- Phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát.. Mục tiêu nghiên cứu Đề t
Trang 1TÓM LƯỢC
1 Tên đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương
mại Xây dựng Hải Tùng Phát
2 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương
3 Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lưu Thị Thùy Dương
4 Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ ngày 02/03/2015 đến ngày 08/05/2015.
5 Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp
- Phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp về hiện trạng hoạt động hoạch định chiến lược
kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát
- Kết luận và đề ra giải pháp hoạch định và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công
ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát
6 Nội dung chính
Nội dung đề tài nghiên cứu được chia làm bốn phần cụ thể, mỗi phần đi vào một nộidung Phần mở đầu là là tổng quan nghiên cứu về đề tài “Hoạch định chiến lược kinhdoanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát” Ở chươngnày nêu bật được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, nêu bật các vấn đề cần nghiên cứu
và giới hạn phạm vi nghiên cứu Sau khi nêu tổng quan về đề tài nghiên cứu thì chương 1
đi vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến hoạch định chiến lượckinh doanh Chương 2 là từ các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, cùng với các dữ liệuđiều tra thực tế doanh nghiệp để đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanhcủa doanh nghiệp Từ cơ sở đó đưa ra đề xuất, kết luận ở chương 3 để hoàn thiện triểnkhai chiến lược kinh doanh của công ty Hải Tùng Phát
7 Kết quả đạt được
1 Báo cáo chính thức khóa luận tốt nghiệp 1 Đảm bảo tính khoa
học, logic
2 Bộ số liệu tổng hợp kết quả điều tra 1 Trung thực, khách
quan3
Xác nhận của Giáo viên HD Sinh viên thực hiện
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xâydựng Hải Tùng Phát, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo công ty, các phòng banchức năng Đặc biệt là sự chỉ bảo nhiệt tình của các anh chị trong ban lãnh đạo đã tạođiều kiện cho em được làm quen với thực tế kinh doanh tại công ty, giúp em củng cố kiếnthức đã được học ở trường
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong ban lãnh đạo và toàn thểnhân viên trong công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận củamình
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Th.S Lưu Thị Thùy Dương đã trực tiếphướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận của mình.Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Quản trị chiến lược nóiriêng và các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại nói chung đã tận tình giảng dạy,truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập để có được kiến thức hoàn thành khóa luậntốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC DANH MỤC BẲNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay thì bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy được tầmquan trọng của hoạch định chiến lược và đặc biệt là nhà lãnh đạo còn thấy được sức mạnh
vô cùng to lớn từ công tác hoạch định chiến lược Chiến lược kinh doanh được xây dựngtrên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanhbên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh giúp cho doanhnghiệp không rơi vào thế bị động mà luôn luôn đứng trên thế chủ động trước những biếnđổi của môi trường kinh doanh.Chiến lược kinh doanh ngày càng thể hiện rõ vai trò làmột công cụ cạnh tranh sắc bén trong kinh tế thị trường
Cũng giống như tất cả các công ty khác Công ty cổ phần đầu tư thương mại xâydựng Hải Tùng Phát là doanh nghiệp hoạt động trên thị trường trong lĩnh vực xây dựngcũng gặp rất nhiều thử thách và rất nhiều cơ hội từ đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế và cácchính sách của nhà nước Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nếu năm 2014, thị trườngbất động sản Việt Nam có nhiều tín hiệu hồi phục, thanh khoản tăng mạnh so với nămtrước đó Ở thị trường Hà Nội có khoảng 11.450 giao dịch thành công, gấp hơn 2 lần năm2013); còn ở TP HCM có khoảng 10.350 giao dịch thành công, tăng 30% so với nămtrước đó thì năm 2015 được dự kiến sẽ là một năm với nhiều triển vọng Năm 2014 Nhucầu về nhà ở công nhân tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp lớn như TháiNguyên, Bắc Ninh là rất lớn, nhưng hiện nay có rất ít doanh nghiệp đầu tư nhà ở chocông nhân thuê Vì vậy, phần lớn công nhân phải thuê nhà ở trong khu dân cư, đời sốngrất khó khăn, tạm bợ Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam: Ngay trong đầu năm 2015,
Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành tiếp tục xây dựng và trình Chính phủ ban hànhthêm năm Nghị định hướng dẫn và các thông tư kèm theo để tạo sự đột phá chính sách vềphát triển nhà ở
Với chính sách của nhà nước và xu hướng của thị trường bất động sản hiện nay thìđây là cơ hội lớn đồng thời cũng là thách thức đối với Ngành Xây dựng ở Việt Nam nóichung và của Công ty Cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát nói riêng.Trong thời gian thực tập nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mạixây dựng Hải Tùng Phát, nhận thấy công ty đã biết chăm lo phát huy các nhân tố nội lực
để vượt qua các thử thách của thời kì mới, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng hiệuquả Nhưng để Công ty nắm bắt cơ hội và tận dụng tối đa nguồn lực của mình để trởthành một trong những doanh nghiệp xây dựng lớn nhất tại Việt Nam thì công ty cầnnhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn diện Chính vì vậy, em
Trang 4quyết định chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu
tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1Những công trình nghiên cứu nước ngoài
Hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược từ lâu đã không còn là vấn đề nghiêncứu mới trên Thế Giới, có rất nhiều công trình nghiêm cứu vấn đề này từ trước đến naytrong đó có một số công trình tiêu biểu như:
[1] Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống kê, Hà Nội
là một cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược Cuốn sáchtrình bày một cách hệ thống những khái niệm chung cho đến phân tích từng vấn đề cụ thể
về chiến lược Cuốn sách này cũng phân tích rõ giai đoạn hoạch định chiến lược gồm bahoạt động cơ bản là tiến hành nghiên cứu, hòa hợp trực giác và phân tích, đưa ra quyếtđịnh
[2] Gary D.Smith “Chiến lược và sách lược kinh doanh” Cuốn sách này chỉ ra
cách thức hoạch định chiến lược, sách lược kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế lớn và ởcấp doanh nghiệp thành viên, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chiếnlược, sách lược kinh doanh đó
2.2Những công trình nghiên cứu trong nước
Trên Thế Giới hoạch định chiến lược và quản trị chiến lược là một đề tài không phải
là mới nhưng ở Việt Nam thì đây vẫn được coi là một đề tài nóng và có một số côngtrình tiêu biểu
[1] “Quản trị chiến lược”, PGS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Nghiêm, NXN
thống kê Cuốn sách đã đưa ra cái nhìn tổng quan nhất về chiến lược, quản trị chiến lược
và quy trình hoạch định chiến lược, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược
[2]“Chiến lược kinh doanh quốc tế”- Đại học Thương Mại, GS.TS Nguyễn Bách
Khoa đưa ra các khái niệm về chiến lược và quản trị chiến lược, các phương thức cạnhtranh trên thị trường quốc tế, các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế như thịtrường châu Âu châu Á
[3]“Slide bài giảng quản trị chiến lược” – Đại học Thương Mại, Bộ môn Quản trị
chiến lược tổng hợp một cách khái quát nhất các kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược,
Trang 5các lý thuyết liên quan đến quản trị chiến lược, quy trình hoạch định chiến lược kinhdoanh và quy trình hoạch định chiến lược phát triển thị trường.
