Phân định nội dung nghiên cứu:...20 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU DHA...21 3.1... Phân t
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu trườngĐại học Thương Mại, các khoa, bộ môn, các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt làcác thầy cô giáo trong Khoa Thương Mại Quốc Tế đã chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trongsuốt quá trình học tập tại trường, giúp em có thêm kinh nghiệm và kiến thức để hoàn thànhkhóa luận này
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo Ths Lê Thị Thuần,người trực tiếp quan tâm, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiệnkhóa luận thực tập cuối khóa
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới công ty TNHH may xuất khẩu DHA
đã tạo điều kiện cho em được tham gia thực tập và hoàn thành khóa luận này Xin chânthành cám ơn các cô chú lãnh đạo công ty TNHH may xuất khẩu DHA đã tạo điềukiện giúp đỡ em thu thập tài liệu cũng chỉ bảo, hướng dẫn em tận tình trong suốt quátrình thực tập
Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, cán bộ củatrung tâm thư viện Trường Đại học Thương Mại, đã giúp đỡ em trong việc thu thậpthông tin, hoàn thiện khóa luận
Và cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân
đã giúp đỡ và động viên em rất nhiều trong quá trình thực hiện khóa luận thực tập cuốikhóa
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2012
Sinh viên thực hiện Phùng Văn Linh
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 6
1.2.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 7
1.3 Mục đích nghiên cứu 7
1.4 Đối tượng nghiên cứu 7
1.5 Phạm vi nghiên cứu 8
1.6 Phương pháp nghiên cứu 8
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 8
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu 9
1.7 Kết cấu của khóa luận: Gồm 4 chương: 9
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG XUẤT KHẨU 10
2.1 Một số khái niệm cơ bản 10
2.2 Một số lý thuyết về quy trình chuẩn bị hàng 11
2.2.1 Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu 11
2.2.1.1 Tập trung hàng xuất khẩu 11
2.2.1.2 Bao bì đóng gói 17
2.2.1.3 Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu 17
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may của công ty 18
2.2.2.1 Các nhân tố bên trong 18
2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài 19
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu: 20
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU DHA 21
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH may xuất khẩu DHA 21
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 21
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 21
3.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty 22
Trang 33.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA 23 3.3 Phân tích thực trạng quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA 25 3.3.1 Tình hình hoạt động của việc chuẩn bị hàng xuất khẩu và hoạt động sản xuất của công ty 25 3.3.2 Thực trạng việc chuẩn bị hàng xuất khẩu và hoạt động sản xuất của công ty 26 3.3.2.1 Tập trung hàng xuất khẩu 26
Sơ Đồ 3.2: Quy trình tập trung hàng xuất khẩu tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA 26 3.3.3 Kết quả đạt được trong việc chuẩn bị hàng xuất khẩu của công ty 32 3.4 Đánh giá thực trạng vấn đề quản trị quy trình xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA 34 3.4.1 Những kết quả đạt được của quy trình chuẩn bị hàng tại công ty 34 3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 35 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU DHA 38 4.1 Định hướng phát triển của vấn đề quản trị quy trình xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA 38 4.2 Một số đề xuất các giải pháp với Công ty TNHH may xuất khẩu DHA 38 4.2.1 Kế hoạch hóa và cơ cấu hợp lý nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật trong việc chuẩn bị hàng xuất khẩu tại Công ty 39 4.2.2 Nâng cao khả năng thích ứng và cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành trong việc chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu của mình 39 4.2.3 Có sự quản lý hợp lý, gắn kết các khâu trong quy trình chuẩn mà công ty
đề ra 41 4.2.4 Mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường đổi mới và đầu tư các tài sản cố định 42 4.2.5 Các biện pháp khác 42 4.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 43
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ.
Sơ Đồ 2.1: Quy trình tập trung hàng xuất khẩu.
Sơ Đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
Bảng 3.1: Doanh thu của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA (2009 – 2011) Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản Bảng 3.3 : Kim ngạch xuất khẩu của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA sang các thị trường chính qua các năm (2009 – 2011).
