Tham gia các Hội chợ quốc tế như Tokyo Nhật Bản, Hongkong, Mỹ, EU.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi (Trang 28)

- Tham gia các chương trình XTTm do Bộ Công Thương hay Cục Xúc Tiến tỏ chức. - Tổ chức các chuyến đi thăm khách hàng lớn, kết hợp làm việc với các thương vụ nước sở tại để khảo sát thếm thị trương và tìm kiếm khách hàng mới.

- Đồng thời tiếp tục tham gia các hội chợ thương mịa chuyên ngành trong nước.

4.3. Một số đề xuất và giải pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trinh thực hiện HĐGC hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. HĐGC hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

4.3.1. Cơ sở đề ra giải pháp và các quan điểm.

a. Cơ sơ đề ra giải pháp

Đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện HĐGC luôn là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh XK nào. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện HĐ nguy cơ rủi ro, tổn thất luôn tồn tại, tổn thất có thể xảy ra làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ và làm hạn chế hiệu quả HD. Hiệu quả của HĐ chỉ có thể đạt được khi DN có biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu rủi ro. Để phòng ngừa hạn chế rủi ro DN phải phân tích mọi trường hợp kinh doanh, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm loại trừ hoàn cảnh phát sinh rủi ro, tiết kiệm để bù đắp mất mát rủi ro bằng lập quỹ dự trữ, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Mặc dù để tiến hành các hoạt động này DN phải bỏ ra khoản chi phí nhất định song nếu đem so sánh nó với chí phí khắc phục tổn thất của rủi ro thì chi phí phòng ngừa có thể chấp nhận được. Các biện pháp phòng ngừa giúp DN kiểm soát được rủi ro, làm cho công việc kinh doanh ổn định và tạo tâm lý yên tâm cho nhà kinh doanh khi thực hiện HĐ.

Hạn chế rủi ro là biện pháp cơ bản chủ động tích cực nhằm cải thiện môi trường kinh doanh XK, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh doanh, duy trì sự phát triển bền vững.

Phòng hơn chống rủi ro xảy ra trong kinh doanh XK: phòng ngừa rủi ro là biện pháp mang tính kỹ thuật, tôt chức nhằm ngăn chặn nguy cơ rủi ro, né tránh rủi ro có thể xảy ra. Chống rủi ro là biện pháp được sử dụng sau khi rủi ro đã xảy ra làm hạn chế thiệt hại về người và của. Nếu phòng ngừa được rủi ro, DN sẽ tránh được các rủi ro không được bảo hiểm. Do đó phòng ngừa rủi ro là biện pháp ưu việt hơn chống rủi ro.

Kết hợp chặt chẽ giữa mạo hiệm và tạo lập các biện pháp an toàn tronh kinh doanh XK: rủi ro tồn tại khách quan, do đó muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh XK Dn buộc phải chấp nhận rủi ro điều cơ bản là sự chấp nhận ấy là thụ động hay chủ động còn tùy thuộc vào thái độ của DN. Chấp nhận rủi ro, mạo hiểm là một trong những phẩm chất, chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh của DN. Tuy nhiên chấp nhận rủi ro ở đây dựa trên nên tảng của tầm nhìn xa trong rộng, suy diễn logic, dụ báo, dự đoán mọi tình huống có thể xảy ra bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa mạo hiểm với an toàn kinh doanh.

Xây dựng hệ thống đồng bộ liên hoàn về tổ chức và nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro: rủi ro hết sức đa dạng, phức tạp và có thể xảy ra ở mọi hoạt động trong kinh doanh XK. Cho dù biện pháp hạn chế có được hoàn thiện đến đâu thì DN cũng không thể nào phòn tránh được hoàn toàn rủi ro xảy ra. Do vậu, để biện pháp hạn chế phát huy tối đa tác dụng, cần thống nhất công tác quản lý và các hoạt động nghiệp vụ của DN trong hạn chế phòng ngừa rủi ro.

Nhà nước và doanh nghiệp cùng phòng chống, hạn chế rủi ro trong kinh doanh XK: Nguy cơ rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Do đó, DN dù muốn cũng không thể hạn chế một số loại rủi ro có nguyên nhân khách quan từ cơ chế chính sách, môi trường chính trị... Bởi thế các DN cần có sự hỗ trợ từ phía chính phủ và các hiệp hội ngành hàng.

Các giải pháp phòng ngừa rủi ro dựa trên những cơ sở lý luận được đạt trong phạm vi công ty, chúng phải phù hợp với thực trạng và mức độ phát triển của công ty, chỉ có vậy mới phát huy được hiệu quả tốt nhất.