[4]Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty CP đầu tư xây dựng và
thương mại Tân Phát” – Đại học Thương Mại – Nguyễn Thị Hạnh, 2011 Luận văn đề
cập và tập trung phân tích tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, đưa ranhững nhận định và giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty
3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài khóa luận hướng tới các mục tiêu cụ thể sau:
Một là hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh và hoạch định
chiến lược kinh doanh gắn với đặc điểm của các doanh nghiệp xây dựng
Hai là phân tích và đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạch định chiến
lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát Từ
đó rút ra được các thành công và hạn chế cùng với nguyên nhân
Ba là đề xuất một số các giải pháp để hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh
của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát theo hướng tập trungthiết lập một số phương án chiến lược kinh doanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2018
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc củamôi trường bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh củaCông ty Giải quyết và hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh, và cáchoạt động trong quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào phân tích các nội dung về chương trình
hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty, các yếu tố cấu thành môi trường kinhdoanh và ảnh hưởng của nó tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh, giải quyết vàhoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh
Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu liên quan đến thị trường Bắc
Ninh và các tỉnh lân cận ở miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang
Trang 6Sản phẩm kinh doanh: Đề tài tập trung nghiên cứu đến các công trình xây dựngChung cư.
Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác hoạch chiến lược kinh
doanh của các doanh nghiệp Xây Dựng Việt Nam với định hướng nghiên cứu tại Công ty
Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát thu thập dữ liệu liên quan tới công
ty và ngành hàng kinh doanh trong giai đoạn (2012 - 2014), giải pháp hoạch định chiếnlược cho 3 năm tiếp theo (2015 – 2017) và tầm nhìn 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp định tính
Thông qua các dữ liệu đã thu thập, tiến hành thống kê, phân tích tổng hợp và đưa racác nhận xét, kết luận về các vấn đề liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh củaCông ty
5.2 Phương pháp định lượng
Xử lý dữ liệu thông tin từ phiếu điều tra thu được bằng các phần mềm Words,Excel, vẽ biểu đồ, sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp,phân tích đánh giá các dữ liệu đã thu thập được qua các năm để thấy được tình hình hoạtđộng của Công ty
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận khóa luận gồm 3 chương nội dung chính:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về vấn đề hoạch định chiến lược kinh doanh
Chương II: Phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược chiến lược
kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát
Chương III: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến
lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát
Trang 7CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
THƯƠNG MẠI XÂY DỰNG HẢI TÙNG PHÁT 1.1 Các khái niệm và lý thuyết có liên quan
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm chiến lược
Chiến lược là khâu đầu tiên của chu trình quản trị doanh nghiệp và là cơ sở để tiếnhành các hoạt động quản trị khác Trên Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng thìhiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược, dưới đây là một số khái niệmcủa các nhà kinh tế:
Theo Alfred Chandle (1962): “Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơbản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự
phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này” [Nguồn: Bộ môn Quản trị
chiến lược - Đại học Thương Mại, bài giảng quản trị chiến lược, 2012]
Theo Johnson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng phạm vi của một tổchức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng cácnguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn
mong đợi của các bên liên quan” [Nguồn: Bộ môn Quản trị chiến lược - Đại học Thương
Mại, bài giảng quản trị chiến lược, 2012]
Tóm lại chiến lược của một doanh nghiệp bao gồm những mục tiêu phải đạt tớitrong dài hạn, những đảm bảo về nguồn lực để đạt được những mục tiêu này và đồng thờinhững cách thức, tiến trình hành động trong khi sử dụng những nguồn lực này Do đó,chiến lược được hiểu là như một kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát định hướng sựphát triển và tạo lập lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
1.1.1.2 Các cấp chiến lược
Trong quản trị chiến lược được chia ra thành 3 cấp chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp từ đó các nhà quản trị chiến lược có thể đưa ra những định hướng đúng đắn chodoanh nghiệp:
Trang 8(1) Chiến lược cấp công ty do hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng Chiến
lược doanh nghiệp có liên quan tới mục tiêu tổng thể và quy mô của doanh nghiệp để đáp
ứng được kỳ vọng của các cổ đông Chiến lược cấp công ty được coi như lời công bố vềmục tiêu dài hạn và định hướng phát triển của tổ chức Một chiến lược cấp công ty phảitrả lời các câu hỏi: “Doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động trong nghành kinh doanhhoặc những ngành kinh doanh nào?”
(2) Chiến lược cấp kinh doanh (gọi tắt là chiến lược kinh doanh) liên quan tới việc
làm thế nào để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên thị trường (đoạn thịtrường) cụ thể Chiến lược cấp kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnhtranh trong các ngành kinh doanh khác nhau, xác định vụ trí cạnh tranh cho các SBU vàlàm thế nào để phân bổ các nguồn lực hiệu quả Chiến lược cấp kinh doanh trả lời chonhững câu hỏi: “Ai là khách hàng của doanh nghiệp? Nhu cầu của khách hàng là gì?Chúng ta phải khai thác lợi thế cạnh tranh như thế nào để phục vụ nhu cầu của kháchhàng?”
(3) Chiến lược cấp chức năng: trả lời cho câu hỏi từng bộ phận chức năng trong tổ
chức (R&D, hậu cần, sản xuất, marketing, tài chính…) được tổ chức như thế nào để thựchiện được chiến lược cấp công ty và chiến lược cấp kinh doanh? Chiến lược cấp chứcnăng như là môt lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương thức hành động ngắn hạnnhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mục tiêu dài hạn của tổ chức.Chiến lược cấp chức năng giải quyết hai vấn đề: thứ nhất là đáp ứng của lĩnh vực chứcnăng đối với môi trường tác nghiệp, thứ hai là phối hớp với các chính sách chức năngkhác nhau
1.1.1.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh.