Bảng 3.4: Tỷ trọng xuất khẩu so với tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của Công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
Trang 61.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vàonền kinh tế thế giới với một tốc độ nhanh chóng và dần trở thành quốc gia có vị tríquan trọng trong kinh tế thế giới Việc mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là vấn đềmang tính sống còn đối với mỗi quốc gia Trong đó, một trong những mục tiêu hàngđầu là tăng kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu được coi là ‟một trong ba chương trìnhlớn, trọng điểm” đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng đã, đang và sẽ làmũi nhọn trong chiến lược hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của nước ta
Công ty TNHH may xuất khẩu DHA hiện là một đơn vị tiêu biểu trong lĩnh vựckinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may Thị trường xuất khẩu của công ty khôngngừng mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghị định thư thì ngày nay hàng dệt may củacông ty đã xuất hiện tại hầu hết các thị trường lớn như Hoa kỳ, Nhật Bản, EU…
Nhật Bản là một nước kinh tế lớn hiện nay, là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầucủa Việt Nam, có nhiều tiềm năng xuất khẩu Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệngoại giao năm 1992, cùng với những nỗ lực, cố gắng của cả hai phía, quan hệ thươngmại Việt Nam- Nhật Bản ngày càng phát triển và đã có những tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển thương mại của Việt Nam Kim ngạch buôn bán với Nhật Bản chiếm tỷtrọng không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam Hai nước đãdành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999
Tuy nhiên hàng dệt may của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của công tyTNHH may xuất khẩu DHA nói riêng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các sảnphẩm của các đối thủ lớn như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia… vì vậy cần
có những nghiên cứu cụ thể về những lợi thế, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu hàngdệt may của công ty tại thị trường Nhật Bản Trong đó việc tồn tại các vướng mắctrong công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu nói riêng và các tác động vĩ mô nói chung cóảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty Chính vì thế
trong quá trình thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài ‟Quản trị quy trình chuẩn
bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA”
1.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Trang 7Với sự tìm hiểu của mình, được biết trong những năm qua, đã có một số đề tàinghiên cứu về: “Quản trị quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu”, “Hoàn thiện quy trìnhchuẩn bị hàng xuất khẩu” vẫn chưa được nghiên cứu nhiều Do đó, đề tài “ Quản trịquy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu” vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu.
Công tác chuẩn bị hàng là khâu thứ hai trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồngxuất khẩu Với đề tài: “Quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thịtrường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA” Với mong muốn đề tài này
sẽ góp phần giúp quy trình chuẩn bị hàng của Công ty sẽ hoàn thiện hơn, tối ưu hơn,hạn chế và giảm thiểu những chi phí phát sinh trong quá trình chuẩn bị hàng Đem lạihiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp
1.3 Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu
- Khảo sát thực trạng việc chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu tại công ty TNHH mayxuất khẩu DHA
- Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt mayxuất khẩu tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA
- Và đưa ra một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước trong công tác hỗ trợ xuất khẩucho các doanh nghiệp
1.4 Đối tượng nghiên cứu.
Quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bảntại công ty
Tập trung hàng xuất khẩu
Bao gói hàng xuất khẩu
Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu
1.5 Phạm vi nghiên cứu.
Trang 8- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
- Phạm vi nghiên cứu thời gian: Số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2009 – 2011 và đềxuất cho 4 năm từ năm 2012- 2015
- Giới hạn về nội dung : Quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sangthị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA
- Mặt hàng nghiên cứu : Các sản phẩm xuất khẩu chính của công ty: Quần áo, chăn
ga, gối, đệm
1.6 Phương pháp nghiên cứu.
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Thông qua hoạt động quy trình quản trị hàng hóa từ nguồn cung cấp nguyên vậtliệu, sản xuất, cho đến quá trình giao hàng thực hiện hợp đồng của công ty
- Bảng phương hướng hoạt động trong giao đoạn tới từ 2012 đến 2015
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua một số năm 2009-2011
- Thông qua website chính thức của công ty: www.dha.apps.vn
- Thông qua internet, bao gồm các trang thông tin điện tử, diễn đàn kinh tế, các tạpchí chuyên ngành như http://www.viettade.gov.vn,
www.kinhtethuongmai.com (danh mục tài liệu tham khảo)
- Dữ liệu từ các ấn phẩm sách, báo
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách:
- Thông qua phiếu điều tra trắc nghiệm được phát cho các phòng ban đến từng nhânviên trong công ty Trong đó số lượng phiếu phát ra là 10 phiếu, số lượng phiếu thu về
là 10 phiếu Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm bao gồm các nội dung: Mặt hàng dệt may
XK chủ yếu sang thị trường Nhật Bản, hình thức chuẩn bị nhãn mác và kẻ ký hiệu trên
Trang 9sản phẩm dệt may XK, cơ quan kiểm tra hàng XK và đánh giá về các nghiệp vụ trongquy trình chuẩn bị hàng XK của công ty.
