1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản

49 468 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 118,65 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tàiNgày nay cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đang từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và th

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củanhà trường, cô giáo hướng dẫn, lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhậpkhẩu Quảng Bình

Trước tiên em xin cảm ơn tới cô giáo ThS Đặng Diệu thúy đã tận tình hướndẫn, chỉ bảo em để em có thể thực hiện khóa luận một cách tốt nhất Em xin cảm ơn

sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa Thương Mại Quốc Tế và thầy cô giáo

đã trang bị cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành bài khóa luận

Trong thời gian thực tập và nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần xuấtnhập khẩu Quảng Bình, em đã học hỏi và thu nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích.Nhờ đó em đã trang bị cho mình những kinh nghiệm thực tế về hoạt động thươnmại quốc tế nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu chè nói riêng Em xintrân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần xuất nhập khẩuQuảng Bình đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập vàđiều tra số liệu để hoàn thành khóa luận

Với đề tài này, hy vọng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của công ty.Mặc

dù đã có cố gắng, song do năng lực và thời gian có hạn chế nên bài khóa luận của

em không tránh khỏi nhữn sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từ thầy cô và cácbạn

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014

Sinh viên thực tập

Nguyễn Ngọc Giang

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG VIỆT

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG ANH

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 1

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp ngiên cứu 4

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 5

2.1 Khái quát chung về các rào cản kỹ thuật 5

2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kỹ thuật 5

2.1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật 6

2.1.3 Xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản 9 2.2 Một số rào cản kỹ thuật Nhật Bản áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu 9

2.2.1 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm 10

2.2.2 Quy định chất lượng thương mại, ghi nhãn mác và truy xuất nguồn gốc sản phẩm 11

2.2.3 Các yêu cầu về đóng gói bao bì 12

2.2.4 Nhãn sinh thái 12

2.3.Phân định nội dung nghiên cứu 14

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH 15

3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 15

3.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 15

Trang 3

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty CP XNK Quảng Bình 16 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 17 3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 17 3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 17 3.2.2 Tình hình xuất khẩu chè của Công ty giai đoạn 2010-1013 18 3.3 Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình đối với mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản 19 3.3.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản 19 3.3.2 Tình hình xuất khẩu chè vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 20 3.3.3 Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 24 3.4 Đánh giá về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình đối với mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản 27 3.4.1 Những thành tựu đạt được 27 3.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 28 CHƯƠNG IV: ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CHO MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK QUANG BÌNH

31

4.1 Định hướng vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu mặt hàng chè vào thị trường Nhật Bản 31 4.1.1 Định hướng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình trong thời gian tới 31 4.1.2 Quan điểm thực hiện các biện pháp thực hiện vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản 32 4.2 Các đề xuất kiến nghị về biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình 33 4.2.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp 33 4.2.2 Các kiến nghị về biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu QuảngBình

Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình 2013)

(2010-Bảng 3.2: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2010 – 2013

Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu chè của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào Nhật Bản năm 2010 – 1013

Bảng 3.4: Cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu vào Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình

Bảng 3.5 Lượng hàng không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình giai đoạn 2010-2013

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG VIỆT

STT Từ viết tắt

tiếng Việt

Nghĩa tiếng Việt

1 HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật

2 AJCEP Hiệp hội Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

3 VJEPA Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

4 Luật VSTP Luật Vệ sinh thực phẩm

6 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT TIẾNG ANH

4 HACCP Hazard Analysis and

Critical Control Points

Hệ thống phân tích mối nguy vàđiểm kiểm soát tới hạn

5 JAS Japan Agricultural

Quy định vè tiêu chuẩn chất lượng

7 ISO 14000 International

Organization for Standardization 14000

Quy định về bảo vệ môi trường

8 USD United States Dollars Đồng Đô la Mỹ

9 SA 8000 Social Accountability

8000

Quy đinh về trách nhiệm xã hội

10 EU European Union Liên minh châu Âu

11 ILO International Labour

Organization

Tổ chức lao đông quốc tế

12 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

13 APEC Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á

Trang 7

Cooperation - Thái Bình Dương

14 AFTA ASEAN Free Trade

Area

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

15 REACH Registration –

Evaluation- Authorization- Restriction - Chemical

Đăng ký – Đánh giá- Cấp phép- Hạn chế cho hóa chất

16 GMP Good manufacturing

practices

Hệ thống thực hành sản xuất tốt

Trang 8

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Ngày nay cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đang từngbước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gia nhập ASEAN (1995), gianhập APEC (1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gia nhập tổ chức thương mạiquốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau trong điềukiện các rào cản thương mại được giảm bớt một cách tối đa, trong đó mặt hàng chèxuất khẩu cũng không ngừng thâm nhập vào các thị trường to lớn trên thế giới ngay

cả những thị trường khó tính nhất, ngày càng góp phần không nhỏ đối với sự pháttriển kinh tế của đất nước