Theo nhiều cách tiếp cận khác nhau về chiến lược kinh doanh và theo Alan Rowe:
“Chiến lược kinh doanh là chiến lược cạnh tranh (chiến lược định vị) là các công cụ, giải pháp nguồn lực để xác lập vị thế chiến lược nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp” Bản chất của chiến lược kinh doanh chính là việc làm thế nào một doanh
nghiệp có thế cạnh tranh thành công trên một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể.Chiến lược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các
Trang 9ngành kinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào đểphân bổ các nguồn lực hiệu quả
Chiến lược kinh doanh là một vấn đề rất rộng lớn và phong phú về nội dung, chính
vì thế hoạch định chiến lược kinh doanh cũng có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệmkhác nhau tùy theo góc nhìn của từng tác giả Tuy nhiên, cơ bản có thể hiểu khái niệmhoạch định chiến lược kinh doanh là một quá trình tư duy nhằm tạo lập chiến lược kinhdoanh trên cơ sở nghiên cứu và dự báo các thông tin cơ bản
Hoạch định chiến lược kinh doanh là tập hợp các hành động, quyết định của lãnhđạo hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm thực hiện mục tiêu của tổchức
1.1.2 Các lý thuyết có liên quan
1.1.2.1 Lý thuyết về hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược có vai trò vô cùng quan trọng trong quản trị chiến lược làgiai đoạn đầu tiên quyết định đến quá trình thực thi chiến lược và kiểm tra đánh giá chiếnlược Và có rất nhiều các quan điểm khác nhau về hoạch định chiến lược:
Theo Anthony: “ Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định về các mục tiêu
của doanh nghiệp, về những thay đổi trong các mục tiêu, về sử dụng các nguồn lực để đạtđược các mục tiêu, về các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp đặtcác nguồn lực”
Theo Denning định nghĩa: “ Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh
trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm – thị trường, khả năng sinhlời, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, người lao động và công việc kinhdoanh”
Theo Irving thì: “ Hoạch định chiến lược là quá trình chính gồm cả các chiến lược
thay thế để thực hiện những mục tiêu, nó phải phù hợp với những kiến thức đã được đánhgiá một cách có hệ thống qua những điểm mạnh, yếu, nội tại và môi trường kinh doanh”
Tóm lại có thể hiểu khái niệm hoạch định chiến lược như sau: “Hoạch định chiến
lược là quá trình đề ra các mục tiêu, các công việc cần phải thực hiện của công ty, tổ chức, những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và bên
Trang 10trong doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu dàu hạn, lựa chọn trong số chiến lược thay thế” (Theo Giáo trình quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Văn Tâm NXB Thống kê 2000).
1.1.2.2 Vai trò của hoạch định chiến lược kinh doanh
Từ các công trình của các nhà nghiên cứu và xuất phát từ bản chất của hoạch địnhchiến lược kinh doanh, có thể rút ra được vai trò chủ yếu của hoạch định chiến lược kinhdoanh:
Thứ nhất, tạo lập chiến lược để giành lợi thế cơ bản trong kinh doanh Sản phẩm
chủ yếu của hoạch định chiến lược kinh doanh là chiến lược kinh doanh Chính nhờ cóchiến lược mà doanh nghiệp có thể lường trước các tình huống kinh doanh, tính toánphương án kinh doanh, từ đó chủ động hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến động,tận dụng các cơ hội kinh doanh, tăng thế lực và lợi thế cạnh tranh để đạt được hiệu quảkinh doanh một cách chủ động
Thứ hai, nhờ có chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện quản trị
một cách hiệu quả hơn Bởi trong quá trình hoạch định chiến lược, doanh nghiệp sẽ phảiphân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu,thời cơ, thách thức trong hiện tại và tương lai, từ đó cân đối tài nguyên, và nguồn lực củadoanh nghiệp với cơ hội thị trường nhằm đảm bảo tốt mục tiêu đề ra, và có thể ứng phómột cách chủ động với những biến đổi của môi trường kinh doanh
Thứ ba, phát triển niềm tin và ý chí cho các thành viên của doanh nghiệp luôn giữ
vững hướng đi chung của công ty Người lao động, chủ sở hữu, nhà quản lý sẽ có đượcniềm tin vào tương lai của doanh nghiệp khi họ biết rằng tương lai đó đã được cân nhắc
và tính toán kỹ lưỡng Thậm chí họ sẽ hứng khởi làm việc hơn khi chính họ được thamgia vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp mình, bản thân họkhông còn thấy bị gò bó bởi phải thực hiện những quyết định cứng nhắc mang tính chỉtiêu như trước
Trang 11Xây dựng tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệpPhân tích tình thế chiến lược kinh
doanhLựa chọn chiến lược kinh doanh
Hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh
Hoạch định ngân sách thực thi chiến lược
1.2 Phân tích nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh
(Nguồn: slide quản trị chiến lược- ĐH Thương Mại)
1.2.1 Xây dựng tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh và mục tiêu chiến lược
của doanh nghiệp
1.2.1.1 Tầm nhìn chiến lược
Johnson & Scholes, tác giả cuốn sách Corporate Strategy đã định nghĩa “tầm nhìn
chiến lược là một định hướng phát triển cho tương lai, một khát vọng của tổ chức về những điều mà tổ chức muốn đạt tới ” Tầm nhìn chiến lược được hiểu là một hình ảnh,
một bức tranh sinh động về những điều có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp trongtương lai Tầm nhìn thể hiện ước muốn, tham vọng của doanh nghiệp và thực chất tầm
nhìn chiến lược của doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Doanh nghiệp muốn đi về đâu?
Và nỗ lực sáng tạo điều gì?” Bằng cách xác định tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp,
nhà lãnh đạo sẽ tập trung sự quan tâm và khả năng đóng góp của mọi thành viên trongdoanh nghiệp
1.2.1.2 Hoạch định sứ mạng kinh doanh
Trang 12Sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp dùng để chỉ mục đích, lý do và ý nghĩa của
sự ra đời và tồn tại của doanh nghiệp Sứ mạng chính là bản tuyên ngôn của doanhnghiệp đối với xã hội và chứng minh tính hữu ích, các giá trị mà doanh nghiệp mang lạicho xã hội Sứ mạng kinh doanh thể hiện ý nghĩa tồn tại của một doanh nghiệp, nhữnggiá trị mà doanh nghiệp hướng tới, những khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ, nhữngphương thức kinh doanh mà doanh nghiệp áp dụng,
1.2.1.3 Thiết lập mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược được hiểu là: “những trạng thái, những cột mốc, những tiêu chí
cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định, đảm bảo sự
thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mạng của doanh nghiệp” [Thompson & Strickland,
1.2.2 Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh
1.2.2.1 Phân tích môi trường bên ngoài
Trang 13Đối thủ cạnh tranh hiện tạiĐối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Gia nhập tiềm năng
Mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh trong nghành của M Porter
Quyền lực tương ứng của đe dọa gia nhập mới
các bên liên quan khác
