệu tham khảo

và các phụ lục:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.

Chương 2: Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

Chương 3: Phân tích thực trạng rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, khắc phục rủi ro trong quá trình thực hiện HĐGC hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi.

Chương 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUÁ

TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG 2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản

2.1.1 Khái niệm hợp đồng Thương mại quốc tế và hoạt động gia công quốc tế

a Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế

Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 ( Công ước về mua bán hàng hóa hữu hình):

Hợp đồng TMQT hay họp đồng ngoại thương là tất cả các văn bản được kỹ kết bởi các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hàng hóa được chuyển từ nước này qua nước khác Hoặc việc trao đổi ý chí ký kết HĐ giữa bên ký kết được lập ở các nước khác nhau.

Theo điều 1 công ước Vienna 1980 ( Công ước Liên hợp quốc về mua bán hàng

hóa quốc tế): Hợp đồng TMQT là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.

Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế Bôn chủ biên:

Hợp đồng thương mại quốc tế được hiểu là: “ hoạt động thương mại quốc tế là

sự thỏa thuận về thương mại giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác”.

Như vậy bản chất của hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa

và dịch vụ, là sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng

Chủ thể của hợp đồng là Bên bán ( Bên XK) và bên mua ( bên NK) Họ có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau Bên bán giao một giá trị nhất định, và để đổi lại, bên mua phải trả một đối giá cân xứng với giá trị đã được giao

b Khái niệm về gia công quốc tế

Trang 5

Gia công là một phương thức khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều quốc gia trên thế giới Gia công là sự cải tiến đặc biết các thuộc tính riêng của đối tượng lao động là nguyên liệu hay bán thành phẩm được tiến hành một cách sáng tạo và có ý thức nhằm tạo cho sản phẩm một giá trị sử dụng nào Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia gọi là gia công quốc tế Tức là bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công phải có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở chính ở hai quốc gia khác nhau.

Theo giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại Quốc tế do PGS.TS Doãn Kế Bôn chủ biên:

Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu, vật chất của bên đặt gia công để thực hiện một hay nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao Gia công quốc tế là hình thức gia công thương mại

mà bên đặt gia công hoặc bên nhận gia công là thương nhân nước ngoài.

2.1.2 Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro.

a Khái niệm rủi ro

Nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro, chưa thống nhất thành một định nghĩa chung nên có thể xem xét qua các tài liệu:

Frank Knight, một học giả người Mỹ trong lĩnh vực bảo hiểm và quản trị rủi ro,cho rằng: “ Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được.( Risk and management, FrankKnight, Prentice Hall,1998, tr.23) Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lườngđược thì gọi là bất trắc còn các loại bất trắc có thể đo lường được hay không Tuynhiên trên thức tế, không phải bất trắc nào cũng có thể đo lường hoàn toàn

Trong giáo trình TMQT: “ rủi ro là những sự kiện bất bất lợi, bất ngờ đã xảy ra gây tốn thất cho con người”

Theo Nguyễn Anh Tuấn ( 2006) trong cuốn: “ Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thương” NXB Lao động – Xã hội: “ Rủi ro là những sự kiện bất lợi, bất ngờ gây

ra tổn thất cho con người”, theo cách tiếp cận này thì rủi ro liên quan tới thái độ của công người Những biến cố ngoài mong đợi thì được xem là rủi ro còn những biến cố mong đợi không phải là rủi ro Rủi ro phải là những bất trắc hậu quả cho con người, còn những bất trắc không gây tổn thất thì phải không phải là rủi ro

Rủi ro trong kinh doanh XNK: theo “ Quản trị rủi ro và khủng hoảng” của PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân: “ Rủi ro trong kinh doanh XNK là những sự kiện bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, những cũng có thể đưa đên những lợi ích, cơ hội thuận lợi trong hoạt động XNK” Theo định nghĩa này rủi ro trong kinh doanh XNL vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất, mất mát, nguy

5

Trang 6

hiểm… cho con người, nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội Nếu tích cức nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tiêu cực, tận dụng mặt tích cực của nó.

b Phân loại rủi ro.

