quan hệ với Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực
Trong thời đại kinh tế ngày nay thông tin được coi là một trong những tài sản vô hình rất có gía trị. Đặc biệt trong kinh doanh quốc tế thì thông tin lại có vai trò hết sức quan trọng. Bất cứ một doanh nghiệp hay một sản phẩm nào khi muốn thâm nhập vào một thị trường thì phải có những hiểu biết nhất định về nhu cầu của thị trường đó, về thị hiếu, về tập quán thương mại của họ, về luật lệ của quốc gia họ và những rào cản mà Chính phủ hay doanh nghiệp trong quốc gia đó đang duy trì cho hàng nhập khẩu là gì. Doanh nghiệp cần khai thác tối đa thông tin ở tất cả các nguồn, đặc biệt là nguồn internet. Các doanh nghiệp của Nhật Bản đều có website riêng của công ty mà tại đó cập nhập nhiều thông tin mà có ích cho doanh nghiệp nước ngoài đang trong giai đoạn tìm hiểu thị trường và phân tích tính canh tranh của công ty
Thiết lập văn phòng tại Nhật Bản khi đã có vị trí ổn định trên thị trường này sẽ giúp Công ty chủ động nắm bắt một cách nhanh nhất và chính xác nhất mọi thay
đổi về thông tin trong các quy định của Nhật Bản để kịp thời có những ứng phó kịp thời nhằm vượt qua các rào cản một cách hiệu quả nhất.
Công ty cần quan hệ và kết hợp chặt chẽ hơn nữa với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để được cung cấp các thông tin cần thiết cho việc xuât khẩu vào thị trường Nhật Bản trong lâu dài.
4.2.2 Các kiến nghị về biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty khẩu vào thị trường Nhật Bản của Công ty
a. Kiến nghị về phía nhà nước
Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đây là một bước ngoặt trong hoạt động thương mại của Việt Nam. Nó đã mở ra những cơ hội và thách thức cho các ngành kinh tế của Việt Nam. Việt Nam nhận được những đối xử công bằng trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để bảo vệ quyền lợi của mình. Việc các doanh nghiệp xuất khẩu đồng thời phải hiểu rõ và thực thi hai hiệp định quan trọng do WTO đề ra là Hiệp đinh TBT
Hỗ trợ các hộ nông dân phát triển vùng trồng nguyên liệu
Nhà nước và các cấp chính quyền cần có những cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty đủ mạnh đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng chè trên địa bàn. Các Bộ, Ngành địa phương cần rà soát, nghiêm cứu về công tác xây dựng và phê duyệt quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, theo phong trào.
Mời gọi đầu tư phát triển vừng nguyên liệu, bao gồm đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ và công nghệ sản xuất giống, hỗ trợ xây dựng hệ thống đường vận chuyển trong vùng nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm từ chè.
Trong khái thác, cần điều động cán bộ, chuyên gia hướng dẫn cho đồng bảo khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng cây chè. Tránh tận thu quá mức, khai thác ồ ạt, thậm chí khai thác trắng cả những vùng cây còn non. Chặt cây, tỉa cành không khoa học, tác động xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng
b. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
Các doanh nghiệp xấu khẩu của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất hạn chế về vốn trong việc đổi mới công nghệ và đầu tư trang thiết bị xử lý môi trường. Chính vì vậy, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài chính:
_ Giảm chi phí kinh doanh, giao dịch cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện chương trình hiện địa hóa và cải cách thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu
_ Thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Dùng để thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư, nghiên cứu, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi, đổi mới chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản hàng hóa xuất khẩu, đaoò tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất…
_ Rà soát lại cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, xuất khẩu để cố những điều chỉnh phù hợp.