Tuy Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu từ phía thị trường nhậpkhẩu, song chúng ta vẫn đang phải đối mặt với tình trạng các lô hàng bị trả lại dokhổng thể đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan kiểm dịch các nước về chất lượng

vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với thị trường Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàngchè xuất khẩu của các công ty khác nhau trên thế giới cũng như Công ty Cổ phầnXNK (xuất nhập khẩu) Quảng Bình Với mức thu nhập cao, chi tiêu bình dân khôngnhỏ, nhu cầu sử dụng chè cao, do phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng đã mở

ra triển vọng cho ngành chè Việt Nam thâm nhập khẳng định mình trong thị trườngnày Tuy nhiên Nhật Bản được đánh giá là thị trường vô cùng khó tính, các cơ quanchính phủ, Hải quan Nhật Bản đặt ra rất nhiều rào cản kỹ thuật đối với tất cả cácmặt hàng nhập khẩu…Các quy định kỹ thuật về sản phẩm, chất lượng hàng hóa,bao gói, về an toàn, sức khỏe, các vấn đề môi trường và xã hội … Trước đây, cáchàng rào thuế quan nhìn chung nhằm bảo về các nhà sản xuất, nhưng ngày nay, việcbảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng đang dần thay thế cho việc bảo vệnhà sản xuất và người lao động Vì vậy thâm nhập vào thị trường Nhật Bản vừa làmột cơ hội to lớn nhưng Công ty cũng gặp không ít thách thức đang tồn tại trên thịtrường này

Chè là một trong những hàng nông sản có tiềm năng xuất khẩu lớn, đồngthời cũng là mặt hàng được ưa thích và có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữasang thị trường Nhật Bản Hiện Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế

Trang 9

giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè Sản phẩm chè của Việt Nam

đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Chè Việt” đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực như Mỹ,EU, Nga , Trung Đông và Nhật Bản Trong tình hình kinh tế khó khăn, ngành chèvẫn có cơ hội phát triển hơn trong thời gian sắp tới là do xu hướng của người tiêudùng ngày càng ưu thích dùng trà hơn các loại đồ uống có ga, rượi, bia…

Hoạt động xuất khẩu chè vào thị trường Nhật Bản đã có những bước đi tíchcực, “chè Việt” được người tiêu dùng Nhật Bản biết đến nhiều hơn, gia tăng đadạng các loại chè khác nhau…Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều loại chè bị từchối do không đáp ứng được các quy định kỹ thuật đối với mặt hàng chè vào NhậtBản Đây là kết quả của sự thiếu hiểu biết và cách tiếp cận của Công ty đối với cácquy định kỹ thuật của Nhật Bản còn nhiều hạn chế Để giúp công ty xác định rõ cácrào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, tôi chọn

đề tài “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình “ làm đề tài

cho luận văn của mình

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề vượt rào cản kỹ thuậtmặt hàng chè nhưng lại ở những thị trường khác nhau Cụ thể có một số công trìnhnghiên cứu tương tự với đề tài của tôi:

Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đấy mạnh xuất khẩu hàngnông sản” của Nguyễn Khánh Hà- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Đề tài : “ Chính sách bảo hộ chè của EU- khả năng xâm nhập của Việt Nam”của Trịnh Thị Quyên – Đại Học Ngoại Thương

Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật vào EU để đẩy mạnh xuất khẩu chè của công

ty TNHH Hiệp Thành “ của Nguyễn Trịnh Điền – Đại học Quốc Gia

Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè vào thị trường ChâuÂu” của Lê Tuyết Hoa – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Những đề tài khóa luận trên đều hướng đến một đối tượng sản phẩm, thịtrường nhất định nhưng lại ở các doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp lại

có những đặc thù sản xuất, kinh doanh sản xuất khác nhau nên sẽ có những phương

Trang 10

hướng, cách thức giải quyết khác nhau Nôi dung của những luận văn trước đều đưa

ra được những khái niệm, lý thuyết cơ bản và những giải pháp thiết thực nhằm gópphần thúc đẩy xuất khẩu chè, nông sản vào thị trường cụ thể

Với đề tài này “ Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè củacông ty cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản” tôi sẽ đinghiên cứu cụ thể về mặt hàng chè, đi sâu phân tích hoạt động vượt rào cản kỹ thuậtchè vào thị trường Nhật Bản, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân vàđưa ra giải pháp Đề tài tôi đã chọn không trùng với đề tài nào của các năm trước vềthời gian nghiên cứu ( 2010-2013) và về không gian ngiên cứu tại Công ty Cổ phầnXNK Quảng Bình

1.3 Mục đích nghiên cứu

Bằng việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở nguồn dữ liệu sơcấp và thứ cấp thu được từ nhiều nguồn khác nhau,dựa trên khả năng, trình độ lýluận và kinh nghiệm thực tế nên mục tiêu nghiên cứu đề tài như sau:

Hệ thống hóa lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản áp dụng đối với mặt hàng chè của Việt Nam

Phân tích thực tiễn áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè củaNhật Bản và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNKQuảng Bình

