...28 c CH ƯƠN NG 3: CÁC K T LU N VÀ Đ XU T NH M HOÀN THI N HO CH ẾN LƯỢC ẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ề HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ỆN HOẠCH
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động và chưa đựng nhiềurủi ro, để tồn tại và thành công đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tư duy chiến lược, tậptrung vào khách hàng, thị trường, lợi thế cạnh tranh cũng như các hoạt đọng nội bộ.Trong đó chiến lược kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh được coi là côngtác quan trọng nhất quyết định sự thành công của các doanh nghiệp
Trong thời gian thực tập nghiên cứu và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần HoàngLong, nhận thấy công ty đã biết chăm lo phát huy các nhân tố nội lực để vượt qua cácthử thách của thời kì mới, phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả Với mụctiêu trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất gạch Tuynel lớn nhất HảiDương thì công ty cần nhanh chóng xây dựng cho mình một chiến lược phát triển toàn
diện Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hoàng Long” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Với đề
tài này, em xin đưa ra những cơ sở lý luận chung về hoạch định chiến lược kinh doanhcũng như làm rõ thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phầnHoàng Long Từ đó em rút ra được những thành công, hạn chế, điểm mạnh và điểmcòn tồn tại ở công ty để từ đó đề xuất các phương án hoạch định chiến lược kinh doanhgóp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh tại công ty Bên cạnh đó, với những thôngtin dự báo triển vọng phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng và bản thân Công
ty Cổ phần Hoàng Long để xây dựng nên những giải pháp nhằm hoàn thiện nội dunghoạch định chiến lược kinh doanh
i
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rènluyện cùng với sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô khoa Quản trị doanh nghiệp trườngĐại học Thương Mại Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ts Nguyễn Đức Nhuận đã
tận tình hướng dẫn, chỉ ra những điểm còn hạn chế trong bài khóa luận của em, giúp
em bổ sung những kiến thức còn thiếu cũng như phát hiện những điểm chưa hợp lý đểhoàn thành bài khóa luận này một các tốt nhất
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các cô chú, anh chịtrong Công ty Cổ phần Hoàng Long đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình trong suốt thờigian em thực tập tại Công ty
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng, song bài khóa luận này vẫn không thểtránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa các thầy cô, các bạn sinh viên cũng như các anh chị trong Công ty Cổ phần HoàngLong để khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Lan
ii
Trang 3MỤC LỤC
TÓM L ƯỢC i C
L I C M N ỜI CẢM ƠN ẢM ƠN ƠN ii
M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC iii
DANH M C B NG BI U, HÌNH VẼ ỤC LỤC ẢM ƠN ỂU, HÌNH VẼ vi
PH N M Đ U ẦN MỞ ĐẦU Ở ĐẦU ẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính c p thi t c a đ tài ấp thiết của đề tài ết của đề tài ủa đề tài ề tài 1
2 Xác l p các v n đ nghiên c u ập các vấn đề nghiên cứu ấp thiết của đề tài ề tài ứu 1
3 M c tiêu nghiên c u ục tiêu nghiên cứu ứu 2
4 Đ i t ối tượng và phạm vi nghiên cứu ượng và phạm vi nghiên cứu ng và ph m vi nghiên c u ạm vi nghiên cứu ứu 2
5 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu 2
6 K t c u đ tài ết của đề tài ấp thiết của đề tài ề tài 3
CH ƯƠN NG 1: M T S LÝ LU N C B N V HO CH Đ NH CHI N L ỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ố LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ƠN ẢM ƠN Ề HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ỊNH CHIẾN LƯỢC ẾN LƯỢC ƯỢC C KINH DOANH C A CÔNG TY KINH DOANH ỦA CÔNG TY KINH DOANH 4
