Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp .Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát (Trang 26)

Tình hình kinh tế

Năm 2014 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 5,98%, cao hơn so với mức 5,42% của năm 2013.

Năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Dưới đây là biểu đồ tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2004 – 2014:

(nguồn: tổng cục thống kê)

Nền kinh tế tăng trưởng đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Hòa chung với nền kinh tế của cả nước thì Bắc Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tốt, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2014 ước tăng 0,2% (giá so sánh 2010) so với năm 2013. Mức tăng này giúp công ty dự báo được mức tăng thu nhập của người tiêu dùng và có những tính toán tốt hơn về tốc độ tăng chi tiêu của thị trường giúp đưa ra những hành động phù hợp.

Bên cạnh đó, việc tỷ giá hối đoái tăng gần đây ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa của công ty, năm 2014 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục điều hành tỉ giá theo hướng linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách lãi suất, góp phần nâng cao vị thế của VND và giảm dần tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Khi bối cảnh tín dụng VND tăng chậm, NHNN đã nới lỏng đối tượng được vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và khả năng cân đối ngoại tệ của ngân hàng thương mại (NHTM). Khi vay ngoại tệ, các doanh nghiệp cũng không phải lo ngại về biến động tỉ giá, vì theo định hướng điều hành của NHNN, tỷ giá năm 2014 không tăng quá 2%. Tín dụng ngoại tệ trong sáu tháng đầu năm tăng 12,03% đã góp phần cải thiện bức tranh tín dụng chung của toàn hệ thống ngân hàng. Điều này giúp Công ty chủ động hơn trong việc đầu tư vào các dự án lớn, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nền kinh tế tăng trưởng và thị trường bất động sản đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục từ những tháng cuối năm 2013. Trong năm 2014, thị trường tiếp tục đà phục hồi tích cực, thể hiện qua lượng giao dịch tăng; giá cả tương đối ổn định; lượng tồn kho bất động sản tiếp tục giảm; cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Tăng trưởng tín dụng bất động sản cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung, bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn vốn. Cụ thể, về giao dịch, trong cả năm 2014, tại Hà Nội có khoảng 11,450 giao dịch thành công (tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2013). Thị trường bất động sản năm 2015 được dự báo là tiếp tục có sự chuyển biến tích cực và các sản phẩm "hot" sẽ là những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua. Thị trường và nền kinh tế hiện nay đang là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh

Chính trị - pháp luật

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có chế độ chính trị ổn định, điều này hết sức thuận lợi đồi với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh theo những quy tắc, luật lệ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xây dựng hiện nay hoạt động dựa theo các Nghị định và văn bản hướng dẫn, đặc biệt là các Nghị định: Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, Nghị định 12/2000 ngày 5/5/2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP, Nghị định 14/NĐ-CP ngày 5/5/2000 về việc bổ sung quy chế đấu thầu, ban hành kèm Nghị định 88/1999/NĐ- CP, Thông tư 11/2010/TT- BKH, Thông tư 10/2010/ TT- BKH . Ngoài ra còn có các quy định về khung giá, mức giá, những quy định về thuê, cho vay…bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân theo. Môi trường pháp lý Việt Nam đã có những thay đổi rất tích cực, ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hoạch định các chiến lược kinh doanh. Chính phủ luôn luôn có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Bên cạnh những Nghị định, thông tư về quản lý đầu tư và xây dựng thì Quốc hội có những sự thay đỏi trong chính sách thuế tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13, Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Luật Thuế tài nguyên số 45/2009/QH12, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Luật Hải quan số 54/2013/QH13.

Ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu đời sống của người dân cũng tăng lên. Bên cạnh nhu cầu ăn ngon mặc đẹp thì người Việt hiện nay có nhu cầu ở tăng lên. Dân số trung bình cả nước năm 2014 là 89708,9 nghìn người, mật độ: 271 người/km2 và tốc độ tăng dân đạt 1.06%/năm. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị. Trong đó, Hà Nội có dân số 6936,9 nghìn người, chiếm7,73% cả nước trong khi diện tích chỉ chiếm 1% (mật độ dân số Hà Nội là 2087 người/km2). Quy mô hộ gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi, số người bình quân sống trong một hộ gia đình ở Việt Nam trong vòng 13 năm đã giảm một cách đáng kể: từ 5,8 người/ hộ vào năm 1994 xuống còn 4,1 người/ hộ vào năm 2007. Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp xây dựng. Và lựa chọn nhà chung cư cho các cư dân thành thị đang là giải pháp hợp lý nhất trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp và nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao.

Nhà ở chung cư sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản phù hợp với mức thu nhập của người dân. Tình hình văn hóa xã hội tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực sản phẩm chung cư.

 Công nghệ

Trong ngành xây dựng hiện nay có rất nhiều công nghệ mới làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Các công nghệ mới hiện nay như sàn nhẹ panen,ứng dụng tấm côp pha bê tông trong thi công sàn bê tông cho khối nhà cao tầng, công nghệ xây mới tấm 3D, công nghệ sàn rỗng C-Deck (rất linh hoạt trong thiết kế, thích hợp với mọi mặt bằng, thời gian thi công giảm được 35%, giảm chi phí xây dựng và thân thiện với môi trường), phương pháp gia cố nền đất yếu Top – Base (Ưu điểm của nó là thời gian thi công giảm còn 30%, giá thành giảm 50% so với ép cọc và không ảnh hưởng đến công trình xung quanh)…, ngoài ra còn có rất nhiều các công nghệ mới khác. Do chi phí có được công nghệ mới là khá cao nên Hải Tùng Phát chỉ có thể sử dụng một vài công nghệ nhưng nó mang lại cho doanh nghiệp nhiều sự thay đổi. Tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu luận văn khoa quản trị doanh nghiệp .Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Xây dựng Hải Tùng Phát (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w