phần đầu tư thương mại xây dựng Hải Tùng Phát
Thực trạng sử dụng công cụ phân tích chiến lược
Theo kết quả phỏng vấn có tới 70% số người được phỏng vấn cho rằng chiến lược kinh doanh hiện tại công ty đang sử dụng là do kinh nghiệm của nhà quản trị. Và 30% còn lại cho rằng công ty có sử dụng phương pháp tư vấn chuyên gia để đưa ra chiến lược kinh doanh. Và 10% cho phương pháp ma trận IFAS, EFAS – phân tích môi trường,
(Nguồn: Tác giả phát phiểu khảo sát)
TOWS để đưa ra phương án chiến lược kinh doanh và QSPM để lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp. Mặc dù Hải Tùng Phát là một công ty mới thành lập nhưng đội ngũ
công ty gần như không sử dụng phương pháp ma trận để đưa ra chiến lược. Việc không thiết lập và sử dụng công cụ nêu trên có thể làm cho Công ty không nắm rõ tình thế chiến lược kinh doanh hiện tại của mình để đưa ra một quyết định chiến lược đúng đắn.
Lợi thế cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi
Từ đồ thị hình 2.6 đã chỉ rõ ra là lợi thế cạnh tranh của công ty chưa có sự thống nhất, 50% cho là chất lượng, 30% cho là chi phí, 20% cho là khác biệt sản phẩm. Nếu như lợi thế cạnh tranh không có sự thống nhất sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. Để xác định được lợi thế nào là quan trọng, Công ty cần phải xác định thời cơ, thách thức đến từ môi trường, đồng thời là điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
(Nguồn: Tác giả phát phiểu khảo sát)
Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài
Việc phân tích môi trường bên ngoài nhằm xác định các nhân tố cơ hội và thách thức trong hoạch định chiến lược kinh doanh, tác giả đã tiến hành điều tra xác định mức độ quan trọng của các nhân tố này và thu được kết quả lần lượt thể hiện qua biểu đồ hình 2.7 và hình 2.8.
Các yếu tố cơ hội từ môi trường bên ngoài đều có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp. Từ hình 2.7 ta có thể thấy thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi có mức độ quan trọng là 4,15/5 điểm. Điều này rất dễ hiểu bởi ngành xây dựng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thị trường bất động sản do đó hiện nay khi thị trường bất động sản đang dần phục hồi thì đây là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng. Yếu tố quan trọng tiếp theo là thuế thu thứ nhập doanh nghiệp giảm có mức độ quan trọng là 4,1/5 điểm, yếu tố này được nhân viên trong công ty cho là cơ hội tốt cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp giảm chi phí để đầu tư cho các hoạt động khác. Từ sản phẩm chính của doanh nghiệp là chung cư nên yếu tố dân số tập trung cao ở thành thị là một cơ hội
rất tốt cho doanh nghiệp và yếu tố này có mức độ quan trọng được đánh giá là 4,0/5 điểm. Ngoài ra thì rào cản gia nhập ngành lớn là cơ hội rất tốt cho doanh nghiệp, điều này tương đối dễ hiểu. Bên cạnh đó, thì sự ổn định về chính trị, mức lạm phát giảm, lãi vay giảm, thiết bị công nghệ hiện đại là những cơ hội vô cùng tốt cho doanh nghiệp.
(Nguồn: Tác giảlập phiếu điều tra)
Cũng như đánh giá cơ hội, các thách thức của môi trường được cán bộ, nhân viên trong Công ty đánh giá theo mức độ quan trọng qua biểu đồ hình 2.8 dưới đây.
(Nguồn: Tác giảlập phiếu điều tra)
Từ biểu đồ hình 2.8 thì yếu tố được coi là thách thức lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là tình hình kinh tế của nước ta chưa hoàn toàn thoát khỏi khủng hoảng với mức độ quan trọng là 3,9/5 điểm. Thách thức thứ hai được đánh giá cao chính là hệ thống luật pháp của nước ta có nhiều bất cập, chồng chéo và có nhiều lỗ hổng. Ngoài ra còn có rất nhiều thách thức mà doanh nghiệp gặp phải được nhân viên trong công ty đánh giá trong biểu đồ. Để đối phó với những thách thức thì công ty cần đưa ra những chiến lược phù hợp để giảm thiểu tối đa thiệt hại và có thể biến thách thức đó thành cơ hội.
Thực trạng phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Khi phân tích các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp thực chất là phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành điều tra xác định mức độ quan trọng của các nhân tố này và thu được kết quả lần lượt thể hiện qua biểu đồ hình 2.9 và hình 2.10.
(Nguồn: Tác giả lập phiếu điều tra)
Từ hình 2.9 ta có thể thấy rằng điểm mạnh được đa phần các thành viên trong công ty đánh giá cao là khả năng tài chính và thiết bị máy móc đầy đủ, có chất lượng tốt với mức độ quan trọng là 3,45/5 điểm. Đây là điểm vô cùng thuận lợi mà không phải doanh nghiệp nào muốn cũng có được, công ty nên tận dụng điểm mạnh của mình để tăng lợi
ty khá trẻ và có trình độ cao với mức độ quan trọng là 3,35/5 điểm. Nhà quan trị công ty cần phát huy điểm mạnh của công ty tận dụng tối đa nguồn lực phân công hợp lý để tạo hiệu quả cao nhất. Ngoài ra thì công ty có điểm mạnh là khả năng nghiên cứu thiết kế và ứng dụng công nghệ mới, điều này tương đối dễ hiểu vì đội ngũ nhân sự của công ty khá trẻ và có trình độ cao.
Tương tự như việc đánh giá mức độ quan trọng các điểm mạnh, kết quả của việc đánh giá mức độ quan trọng của các điểm yếu trong Công ty được tổng hợp ở biểu đồ 2.10 dưới đây:
(Nguồn: Tác giảlập phiếu điều tra)
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù hoạt động tốt đến đâu cũng đều có những mặt hạn chế điều quan trọng là biết nhận ra và sửa đổi hay có phương án dự phòng sẽ giảm thiểu được thiệt hại hay hậu quả mà nó gây ra. Các nhân việc điều tra đa phần họ nhận thấy rằng điểm yếu của công ty là chính sách tuyển dụng và đào tạo chưa tốt với mức độ quan trọng là 3,4/5 điểm. Công ty nên chú trọng tới vấn đề này vì bất kỳ một doanh nghiệp thì yếu tố con người cũng là yếu tố phức tạp nhất và quam trọng nhất. Do mới thành lập và đang trong quá trình xây dựng, khẳng định uy tín của mình trên trị trường nên đây được coi là điểm yếu của công ty với mức điểm quan trọng là 3,15/5 điểm. Ngoài ra công ty có những điểm yếu như cơ cấu tổ chức chưa phù hợp và chưa áp dụng được công nghệ mới nhất trên thị trường.
Trên đây là những điểm mạnh điểm yếu từ môi trường kinh doanh bên trong của doanh nghiệp, nhà quản trị cần xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau để đươc ra chiến lược cũng như phương hướng hoạt động hiệu quả phù hợp tình thế doanh nghiệp để phát huy điểm mạnh hạn chế điểm yếu mang lại hiệu quả cao nhất.