1.1 Các khái ni m và lý thuy t liên quan đ n ho ch đ nh chi n l ệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh ết của đề tài ết của đề tài ạm vi nghiên cứu ịnh chiến lược kinh ết của đề tài ượng và phạm vi nghiên cứu c kinh doanh 4
1.1.1 Khái ni m chi n l ệm chiến lược ến lược ược .4 c 1.1.2 Khái ni m chi n l ệm chiến lược ến lược ược c kinh doanh 4
1.1.3 Khái ni m ho ch đ nh chi n l ệm chiến lược ạch định chiến lược ịnh chiến lược ến lược ược .5 c. 1.2 N i dung c a chi n l ội dung của chiến lược kinh doanh ủa đề tài ết của đề tài ượng và phạm vi nghiên cứu c kinh doanh. 5
1.3 T ng quan tình hình nghiên c u đ tài ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ứu ề tài 6
1.4 Phân đ nh n i dung nghiên c u ịnh chiến lược kinh ội dung của chiến lược kinh doanh ứu 7
1.4.1 Mô hình nghiên c u ứu .7
1.4.2 N i dung nghiên c u ội dung nghiên cứu ứu .8
CH ƯƠN NG 2: PH ƯƠN NG PHÁP NGHIÊN C U VÀ CÁC K T QU PHÂN TÍCH ỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ẾN LƯỢC ẢM ƠN TH C TR NG TRI N KHAI CHI N L ỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ ẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ỂU, HÌNH VẼ ẾN LƯỢC ƯỢC C KINH DOANH C A CÔNG TY C ỦA CÔNG TY KINH DOANH Ổ PH N HOÀNG LONG ẦN MỞ ĐẦU 14
2.1 Gi i thi u khái quát v Công ty C ph n Hoàng Long ới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Hoàng Long ệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh ề tài ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ần Hoàng Long. 14
2.1.1 S l ơ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Long ược ề Công ty Cổ phần Hoàng Long c v Công ty C ph n Hoàng Long ổ phần Hoàng Long ần Hoàng Long. 14
2.1.2 Ch c năng, nhi m v c a doanh nghi p ứu ệm chiến lược ụ của doanh nghiệp ủa doanh nghiệp ệm chiến lược .14
2.1.3 Ngành ngh kinh doanh ề Công ty Cổ phần Hoàng Long. 15
iii
Trang 42.2 Ph ương pháp nghiên cứu ng pháp nghiên c u ứu 15
2.2.1 Ph ươ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Long ng pháp thu th p d li u ập dữ liệu ữ liệu ệm chiến lược .15 2.2.2 Ph ươ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Long ng pháp phân tích d li u ữ liệu ệm chiến lược .16
2.3 Đánh giá nh h ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên ưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên ng c a các nhân t môi tr ủa đề tài ối tượng và phạm vi nghiên cứu ường đến vấn đề nghiên ng đ n v n đ nghiên ết của đề tài ấp thiết của đề tài ề tài
c u ứu 17
2.3.1 nh h Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài ưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài ng c a các nhân t môi tr ủa doanh nghiệp ố môi trường bên ngoài ường bên ngoài ng bên ngoài. 17
2.3.2 nh h Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài ưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài ng c a các nhân t môi tr ủa doanh nghiệp ố môi trường bên ngoài ường bên ngoài ng bên trong. 21
2.4 Phân tích và đánh giá th c tr ng ho ch đ nh chi n l ực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh ạm vi nghiên cứu ạm vi nghiên cứu ịnh chiến lược kinh ết của đề tài ượng và phạm vi nghiên cứu c kinh doanh
c a công ty C ph n Hoàng Long ủa đề tài ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ần Hoàng Long. 21
2.4.1 Th c tr ng các ho t đ ng công ty th c hi n trong ho ch đ nh chi n ạch định chiến lược ạch định chiến lược ội dung nghiên cứu ệm chiến lược ạch định chiến lược ịnh chiến lược ến lược.
l ược 21 c 2.4.2.Th c tr ng sáng t o t m nhìn chi n l ạch định chiến lược ạch định chiến lược ần Hoàng Long ến lược ược c và s m ng kinh doanh c a ứu ạch định chiến lược ủa doanh nghiệp công ty C ph n Hoàng Long ổ phần Hoàng Long ần Hoàng Long. 22
2.4.3 Th c tr ng phân tích tình th chi n l ạch định chiến lược ến lược ến lược ược c kinh doanh c a công ty C ủa doanh nghiệp ổ phần Hoàng Long.