- Bằng phương pháp phỏng vấn: Nội dung cuộc phỏng vấn với Trưởng phòng kinhdoanh Nguyễn Thị Oanh về thực trạng quy trình chuẩn bị hàng dệt may XK sang thịtrường Nhật Bản
1.6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Sau khi có các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài, em đã dùng các phươngpháp phân tích thống kê xử lý số liệu, phương pháp đánh giá tổng hợp
1.7 Kết cấu của khóa luận: Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản của quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Chương 3: Thực trạng của quản trị quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ
HÀNG XUẤT KHẨU.
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
Trang 10Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu: Là chuẩn bị đúng theo tên hàng, số
lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng thời gianquy định trong hợp đồng thương mại quốc tế Quy trình chuẩn bị hàng bao gồm cácnội dung : Tập trung hàng hóa xuất khẩu, bao gói và kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuấtkhẩu, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Quản trị quy trình: Là những bước nghiệp vụ tác nghiệp có tính kết nối logic
với nhau để đảm bảo thực hiện theo đúng quy trình
Tập trung hàng hóa xuất khẩu: Là tập trung về lô hàng đủ về số lượng, phù
hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí Là một hoạt động rấtquan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu Nhưng tùy vào từng loạihình doanh nghiệp với các đặc trưng khác nhau mà quá trình tập trung hàng xuất khẩucũng khác nhau để đảm bảo được hiệu quả của quá trình xuất khẩu Nguồn hàng XK lànơi đã có khả năng cung cấp hàng hóa đủ điều kiên cho XK
Bao gói và kẻ ký mã hiệu hàng hóa xuất khẩu: Trong hoạt động thương mại
quốc tế không ít hàng hóa để trần hay để rời nhưng đại bộ phận hàng hóa yêu cầu phảiđược đóng gói bao bì trong quá trình vận chuyển và bảo quản Vì vậy việc tổ chứcđóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu là khâu quan trọng trong quá trình chuẩn bị hàng
Bao bì đóng gói: Bao bì là loại vật phẩm dùng để bao gói và chứa đựng
hàng hóa, hạn chế những tác động của môi trường bên ngoài nhằm bảo vệ hàng hóatrong quá trình vận chuyển, bảo quản và đồng thời có tác dụng quảng cáo và hướngdẫn tiêu dùng
Kẻ ký mã hiệu hàng hóa: Kẻ ký hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng
số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên bao bì nhằm cung cấp các thông tin cần thiết choquá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: Là công việc cần thiết, là sự tiếp tục quá trình
các công đoạn thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế
+ Kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất khẩu so với yêu cầu đặt ra tronghợp đồng thương mại quốc tế Sự phù hợp ở đây là phù hợp về chất lượng, số lượng,mẫu mã, bao bì…
Trang 11+ Cơ sở để kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là hợp đồng L/C cũng như các tài liệuliên quan như kỹ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn, mẫu hàng…
2.2 Một số lý thuyết về quy trình chuẩn bị hàng.
2.2.1 Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu.
2.2.1.1 Tập trung hàng xuất khẩu.
Quá trình tập trung hàng xuất khẩu được mô tả trong sơ đồ sau :
Sơ Đồ 2.1: Quy trình tập trung hàng xuất khẩu.