quyền lực thương lượng của người mua
quyền lưc thương lượng đe dọa của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế
của người cung ứng
(1)Đe dọa gia nhập mới: đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện
không cạnh tranh trong ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường Đối thủ nhiều hay
ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất là sự hấp dẫn của ngành, các yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như
tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành
Thứ hai là những rào cản gia nhập ngành là những yếu tố làm cho việc gia nhậpngành khó khăn và tốn kém hơn như: tính kinh tế của quy mô, chuyên biệt hóa sản phẩm,nhu cầu vốn đầu tư ban đầu, chi phí, gia nhập vào các hệ thống phân phối, chính sách củachính phủ,…
(2)Quyền thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng: Quyền thương lượng của
nhà cung ứng lớn thì làm tăng giá thành và và dẫn đến giảm khối lượng cung ứng, cònnếu như quyền thương lượng của khách hàng tăng làm giảm giá thành và tăng khối lượngtiêu thụ Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền thương lượng của khách hàng và nhà cung ứng
Trang 14như: mức độ tập trung ngành, đặc điểm hàng hóa/ dịch vụ, chuyên biệt hóa sản phẩm/
dịch vụ, chi phí chuyển đổi nhà cung ứng, khả năng tích hợp phía sau (trước)
(3)Đe dọa từ các sản phẩm/ dịch vụ thay thế: là những sản phẩm từ những ngành
kinh doanh khác nhưng có khả năng cùng thỏa mãn nhu cầu như nhau của khách hàng.Các nguy cển đổi trong khi sử dụng các sản phẩm, xu hướng sử dụng hàng thay thế củakhách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của mặt hàng thay thế Dự đoán đe dọa
từ các sản phẩm dịch vụ thay thế: nghiên cứu chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm/ dịch
vụ ở mức độ rộng nhất có thể, kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới
(4)Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại: mức độ cạnh tranh giữa
các công ty cạnh tranh trong ngành thể hiện ở: các rào cản rút lui khỏi ngành, mức độ tậptrung của ngành, mức độ tăng trưởng của ngành, tình trạng dư thừa công suất, đặc điểmcủa sản phẩm/ dịch vụ, các chi phí chuyển đổi, tính đa dạng của đối thủ cạnh tranh, tìnhtrạng sàng lọc trong ngành
(5)Quyền lực tương ứng của các bên liên quan khác: môi trường kinh doanh trong
ngành chịu ảnh hưởng bởi các bên liên quan như: cổ đông là giá cổ tức và lợi ích cổphần; công đoàn là tiền lương thực tế, cơ hội thăng tiến và điều kiện làm việc; các hỗ trợ
từ Chính phủ và củng cố các quy định, luật; mức độ tin cậy của các tổ chức tín dụng vàtrung thành với các điều khoản giao ước; tham gia vào các chương trình cuả các hiệp hộithương mại, tạo công ăn việc làm cho dân cư địa phương, đóng góp vào sự phát của xãhội
Môi trường vĩ mô
Là nơi mà doanh nghiệp tìm kiếm những cơ hội và những mối đe dọa có thể xuấthiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quảthực hiện của Doanh nghiệp
(1)Nhóm lực lượng kinh tế: Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng nhất với doanh nghiệp
kinh doanh xây dựng là vấn đề lãi suất, lạm phát Lạm phát có thể làm giảm tính ổn địnhcủa nền kinh tế, làm nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn lãi suất cao hơn, chi phí đầu vàotăng cao… gây khó khăn cho doanh nghiệp Chính vì thế để đảm bảo thành công cho
Trang 15doanh nghiệp trước những biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phântích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứngtrong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểunguy cơ và đe dọa từ nền kinh tế.
(2)Nhóm lực lượng chính trị - pháp luật: Sự ổn định về chính trị cho phép doanh
nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh lâu dài, hạn chế rủi ro về mặt chính trị Đểđảm bảo sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thì luật pháp đóng vai trò rấtquan trọng Đối với các công ty xây dựng thì đòi độ an toàn cao, do đó sẽ có sự chú tâmcủa nhà nước Nếu không đạt tiêu chuẩn về chất lượng có thể bị đình chỉ kinh doanh vàchịu trách nhiệm trước pháp luật
(3)Nhóm lực lượng văn hóa – xã hội: Những thay đổi về văn hóa như nhân khẩu,
thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, mật độ dân số, trình độ dân trí, thu nhập củangười tiêu dùng… có ảnh hưởng quan trọng đến hầu hết các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp xây dựng nói riêng Mỗi sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ramột sản phẩm mới nhưng cũng có thể xóa đi một sản phẩm đang kinh doanh trên thịtrường
(4)Nhóm lực lượng công nghệ: Bên cạnh các tiện ích của công nghệ mới khi ra đời
thì nó cũng có thể là nguy cơ cho doanh nghiệp, nếu không đủ vốn đầu tư vào mảng này.Nhất là các công ty xây dựng thì công nghệ có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đế chấtlượng sản phẩm đầu ra
Từ việc xác định các nhân tố từ môi trường vĩ mô và các nhân tố thuộc môi trườngngành ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ta xây dựng
mô thức EFAS Mô thức EFAS được xây dựng theo 5 bước:
Bước 1: Xác định và lập danh mục từ 10 đến 20 nhân tố (cơ hội & đe doạ) có vai tròquyết định đến sự thành công của doanh nghiệp
Bước 2: Đánh giá tầm quan trọng cho mỗi nhân tố này từ 1.0 (quan trọng nhất) đến0.0 (không quan trọng) dựa vào ảnh hưởng (mức độ, thời gian) của từng nhân tố đến vịthế chiến lược hiện tại của doanh nghiệp Mức phân loại thích hợp có thể được xác định
Trang 16bằng cách so sánh những đối thủ cạnh tranh thành công với những doanh nghiệp khôngthành công.Tổng độ quan trọng của tất cả các nhân tố này = 1
Bước 3: Đánh giá xếp loại cho mỗi nhân tố từ 4 (nổi bật) đến 1 (kém) căn cứ cáchthức mà định hướng chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với các nhân tố này.Như vậy sự xếp loại này là riêng biệt của từng doanh nghiệp, trong khi đó sự xếp loại độquan trọng ở bước 2 là riêng biệt dựa theo ngành
Bước 4: Nhân độ quan trọng của mỗi nhân tố với điểm xếp loại để xác định số điểmquan trọng của từng nhân tố
Bước 5: Cộng số điểm quan trọng của tất cả các nhân tố bên ngoài để xác định tổng
số điểm quan trọng của doanh nghiệp Tổng số điểm quan trọng nằm từ 4.0 (Tốt) đến 1.0(Kém) và 2.5 là giá trị trung bình
Bảng 1.1: Ma trận EFAS
Các yếu tố chiến lược
bên ngoài (1)
Mức độ quan trọng (2)
Xếp loại (3) Tổng điểm quan
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Chiến lược – ĐH Thương Mại)
1.2.2.2 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp thì cần phải tập trung vào các khíacạnh chính sau:
(1)Nguồn nhân lực: việc quản lý nhân sự là cốt lõi đối với công tác hoạch định
chiến lược, người làm quản trị muốn chiến lược của mình thành công thì họ cần làm chonhân viên của mình hiểu được và cũng mong muốn thực hiện chiến lược Hoạt động quảntrị nhân lực tập trung vào quản lý con người từ công việc tuyển dụng, hội nhập phân chiacông việc, đánh giá và thúc đẩy, chú ý tới năng lực làm việc và phẩm chất cá nhân Do đócông tác nhân sự có vai trò quan trọng hàng đầu trong quản trị chiến lược cũng như vớidoanh nghiệp