ph n Hoàng Long ần Hoàng Long. 23
2.4.4 Th c tr ng ho ch đ nh m c tiêu chi n l ạch định chiến lược ạch định chiến lược ịnh chiến lược ụ của doanh nghiệp ến lược ược ủa doanh nghiệp c c a công ty 25
2.4.5 Th c tr ng phân tích và l a ch n chi n l ạch định chiến lược ọn chiến lược kinh doanh của công ty ến lược ược c kinh doanh c a công ty ủa doanh nghiệp. 25
2.4.6 Th c tr ng ho ch đ nh chính sách marketing nh m tri n khai chi n l ạch định chiến lược ạch định chiến lược ịnh chiến lược ằm triển khai chiến lược ển khai chiến lược ến lược ược c
26
2.4.7 Th c tr ng ho ch đ nh ngu n nhân l c và ngân sách trong tri n khai ạch định chiến lược ạch định chiến lược ịnh chiến lược ồn nhân lực và ngân sách trong triển khai ển khai chiến lược chi n l ến lược ược .28 c
CH ƯƠN NG 3: CÁC K T LU N VÀ Đ XU T NH M HOÀN THI N HO CH ẾN LƯỢC ẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC Ề HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ẤT NHẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ẰM HOÀN THIỆN HOẠCH ỆN HOẠCH ẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
Đ NH CHI N L ỊNH CHIẾN LƯỢC ẾN LƯỢC ƯỢC C KINH DOANH C A CÔNG TY C PH N HOÀNG LONG ỦA CÔNG TY KINH DOANH Ổ ẦN MỞ ĐẦU 30
3.1 Các k t lu n v th c tr ng ho ch đ nh chi n l ết của đề tài ập các vấn đề nghiên cứu ề tài ực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh ạm vi nghiên cứu ạm vi nghiên cứu ịnh chiến lược kinh ết của đề tài ượng và phạm vi nghiên cứu c kinh doanh c a công ủa đề tài
ty C ph n Hoàng Long ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ần Hoàng Long. 30
3.1.1 Nh ng thành công đ t đ ữ liệu ạch định chiến lược ược .30 c 3.1.2 Nh ng h n ch còn t n t i ữ liệu ạch định chiến lược ến lược ồn nhân lực và ngân sách trong triển khai ạch định chiến lược .31 3.1.3 Nguyên nhân c a các h n ch ủa doanh nghiệp ạch định chiến lược ến lược 31
3.2 Các d báo thay đ i môi tr ực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ường đến vấn đề nghiên ng kinh doanh và đ nh h ịnh chiến lược kinh ưới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Hoàng Long ng phát tri n ển
c a Công ty C ph n Hoàng Long ủa đề tài ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ần Hoàng Long. 32
3.2.1 D báo thay đ i môi tr ổ phần Hoàng Long ường bên ngoài ng kinh doanh. 32
3.2.2 Đ nh h ịnh chiến lược ướng phát triển của công ty Cổ phần Hoàng Long ng phát tri n c a công ty C ph n Hoàng Long ển khai chiến lược ủa doanh nghiệp ổ phần Hoàng Long ần Hoàng Long. 32
iv
Trang 53.3 M t s đ xu t nh m hoàn thi n ho ch đ nhchi n l ội dung của chiến lược kinh doanh ối tượng và phạm vi nghiên cứu ề tài ấp thiết của đề tài ằm hoàn thiện hoạch địnhchiến lượckinh doanh của ệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh ạm vi nghiên cứu ịnh chiến lược kinh ết của đề tài ượng và phạm vi nghiên cứu ckinh doanh c a ủa đề tài công tyC ph n Hoàng Long ổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ần Hoàng Long. 33
3.3.1.Đ xu t phân tích tình th chi n l ề Công ty Cổ phần Hoàng Long ất phân tích tình thế chiến lược ến lược ến lược ược .33 c 3.3.3 Đ xu t phân tích và l a ch n ph ề Công ty Cổ phần Hoàng Long ất phân tích tình thế chiến lược ọn chiến lược kinh doanh của công ty ươ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Long ng án chi n l ến lược ược .35 c 3.3.4 Đ xu t xây d ng chi ti t chi n l ề Công ty Cổ phần Hoàng Long ất phân tích tình thế chiến lược ến lược ến lược ược c thâm nh p th tr ập dữ liệu ịnh chiến lược ường bên ngoài ng l a ch n ọn chiến lược kinh doanh của công ty
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
vi