4.3.2. Một số giải pháp và kiến nghị.

a. Từ phía doanh nghiệp.

 Giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất.

Với sự lớn mạnh không ngừng của Công Ty TNHH may Tinh Lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là nhu cầu XK gia tăng mạnh nhiều mặt hàng và nhiều thị trường. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường và thực hiện hiệu quả các hợp đồng xuất khẩu đặc biệt đối với xuất khẩu hàng may mặc một mặt hàng chủ lực của công ty. Nhu vậy công ty cần có bộ phận chuyên trách nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và tìm đối tác nước ngoài hiệu quả, các nhân viên nắm chắc các nghiệp vụ và linh hoạt trong việc xử lý công việc, bộ phận quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động gia công nói riêng.

Công ty nên hoàn thiện cơ sở, vật chất tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhân viên phát huy hết khả năng. Thay đổi các máy móc có công nghệ hiện đại

như máy móc, máy fax, máy foto... thường xuyên bảo dưỡng và nâng cấp để biến cá dụng cụ này thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc.

 Các giải pháp quản trị rủi ro tại các khâu trong thực hiện HĐGC

• Phòng tránh rủi ro trong khâu NK NVL: bao gồm các giải pháp nhằm giảm thiểu các rủi ro trong các khâu thực hiện hợp đồng nhập khẩu NVL từ thị trường Hồng Kông của Công Ty.

Xin giấy phép NK:

Để tránh các rủi ro trong khâu xin giấy phép NK, trước khi làm hồ sơ xin giấy phép NK, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép nhập khẩu ngay sau khi ký hợp đồng gia công.

Ngoài ra, Công Ty cần thường xuyên theo dõi và nắm bắt những thay đổi trong các thủ tục hành chính liên quan đến xin giấy phép nhập khẩu NVL. Kịp thời thay đổi tiêu chuẩn về chất lượng theo các yêu cầu mới về NK NVL.

Thủ tục khai hải quan:

Để tránh rủi ro do việc thuê dịch vụ khai báo hải quan thì doanh nghiệp đã tự thực hiện khai báo, nhưng nếu doanh nghiệp tự thực hiện thì chi phí có thể sẽ cao hơn. Do đó, để tránh rủi ro xảy ra khi thuê dịch vụ khai thuê hải quan thì doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về năng lực hoạt động của đại lý hải quan, kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn nộp thuế và chí phí, thường xuyên nhắc nhở đại lý hải quan trả lại tờ khai hải quan khi hoàn thành thủ tục thông quan.

Nhận hàng:

Các rủi ro do nhà cung cấp NVL muộn thì thường đã được thông báo trước, vì thế Công ty cần xác định rủi ro xảy ra nguyên nhân do đâu. Từ đó đưa ra các phương án đàm phán với khách hàng bị giáo muộn, thương lượng lại về hợp đồng, có thể sẽ phải chịu phát. Bên cạnh đó, trong khi ký kết hợp đồng: Công ty cần đưa vào các điều khoản quy định rõ ràng về tiêu chuẩn thuê tàu.

Biện pháp khác phục rủi ro trong hợp này là: Khi phát hiện có các sai sót trong giao nhận hàng hóa cần tiến hành kiểm định hàng tại cảng, chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ về các thiệt hại, các thủ tục cần thiết theo quy định để yêu cầu bồi thường.

Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:

Khi thực hiện kiểm định hàng đến tại cảng, công ty thường thuê dịch vụ kiểm định hàng hóa, nhưng như đã phân tích ở trên thì việc công ty thua kiểm định là tự ý chứ không có thỏa thuận trong hợp đồng, vì thế khả năng đối tác không chấp nhận kết quả kiểm định là rất cao.

Vì thế, bên mua và bên bán cần thỏa thuận, thống nhất cơ quan kiểm định hàng đến tại cảng đến và đưa điều khoản này vào trong hợp đồng.

Đối với những hợp đồng đã ký, khi có rủi ro xảy ra, nếu phía nhà cung cấp các kết quả kiểm định, không chịu bồi thường các kết quả kiểm định thì buộc doanh nghiệp phải yêu cầu đưa ra tòa án giải quyết. Lúc này Công Ty cần tìm hiểu kỹ về tập quán kinh doanh về hệ thống luật thương mại ở nước đó.

Khiếu nại:

Khi cần khiếu nại, cần xác định cơ hội thắng kiện, chuẩn bị thủ tục, hồ sơ khiếu nại cần đầy đủ, phù hợp với từng ngoại đối tượng trên.

Nếu phải hầu tòa ở nước ngoài, cơ hội thắng kiện rất nhỏ do sự khác biệt về luật pháp và văn hóa nước sở tại. Do đó, cần tìm hiểu rõ về tập quán buốn bán, luật áp dụng tại nước sở tại. Chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn hảo.