Dựa vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:

- Rủi ro cơ bản: là những rủi ro phát sinh từ những nguyên nhên ngoài tầm kiểm soát của con người

- Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro phát sinh từ các biến cố chủ quan và khách quan liên quan đến hành vi của con người

Dựa vào các yếu tố tác động của môi trường vĩ mô:

- Rủi ro kinh tế: Do các yếu tố kinh tế gây ra

- Rủi ro chính trị: Do các yếu tố thuộc về thể chế chính trị gây ra

- Rủi ro pháp lý: Do sự thay đổi pháp luật, các quy tắc, tập quán

- Rủi ro cạnh tranh: Do sự thay đổi thị hiếu, sự xuất hiện sản phẩm mới

- Rủi ro thông tin: Do thiếu các thông tin về thị trường, về đối tác

Dựa vào phạm vi được bảo hiểm:

 Căn cứ vào phạm vi được bảo hiểm rủi ro được chia thành:

- Rủi ro được bảo hiểm: là những rủi ro sẽ không được các công ty bảo hiểm bồi thường khu có tốn thất xảy ra, được chia thành rủi ro loại trừ và rủi ro không thỏa thuân

- Rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro được ghi trong các hợp đồng bảo hiểm, được chia thành rủi ro thông thường và rủi ro đặc biệt

Dựa vào thời điểm phát sinh rủi ro trong quy trình tác nghiệp thương mại quốc tế:

 Căn cứ vào thời điểm phát sinh trong quá trình tác nghiệp chia rủi ro thành:

- Rủi ro trong lựa chọn đối tác đàm phán và ký kết hợp đồng: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn lựa chọn đối tác, đảm phán và ký kết hợp đồng thương mại quốctế

- Rủi ro trong chuẩn bị hàng xuất khẩu: là những rủi ro xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu, gồm các thu gom, sản xuất, gia công, tái chế

- Rủi ro trong giao nhận hàng hóa: là những rủi ro xảy ra trong quá trình giao nhận

- Rủi ro trong vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hóa:

- Rủi ro trong thanh toán tiền hàng: là những rủi ro xảy ra trong quá trình quá trình thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng, tiền tạm ứng

Trang 7

- Rủi ro trong khiếu nại và giải quyết khiếu nại: là những rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện khứu nại và giải quyết các khiếu nại trong thương mại quốc tế và các rủi ro khác.

2.1.3 Khái niệm và phân loại tổn thất.

a Khái niệm tổn thất.

Theo Bộ môn quản trị (ĐH Thương mại): “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát

về tài sản, cơ hội có thể được hưởng, về tinh thần, thể chất do rủi ro gây ra

Theo giáo trình Thương mại quốc tế: “ tổn thất là những thiệt hại, mất mát về tài sản, cơ hộ mất hưởng; về con người, tinh thần sức khỏe và sự nghiệp của họ do những nguyên nhân từ rủi ro gây ra

Dựa vào tính chất của tổn thất

- Tổn thất riêng: là những tổn thất của đối tượng bảo hiển của từng bên tham gia bảo hiểm như tổn thất của hàng khi bị mất hàng hóa vận chuyển, tổn thất về con tàu của chủ tàu

- Tổn thất chung: là tổn thất hoặc những chi phí do hành động cố ý của người chuyên chở, thuyền trưởng

Dựa vào đối tượng bị thiệt hại

- Tổn thất hữu hình: là những thiệt hại về tài sản, hàng hóa tiền bạc

- Tổn thất vô hình: là những tổn thất về tinh thần, uy tín trong kinh doanh

2.1.4 Khái niệm quản trị rủi ro.

a Khái niệm quản trị rủi ro.

Theo Bộ môn Quản trị của trường Đại học Thương mại:Quản trị rủi ro là quátrình bào gồm các hoạt đồng nhận dạng, phân tích, đo lường, đánh giá rủi ro, để từ đótìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu quả của rủi ro đối với hoạt động kinhdoanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trong kinh doanh

Theo cuốn quản trị rủi ro trong kinh doanh thì: “Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhằm hạn chế, loại bỏ các rủi ro hoặc khắc phục các hậu quả mà

7

Trang 8

rủi ro gây ra đối với hoạt động kinh doanh Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại của doanh nghiệp”.

Theo Giáo trình Quản trị thương mại quốc tế: Quản trị rủi ro trong tác nghiệp thương mại quốc tế là hệ thống các nghiệp vụ nhằm nhận dạng, đánh giá, đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của các rủi ro trong quá trình tiến hành các tác nghiệp thương mại quốc tế”

Theo báo doanh nhân Sài gòn: “ Quản trị rủi ro là một quy trình được thiết lập nhằm xác định nhằm sự vụ có nguy cơ dẫn đến những hệ quả xấu cho doanh nghiệp,

để từ đó chủ động đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời”

Như vậy, quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện

và có hệ thống nhằm vận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

2.2 Một số lý thuyết của quá trình nghiên cứu.

2.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro.

Quản trị rủi ro giúp tổ chức, doanh nghiệp đạt được mục tiêu, kết quả kinh doanh như mong muốn thông qua việc hạn chế, loại bỏ những thiệt hại của rủi ro

Quản trị rủi ro giúp tổ chức nắm bắt hiệu quả các cơ hội kinh doanh, biến cơ hộikinh doanh thuận lợi thành hiệu quả kinh doanh tốt lợi nhuận cao

Quản trị rủi ro giúp nâng cao vị thế, uy tín của tổ chức, cá nhân, giúp doanh nghiệp gặp thuận lợi với các đối tác, thu hút tốt hơn thực hiên thành công các hoạt động kinh doanh mạo hiểm

2.2.1 Quy trình quản trị rủi ro

Biểu 2.1 Quy trình quản trị rủi ro

Thiết lập các điều kiện, giả thiết

Dựa trên các rủi ro đã xảy ra trong thực tế hoặc các thồn tin thu thập được các nhà quản trị có thể xây dựng các điều kiện, giả thiết các rủi ro có thể xảy ra với các tácnghiệp hay các khâu trong hoạt động kinh doanh Các nhà quản trị sẽ xây dựng các bốicảnh có thể xảy ra với mỗi trường hợp để tiến hành phân tích, đưa ra các nguyên nhân

Thiết lập các điều kiện, giả thiết

Kiểm

tragiámsát và điều hành

Nhận dạng rủi ro

Phân tích rủi ro

Đo lường rủi ro

Thực hiện các biện pháp kiểm

soát và tài trợ

Trang 9

có thể gây rủi ro, dự đoán tổn thất và đưa ra các phương pháp phòng ngừa hay khác phục.

Nhận dạng rủi ro:

 Khái niệm: Là quá trình xác định một cách liên tực và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong nhận dạng rủi ro tập trung xem xét một số vấn đề cơ bản:

 Mối hiểm họa: gồm các điều liện tạo ra hoặc làm tăng mức tổn thất của rủi ro

 Mối nguy hiểm: Là nguyên nhân của tổn thất

 Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể gây nên những tổn thất ( hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không thể tiên đoán được

 Cơ sở nhận dạng:

 Dựa trên các số liệu thống kê

 Dựa trên các thông tin thu thập được từ môi trường

 Dựa trên phân tích hoạt động của DN

 Dựa trên các kinh nghiệm, trực giác của nhà quản trị

 Các phương pháp nhận dạng:

 Phương pháp điều tra dựa trên các báo cáo

 Phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp

 Phương pháp lưu đồ

 Phương pháp điều tra dựa trên các số liệu thống kê

Khi nhận dạng rủi ro không chỉ sử dụng một phương pháp mà kết hợp cáphương pháp nhận dạng để thu được kết quả chính xác nhất

Việc nhận dạng rủi ro được làm thường xuyên, liên tục và có hệ thống Trong quá trìnhnhận dạng quản trị sẽ xây dựng bảng liệt kê rủi ro, đặc biệt chú ý đến các tổn thất bất thường, các rủi ro chỉ xảy ra một lần, sắp xếp các rủi ro theo các nhóm rủi ro đã phân loại

Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại dorủi ro xảy ra cũng như xác suất xảy ra rủi ro nhằm tìm cách đối phó hay tìm các giảipháp phòng ngừa, loại bổ, hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại

 Các nội dung phân tích

Phân tích nguyên nhân bao gồm nguyên nhân khách quan ( những điều kiện tự

nhiên bất lợi: gió, bão, song ngầm…, những nguyên nhân từ môi trường kinh

doanh…) là những nguyên nhân này thường dẫn đến thiệt hại nặng nề cho doanh

9

Trang 10

nghiệp; Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân xuất phát từ các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động TMQT.