Nhu cầu hàng xuất khẩu:
- Là xác định hàng hóa cần xuất khẩu, xác định chủng loại, kích cỡ, chất lượng,
số lượng, bao bì, ký mã hiệu và thời gian dự định xuất hàng để làm cơ sở xác định cácnguồn cung cấp tiềm năng
- Những yêu cầu về quy cách cũng như phẩm chất và thời gian giao hàng có thểđược xác định dựa trên hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết từ trước giữa
Nhu cầu hàng xuất khẩuNhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩuNghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng xuất khẩuLựa chọn nguồn hàng xuất khẩu và hình thức giao dịch
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Trang 12doanh nghiệp kinh doanh XK và nhà nhập khẩu nước ngoài dựa trên đơn đặt hàng,chấp nhận chào hàng được gửi về từ phía đối tác nước ngoài.
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng xuất khẩu:
Các loại nguồn hàng được phân loại theo các tiêu thức sau :
- Theo khối lượng hàng hóa được mua: Theo tiêu thức này thì nguồn hàng
được chia thành nguồn hàng chính và nguồn hàng phụ
+ Nguồn hàng chính: Là nguồn hàng có khả năng cung cấp một số lượng hànglớn với chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp XK Nguồn hàng này quyết định nhiềuđến năng lực và lợi nhuận cho doanh nghiệp nên phải quan tâm và có chính sách đặcbiệt để bảo vệ nguồn hàng đảm bảo ổn định và phát triển bền vững nguồn hàng, tránh
sự tấn công của đối thủ cạnh tranh
+ Nguồn hàng phụ: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hànghóa XK của doanh nghiệp Nguồn hàng này không quyết định nhiều đến doanh số vàlợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, cần phải chú ý đến khả năng phát triển nguồnhàng này thành các nguồn hàng chính trong tương lai, để tăng số lượng nguồn hàngchính, tăng khả năng XK, mở rộng mặt hàng và thị trường XK cho doanh nghiệp
- Theo đơn vị giao hàng: Nguồn hàng xuất khẩu được chia thành :
+ Các công ty liên doanh : Đây là nguồn hàng có năng lực sản xuất kinh doanh
vì các sản phẩm luôn được cải tiến
+ Các doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã, hộ gia đình : Các nguồn hàng cóquy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không đồng nhất… nhưng cũng có khả năng cungcấp các hàng gia công cho XK
- Theo khu vực địa lý: Nguồn hàng cung cấp dựa trên dấu hiệu vùng, miền,
thành phố, tỉnh…
- Theo mối quan hệ với nguồn hàng: Nguồn hàng được chia làm ba nhóm :
+ Nguồn hàng truyền thống : Là nguồn hàng mà doanh nghiệp có quan hệ giaodịch mua bán từ lâu, thường xuyên, liên tục và có tính ổn định cao
Trang 13+ Là nguồn hàng mà doanh nghiệp có giao dịch và khai thác, có thể sẽ pháttriển thành nguồn hàng truyền thống và điều quan trọng là giúp doanh nghiệp mở rộngphạm vi và phát triển kinh doanh
+ Nguồn hàng không thường xuyên : Là nguồn hàng doanh nghiệp chỉ giaodịch qua các thương vụ, không mang tích liên tục
Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng xuất khẩu:
Là nội dung quan trọng của quá trình chuẩn bị hàng XK Đối tượng nghiên cứu làcác nguồn hàng hiện hữu và các nguồn hàng tiềm năng:
- Những nguồn hàng hiện hữu : Là những nguồn hàng đang tồn tại và sẵn sàngcung cấp hàng hóa để XK, là những nguồn hàng có năng lực, có kinh nghiệm trongkhai thác hàng XK, nhưng mức độ cạnh tranh lại cao hơn
- Những nguồn hàng tiềm năng : Là những nguồn hàng chưa xuất hiện hoặc đãxuất hiện nhưng không phải là nguồn hàng XK nhưng có khả năng trở thành nguồnhàng xuất khẩu Như vậy các doanh nghiệp kinh doanh hàng XK phải tạo điều kiệnđầy đủ cho các nguồn hàng tiềm năng trở thành nguồn hàng XK để cung cấp nhữngsản phẩm mới cho XK
Nội dung nghiên cứu là phải nhận dạng được tất cả các nguồn hàng XK hiện hữu
và nguồn hàng tiềm năng, tiến hành phân loại nguồn hàng và tiến hành nghiên cứutheo những nội dung sau :
- Khả năng sản xuất của nguồn hàng :
Khi nghiên cứu khả năng sản xuất của nguồn hàng XK là nghiên cứunhững chủng loại mặt hàng, kích cỡ, mẫu mã, đặc điểm riêng của từng loại hàng,những chỉ tiêu chất lượng, mức độ phù hợp và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trườngnước ngoài của mặt hàng
Ngoài ra khi nghiên cứu còn phải xác định khả năng đáp ứng về số lượng
và thời điểm cung cấp của nguồn hàng, mức độ thống nhất của sản phẩm trong lôhàng… nhằm đáp ứng được mục tiêu đúng tên hàng, đúng số lượng, đúng chất lượng,đúng thời điểm giao hàng trong giao dịch thương mại quốc tế
Trang 14 Mặt khác, khi nghiên cứu khả năng sản xuất của nguồn hàng phải xácđịnh được giá cả trong nước của hàng hóa so với giá cả quốc tế, sau khi đã tính đủ cácchi phí vào giá mua thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh có phù hợp với mụctiêu chiến lược đã đề ra không.