Đề xuất một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặt hàng chè tại Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình nhằm thúc đẩy xuất khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với mặthàng chè

Nghiên cứu thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty Cổphần XNK Quảng Bình đối với hàng rào kỹ thuật của Nhật Bản

1.5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về mặt thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu dựa trên số liệukinh doanh trong 4 năm gần đây từ 2010 – 2013

Trang 11

Phạm vi về mặt không gian : bài khóa luận nghiên cứu trong phạm vi xuất khẩumặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình vào thị trường Nhật Bản

Phạm vi về mặt nội dung: Phân tích các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật mà Công

ty Cổ phần XNK Quảng Bình phải đạt được nhằm xuất khẩu mặt hàng chè sang thịtrường Nhật Bản và công tác đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật đó tại Công ty

1.6 Phương pháp ngiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn trên cơ sở vận dụng phépduy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:

1.7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được chia làm 4 nội dung lớn:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Chương 2:Cơ sở lý luận của vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng chè xuấtkhẩu vào thị trường Nhật Bản

Chương 3: Phân tích thực trạng vượt rào cản kỹ thuật vào thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng chè của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp vượt rào cản kỹ thuậtcho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần XNKQuảng Bình

Trang 12

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 2.1 Khái quát chung về các rào cản kỹ thuật

2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kỹ thuật

Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), ra đời trên cơ sở Hiệp định thành lập

Tổ chức thương mại thế giới, do các nước thành viên của GATT ký ngày 14/4/1994tại Ma-rốc, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 với trụ sở chính đặt tạiGiơ-ne-vơ, Thụy Sỹ Mục tiêu hoạt động của WTO là nhằm thúc đẩy tăng trưởngthương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thịtrường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viêntrong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với những nguyêntắc cơ bản của công pháp quốc tế, khuyến khích các nước hội nhập sâu rộng hơnvào nền kinh tế thế giới, đồng thời nâng cao sức sống, tạo thu nhập, việc làm chongười dân các nước thành viên, bảo đảm quyền và tiêu chuẩn lao động xã hội tốithiểu được tôn trọng

Các hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hóa mà mỗi quốcgia quy định một cách khác nhau Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hànghóa trong thương mại giữa các nước thành viên, WTO đã đưa ra Hiệp định về cáchàng rào kỹ thuật đối với thương mại, thường được gọi là Hiệp định TBT và Hiệpđịnh về việc áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ, thường được gọi là Hiệp địnhSPS Trong đó Hiệp định TBT điều chỉnh các loại hàng rào kỹ thuật chung đối vớithương mại, còn Hiệp định SPS điều chỉnh các hàng rào kỹ thuật đặc biệt đối vớithương mại, cụ thể là các biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiện nay khái niệm về rào cản kỹ thuật còn có nhiều sự nhận thức khácnhau Thực tế rào cản kỹ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều vấn đề kinh tế

- xã hội trong kinh doanh và thương mại quốc tế Rào cản kỹ thuật trong thương mại

là những quy định ngoài thuế quan , hay một chính sách phân biệt nào đó mà mộtnước hay một vùng lãnh thổ áp dụng, với mục đích hạn chế hoặc ngăn cản thươngmại quốc tế Nó bao gồm tất cả các biện pháp được thực hiện ở biên giới, nhằm hạnchế việc hàng hóa nước khác thâm nhập vào thị trường và các thủ tục này tạo thuậnlợi cho hàng hóa trong nước như một hình thức bảo hộ

Trang 13

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của WTO không đưa rakhái niệm về rào cản kỹ thuật, nhưng rào cản kỹ thuật được hiểu là: các quy định vàtiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe của conngười, động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hành động gian lận ở mức độphù hợp

Mục đích của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Hiệp định TBT )

Hiệp định TBT ra đời với mục đích nhằm xác định quyền của mỗi nước được

áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống cộng đồng, bảo vệmôi trường sống, đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các quy định có tínhnguyên tắc đối với các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đíchtránh các biện pháp được sử dụng như các rào cản thương mại Mục đích củanhững biện pháp kỹ thuật về bản chất là tốt tuy nhiên nó lại bị lạm dụng, nhiều biệnpháp quá khắt khe, thậm chí không cần thiết gây cản trở hoạt động thương mại quốc

tế khiến không ít người hiểu sai bản chất

2.1.2 Phân loại rào cản kỹ thuật

Thực tế cho thấy việc tổ chức thương mại thể giới (WTO) và các Hiệp ướcquốc tế cắt giảm thuế quan trên quy mô toàn cầu đã làm cho các hàng rào phi thuếquan trở thành rào chính trong thương mại Trong đó hàng rào kỹ thuật trongthương mại hiện tồn tại và tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành hàng đặc biệt làhàng hóa nhập khẩu

a Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hiệp định TBT gồm 6 phần với 15 điều và 3 phụ lục, thừa nhận tầm quantrọng của các tiêu chuẩn quốc tế và các hệ thống đánh giá sự phù hợp, đồng thờimong muốn tăng cường việc xây dựng những tiêu chuẩn và hệ thống này Tuynhiên, các tiêu chuẩn và văn bản pháp quy kỹ thuật cũng như các quy trình đánh giá

sự phù hợp không được tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mạiquốc tế Các nước thành viên có quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảođảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống, sức khỏecon người, động thực vật và bảo vệ môi trường