_Điều tiết tý giá hối đoái, lạm phát: điều tiết sự thay đổi tỷ giá sao cho phù hợp, vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hướng tới xuất khẩu và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý
• Hỗ trợ các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả vượt rào cản kỹ thuật và thúc đẩy xuất khẩu
Nhà nước cần hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu về các thủ tục pháp lý và các quy định về hàng rào kỹ thuật, các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là những bộ tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và xuất khẩu từng mặt hàng cụ thể sang Nhật Bản
Tổ chức các kênh tham vấn cho doanh nghiệp về các biện pháp kỹ thuật được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung ở trong nước cũng như ở nước ngoài
Hình thành mạng lưới tư vấn giải đáp cho các doanh nghiệp về hàng rào kỹ thuật của câc thị trường, giải pháp đáp ứng yêu cầu của thị trường, vượt qua hàng rào kỹ thuật cho doanh nghiệp đối với hàng hóa cụ thể.
Mở chuyên mục về rào cản kỹ thuật trên kênh truyền hình, tổ chức tọa đàm về các chủ đề rào cản kỹ thuật má doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và người tiêu dùng quan tâm.
Đăng tải tin tức, bài viết, phóng sự …về rào cản kỹ thuật đối với các mặt hàng cụ thể trên cấc báo, tạp chí.
Phát hành bản tin, các tờ rơi giới thiệu về rào cản kỹ thuật, mạng lưới các cơ quan, tổ chức về rào cản kỹ thuật, văn bản pháp luật, tài liệu về rào cản kỹ thuật.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Doãn kế Bôn (2006), Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật vệ sinh dịch tễ trong xuất khẩu hàng thủy sản nước ta vào thị trường Hoa Kỳ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thương Mại.
2. Lê Tuấn Anh (2008), Hiệp định nông nghiệp của WTO với vấn đề xuất khẩu bền
vững hàng nông sản Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế
quốc dân, Hà Nội
3. Bộ Công thương, Viện nghiên cứu thương mại (2008), Nghiên cứu tác động của hàng
rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội
4. Bộ Thương mại (2007), Hiệp định rào cản kỹ thuật trong thương mại và việc thực
thi tại việt Nam, Tài liệu hội thảo, Hà Nội
5. Bộ thương mại, Vụ Kế hoạch thống kê, Cơ sở khoa học định hướng các biện pháp
phi thuế để bảo hộ sản xuất hàng hóa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thương mại thế giới, Đề tài NCKH cấp bộ, Hà Nội
6. VH-VIETRADE (2009), Thị trường chè Nhật Bản và tiềm năng xuất khẩu của Việt
Nam, Cục xúc tiến thương mại
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Hỏi đáp về Hiệp định Nông nghiệp
WTO, NXB Nông nghiệp, Hà Nội
8. Đại học Thương mại, Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những
giải pháp để vượt rào cản các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà
Nội
9. Đinh Văn Thành (2006), Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội
10. Mai Thủy (2006), Hóa giải rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, Bộ Công nghiệp, Hà Nội 11. http://www.duoclieuviet.vn/huong-dan-nuoi-trong-duoc-lieu/trong-cay-thuoc- theo- tieu-chi-vietgap-tpcn.html#.UVuhT0rqikx 12. http://europa.eu 13. http://www.cbi.eu 14. http://nong nghiep.vn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *********** ***********
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Đặng Diệu Thúy
Đơn vị công tác: BM Kin tế quốc tế - ĐHTM Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Giang
Mã sinh viên: 10D130216 Lớp: K46E4
Tên đề tài: “Biện pháp vượt rào cản kỹ thuật cho mặt hàng chè xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình”
Đơn vị thực tập: Côn ty Cổ phần xuất nhập khẩu Quảng Bình
Sau quá trình hướng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Nguyễn Ngọc Giang như sau: 1. Quá trình thực hiện khóa luận của sinh viên
( Đánh giá năng lực thực hiện, mức độ cố gắng và nghiêm túc trong công việc, mức độ hoàn thành khóa luận theo yêu cầu…)
2. Chất lượng của khóa luận
( Đánh giá về hình thức, kết cấu, tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu, đánh giá thực trạng, giải pháp…)
3. Kết luận
Tôi đồng ý / không đồng ý để sinh viên Nguyễn Ngọc Giang nộp khóa luận tốt nghiệp và đề nghị bộ môn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định.
Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2014
Người hướng dẫn