Trang 17(2)Nguồn tài chính: quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt
động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định đến tính độc lập, sự thành bại của doanhnghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh Quản trị tài chính làm công tác huy độngvốn, ra quyết định về đầu tư và tài trợ, quản lý và phân tích tài chính để giúp đưa ra cácquyết định chiến lược sát với tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm tối đa hóa giá trịcủa doanh nghiệp
(3)Cơ sở vật chất, công nghệ: bao gồm hệ thống phương tiện vận chuyển, nhà kho,
bến bãi, máy móc, trang thiết bị, cũng như cách thức sử dụng chúng Các yếu tố này cóảnh hưởng rất lớn tới công tác hoạch định chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanhđưa ra phải dựa trên điều kiện cơ sở vật chất và công nghệ của doanh nghiệp, có như vậymới tạo ra sự đồng đều, hợp nhất và tận dụng tối đa nguồn lực thì chiến lược đó mới có
cơ hội thành công
(4)Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp: trong nền kinh tế hiện nay số lượng các nhà
cung ứng khá nhiều, trước khi người tiêu dùng lựa chọn sử dụng một sản phẩm nào đó thì
họ đều tìm hiểu rất ký và sản phẩm đó đặc biệt là uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp
Uy tín và udanh tiếng của doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của danh nghiệp, và là một lợi thế cạnh tranh Để xây dựng được uy tín vàdanh tiếng phải mất khá nhiều thời gian và công sức nên nếu các doanh nghiệp muốnphát triển nhanh cần có chiến lược xây dựng uy tín cho doanh nghiệp mình ngay từ ngàyđầu tiên
Dựa trên việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hoạch định chiến lược kinh doanh
để đánh giá mực độ ảnh hưởng ta sử dụng mô thức IFAS Mô thức IFAS là công cụ đểđánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và quan trọng của các bộ phận chức năng trongdoanh nghiệp Mô thức đánh giá tổng hợp các yếu tố thuộc môi trường bên trong củadoanh nghiệp được xây dựng theo 5 bước:
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh/ điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến1,0 (quan trọng nhất) cho từng yếu tố Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố chothấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của doanh
Trang 18nghiệp Không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, thì các yếu tố đượcxem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động doanh nghiệp thì có độ quan trọng càngcao
Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất) căn cứ vào đặcđiểm hiện tại của doanh nghiệp đối với nhân tố đó Việc xếp loại ở bước này căn cứ càođặc thù của doanh nghiệp trong khi tầm quan trọng ở bước 2 phải căn cứ vào ngành hàng.Bước 4: Nhân mức quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xácđịnh điểm quan trọng cho từng biến số
Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp bằng cạnh cộng điểmquan trọng của từng biến số Tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp xếp loại từ 1,0cho đến 4,0; với 2,5 là mức trung bình
Bảng 1.2: Ma trận IFAS
Các yếu tố chiến lược
bên ngoài (1)
Mức độ quantrọng (2)
Xếp loại(3)
Tổng điểm quantrọng (4)
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Chiến lược – ĐH Thương mại)
1.2.3 Lựa chọn chiến lược kinh doanh
1.2.3.1 Mô thức TOWS
Mô hình phân tích môi trường (hay còn gọi là ma trận TOWS) là tên gọi tắt của matrận gồm thách thức (T- Threats), cơ hội (O – Opportunities), điểm yếu (W –Weaknesses), điểm mạnh (S – Strenghts)
Mô thức TOWS là mô thức dùng để thực hiện đánh giá, phân tích các yếu tố, hoàncảnh môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp để nhận biết các
cơ hội, các đe dọa và các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó nhà quản trịhoạch định chiến lược phù hợp với doanh nghiệp và thị trường
Bảng 1.3: Cấu trúc phân tích TOWS CLKD.
Strengths
Các điểm mạnh
Weaknesses
Các điểm yếu
Trang 19Các cơ hội
SO - Chiến lược phát huy điểm
mạnh và tận dụng cơ hội
WO - Chiến lược hạn chế điểm
yếu và tận dụng cơ hội
(Nguồn: Giáo trình Quản trị Chiến lược – ĐH Thương mại)
* Quy trình thiết lập Mô thức TOWS (bao gồm 8 bước):
Bước 1: Liệt kê các cơ hội Cơ hội kinh doanh là những yếu tố, sự kiện hoàn cảnhtạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh hay thựchiện một mục tiêu nào đó có hiệu quả
Bước 2: Liệt kê các thách thức Thách thức là tập hợp những hoàn cảnh, yếu tố, sựkiện gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc mục tiêu nào đó,hoặc sẽ dẫn đến một kết cục không mong đợi cho doanh nghiệp
Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong
Bước 5: Định hướng chiến lược SO (chiến lược điểm mạnh - cơ hội): các chiến lượcnày sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bênngoài
Bước 6: Định hướng chiến lược WO (chiến lược điểm yếu - cơ hội): các chiến lược
WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp bằng cách tận dụng những
cơ hội bên ngoài
Bước 7: Định hướng chiến lược ST (chiến lược điểm mạnh - thách thức): các chiếnlược này sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnhhưởng của môi trường bên ngoài
Bước 8: Định hướng chiến lược WT (chiến lược điểm yếu - thách thức): là nhữngchiến lược phòng thủ nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa
từ môi trường bên ngoài
1.2.3.2 Mô thức QSPM
Trang 20Ma trận QSPM biểu thị sự hấp dẫn tương đối của các chiến lược có thể lựa chọn.
Nó cung cấp cơ sở khách quan để xem xét và quyết định lựa chọn chiến lược sản phẩmthích hợp nhất Quy trình thiết lập ma trận QSPM gồm các bước:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/đe dọa và điểm mạnh/yếu cơ bản vào cột bên trái của matrận QSPM
Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong và bênngoài
Bước 3: Xem xét lại các mô thức trong giai đoạn 2 và xác định các chiến lược thế vị
mà công ty quan tâm thực hiện
Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn (AS) Đó là giá trị bằng số biểu thị tínhhấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó
Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = ít hấp dẫn, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rấthấp dẫn
Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn (TAS) Tổng số điểm hấp dẫn
là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trongmỗi hàng, chỉ xét về ảnh hưởng của yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài
ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiếnlược lựa chọn Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn (chỉ xét vềyếu tố thành công quan trọng ở bên cạnh)
Bảng 1.4: Ma trận lượng hóa kế hoạch chiến lược QSPM
Nhân tố cơ bản Thang điểm
Các lựa chọn chiến lượcChiến lược
1
Chiến lược2
Chiến lược3
Các nhân tố bên trong:
Trang 21Xã hội/văn hóa/Nhân khẩu
Công nghệ
Cạnh tranh
(khả năng phản ứng của công ty)
(Nguồn: Slide bài giảng Quản trị chiến lược – Đại học Thương Mại)
1.2.4 Hoạch định triển khai chiến lược kinh doanh
1.2.4.1 Lựa chọn cặp sản phẩm/thị trường/khách hàng mục tiêu.
Cặp sản phẩm/thị thường được gọi là đơn vị kinh doanh chiến lược SBU Đó là mộtđơn vị kinh doanh riêng lẻ hoặc trên một tập hợp các ngành kinh doanh có liên quan, cóđóng góp quan trọng vào thành công của doanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải lựachọn cho mình một sản phẩm chính để cạnh tranh trên một thị trường xác định Sản phẩmchính được hoạch định riêng biệt khác với các đơn vị SBU khác, và trên một đoạn thịtrường xác định có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh nghiệp cần phải điều chỉnhchiến lược SBU chính khác với các SBU còn lại của doanh nghiệp
1.2.4.2 Hoạch định mục tiêu chiến lược kinh doanh
Các doanh nghiệp cần soát xét lại các mục tiêu, điều kiện môi trường và chiến lượckinh doanh, từ đó cụ thể hóa mục tiêu chiến lược dài hạn thành các mục tiêu ngăn hạn vàphương thức hoạt động để thực hiện chúng
1.2.4.3 Xây dựng lợi thế cạnh tranh
Để có được lợi thế bền vững và tăng giá trị của bản thân mình với đối thủ cạnhtranh thì các doanh nghiệp cần tìm những thế mạnh đặc biệt của mình, cho phép doanhnghiệp đạt chất lượng vượt trội, năng suất vượt trội và sự đổi mới vượt trội và đáp ứngkhách hàng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh
1.2.4.4 Xây dựng phương án Marketing và nhân sự cho chiến lược kinh doanh
Để xây dựng phương án Marketing doanh nghiệp cần nhận dạng các thị trường mụctiêu, phân khúc thị trường đồng thời đưa ra các chương trình tiếp thị phù hợp với thịtrường hoặc phân khúc thị trường đã chọn lựa, đưa ra chính sách định vị sản phẩm Cần
Trang 22giải quyết các câu hỏi: Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ hướng đến đoạn thị trường nào?
Đó là những sản phầm gì? Mức giá? Cách thức phân phối và xúc tiến như thế nào?
Xây dựng phương án nhân sự cho chiến lược kinh doanh cần xác định số lượng,chất lượng và các chính sách nhân sự khác (như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ, điềuchuyển,…) để phục vụ cho chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp đã xác định
1.2.5 Hoạch định ngân sách thực thi chiến lược
Hoạch định ngân sách là một kế hoạch hành động được lượng hoá và được chuẩn bịcho một thời gian cụ thể nhằm để đạt được các mục tiêu đã đề ra Ngân sách sẽ gây ảnhhưởng đến chiến lược của doanh nghiệp Để phát huy hết tác dụng của ngân sách, nhữngkết quả thực tế phải luôn được so sánh với kết quả dự toán Nêu như hai kết quả này kôngkhớp với nhau cần phải có sự can thiệp để đưa ra những biện pháp phù hợp Hoạch địnhngân sách chiến lược được tiến hành theo 3 giai đoạn: Đầu tiên là phân tích các dòng vốn
để xác định doanh nghiệp đang sử dựng nguồn lực tài chính của mình như thế nào Từ đó
có thể xác định nguồn vốn bổ sung cần thiết Tiếp theo là thiết lập ngân quỹ Và cuốicùng là phân bổ ngân quỹ chiến lược cho các bộ phận, phòng ban một cách hợp lý
Trang 23CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG
MẠI XÂY DỰNG HẢI TÙNG PHÁT 2.1 Khái quát về công ty
2.1.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát.
Giám đốc: Ngô Xuân Tùng
Địa chỉ trụ sở giao dịch chính: Số 02 Khu 5, Thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh, Việt Nam
Công ty CP Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát là một công ty có tư cách
pháp nhân và con dấu riêng Công ty hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuấtthương mại và xây dựng được đăng ký lần đầu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhcông ty cổ phần số 2300372813 ngày 12 tháng 02 năm 2011 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnhBắc Ninh cấp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện ở hình 2.1 dưới đây:
Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phátcũng giống với các công ty cổ phần khác, có hôi đồng quản trị, ban giám đốc và cácphòng ban Cơ cấu tổ chức của công ty được xây dựng theo mô hình tổ chức chức năngmỗi phòng ban đảm nhiệm công việc nhất định theo chức năng riêng Với mô hình tổchức như thế này công ty tận dụng được lợi thế từ các nguồn lực của mình một cách tối
đa Bên cạnh đó, với mô hình cơ cấu tổ chức này không có sự chồng chéo công việcnhưng chưa có sự kết nối giữa các phòng ban, vấn đề đặt ra cho ban lãnh đạo là muốncông ty làm việc có hiệu quả thì phải có sự gắn kết đồng thuận nhất chí của cả hệ thống
cả công ty nên cấn phải làm gì để tạo sự kết nối giữa các phòng ban để mang lại hiệu quảcao trong công việc Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty khá đơn giản, dễ hiểu, bộ máy tổchức không quá cồng kềnh, các phòng ban rõ ràng
Trang 24Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty CP Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát.
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
2.1.3 Mặt hàng và thị trường kinh doanh của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát hoạt động trên nhiềumảng kinh doanh khác nhau nhưng hiện nay công ty tập trung vào một số lĩnh vực kinhdoanh chủ yếu:
Nhận quyền sử dụng đất để xây nhà bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngtheo quy hoạch xây dựng nhà để chuyển quyền sử dụng đất
Xây dựng công nghiệp và khu chung cư
Thi công cầu đường, xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ
San lấp mặt bằng
Vận tải hàng hoá đường bộ
Dịch vụ vận tải
Trang 25 Cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng
Khảo sát, thăm do và khai thác khoáng sản
Lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng và có trụ sở tại Bắc Ninh nên công ty tậptrung tại khu vực Bắc Ninh và khu vực thị trường phía Bắc như các tỉnh Bắc Giang, HảiDương, Hưng yên
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm gần đây
Lĩnh vực kinh doanh chính của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Thương mại Xây dựngHải Tùng Phát là xây dựng Do thành lập chưa lâu nên hoạt động chủ yếu của công ty làcác công trình xây dựng cơ bản và dân dụng nên doanh thu của công ty còn rất thấp Dựavào bảng kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2012 - 2014 có thể thấy lợi nhuận sauthuế của công ty còn chưa cao và không ổn định qua các năm
Bảng 2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2012-2014
Đơn vị: triệu đồng
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
(Nguồn: phòng tài chính – kế toán)
Mặc dù Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng mới thành lậpnhưng nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây có thể nhậnthấy rằng doanh thu khá cao trên 6 tỷ Sự tăng trưởng của công ty qua các năm khôngcao, tỷ lệ doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.52%, năm 2014 so với năm 2013tăng 3,86% Đây là kết quả của sự thay đổi cơ cấu kinh doanh của công ty – công ty chútrọng tập trung vào các dự án mang lại danh thu, đồng thời công ty thực hiện các chính
Trang 26sách cắt giảm chi phí, tận dụng nguồn nhân sự Ngoài ra cũng có thể do sự phục hồi dầndần của thị trường nhà đất.
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu của công ty qua các năm có tăng nhưng vấn ở mứctương đối thấp là 2.9%, 3.0%, 3.6%, nhìn vào các con số này ta có thể nhận thấy rằng khảnăng quản lý tài chính và huy động vốn của công ty chưa cao, hoạt động sản xuất kinhdoanh còn nhiều hạn chế cần phải cản tiến
Là công ty mới thành lập nhưng Hải Tùng Phát cũng đã đang dần khẳng định vị thếcủa mình trên thị trường, lợi nhuận hằng năm của công ty tăng đều Để làm được điều đóban lãnh đạo công ty và đội ngũ nhân sự của Hải Tùng Phát đã làm gì? Họ đã vạch mụctiêu của mình như thế nào và mục tiêu của họ sau 3 hoặc 5 năm sau là gì? Những câu trảlời sẽ được trả lời trong phần tiếp theo của khóa luận
2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến công tác hoạch định chiến lược của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát
2.2.1 Môi trường bên ngoài
2.2.1.1Môi trường vĩ mô
Trang 27Hình 2.1: tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2004 – 2014(đơn vị %)
Bên cạnh đó, việc tỷ giá hối đoái tăng gần đây ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa củacông ty, năm 2014 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục điều hành tỉ giá theohướng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế củaVND và giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế Khi bối cảnh tín dụng VND tăngchậm, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ,tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của ngân hàng thương mại(NHTM) Khi vay ngoại tệ, các doanh nghiệp cũng không phải lo ngại về biến động tỉgiá, vì theo định hướng điều hành của NHNN, tỷ giá năm 2014 không tăng quá 2% Tíndụng ngoại tệ trong sáu tháng đầu năm tăng 12,03% đã góp phần cải thiện bức tranh tíndụng chung của toàn hệ thống ngân hàng Điều này giúp Công ty chủ động hơn trongviệc đầu tư vào các dự án lớn, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trang 28Nền kinh tế tăng trưởng và thị trường bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục
từ những tháng cuối năm 2013 Trong năm 2014, thị trường tiếp tục đà phục hồi tích cực,thể hiện qua lượng giao dịch tăng; giá cả tương đối ổn định; lượng tồn kho bất động sảntiếp tục giảm; cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơnvới nhu cầu của thị trường Tăng trưởng tín dụng bất động sản cao hơn mức tăng trưởngtín dụng chung, bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn vốn Cụ thể, về giao dịch, trong cả năm
2014, tại Hà Nội có khoảng 11,450 giao dịch thành công (tăng gấp hơn 2 lần so với năm2013) Thị trường bất động sản năm 2015 được dự báo là tiếp tục có sự chuyển biến tíchcực và các sản phẩm "hot" sẽ là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua
Thị trường và nền kinh tế hiện nay đang là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
Chính trị - pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có chế độ chính trị ổn định, điều này hếtsức thuận lợi đồi với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổViệt Nam Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh theo những quytắc, luật lệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay hoạt động dựa theo các Nghị định và văn bảnhướng dẫn, đặc biệt là các Nghị định: Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về việcban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, Nghị định 12/2000 ngày 5/5/2000
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư ban hành kèm theo Nghịđịnh 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 14/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc bổ sung quy chế đấuthầu, ban hành kèm Nghị định 88/1999/NĐ- CP, Thông tư 11/2010/TT- BKH, Thông tư10/2010/ TT- BKH Ngoài ra còn có các quy định về khung giá, mức giá, những quyđịnh về thuê, cho vay…bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo Môi trường pháp lýViệt Nam đã có những thay đổi rất tích cực, ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, tạohành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hoạch định các chiếnlược kinh doanh Chính phủ luôn luôn có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Trang 29Bên cạnh những Nghị định, thông tư về quản lý đầu tư và xây dựng thì Quốc hội cónhững sự thay đỏi trong chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một sốđiều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã đượcsửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13, Luật Thuế giá trị gia tăng số13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13, LuậtThuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, LuậtQuản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số21/2012/QH13, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Luật Hải quan
số 54/2013/QH13
Văn hóa – xã hội
Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của người dâncũng tăng lên Bên cạnh nhu cầu ăn ngon mặc đẹp thì người Việt hiện nay có nhu cầu ởtăng lên Dân số trung bình cả nước năm 2014 là 89708,9 nghìn người, mật độ: 271người/km2 và tốc độ tăng dân đạt 1.06%/năm Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thànhthị Trong đó, Hà Nội có dân số 6936,9 nghìn người, chiếm7,73% cả nước trong khi diệntích chỉ chiếm 1% (mật độ dân số Hà Nội là 2087 người/km2) Quy mô hộ gia đình ViệtNam có nhiều thay đổi, số người bình quân sống trong một hộ gia đình ở Việt Nam trongvòng 13 năm đã giảm một cách đáng kể: từ 5,8 người/ hộ vào năm 1994 xuống còn 4,1người/ hộ vào năm 2007 Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệpxây dựng Và lựa chọn nhà chung cư cho các cư dân thành thị đang là giải pháp hợp lýnhất trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp và nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao
Nhà ở chung cư sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản phù hợp với mức thu nhập củangười dân Tình hình văn hóa xã hội tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng,đặc biệt trong lĩnh vực sản phẩm chung cư
Công nghệ
Trang 30Trong ngành xây dựng hiện nay có rất nhiều công nghệ mới làm tăng năng suất,chất lượng sản phẩm Các công nghệ mới hiện nay như sàn nhẹ panen,ứng dụng tấm côppha bê tông trong thi công sàn bê tông cho khối nhà cao tầng, công nghệ xây mới tấm 3D,công nghệ sàn rỗng C-Deck (rất linh hoạt trong thiết kế, thích hợp với mọi mặt bằng, thờigian thi công giảm được 35%, giảm chi phí xây dựng và thân thiện với môi trường),phương pháp gia cố nền đất yếu Top – Base (Ưu điểm của nó là thời gian thi công giảmcòn 30%, giá thành giảm 50% so với ép cọc và không ảnh hưởng đến công trình xungquanh)…, ngoài ra còn có rất nhiều các công nghệ mới khác Do chi phí có được côngnghệ mới là khá cao nên Hải Tùng Phát chỉ có thể sử dụng một vài công nghệ nhưng nómang lại cho doanh nghiệp nhiều sự thay đổi Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động,nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2.1.2 Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Ở là nhu cầu tất yếu của mọi người, do đó hiện nay trên thị trường Việt Nam nói trênkhu vực Bắc Ninh thì có tới 500 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng Ví dụ như:công ty TNHH xây dựng Hoàng Năm và công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành ĐôThăng Long, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Phát triển đô thị và khu công nghiệpViệt Nam … Hiện tại công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng đối thủ cạnh canhmạnh nhất và trực tiếp nhất trên thị trường Bắc Ninh và các tỉnh lân cận như Hải Dương,Hưng Yên, Bắc Giang là công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành Đô Thăng Long vàTổng công ty Sông Đà Bên cạnh các nhà thầu trong nước còn có các nhà thầu nướcngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức Các đối thủ cạnh tranh đã có nhiều năm kinhnghiệm trong ngành, Hải Tùng Phát là công ty mới hoạt động để phát triển mạnh mẽ thìban lãnh đạo công ty cần đưa ra chính sách và chiến lược phù hợp
Nhà cung ứng
Nhà cung ứng của công ty là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu xâydựng, máy móc, thiết bị, tài chính Công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ tốt đẹp vớicác nhà cung ứng để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ thi công của các công trình Trong
Trang 31nhiều năm qua công ty đã có các nhà cung ứng không chỉ trong nước mà còn cả nướcngoài, một số nhà cung ứng lâu dài của công ty là Công ty cổ phần kiến trúc Hà Nội(cung ứng bản vẽ, bản thiết kế và tư vấn nội thất – là đối tác làm ăn lâu dài với công ty kể
từ khi mới thành lập), công ty TNHH hệ thống xây dựng Châu Âu (cung ứng hệ thốngchống trượt ngã trên mái nhà, thiết bị cứu hộ cá nhân, mái kim loại nhập khẩu- hợp kimnhôm- mái đồng- mái kính, tấm Vivaboard nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, tư vấn- thiết
kế kiến trúc mặt ngoài công trình, cung ứng vật liệu hoàn thiện nội thất công trình, tườngkính- vách cách âm cách nhiệt nhập khẩu, cung ứng các sản phẩm máy móc- thiết bị chohoàn thiện ngoại thất công trình), …Nói chung, quan hệ hợp tác của 2 bên đã xây dựng từlâu, nên các nhà cung cấp cũng không gây khó khăn, áp lực gì nhiều cho công ty
Khách hàng
Công ty chủ yếu thực hiện các công trình do Nhà nước đầu tư vào, ngoài ra còn cócác dự án từ nhà môi giới Sản phẩm là chung cư bình thường là chủ yếu nên khách hàngcủa công ty cũng là cặp vợ chồng có thu nhập trung bình trở lên Do công ty thực hiệncác công trình do Nhà nước đầu tư vào nên họ có những yêu cầu khắt khe, đòi hỏi rất cao
về chất lượng sản phẩm cũng như tiến trình thi công Hải Tùng Phát là công ty mới tronglĩnh vực xây dựng nên gặp phải không ít khó khăn trong việc tham gia dự thầu giành lấy
dự án Nên công ty cần phải nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên thị trường sovới đối thủ cạnh tranh
Đe dọa gia nhập mới
Ngành xây dựng là một ngành có rất nhiều rào cản với gia nhập mới, như: nhu cầuvốn đầu tư ban đầu rất lớn, chi phí cao, đòi hỏi khả năng công nghệ và kỹ thuật chuyênbiệt, hồ sơ và thủ tục đăng ký tương đối phức tạp… nên khả năng gia nhập vào ngành xâydựng là thấp Thị trường bất động sản ngày càng ấm lên, do đó mặc dù có nhiều rào cảngia nhập nhưng lĩnh vực xây dựng hiện đang là miếng bánh béo bở nên dự bào là sẽ cónhiều sự gia nhập mới trên thị trường miền Bắc rộng lớn Trên thị trường Bắc Ninh hiệnnay có tới gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nên các doanhnghiệp muốn gia nhập vào ngành xây dựng phải có khẳng định năng lực của mình, vốn
Trang 32đầu tư ban đầu lớn,…do đó gia nhập vào ngành trên thị trường Bắc Ninh khá cao nên HảiTùng Phát không chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố này nhưng không phải thế mà doanhnghiệp được chủ quan, luôn đề ra những phương hướng chiến lược khẳng định vị thế củamình.
2.2.2 Môi trường bên trong
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số tuyệt đối
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Số lượng vốn tăng này chủ yếu được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối và một phầnvốn vay Cơ cấu vốn chia theo sở hữu, năm 2013 vốn chủ sở hữu là thấp nhất chiếm 69%thấp hơn năm 2012 và 2014 là 2% và 4% Kéo theo đó tỷ lệ vốn vay năm 2013 cũng làcao nhất trong 3 năm Tuy nhiên đây vẫn là cơ cấu vốn hợp lý cho thấy nguồn lực tàichính của doanh nghiệp là khá tốt, khả năng tự chủ về tài chính và thanh toán tương đốicao
Dựa vào bảng cơ cấu vốn ta cũng thấy cơ cấu vốn chia theo tính chất thì vốn cốđịnh của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần chiếm tỷ lệ từ 30-40% Tỷ lệ vốn lưu động
Trang 33có xu hướng giảm dần qua 3 năm Năm 2013 tỷ lệ vốn lưu động giảm 2% so với năm
2012, năm 2014 tỷ lệ vốn lưu động giảm 8% do năm 2014 doanh nghiệp đầu tư nângcấp 1 số máy móc nên giá trị tài sản cố định tăng cao hơn các năm trước Với tỷ lệ nàygiúp doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh tuy nhiên lại không đầu tư được nhiều chotài sản cố định và máy móc công nghệ mới
2.2.2.2 Nguồn nhân lực
Dưới đây là số lượng và cơ cấu nhân sự của công ty Số lượng lao động: 30 ngườitham gia bảo hiểm xã hội tính đến hết tháng 12 năm 2014, ngoài ra hàng tháng còn cómột số lao động tham gia thời vụ tại công ty Số lượng, chất lượng lao động của Công tyqua các năm (2012-2014) nhìn chung không có thay đổi nhiều, thể hiện ở bảng dưới đây
Bảng 2.3 Số lượng, chất lượng lao động của Công ty trong 3 năm 2012-2014
Năm
Trình độ
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) Số lượng
(người)
Tỷ lệ (%)
Số lượng (người)
Tỷ lệ (%)
(Nguồn: báo cáo nhân lực tháng 12 năm 2014 - phòng tổ chức hành chính)
Với hơn 100 lao động, có thể nói Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mạiHải Tùng Phát là công ty có lực lượng lao động dồi dào Trình độ trên đại học có xuhướng tăng lên cụ thể năm 2013 tăng 0,8% so với năm 2012, năm 2014 giảm 0.2% so vớinăm 2013 Tương tự, đôi với trình độ đại học, cao đẳng cũng có xu hướng tăng Số lượnglao động khác chiếm tỷ trọng khá lớn và số lượng lao động tưng đều qua các năm Chothấy trình độ và số lượng lao động của công ty khá ổn định
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của Công ty
Đơn vị: người