- Tiềm lực tài chính, khả năng kỹ thuật của nguồn hàng :
Tiềm lực tài chính và khả năng kỹ thuật quyết định nhiều đến khả năngsản xuất của nguồn hàng XK Những nguồn hàng có tiềm lực tài chính, có khả năng kỹthuật là những nguồn hàng tiềm năng có khả năng cung cấp những những sản phẩm cómẫu mã, kích thước, chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế, có thể cungcấp những lô hàng lớn, giao hàng đúng thời điểm và chi phí thấp nhất Hoặc có những
lô hàng có tiềm lực tài chính nhưng thiếu khả năng kỹ thuật và ngược lại Nhữngdoanh nghiệp kinh doanh hàng XK cần nghiên cứu và nhận dạng để có phương thứcgiao dịch thích hợp
Để nghiên cứu nguồn hàng XK các doanh nghiệp kinh doanh hàng XK
có thể sử dụng các thông tin qua các phương tiện thông tin như : Đài phát thanh,truyền hình, tạp chí, báo cáo tổng kết năm, thư chào hàng…từ các nhân viên của DN,các nhân viên chào hàng… các tài liệu và thông tin lưu trữ Bằng phương pháp nàycho phép chúng ta nghiên cứu khái quát các nguồn hàng XK với chi phí thấp nhấtnhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn, biết cách thu thập tài liệu, thôngtin và xử lý thông tin
Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu:
- Mua hàng xuất khẩu : Các DN kinh doanh hàng XK có thể mua hàng XK thôngqua các đơn hàng và hợp đồng kinh tế
- Gia công hoặc bán nguyên liệu thu mua hàng XK : Gia công là hình thức doanhnghiệp XK giao nguyên liệu hay bán thành phẩm cho đơn vị sản xuất, để đơn vị sảnxuất làm thành thành phẩm, giao lại cho bên doanh nghiệp XK và nhận phí gia công.Với hình thức này quyền sở hữu nguyên vật liệu thuộc về doanh nghiệp XK, cho nêndoanh nghiệp XK phải có các biện pháp để kiểm soát nguyên vật liệu và chất lượng
Trang 15sản phẩm Quan hệ giữa DN xuất khẩu và đơn vị gia công là quan hệ hợp đồng giacông hàng XK.
- Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu : Đây là hình thức các doanhnghiệp XK liên doanh liên kết với các DN sản xuất hàng XK, trên nguyên tắc đảm bảolợi ích của các bên tham gia và lợi cùng hưởng, lỗ cùng chịu
- Xuất khẩu ủy thác : Trong hình thức bên có hàng XK gọi là bên ủy thác, doanhnghiệp nhận hàng XK gọi là bên nhận ủy thác XK ủy thác là bên nhận ủy thác vớidanh nghĩa của mình tiến hành XK hàng hóa với chi phí của bên ủy thác Trong trườnghợp này doanh nghiệp XK chắc chắn có hàng giao dịch cho khách hàng để thực hiệnhợp đồng XK
- Tự sản xuất hàng xuất khẩu : Hình thức này áp dụng cho các DN tự sản xuấttrực tiếp tiến hành các sản phẩm của mình, hoặc các DN thương mại kinh doanh hàng
XK tự sản xuất hàng XK nhằm tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình
Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu.