Trang 14

* Các nguyên tắc của Hiệp định TBT:

Không phân biệt đối xử về các tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa: Hiệp định

đòi hỏi các thành viên áp dụng quy chế tối huệ quốc và quy chế đối xử quốc gia khiđưa ra các quy định quản lý kỹ thuật có nghĩa là, các quy định này phải đảm bảo có

sự đối xử như nhau giữa các nước thành viên và giữa hàng hóa sản xuất trong nước

và hàng nhập khẩu vào nước mình

Không cản trở thương mại: Hiệp định TBT yêu cầu các nước thành viên áp

dụng tiêu chuẩn quốc tế như ngôn ngữ kỹ thuật thống nhất đối với tiêu chuẩn chấtlượng hàng hóa Điều này có nghĩa là, một khi tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thìkhông có hàng rào kỹ thuật được tạo ra đối với thương mại giữa các nước thành viên

Công khai, minh bạch: Điều dễ hiểu chính là thông qua nguyên tắc này để

thực thi đối với hai nguyên tắc đã đề cập ở trên Vì vậy mà Hiệp định TBT đưa ranhiều quy định để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch này

Ngoài ra, hiệp định TBT còn khuyến khích các nước thành viên ký kết cácthỏa thuận thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả thử nghiệm, chứng nhận, kiểm tra,giám định chất lượng hàng hóa Việc ký các thỏa thuận này sẽ mang lại lợi ích chocác doanh nghiệp trong việc giảm chi phí và thời gian do không phải thử nghiệmlại, giám định lại chất lượng tại cảng của nước nhập khẩu hàng hóa

*Hệ thống TBT gồm có:

Bộ ISO 9000:

Mục tiêu lớn nhất của bộ ISO 9000 là đảm bảo chất lượng đối với người tiêudùng ( trong và ngoài tổ chức) Biện pháp đảm bảo chất lượng của bộ ISO 9000 làxây dựng hệ thống chất lượng và phòng ngừa, từ khâu thiết kế, lập kế hoạch

Bộ ISO 14000:

Là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường Lợi ích lớn nhất đối vớibên ngoài doanh nghiệp chính là thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp về môitrường đối với cộng đồng, với cơ quan nhà nước và với khách hàng Thị trường thếgiới hiện nay rất chú trọng đến vấn đề môi trường, tổ chức môi trường thế giới đãkhuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những sản phẩm “ xanh và sạch” Mức

độ ảnh hưởng đến môi trường của một số sản phẩm có vai trò lớn tới sức cạnh tranhcủa sản phẩm đó trên thị trường

Trang 15

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP

Đây là công cụ đánh giá mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của thực phẩmnhằm thiết lập hệ thống kiểm soát, trong đó tập trung vào phòng ngừa ngăn chặnchứ không phải tập trung vào thử nghiệm, kiểm tra HACCP chủ yếu quan tâm đếnbiện pháp quản trị Mười ba giai đoạn lưu đồ áp dụng HACCP trong các đơn vị sảnxuất thực phẩm chính là những hướng dẫn cụ thể về tiến trình quản trị sản xuấtnhằm đạt tới ngưỡng tới hạn được chấp nhận về vệ sinh của các tổ chức bảo vệ sứckhỏe trên thế giới đề ra

Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000

Đây là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên công ước quốc tế về lao động của tổ chứcLao động Quốc tế (ILO) của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhân quyền NhậtBản quy định cấm nhập khẩu hàng hóa mà trong quá trình sản xuất có sử dụng laođộng trẻ em, lao động cưỡng bức, phân biệt đối xử, bắt người lao động làm việc quáthời hạn cho phép của Luật lao động

b Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiệp định về áp dụng các biện pháp Vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS)của WTO được ban hành và có hiệu lực cùng với sự ra đời của WTO vào ngày01/01/1995 Hiệp định liên quan đến sự áp dụng các quy định về an toàn vệ sinhthực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật

Mục đích cơ bản của Hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả cácnước thành viên, đó là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, độngthực vật thích hợp, nhưng phải đảm bảo rằng các quyền lợi này không bị lạm dụng vớimục đích bảo hộ và không được tạo ra các hàng rào thương mại quốc tế trá hình

Trang 16

2.1.3 Xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật tại thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường áp dụng khá nhiều rào cản kỹ thuật so với các thị trường khác trên thế giới, đồng thời là điển hình cho xu hướng tăng cường áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm bảo hộ thị trường và sản xuất trong nước dưới nhiều hìnhthức khác nhau

