Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp .Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát (Trang 29)

Ở là nhu cầu tất yếu của mọi người, do đó hiện nay trên thị trường Việt Nam nói trên khu vực Bắc Ninh thì có tới 500 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ví dụ như: công ty TNHH xây dựng Hoàng Năm và công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành Đô Thăng Long, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam … Hiện tại công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng đối thủ cạnh canh mạnh nhất và trực tiếp nhất trên thị trường Bắc Ninh và các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang là công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành Đô Thăng Long và Tổng công ty Sông Đà. Bên cạnh các nhà thầu trong nước còn có các nhà thầu nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức. Các đối thủ cạnh tranh đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Hải Tùng Phát là công ty mới hoạt động để phát triển mạnh mẽ thì ban lãnh đạo công ty cần đưa ra chính sách và chiến lược phù hợp.

Nhà cung ứng

Nhà cung ứng của công ty là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, tài chính. Công ty đã không ngừng tạo mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung ứng để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ thi công của các công trình. Trong nhiều năm qua công ty đã có các nhà cung ứng không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài, một số nhà cung ứng lâu dài của công ty là Công ty cổ phần kiến trúc Hà Nội (cung ứng bản vẽ, bản thiết kế và tư vấn nội thất – là đối tác làm ăn lâu dài với công ty kể từ khi mới thành lập), công ty TNHH hệ thống xây dựng Châu Âu (cung ứng hệ thống chống trượt ngã trên mái nhà, thiết bị cứu hộ cá nhân, mái kim loại nhập khẩu- hợp kim nhôm- mái đồng- mái kính, tấm Vivaboard nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, tư vấn- thiết kế kiến trúc mặt ngoài công trình, cung ứng vật liệu hoàn thiện nội thất công trình, tường kính- vách cách âm cách nhiệt nhập khẩu, cung ứng các sản phẩm máy móc- thiết bị cho hoàn thiện ngoại thất công trình), …Nói chung, quan hệ hợp tác của 2 bên đã xây dựng từ lâu, nên các nhà cung cấp cũng không gây khó khăn, áp lực gì nhiều cho công ty.

Khách hàng

Công ty chủ yếu thực hiện các công trình do Nhà nước đầu tư vào, ngoài ra còn có các dự án từ nhà môi giới. Sản phẩm là chung cư bình thường là chủ yếu nên khách hàng

của công ty cũng là cặp vợ chồng có thu nhập trung bình trở lên. Do công ty thực hiện các công trình do Nhà nước đầu tư vào nên họ có những yêu cầu khắt khe, đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như tiến trình thi công. Hải Tùng Phát là công ty mới trong lĩnh vực xây dựng nên gặp phải không ít khó khăn trong việc tham gia dự thầu giành lấy dự án. Nên công ty cần phải nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.

Đe dọa gia nhập mới

Ngành xây dựng là một ngành có rất nhiều rào cản với gia nhập mới, như: nhu cầu vốn đầu tư ban đầu rất lớn, chi phí cao, đòi hỏi khả năng công nghệ và kỹ thuật chuyên biệt, hồ sơ và thủ tục đăng ký tương đối phức tạp… nên khả năng gia nhập vào ngành xây dựng là thấp. Thị trường bất động sản ngày càng ấm lên, do đó mặc dù có nhiều rào cản gia nhập nhưng lĩnh vực xây dựng hiện đang là miếng bánh béo bở nên dự bào là sẽ có nhiều sự gia nhập mới trên thị trường miền Bắc rộng lớn. Trên thị trường Bắc Ninh hiện nay có tới gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nên các doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành xây dựng phải có khẳng định năng lực của mình, vốn đầu tư ban đầu lớn,…do đó gia nhập vào ngành trên thị trường Bắc Ninh khá cao nên Hải Tùng Phát không chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố này nhưng không phải thế mà doanh nghiệp được chủ quan, luôn đề ra những phương hướng chiến lược khẳng định vị thế của mình.

2.2.2 Môi trường bên trong

2.2.2.1 Tài chính

Dưới đây là bảng cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2012 đến 2014 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm dao động từ 3.8% đến 4.4% tương ứng với 357 triệu đến 393 triệu đồng.

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh tăng

Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tổng vốn 8,932 9,325 9,682

Chia theo sở hữu 8,932 100 9,325 100 9,682 100 393 4.40 357 3.83

Vốn chủ sở hữu 6,342 71 6,434 69 7,068 73 93 1.46 634 9.85 Vốn vay 2,590 29 2,891 31 2,614 27 300 11.60 (277) -9.57 Chia theo tính chất 8,932 100 9,325 100 9,682 100 393 4.40 357 3.83 Vốn cố định 2,680 30 2,984 32 3,873 40 304 11.36 889 29.79 Vốn lưu động 6,252 70 6,341 68 5,809 60 89 1.42 (532) -8.39

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Số lượng vốn tăng này chủ yếu được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối và một phần vốn vay. Cơ cấu vốn chia theo sở hữu, năm 2013 vốn chủ sở hữu là thấp nhất chiếm 69% thấp hơn năm 2012 và 2014 là 2% và 4%. Kéo theo đó tỷ lệ vốn vay năm 2013 cũng là cao nhất trong 3 năm. Tuy nhiên đây vẫn là cơ cấu vốn hợp lý cho thấy nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là khá tốt, khả năng tự chủ về tài chính và thanh toán tương đối cao.

Dựa vào bảng cơ cấu vốn ta cũng thấy cơ cấu vốn chia theo tính chất thì vốn cố định của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần chiếm tỷ lệ từ 30-40%. Tỷ lệ vốn lưu động có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm 2013 tỷ lệ vốn lưu động giảm 2% so với năm 2012, năm 2014 tỷ lệ vốn lưu động giảm 8% do năm 2014 doanh nghiệp đầu tư nâng cấp 1 số máy móc nên giá trị tài sản cố định tăng cao hơn các năm trước. Với tỷ lệ này giúp doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh tuy nhiên lại không đầu tư được nhiều cho tài sản cố định và máy móc công nghệ mới.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp .Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát (Trang 29)

w