Bao gồm hệ thống các chi nhánh, các đại lý, hệ thống kho hàng, hệ thống vậnchuyển, hệ thống thông tin, hệ thống quản lý… để đảm bảo cung cấp đúng hàng hóa,
đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng, kịp thời gian với chi phí thấp là mục tiêu của tổchức hợp lý hệ thống
Trang 16+ Tổ chức hệ thống kho hàng tại các điểm nút của kênh để đảm bảo khả năngtiếp nhận và giải tỏa nhanh đảm bảo dòng vận động của hàng hóa cũng như bảo quảntốt chất lượng hàng hóa.
+ Tổ chức hệ thống vận chuyển, bốc dỡ phù hợp với từng loại hàng, với sốlượng hàng thu mua, tối ưu hóa dòng vận động hàng hóa với chi phí thấp nhất
+ Sắp xếp hệ thống quản lý, cán bộ công nhân viên có năng lực, có trình độ, cótrách nhiệm và sáng tạo trong công việc phù hợp với từng vị trí công tác để phát huyđược hiệu lực của hệ thống
+ Phát huy cao độ của hệ thống thông tin : Thu thập, phân loại, phân tích xử lý
và đưa ra các quyết định kịp thời, kiểm tra, giám sát và điều hành hệ thống, kịp thờiphát hiện những ách tắc, trì trệ và các tình huống phát sinh để có biện pháp xử lý kịpthời đạt hiệu quả cao
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu.
* Tác dụng của việc kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
- Thực hiện trách nhiệm của người XK trong thực hiện hợp đồng thương mạiquốc tế, từ đó đảm bảo uy tín của nhà XK cũng như đảm bảo tốt mối quan hệ trongbuôn bán thương mại quốc tế
- Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến các khuyết tật, đổi hàng mới, giaohàng bù, hạ giá… làm giảm hiệu quả của hoạt động XK
* Các cấp kiểm tra hàng hóa: Việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện ở hai cấp:
- Ở cấp cơ sở: Như đơn vị sản xuất, trạm thu mua chế biến, gia công… Việc
kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quan trọng quyết định và có tác dụng triệt để nhất Nộidung thường kiểm tra là:
+ Kiểm tra về chất lượng : Chỉ cho phép những hàng hóa đủ tiêu chuẩn chấtlượng trong hợp đồng được phép XK Kiểm tra sự phù hợp bao bì như hình dáng, kíchthước, số lượng, bao bì, vật liệu làm bao bì, tài liệu đi kèm theo bao gói, nội dung của
ký mã hiệu và chất lượng của ký mã hiệu
Trang 17+ Kiểm tra số lượng và trọng lượng: Số lượng và trọng lượng của mỗi baokiện, tổng số lượng và trọng lượng.
- Ở các cửa khẩu: Việc kiểm tra hàng ở các cửa khẩu có tác dụng thẩm tra lại kết
quả kiểm tra cơ sở
Trong trường hợp theo quy định của nhà nước hoặc theo yêu cầu của người mua(đã được quy định trong hợp đồng) việc giám định hàng hóa đòi hỏi phải được tiếnhành bởi các tổ chức giám định độc lập như : Vinacontrol, Saigoncontrol… khi đó căn
cứ vào hợp đồng và L/C người XK phải xác định : Nội dung yêu cầu giám định, cơquan giám định, đơn xin giám định, hợp đồng L/C
2.2.1.2 Bao bì đóng gói.
Để đóng gói hàng hóa XK cần phải kế hoạch hóa nhu cầu bao bì, nghĩa là phải xácđịnh được nhu cầu về bao bì tương thích với số hàng hóa cần bao gói và có kế hoạch
để cung ứng bao bì phù hợp về chất lượng, đủ về số lượng và đúng thời điểm
Khi đóng gói người ta có thể áp dụng hai hình thức đóng gói là đóng gói kín vàđóng gói hở Đóng gói kín thường được áp dụng trong đa số trường hợp Khi đóng góihàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật, hàng hóa được xếp gọn gàng trong bao
bì, khi cần chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảo thuậntiện và tối ưu trong bốc xếp, vận chuyển và bảo quản
2.2.1.3 Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu.