Đặc biệt sau thảm họa động đất năm 2011 tại Nhật Bản đã gây thiệt hại năng

nề về kinh tế, cùng khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nền kinh tế rơi vào tìnhtrạng ảm đạm Dự báo trong những năm tới, Nhật Bản sẽ thắt chặt chi tiêu và đầu

tư, đồng thời gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại nội địa Trong thời kỳ suygiảm kinh tế nhiều nước coi rào cản thương mại chính là công cụ ngăn chặn hàngnhập khẩu, vì vậy thị trường có xu hướng tăng cường bảo hộ, đặc biệt bằng biệnpháp tạo lập rào cản kỹ thuật , có nhiều quy định khắt khe nhằm bảo vệ sức khỏengười tiêu dùng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Khi rào cản kỹ thuật được dựng lên từ phía các quốc gia nhập khẩu, hoạtđộng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm vượt rào cản kỹ thuật có ý nghĩahết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta trong tiến trìnhhội nhập hiện nay

2.2 Một số rào cản kỹ thuật Nhật Bản áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu

Nhật bản có nền kinh tế thị trường tự do, công nghiệp hóa lớn thứ 2 thế giới.Nền kinh tế này có hiệu lực và sức cạnh tranh cao trong khu vực liên quan đếnthương mại quốc tế Thành tựu kinh tế của Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngànhchế tạo với tiềm năng lớn về lực lượng lãnh đạo của một nền công nghiệp phát triển,

có các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới và đội ngũ công nhân lành nghề, cókhả năng đầu tư cao và an toàn

Nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời bảo vệ các ngành sảnxuất và chế biến trong nước Nhật Bản áp dụng Luật Vệ sinh thực phẩm, Luậtchống gây nhiễm và kiểm soát các loại dịch bệnh, Luật Ngoại thương và Ngoại hối,Luật thương mại với những quy định chặt chẽ, chỉ cho phép nhập vào Nhật Bảnnhững loại thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không gây hại sức khỏecon người Cụ thể đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng

Trang 17

2.2.1 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội và Cục môi trường chịutrách nhiệm trong việc thiết lập và kiểm tra các mức dư lượng Các mức dư lượngnày dựa trên Luật VSTP (vệ sinh thực phẩm)

Luật VSTP của Nhật Bản ra đời năm 1947, được sửa đổi, bổ sung lần gầnđây nhất là năm 2005 và có hiệu lực thực thi năm 2006 Mục đích của Luật VSTP

và ngăn chặn những thực phẩm nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng LuậtVSTP nghiêm cấm việc sản xuất, bán và nhập khẩu các loại thực phẩm có chứa cácchất độc hại, các loại thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe con người, các loạithực phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn và quy cách của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi

Những loại không được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, bao gồm:

Có chứa các chất độc hại hoặc bị nghi ngờ có chứa các chất như vậy

Không có tài liệu kỹ thuật đi kèm

Không có mầm lây bệnh hoặc không có côn trùng gây hại

Người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất quan tâm đến sản phẩm có lợi cho sứckhỏe, họ ưa chuộng những sản phẩm tốt cho sức khỏe…Người Nhật Bản cho rằng,sản phẩm an toàn cũng là sản phẩm có chất lượng tốt Chè là một sản phẩm phòngchống bệnh ung thư, giúp trẻ lâu và chống lão hóa da, nên được người dân ở đây sửdụng nhiều

Một khảo sát Nhật Bản cho thấy: 65% người tiêu dùng chọn thực phẩm vì lý

do an toàn, 15% vì yếu tố ngon, 9% vì sự tươi sống, 5% vì yếu tố tốt cho sức khỏe và

6% là những nguyên nhân khác (VH-VIETRADE,2009, Thị trường chè Nhật Bản và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam) Đây cũng là một trong những lý do mà Nhật Bản

áp dụng quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo đó, những sản phẩm bán chạy hiện nay ở Nhật Bản là những sản phẩm

ít đường, calo thấp, không cholesterol, nhiều chất xơ, nhiều chất polyphenol…

Trang 18

Chẳng hạn như sản phẩm có chứa ca cao, trà xanh, nước nho đen, nước đậu nành…

An toàn thực phẩm là yếu tố được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhất

Tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng các điều khoản trongLuật VSTP Chè, rau quả, đồ gia vị…phải qua kiểm tra về thuốc trừ sâu còn sót lại,các tác nhân nông nghiệp ( bao gồm cả bảo quản phòng ngừa), các chất thực phẩmthêm vào ( cả màu sắc)

2.2.2 Quy định chất lượng thương mại, ghi nhãn mác và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân theo các quy định trong Luật

vệ sinh thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông nghiệp ( JAS) và Luật đo lường của NhậtBản

Tại Nhật Bản, việc đóng gói và dán nhãn hàng nhập khẩu đúng quy định và

có ý ngĩa rất quan trọng vì giúp việc thông quan được thuận lợi Đồng thời đó làthông tin quan trọng giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm và trong trường hợpcần thiết có cơ sở kiểm tra và truy cứu trách nhiệm