Phân tích và dự báo tổn thất: được tiến hành dựa trên các số liệu quá khứ về

tổn thất mà DN đã trải nghiệm qua cũng như các nguồn thông tin bên ngoài doanh nghiệp về những trường hợp tương tự trong toàn bộ các khâu của quy trình tác

nghiệpTMQT

Đo lường rủi ro:

 Các yêu cầu khi đo lường: độ tin cậy cao, hữu ích, đảm bảo tính hệ thống

 Các chỉ tiêu đo lường:

 Mức độ nghiêm trọng của rủi ro, tổn thất: xác định mức độ, quy mô của tổn thấtxảy ra

 Tần suất của rủi ro, tổn thất thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định

Kiểm soát rủi ro: Là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn chặngiảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất

 Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp loại bỏ các nguy cơ trong hoạt động kinh doanh

 Chủ động né tránh bằng cách thực hiện giám sát và điều hành hoạt động kinh doanh để tránh được chậm trễ hoặc sai sót, hạn chế được rủi ro

 Ngăn ngừa rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu số lần xuất hiện các rủi ro

 Giảm thiểu tổn thất: là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt hại, mất mát mà rủi ro mang lại

 Chuyển giao rủi ro: là việc sử dụng các biện pháp tìm các chủ thể cùng gánh chịu rủi ro như mua bảo hiểm cho công ty

 Đa dạng hóa rủi ro: là việc phân tích các rủi ro, các hoạt động thành các dạng khác nhay, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác

Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy

ra hoặc lập các quỹ cho các phương trình khác nhau để giảm bớt ổn thất

 Tài trợ rủi ro bao gồm:

 Từ khắc phục rủi ro: là biện pháp mà doanh nghiệp bị rủi ro tự chịu các chi phí tổn thất

 Bảo hiểm: là hình thức chuyển giao rủi ro trong đó hãng bảo hiểm chấp nhận gánh vác một phần hay toàn bộ tổn thất về tài chính khi rủi ro xảy ra

Để hoạt động quản trị rủi ro đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình quản trị rủi ro Thông qua cac bộ phận kiểm tra trực tiếp hoặc giám sát qua hệ thống máy tính từng bước trong quy trình quản trị rủi ro đảm

Trang 11

bảo không bỏ qua các thông tin, nguyên nhân dẫn đến rủi ro và đảm bảo quá trình đo lường chính xác để có phương án phòng ngừa và giải quyết triệt để nhất với mỗi rủi ro trong thực hiện HĐGC hàng may mặc.

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu.

Quy trình tổ chức thực hiên hợp đồng gia công bắt đầu từ việc xin giấy phép nhập khẩu NVL cho đến khi giao hàng hóa lên tàu, giải quyết khiếu nại, thanh lý hợp đồng đều ẩn chứa trong đó các rủi ro không thể lường trước được tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN Do đó quản trị rủi ro trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công là công việc không thể thiếu đối với các Công Ty có nghiệp vụxuất nhập khẩu Quản trị rủi ro trong thực hiện HĐGC bao gồm các nội dung sau:

Hình thành các vị trí nhân sự quản trị rủi ro:

Khó có thể thực hiện quản trị rủi ro một cách hiệu quả khi không có các vị trí nhân sự cho quản trị rủi ro Với những doanh nghiệp lớn, một nhóm nhân sự hoặc một

bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro có thể dễ dàng được hình thành, nhưng ở những DN nhỏ, điều này dường như không thể Vì thế việc chỉ định một nhân sự cụ thể thuộc phòng kinh doanh hoặc phòng XNK phụ trách các nội dung nghiệp vụ và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về vấn đề quản trị rủi ro là rất cần thiết và có tìnhkhả thi hơn

Với vai trò kiêm nhiệm, những nhân sự này có thể tham gia đầy đủ và tích cực vào nhiều nhóm tác nghiệp thương mại quốc tế khác nhau tại doanh nghiệp, vì thế có nhiều cơ hội và thực tiễn để phân tích, dự báo nguồn rủi ro, đối tượng rủi ro và những tổn thất có thể phải gánh chịu khi rủi ro xảy ra

Nghiên cứu, nhận dạng rủi ro

Đây là các nghiệp vụ quan trọng trong quản trị rủi ro nhằm thu thập và phân tích các nguồn thông tin về những rủi ro, các nguy cơ rủi ro cũng như nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trong quá khứ hoặc dự báo, từ đó phân loại rủi ro theo những tiêu chí khác nhau và làm căn cứ xác lập các biện pháp phòng ngừa theo từng nhóm rủi ro

đã phân loại

 Nghiên cứu về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro: có rất nhiều nguồn gây rủi rokhác nhau như từ những hành vi của con người, từ các yếu tố tự nhiên Mỗi nguồn rủi

ro lại có thể có những tác động rất khác nhau đến các tác nghiệp thương mại quốc tế,

vì thế khi nghiên cứu phải chia thành các nhóm các nguồn rủi ro và hành vi của ngườibán, nhóm nguồn rủi ro từ hành vi của người chuyên chở và chủ tàu, nhóm nguồn rủi

ro từ sự điều chỉnh của chính sách, nhóm nguồn rủi ro từ các yếu tố tự nhiên, thời tiết,

 Nghiên cứu đối tượng rủi ro chính là nghiên cứu những đối tượng (tài sản, con người, uy tín, cơ hội kinh doanh) sẽ chịu thiệt hại, tổn thất do rủi ro gây ra

11

Trang 12

 Nhận dạng rủi ro: từ kết quả nghiên cứu và phân tích về nguồn rủi ro và đối tượng rủi ro, trong nghiệp vụ quản trị rủi ro, các nhà quản trị cần sử dụng các phương pháp khác nhau và một rủi ro có thể do một hay nhiều nguồn rủi ro khác nhau.

 Các phương pháp nhận dạng rủi ro có thể áp dụng là: Một là, phân tích báo cáo tài chính để nhận dạng rủi ro Hai là, phương pháp nhận dạng theo nhóm tác nghiệp dựa trên phân chia chuỗi các tác nghiệp thương mại quốc tế thành các nhóm tác nghiệpnhất định theo các bước của quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa

Phân tích và dự báo tổn thất

Dựa trên những số liệu về tổn thất trong quá khứ mà doanh nghiệp đã trải nghiệm trong tổ chức thực hiện HĐGC cũng như nguồn thông tin bên ngoài DN về những trường hợp tương tự Để có được những thông tin và dữ liệu phục vụ cho phân tích tổn thất, bộ phận quản trị rủi ro cần xây dựng mẫu báo cáo tổn thất và yêu cầu áp dụng trong mọi bộ phận có liên quan của doanh nghiệp Mỗi cá nhân khi tham gia và triển khai một hoặc nhiều nội dung cụ thể của quy trình tác nghiệp cần phải điền đầy

đủ thông tin vào mẫu báo cáo tổn thất

Thiết lập bảng liệt kê, cảnh báo rủi ro, tổn thất.

Từ các bước tác nghiệp trên đây, một nhiệm vụ đặt ra trong quản trị rủi ro là thiết lập bảng liệt kê cảnh báo rủi ro để phục vụ cho triển khai các bước trong quy trình thực hiện HĐGC

TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH

MAY TINH LỢI.

3.1 Tổng quan về Công Ty TNHH may Tinh Lợi.

3.1.1 Khái quát chung

Trang 13

- Tên: Công Ty TNHH May Tinh Lợi.

- Tên giao dịch quốc tế: Regent Garment Factory LTD

- Loại hình: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

- Địa chỉ: Khu Công nghiệp (CN) Nam Sách - TP Hải Dương

- Điện thoại: 0320 357 4168 Fax: 0320 375 1245

- Web: https://owa.crystal-regent.com.vn

- Nhiệm vụ Công Ty:

Khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về pháttriển doanh nghiệp

Sản xuất sản phẩm hàng may măc phục vụ theo nhu cầu của thị trường theonguyên tắc kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngânsách, hoạt động kinh doanh theo pháp luật

Không ngừng nâng cao đời sống của công nhân viên trong toàn Công Ty quantâm tốt tới công tác xã hội và từ thiện, vì môi trường xanh đẹp, góp phần làm cho xãhội tốt đẹp hơn

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh.

- Tổ chức sản xuất và xuất khẩu các loại sản phẩm dệt kim có chất lượng cao

- Nhập khẩu các loại vải, nguyên phụ liệu, hòa chất, phụ tùng thiết bị

- Thực hiện các hoạt động buôn bán với đối tác trong và ngoài nước: JC Penny, AnnTaylor, Mango, Uniqlo, Walmart, Pimke, A&F, H&M

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty.