* Mục đích của kẻ ký mã hiệu là :
- Đảm bảo thuận lợi cho phương pháp giao nhận
- Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản hàng hóa
* Kẻ ký mã hiệu trên bao bì bên ngoài cho hàng hóa xuất khẩu phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Nội dung thông tin của kẻ ký mã hiệu phải đáp ứng mục đích yêu cầu đề ra
Trang 18- Kẻ ký mã hiệu phải đơn giản và nhất quán về mọi chi tiết chủ yếu, cố gắng sửdụng tối đa các ký hiệu đã được chuẩn hóa quốc tế để mọi người dễ đọc, dễ hiểu.
- Phải kẻ ký mã hiệu ở vị trí dễ phát hiện và nhận ra ngay từ xa Phải dùng vậtliệu và kỹ thuật kẻ ký mã hiệu đảm bảo chất lượng của các mã hiệu nhưng không làmảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa
* Nội dung của kẻ ký mã hiệu hàng hóa bao gồm :
- Những thông tin cần thiết đối với người nhận hàng như : Tên người nhận, tênngười gửi, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyển hàng, sốhiệu kiện hàng
- Những thông tin cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa như : Tên nước và tênđịa chỉ hàng đến, tên nước và tên địa chỉ hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận tải, têntàu, số hiệu chuyến đi
- Những thông tin hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ, bảo quản hàng hóa như :Chống mưa, dễ vỡ, nguy hiểm, tránh ẩm, số kiện tối đa được phép chồng lên nhau,hướng xếp hàng hóa, không được móc…
- Mã số mã vạch của hàng hóa…
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may của công ty.
2.2.2.1 Các nhân tố bên trong.
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vất chất kỹ thuật đóng vai trò quyếtđịnh đến sự thành bại của công ty, điều kiện cơ sở vật chất tốt sẽ giúp sản xuất ranhững sản phẩm chất lượng đủ tiêu chuẩn cho XK Ngược lại cơ sở vật chất, kỹ thuật,công nghệ kém phát triển sẽ tác động tiêu cực đến mọi hoạt động của công ty
Tiềm lực tài chính: Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đối với mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động chuẩn bị hàng nói riêng của doanhnghiệp Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp quyết định đến các phương án chuẩn bịhàng Với nguồn vốn kinh doanh dồi dào, công việc mua hàng sẽ được đảm bảo kịpthời trong những trường hợp cần thiết phải đáp ứng những hợp đồng lớn, có thời hạngiao nhận ngắn
Trang 19 Nhân tố con người: Trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhânviên có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh của công ty.
2.2.2.2 Các nhân tố bên ngoài.
Chính sách thương mại của nước chủ nhà: Chính sách vĩ mô của nhà nước cóảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp XK Ngoài phải đối mặt vớikhó khăn khi giá nguyên, nhiên phụ liệu đầu vào trên thị trường thế giới đồng loạt tănggiá Các nhiên liệu như xăng dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng trong nước
đã tăng cao làm tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của DN
Chính sách thương mại của Nhật Bản: Bên cạnh cam kết mở cửa thị trườngtrong khuôn khổ WTO, Nhật Bản còn áp dụng nhiều biện pháp tác động trực tiếp vàohàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản như thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, thuế giántiếp, giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, chống bán phá giá, bảo hộ, hạnngạch…
Pháp luật : Hệ thống pháp luật của nước chủ nhà và nước nhập khẩu khácnhau sẽ ảnh hưởng tới việc chuẩn bị hàng cho đảm bảo kỹ thuật, tiêu chuẩn, yêu cầucủa thị trường Công ty cần am hiểu tình hình pháp luật trong nước và thấu hiểu phápluật của thị trường công ty đang hướng tới, với những quy định chặt chẽ đối với hàngdệt may như : sử dụng ít các hóa chất, tuyệt đối không có hóa chất gây hại, tiêu chuẩn
về chất liệu của sợi vải…
Yếu tố tỷ giá: Tỷ giá là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong mộtnền kinh tế bởi hoạt động thương mại quốc tế của các nước ngày càng phát triển và đòihỏi phải có sự tính toán so sánh về giá cả, tiền tệ với các nước đối tác Sự biến độngcủa TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả
Hệ thống vận chuyển : Bao gồm các phương tiện, đường xá, thủ tục xuấtkhẩu
Hệ thống ngân hàng : Ngày nay có rất nhiều các ngân hàng được lập ra nhưngthực sự chưa được sự tin cậy của các bạn hàng quốc tế Công ty chịu sự ảnh hưởng của
sự giao dịch trong nước cũng như các ngân hàng quốc tế, khả năng vay vốn đảm bảohoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 20 Hệ thống thông tin liên lạc: Trong kinh doanh quốc tế, các khâu trong quá trìnhthực hiện hợp đồng mua bán giữa các quốc gia sẽ được thiết lập một cách nhanhchóng, tiện lợi, giảm được chi phí giao dịch đạt được hiệu quả cao nhờ vào hệ thốngthông tin liên lạc ngày càng phát triển Để các doanh nghiệp nhanh chóng bắt kịp cácquy định, quy chế về quy trình chuẩn bị hàng theo quốc tế, việc thực hiện hợp đồngđược nhanh chóng, chính xác và tạo lợi thế cạnh tranh.