Nhật Bản cấm sử dụng rơm rạ để đóng gói sản phẩm Tất cả các sản phẩmnhập khẩu phải dán nhãn xuất xứ- ghi rõ tên nước xuất xứ, nếu chỉ ghi tên khu vựcthay cho tên nước xuất xứ sẽ không được chấp nhận Việc dán nhãn mác sản phẩmcủa nước xuất xứ phải tuân thủ một số quy định sau:

Luật đo lường quy định, tất cả sản phẩm và các loại thực phẩm được đónggói trong các bao bì kín phải ghi chính xác thông tin đo lường trên nhãn mác Luậtnày cũng quy định dung độ sai cho phép giữa khối lượng thực tế và khối lượng nêutrên nhãn mác Những sản phẩm vượt qua độ dung sai này sẽ không được bán ởNhật Bản

Luật VSTP định nghĩa rằng “ bất kỳ loại thực phẩm nào được quy định bởimột tiêu chuẩn về gán nhãn mác thì phải mang nhãn mác phù hợp với tiêu chuẩn đó,nếu không thực phẩm này sẽ không bán được, chưng bày với mục đích cung ứnghoặc với bất kỳ mục địch thương mại nào “

Luât tiêu chuản nông nghiệp (JAS) đưa ra các “ tiêu chuẩn về nhãn mác, chấtlượng đối với thực phẩm đã qua chế biến” Luật JAS của Nhật Bản ban hành năm

1970 quy định các sản phẩm: đồ uống, thực phảm chế biến, dầu ăn và mỡ, các sản

Trang 19

phẩm nông lâm thủy sản chế biến nhập khẩu vào Nhật phải có dấu tiêu chuẩn “Japan Agricultural Standard – JAS “ ( dấu chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật ).Việc giám định và cấp dấu chất lượng “JAS” được thực hiện bởi các tổ chức sau:

Các tổ chức giám định thuộc Bộ nông – lâm – ngư nghiệp

Các tổ chức giám định của chính quyền địa phương

Các tổ chức giám định khác

Những mục thông tin dưới đây phải liệt kê chung với nhau tại một vị trí cóthể nhận biết ngay trên hộp chứa hoặc bao bì: Tên sản phẩm, thành phần, trọnglượng tịnh , hạn “ tốt nhất sử dụng trước ngày” hoặc ngày, tháng có thể sử dụng tốithiểu, cách bảo quản, nước xuất xứ, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu Ngoài những loạithực phẩm do những “ Tiêu chuẩn về gắn nhãn mác chất lượng thực phẩm đã quachế biến” JAS quy định thì những loại thực phẩm nhất định với những đặc tính cụthể phải đáp ứng những tiêu chuẩn về gắn nhãn mác chất lượng riêng của chúng vàphải có thêm thông tin liên quan đến chất lượng Luật JAS quy định đối với nôngsản nói chung và mặt hàng chè nói riêng, có thể sử dụng tên của một địa điểm đượcbiết đến rộng rãi để thay đổi cho tên xuất xứ

2.2.3 Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Có thể khái quát một số điểm đáng chú ý về các yêu cầu đóng gói bao bì củaNhật Bản như sau:

Chất lượng bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể táisinh và tái sử dụng

Bao bì nhựa đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, việc tiếp xúcgiữa sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hạinào

Các sản phẩm đóng hộp phải đáp ứng các yêu cầu về kim loại

Khay bìa phải đảm bảo khi bị nung nóng không bị cong, ngả màu

2.2.4 Nhãn sinh thái

Hàng nông sản nói chung và mặt hàng chè nói riêng nhập khẩu vào Nhật Bảnphải tuân thủ một số quy định về bảo vệ môi trường và nguồn lợi sau:

Quy định liên quan đến đặc tính sản phẩm: Đây là những quy định mà sản

phẩm phải có mới được phép XNK, lưu thông và tiêu dùng như các quy định về

Trang 20

hàm lượng chất độc hại có trong sản phẩm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người

và môi trường ( như quy định hàm lượng một số chất có trong hàng nông sản), cácquy định về kiểm tra giám sát các sản phẩm nhập khẩu nhằm đảm bảo tuân thủ củasản phẩm về bảo vệ sức khỏe con người và môi trường

Đối với sản phẩm chè Nhật Bản quy định cấm Acetamiprid và Imidacloprid,tuy nhiên đến năm 2015 hai chất này mới đưa ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực

vật được phép sử dụng (http://www.savimex.com/)

Các quy định liên quan đến phương pháp chế biến và mức độ ô nhiễm: Bao

gồm tất cả các quy định liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như: quy địnhquá trình sản xuất phải tuân thủ các hệ thống đảm bảo chất lượng hay quản lý môitrường, quy định về đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, quy định về nguồnchất thải, nước thải, khí thải của quá trình sản xuất, quy định về chất độc hại đượcphép và không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất như quy định về các loạithuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Nếu phát hiện trong sản phẩm có sâu hại, vi trùng gây bệnh còn dính đất…

sẽ không được phép nhật khẩu vào Nhật Bản Tùy theo nội dung vi phạm sẽ cónhững hình thức xử lý khác nhau như: khử trùng, phân loại, thiêu hủy hoặc trả lạingười xuất khẩu Đặc biệt khi, khi xuất khẩu vào Nhật Bản phải có Giấy chứngnhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch thực vật của Chính phủ nước xuất khẩu cấpmới đủ thủ tục đăng ký kiểm dịch khi nhập khẩu Nếu phát hiện có sâu bệnh sẽ tiếnhành các bước khử trùng, hun khói…( thời gian quy định là 24 tiếng không kể thờigian xuất nhập kho) trước khi chuyển sang khâu kiểm tra tiếp theo, đó là khâu kiểmtra vệ sinh an toàn thực phẩm theo Luật VSTP Đây là mặt hàng nông sản nên bắtbuộc phải kiểm tra dư lượng nông dược và phụ gia Nếu dư lượng vượt quá mứccho phép sẽ bị trả lại, hủy tại chỗ

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuậtcần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp bảo hộ sảnxuất trong nước Đồng thời đây cũng là hàng rào hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩunhững hàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường,tăng chi phí kiểm tra và kiểm định hàng hóa cũng như các chi phí lưu kho, bảo quảnlàm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu

Trang 21

Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủđộng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước Nó sẽ giúp làmgiảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế,đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lựcsản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.

Tính bình đẳng, tính minh bạch trong thực thi Hiệp định TBT không chophép sự chiếu cố đối với trình độ kỹ thuật hoặc khả năng tài chính của bất kỳ quốcgia thành viên nào, đồng thời hàng rào kỹ thuật trong thương mại cũng không hẳn làbùa hộ mệnh đối với các nước phát triển Hàng rào kỹ thuật trong thương mại luônđược hiểu đầy đủ là phương án phòng vệ chính đáng của mỗi quốc gia thành viêncủa WTO, phù hợp lợi ích quốc gia và quốc tế

2.3.Phân định nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường NhậtBản đưa ra đối với mặt hàng chè xuất khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩuQuảng Bình, đồng thời giới thiệu về một số bộ tiêu chuẩn mang tính quốc tế Công

ty đang muốn mở rộng thị trường và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Nhật Bản,nên phải tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Nhật Bản đề ra

Để làm rõ nôi dung nghiên cứu của đề tài, phần nghiên cứu sẽ làm rõ nhữngvấn đề sau:

Các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nhập khẩu ở thị trường Nhật Bản yêu cầu đốivới sản phẩm chè

Các hoạt động và biện pháp vượt rào cản kỹ thuật mà ông ty ổ phần XNK đãthực hiện được

Các vấn đề còn tồn tại mà Trung tâm cần giải quyết liên quan đến việc vượtrào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng chè sang Nhật Bản

Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăntrong việc vượt rào cản kỹ thuật để xuất khẩu hàng chè sang thị trường Nhật Bản

Trang 22

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHÈ CỦA CÔNG

TY CỔ PHẦN XNK QUẢNG BÌNH 3.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình

3.1.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình

Tên công ty : Công ty cổ phần XNK Quảng Bình

Tên viết tắt : QUANG BINH JSC

Địa chỉ : Số 23 , Lô 01 , Khu 97, Bạch Đằng , Phường Hạ Lý , Quận HồngBàng, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam

Số điện thoại : +84 (0) 31 626 3333 Fax: +84 (0) 31.533.679

Email: huong.nguyen@quangbinhjsc.com.vn

Website: www.quangbinhjsc.com.vn

Công ty thành lập ngày 12 tháng 03 năm 2007, trên cơ ở tách ra từ Công ty

cố phần Hảo Mỳ- một công ty đã có trên 30 năm kinh ngiệm kinh doanh thươngmại nội địa Thời điểm thành lập, công ty có mức vốn điều lệ là 100.000 USD vàkinh doanh một sản phẩm đó là phân bón, doanh thu của công ty trong năm đầu tiênhoạt động là khoảng 21 triệu USD

Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình là một doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thương mại và sản xuất các sản phẩm phân bón, khoáng sản, nông sản, hóachất Trong những năm đầu tiên thành lập thì công ty hoạt động chủ yếu dựa trênlĩnh vực thương mại đó là xuất khẩu các nguyên vật liệu và thành phẩm phân bón rathị trường nước ngoài Tuy nhiên, đến cuối năm 2010 công ty đã quyết định mởrộng lĩnh vực kinh doanh của mình, không chỉ giới hạn ở lĩnh vực phân bón mà cònkinh doanh ở các lĩnh vực như nông sản, hóa chất, khoáng sản Công ty đã đầu tưnâng cấp cơ sở kỹ thuật và dây chuyền sản xuất của mình Công ty Cổ phần XNKQuảng Bình tuy chỉ mới hoạt động trên 7 năm nhưng đã có rất nhiều thành côngtrên thị trường Việt Nam Hệ thống phân phối của Công ty lại không chỉ nằm ởtrong nước mà còn phát triển ra ngoài thế giới Những thành công của Công ty banđầu có được là do hiệu quả của hoạt động thương mại đem tới, tuy nhiên, trongnhững năm tiếp theo khi mà công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm dây chuyền công

Trang 23

nghệ tiên tiến thì có thể hy vọng vào sự phát triển vượt trội của công ty trong lĩnhvực sản xuất kinh doanh các sản phẩm phân bón, khoáng sản, nông sản, hóa chất

Trong xu thế toàn cầu hoá, Công ty cổ phần XNK Quảng Bình từng bướckhẳng định mình trên thị trường nội địa cũng như trên trường quốc tế Góp phần kếtnối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các nước trên thế giới Sản phẩm, dịch vụđược nhiều bạn hàng trong nước và trên thế giới biết đến với uy tín và chất lượngđược đặt lên hàng đầu.Mặc dù công ty mới được thành lập với nhiều khó khăn vàthách thức ban đầu nhưng đến nay công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn,đã ký kếtđược nhiều đơn hàng với các Tập đoàn lớn trên thế giới như Ameropa, Keytrade,Traworld, Toeppel Các nước Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Đan Mạch, Úc vv Phương châmcủa công ty là "thành công của khách hàng là niềm tự hào của chúng tôi"

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty CP XNK Quảng Bình

Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình là doanh nghiệp XNK – hoạt động chủyếu trong các hoạt động thương mại quốc tế các mặt hàng phân bón, hóa chất, nôngsản và khoán sản

Phân Bón

Phân bón là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty, hiện tại công ty đangkinh doanh với hơn 10 quốc gia trên toàn thế giới bao gồm hơn 20 cơ sở khác nhau.Các sản phẩm chính bao gồm Ure hạt trong và Ure hạt đục với sản lượng 145.000tấn/năm, DAP với 220.000 tấn/năm, tổng lượng MAP, MOP, SA, NPK,… khoảng50.000 tấn/năm

Hóa Chất

Công ty cổ phần XNK Quảng Bình là công ty nhập khẩu hóa chất có khốilượng lớn, chủ yếu là lưu huỳnh với tổng khối lượng lên đến 360.000 Mt, AxitSulfuric với tổng khối lượng 60.000 Mt, Amonium lỏng với tổng khối lượng 60.000

Mt, bên cạnh đó là dầu FO, dầu DO…

Nông Ngiệp

Với tổng số lượng 30.000 Mt trung bình mỗi năm Các sản phẩm là: Gạo, càphê, hạt điều, hồi, chè, sắn, cao su…có khối lượng xuất khẩu khá lớn sang các thịtrường Trung Quốc, NHật Bản, Nga, EU…

Trang 24

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phòng Kế toán tài chính Phòng hành chính

Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ cửa hàng

Đội ngũ Logistics

Khoáng Sản

Công ty chủ yếu cung cấp trên thị trường trong nước và xuất khẩu chủ yếusang Lào Tuy nhiên thì công ty đang lên kế hoạch nhập khẩu các nguồn Than từAustralia và Indonesia không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn tái xuất vớinhững quốc gia khác

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần XNK Quảng Bình

(Nguồn: Phòng hành chính Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình)

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Quảng Bình

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động rấtphức tạp do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, giá một số loại hàng hóa lênxuống thất thường Trong bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt về thị trường xuất khẩuvới các đối thủ đến từ trong và ngoài nước, tuy nhiên Công ty cũng đã đạt được một

số kết quả nhất định Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty được thể hiện

Ngày đăng: 03/04/2015, 10:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Tuấn Anh (2008), Hiệp định nông nghiệp của WTO với vấn đề xuất khẩu bền vững hàng nông sản Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định nông nghiệp của WTO với vấn đề xuất khẩu bền vững hàng nông sản Việt Nam
Tác giả: Lê Tuấn Anh
Năm: 2008
3. Bộ Công thương, Viện nghiên cứu thương mại (2008), Nghiên cứu tác động của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tác động của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục
Tác giả: Bộ Công thương, Viện nghiên cứu thương mại
Năm: 2008
4. Bộ Thương mại (2007), Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại và việc thực thi tại việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại và việc thực thi tại việt Nam
Tác giả: Bộ Thương mại
Năm: 2007
5. Bộ thương mại, Vụ Kế hoạch thống kê, Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới, Đề tài NCKH cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới
6. VH-VIETRADE (2009), Thị trường chè Nhật Bản và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường chè Nhật Bản và tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam
Tác giả: VH-VIETRADE
Năm: 2009
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Hỏi đáp về Hiệp định Nông nghiệp WTO, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hỏi đáp về Hiệp định Nông nghiệp WTO
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2007
8. Đại học Thương mại, Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản các doanh nghiệp Việt Nam
9. Đinh Văn Thành (2006), Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rào cản trong thương mại quốc tế
Tác giả: Đinh Văn Thành
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
10. Mai Thủy (2006), Hóa giải rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, Bộ Công nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa giải rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế
Tác giả: Mai Thủy
Năm: 2006
1. Doãn kế Bôn (2006), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương Mại Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w