• Phòng tránh rủi ro trong khâu sản xuất hàng may mặc gia công:

 Phòng thiết kế: phải kiểm định chất lượng, màu sắc vải để phù hợp với kiểu cách khách hàng yêu cầu, không xảy ra trường hợp phù hợp yêu cầu về kiểu cách nhưng chất lượng vải lại không tốt hay bị nhăn, xô gây mất thẩm mỹ cho hàng hóa.  Giám đốc sản xuất phải kiểm soát tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất đảm

bảo đúng chất lượng và an toàn lao động trong nhà máy, luôn giao hàng đúng hạn đúng số lượng yêu cầu của khách hàng.

• Phòng tránh rủi ro trong khâu XK hàng gia công

 Phòng tránh rủi ro trong khâu chuẩn bị và kiểm tra hàng XK: Cần có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và mở rộng các nhà cung ứng để có thể chủ động tìm nguồn hàng và đảm bảo giá cung cấp đủ số lượng. Cần phải có kế hoạch sản xuất hợp lý để không bị thiếu số lượng hoặc ép giá do giao không đúng ngày. Tìm các nguồn cung cấp NVL đảm bảo, tin cậy. Thường xuyên đánh giá các nhà cung ứng mới và các nhà cung ứng hiện tại để có các thông tin kịp thời về nguồn hàng và quá trình chuẩn bị hàng.

 Phòng tránh rủi ro trong khâu giao, nhận hàng: Cần có kế hoạch hợp lý trong giao hàng để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra như tắc đường... Cần cập nhập thông tin kịp thời về giao thông để có sự điều chỉnh trong khâu giao hàng cho hợp lý. Tìm hiểu các thông tin về khách hàng để tránh trường hợp lừa đảo. Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không nhận hàng nếu khách hàng gặp khó khăn thì cùng hỗ trợ khách hàng.

 Phòng tránh rủi ro trong khâu thanh toán: các hợp đồng gia công của công ty chỉ được thanh toán tiền gia công, vì thế đều thực hiện thanh toán bằng hình thức L/C không hủy ngang nên cần chủ động chuẩn bị kịp thời các chứng từ như trong quy định để đảm bảo được thanh toán đúng hạn.

Quản trị rủi ro hối đoái: Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp đến sô tiền nội tệ nhận được nhiều hơn hay ít hơn dự tính. Khi khách hàng thanh toán vào thời điểm tỷ giá USD/ VNĐ tăng tức là công ty được lợi nhiều hơn nhưng khi tỷ giá giảm thì các hợp đồng sẽ giảm lợi nhuận thu về và đôi khi không có lãi. Các hợp đồng xuất khẩu của Công Ty đều thanh toán bằng USD nên tỷ giá rất được công ty quan tâm. Để dự báo

trước được sự biến động tăng giảm của tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD công ty cần tiến hành nghiên cứu và xác định các nhân tố: mức cung cầu tiền tệ trên thị trường hối đoái, tình hình cán cân thanh toán của một quốc gia, tình hình chính trị của một quốc gia, đầu cơ tiền tệ, mức tăng trưởng kinh tế, lãi suất... Nắm vững những yếu tố này công ty sẽ có biện pháp quản lý rủi ro hối đoái một cách hiệu quả hơn.

4.3.3 Những kiến nghị với Nhà Nước

 Xây dựng và định hướng thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh cải thiện cơ sở hạ tầng tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực logistics, bảo hiểm, giao thông...

 Đổi mới hoàn thiện chính sách quản lý và cơ chế điều hành kinh doanh XNK đơn giản hóa thủ tục các quy định đưa ra phải đồng bộ và sát với thực tiễn.

 Đẩy mạnh công tác dự báo, dự đoán những biến động của môi trường KDQT tư vấn hỗ trợ DN trong phòng chống hạn chế rủi ro về thanh toán.

 Tăng cường tài trợ cho các biện pháp hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất trong KDXNK.

 Với mặt hàng may mặc

 Nhà nước cần hỗ trợ công nhân trong ngành may và cung cấp thông tin kịp thời về quyền lợi được hưởng của công nhân.

 Quy hoạch các khu công nghiệp không để nhiều khu đất công nghiệp bỏ hoang như hiện nay, đồng thời các nhà máy phải thực hiện khoa học kỹ thuật hiện đại để không làm ảnh hưởng tới môi trường.

 Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp XK hàng may mặc gia công về vốn để tiến tới XK hàng may mặc không còn là hàng gia công.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quá trình thực hiên hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công Ty TNHH may Tinh Lợi (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w