2.3 Phân định nội dung nghiên cứu:
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu về quy trình chuẩn bị hàng tại công ty TNHHmay xuất khẩu DHA, em thấy quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu hàng dệt may sangthị trường Nhật Bản của Công ty tập trung nghiên cứu vào 3 nội dung:
1 Tập trung hàng xuất khẩu
2 Bao bì đóng gói
3 Kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu
Do đó, trong khóa luận của em chỉ tập trung nghiên cứu 3 nội dung này trong quátrình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHHmay xuất khẩu DHA với cách thức mà Công ty thực hiện, những gì đạt được cũng nhưnhững gì còn tồn tại thiếu sót Từ đó, cần có giải pháp để khắc phục và hoàn thiện hơnnhằm thực hiện tốt hơn quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trườngNhật Bản cũng như xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường khác của Công ty, gópphần nâng cao uy tín của Công ty DHA trên trường Quốc tế
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TẠI CÔNG TY TNHH
MAY XUẤT KHẨU DHA.
3.1 Giới thiệu về công ty TNHH may xuất khẩu DHA.
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty.
Trang 21- Tên công ty: Công ty TNHH may xuất khẩu DHA (DHA Garment ExportCo.,Ltd)
- Năm thành lập: Tháng 11 năm 2002
- Trụ sở công ty : Xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội
- Điện thoại: 84-4-3387 7498
- Fax: 84-4-3387 7497
- Giấy phép đầu tư số: 24/GP-KCN-HN cấp ngày 09/05/2002
Tổng số cán bộ công nhân viên: 500 nhân viên
Tổng diện tích nhà máy: 9000 m2
Lĩnh vực sản xuất xuất khẩu: Quần áo, chăn ga, gối, đệm
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH may xuất khẩu DHA ( DHA Garment Export Co.,Ltd) thành lậptháng 11 năm 2002 Nhà máy sản xuất và trụ sở tại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, HàNội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km về phía Nam
Ngày đầu mới thành lập, Công ty là một công ty nhỏ chuyên sản xuất quần áo vàchăn ga gối xuất khẩu sang Hoa Kỳ Với sự hỏi học, sự lỗ lực không ngừng của tập thểcán bộ, công nhân viên trong toàn công ty, nắm vững dần nhu cầu của thị trường nướcngoài, công ty đã chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân sự của mình, mở rộng nhà xưởng.Sau 10 năm phát triển, doanh số Công ty không ngừng tăng, đời sống cán bộ côngnhân viên được cải thiện không ngừng
Năm 2005, Công ty TNHH may xuất khẩu DHA đã mở rộng sản xuất mặt hàngquần áo, chăn, ga, gối, đệm xuất khẩu sang Nhật Bản, EU
Năm 2010, với thương hiệu Newmoon Công ty đã đưa sản phẩm ra thị trường nộiđịa đáp ứng nhu cầu trong nước
Năm 2006-2007, Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (Hà Nội) tặngbằng khen vì sự đóng góp của công ty cho ngành công nghiệp dệt may của tỉnh nhà.Giải quyết việc làm cho hơn 500 cán bộ công nhân viên trong tỉnh và khu vực
3.1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty.