Những tồn tại và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA (Trang 32)

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may XK sang thị trường Nhật Bản của công ty TNHH may xuất khẩu DHA còn tồn tại một số mặt hạn chế đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện hợp đồng XK nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung, điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo của công ty cần nhận diện và khắc phục.

- Công tác chuẩn bị hàng dệt may XK của công ty còn nhiều bất cập, chưa thiết lập được mạng lưới thu mua nguyên liệu để sản xuất, nguồn hàng cung cấp cho công ty của các đối tác chưa đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng khiến công ty không chủ động được nguồn hàng XK.

- Các mặt hàng dệt may của công ty chủ yếu là các sản phẩm gia công cho các hãng thời trang của nước ngoài nên chất lượng và giá trị hàng còn thấp, thiếu tính đồng nhất, không ổn định… Điều này dẫn tới chi phí bảo quản, lưu kho tăng, thời hạn sản xuất của các lô hàng, hiệu quả của XK chưa cao.

- Số dự án đầu tư cho hoạt động chuẩn bị hàng dệt may của công ty so với nhu cầu chuẩn bị hàng còn thấ, do đó nhiều hợp đồng XK của công ty không có hàng để đáp ứng, công ty phải mua hàng của các công ty khác.

- Đối với một số mặt hàng như : Áo thun dài tay, áo thun ngắn tay, quần áo lót… công ty vẫn chưa có đủ điều kiện vật chất, kỹ thuật cũng như chuyên môn để sản xuất thành những sản phẩm chất lượng để XK.

- Dự báo về năng lực cung ứng nguồn hàng của công ty, đối tác và các trung gian thương mại còn nhiều sai lệch do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không sát với như cầu thực tế, làm bỏ lỡ nhiều hợp đồng XK.

- Trong những năm gần đây, công tác thu thập và xử lý thông tin trong quá trình điều tra thị trường và nguồn hàng còn hạn chế. Trong một số trường hợp đối tác sản xuất hàng cho công ty thấy giá hàng trên thị trường cao hơn giá công ty mua nên đã tìm cách hủy hợp đồng để bán cho công ty khác, khiến công ty phải trì hoãn thời gian giao hàng thậm chí phải hủy hợp đồng XK.

- Khâu kiểm tra vẫn còn tồn tại một số trường hợp để xảy ra thiếu sót và buông lỏng ở cấp kiểm tra cơ sở dẫn tới ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng XK. Thêm vào đó cơ sở hạ tầng cùng với các trang thiết bị phục vụ cho khâu kiểm tra chất lượng ở công ty vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì thế chất lượng hàng hóa đã qua kiểm tra cũng ở mức trung bình, chưa đáp ứng được phân khúc thị trường hàng dệt may cao cấp của Nhật Bản.

- Theo nghị định 57 CP đã mở rộng tối đa quyền trực tiếp XK cho các doanh nghiệp. Do đó làm tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động XK dẫn đến việc cạnh tranh không lành mạnh. Công ty phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp XK hàng dệt may khác trong nước.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ QUY TRÌNH CHUẨN BỊ HÀNG DỆT MAY

Một phần của tài liệu Quản trị quy trình chuẩn bị hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại công ty TNHH may xuất khẩu DHA (Trang 32)