Công Ty tổ chức bộ máy hiện hành chia nhỏ theo chức năng, mỗi chức năng có

1 phó tổng giám đốc quản lý, đứng đầu Công Ty là Tổng giám đốc

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty TNHH may Tinh Lợi

hoạch SX

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng

kỹ thuật

Phòng kế toán, mua bán

Xưởng SX hàng

Âu Mỹ

(G,H,I,J)

Phòng hành chính– nhân sự

Phòng quản lý khoNVL

Phòng y tế

Xưởng SX hàng Nhật (A,B,C,D)

Bộ phận QA

Bộ phận bảo trì

Bộ phận giặt, in, thêu

Bộ phận may mẫu, giác sơ đồTổng Giám Đốc

Trang 14

a Ban giám đốc Công Ty.

- Tổng giám đốc Công Ty:

Quyết định việc điều hành mọi hoạt động của Công Ty theo đúng kế hoạch, quy định mà tập đoàn đề ra, theo pháp luật hiện hành Ngoài việc uỷ quyền cho các phó tổng giám đốc còn chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc quản lý bộ phận Tổng giám đốc định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Công Ty với tập đoàn

Trong ban giám đốc Công Ty còn có phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc sản xuất, Phó tổng giám đốc kỹ thuật, Phó tổng giám đốc hành chính – nhân sự

- Phó tổng giám đốc sản xuất:

Có chức năng giúp tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của toàn Công

Ty Điều hành quản lý các xưởng sản xuất, chịu trách nhiệm về số lượng sản phẩm tiến

độ sản xuất và lịch giao hàng

- Phó tổng giám đốc kỹ thuật:

Có chức năng giúp Tổng giám đốc điều hành quản lý toàn bộ các công việc liênquan đến kỹ thuật thiết kế mẫu mã, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật máy móc, bảo trì thiết bị hệ thống cơ sở vật chất trong Công Ty

- Phó tổng giám đốc hành chính – nhân sự:

Có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc xây dựng, đôn đốc CBCNV thực hiện nội quy, quy chế Công Ty đề ra, hạch toán tiền lương, thực hiện các chế độ về bảo hiểm cho CBCNV trong toàn Công Ty Chịu trách nhiệm công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ CBCNV đảm bảo có chuyên môn nghiệp vụ tốt phục vụ cho công việc Đảm bảo giữ gìn an ninh toàn nhà máy Hướng dẫn thực hiện các quy định khen thưởng, kỷ luật nếucó

b Các Phòng ban khác trong Công Ty.

- Phòng Kế Hoạch Sản Xuất:

Trực tiếp quản lý các đơn hàng từ khâu dịch tài liệu kỹ thuật, cân đối NVL cho từng

mã hàng, đơn đặt hàng Lập tiến độ sản xuất và lịch giao hàng cho khách hàng Nắm bắt toàn bộ tiến độ kế hoạch sản xuất của toàn nhà máy, chỉnh lý việc tiếp nhận NVL

- Phòng Xuất Nhập Khẩu:

Có nhiệm vụ quản lý công tác xuất nhập khẩu Nguyên Vật Liệu, Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Phối hợp với Phòng kế hoạch lên lịch xuất giao hàng thành phẩm theo đúng thủ tục hải quan, đúng hợp đồng đặt hàng

- Phòng Quản Lý Kho Nguyên Vật Liệu:

Có nhiệm vụ quản lý kho vật tư, Nhập - Xuất - Tồn NVL đúng chủng loại, số lượngtheo yêu cầu cho từng đơn hàng

- Phòng Kỹ Thuật:

Có chức năng điều hành toàn bộ công nghệ may, cơ điện và toàn bộ các xưởng may theo chức năng Chịu trách nhiệm về toàn bộ các yếu tố ban đầu của quá trình sảnxuất bao gồm:

 Dây truyền công nghệ sản xuất

 Tài liệu kỹ thuật

 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

 Thiết bị máy móc, hệ thống máy phát điện, máy móc thiết bị trong toàn Công Ty

Trang 15

- Phòng Kế Toán, Mua Bán:

Có chức năng tổng hợp mọi hoạt động kinh doanh của Công Ty giúp TGĐ giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và có nhiệm vụ sau:

 Thu thập và tổng hợp các thông tin tài chính

 Theo dõi việc xuất nhập NVL, CCDC tài sản cố định

 Theo dõi thành phẩm khi nhập kho và đưa ra tiêu thụ

 Trợ giúp tham mưu cho tổng giám đốc về các thông tin tài chính, chịu trách nhiệm về phần báo cáo công ty trước tổng giám đốc và các cơ quan nhà nước

 Nhận yêu cầu đặt hàng từ các bộ phận trong Công Ty và tìm nhà cung cấp cho những NVL, CCDC yêu cầu phục vụ hỗ trợ sản xuất

3.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh.

Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Tuy đã rất cố gắng song hiệu quả hoạt động của Công Ty trong thời gian gần đây vẫn chưa cao lắm

Bảng 3.1 Doanh thu và các khoản nộp nhà nước

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

So sánh 2010/200 9

2011/201 0

Trang 16

Biểu 3.1 Doanh thu gia công trong giai đoạn 2009- 2011

Trong 3 năm trở lại đây, doanh số và sản lượng có nhiều biến động: doanh thu

và sản lượng năm 2010 tăng rất nhiều so với năm 2009 trong khi đó doanh thu và sản lượng của năm 2011 tăng ít hơn so với năm 2010

Cụ thể, năm 2010 sản lượng so với năm 2009 tăng 28% tương ứng tăng 593 nghìn tá, doanh thu tăng 49,8% tương ứng 137,808 tỷ đồng Năm 2011 sản lượng so vớinăm 2010 tăng 11% tương ứng với 317 nghìn tá, doanh thu tăng so với năm 2010 là 27,5% tương ứng 113,982 tỷ đồng Sự tăng không đồng đều này là do khách hàng đặt hàng ngày càng nhiều, tổng diện tích nhà máy được mở rộng 4 xưởng sản xuất G/ H/ I/

J Năm 2011 Công Ty có sản lượng tăng không nhiều so với năm 2010 là do tình hình kinh tế gặp khó khăn chung nên khách hàng cũng gặp khó khăn không đặt nhiều đơn hàng

3.2.2 Tình hình nhập khẩu NVL của Công Ty

Công ty nhập rất nhiều nguyên phụ liệu: Vải các loại, đạn nhựa, nhãn mác, chỉ may, mắc treo, dây băng và cúc các loại từ thị trường Hồng Kông, Thái Lan

Bảng 3.2 Kim ngạch NK của Công Ty qua các năm 2009-2011

Trang 17

Cúc, Túi, Thùng 383,99 518,204 1.166,183

Nguồn:Phòng xuất khẩu, năm 2012

Biểu 3.2 Kim ngạch NK của Công Ty qua các năm 2009-2011

Từ số liệu trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất tăng dần qua các năm: giá trị nhập khẩu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 35%, năm 2011tăng so với năm 2010 là 72.4% Công Ty TNHH May Tinh Lợi đã sử dụng giá vốn thực tế để hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình Xuất - Nhập- Tồn kho vật tư cho kế toán Nguyên Vật Liệu Vật tư của Công Ty chủ yếu là mua nhập các loại sản phẩm hàng hoá (vải, chỉ ) dùng cho sản xuất rồi đem bán và giá được tính theo giá ghi trên hoá đơn đỏ còn chi phí thì Công Ty theo dõi riêng

Mặt khác nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu hàng may mặc cho nên đối với Nguyên Liệu nhập từ nước ngoài Công Ty không phải nộp thuế nhập khẩu như quy định của Nhà Nước nếu như Nguyên Vật Liệu nhập về đúng , đủ định mức như đãđăng ký với hải quan cửa khẩu và chỉ nộp thuế khi nhập khẩu thừa so với đăng ký khi

đó Công Ty phải đóng mức thuế suất 40% giá trị số Nguyên Liệu thừa Nhưng trường hợp này hiện chưa xảy ra với Công Ty Nguyên Vật Liệu được sử dụng trong Công Tygồm nhiều loại khác nhau về công dung, chất lượng:

 Nguyên Liệu chính : vải chính, vải lót

 Nguyên Vật Liệu phụ: Là đối tượng không cấu thành lên thực thể sản phẩmnhưng nó góp phần hoàn thiện sản phẩm như các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại,khuy, chun

17

Ngày đăng: 24/03/2015, 12:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w