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng giatăng, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, sự thay đổi nhu cầu của thị trường, làmcho môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và biến động thường xuyên Với mộtđiều kiện môi trường kinh doanh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lượckinh doanh đúng đắn thì mới có khả năng nắm bắt cơ hội, tránh được nguy cơ đảm bảo
sự phát triển ổn định và bền vững của doanh nghiệp Hoạch định chiến lược kinhdoanh được xem như một công việc quan trọng đầu tiên không thể thiếu khi doanhnghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh Đó là toàn bộ định hướng cho toàn bộcông việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Công tác hoạchđịnh chiến lược chỉ ra cách thức của từng công việc, từng nhiệm vụ cho từng bộ phậnhay từng cá nhân thực hiện trên cơ sở đánh giá khách quan tình hình nội lực bên trongcông ty hay các yếu tố của môi trường bên ngoài Hoạch định chiến lược là bước vôcùng khó khăn vì phải đối mặt với một số thách thức
Công ty Cổ Phần Hoàng Long, hoạt động chính là sản xuất kinh doanh vật liệuxây dựng, đầu tư kinh doanh bất động sản… Đối với Công ty Cổ Phần Hoàng Long,việc triển khai chiến lược chưa được hiệu quả, cụ thể ở các khâu đề ra các mục tiêu hàngnăm chưa hợp lý, chính sách và phân bổ nguồn lực chưa hợp lý thêm nữa là sự phối hợpchặt chẽ giữa các khâu Với mong muốn đóng góp một phần công sức dù là nhỏ cho sựhoạt động của Công ty, giúp Công ty có thể đưa ra những phương án chiến lược kinhdoanh theo đúng quy trình khoa học, ứng phó linh hoạt hơn với bao nguy cơ phát sinh
khó lường của môi trường kinh doanh em đã lựa chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Long.” nhằm đưa ra được một số các giải
pháp để hoàn thiện quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
2 Xác lập các vấn đề nghiên cứu
Đề tài luận văn sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Nội dung hoạch định chiến lược kinh doanh của các Công ty?
- Việc hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Long diễn
ra như thế nào?
- Cần những giải pháp gì để hoàn thiện việc hoạch định chiến lược kinh doanhcủa Công ty Cổ phần Hoàng Long?
Trang 83 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ 3 mục tiêu chính sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh vàhoạch định chiến lược kinh doanh gắn với đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanhsản phẩm gạch men, gốm sứ
- Tiến hành, phân tích và đánh giá thực trạng quy trình và các hoạt động hoạchđịnh chiến lược kinh doanh sản phẩm gạch Tuynel của Công ty Cổ phần Hoàng Long
- Đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh sảnphẩm gạch Tuynel của Công ty Cổ phần Hoàng Long, theo hướng tập trung thiết lập một
số phương án chiến lược kinh doanh sản phẩm gạch Tuynel trong giai đoạn từ nay đếnnăm 2020
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Các nhân tố cấu thành, nhân tố ảnh hưởng, môhình và qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Hoàng Long
- Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của Công
Ty Cổ Phần Hoàng Long với các nội dung sau:
+ Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh
+ Sáng tạo tầm nhìn chiến lược, hoạch định chiến lược kinh doanh và thiết lậpcác mục tiêu chiến lược
+ Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh
+ Lựa chọn chiến lược kinh doanh để theo đuổi
+ Hoạch định các nguồn lực và ngân sách thực thi chiến lược
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng…để nghiên cứucác số liệu, các dữ liệu trong quá khứ của công ty làm cơ sở cho việc hoạch định chiếnlược Ngoài ra đề tài còn vận dụng lý thuyết quản trị chiến lược; đặc biệt vận dụng mô
Trang 9hình quản trị chiến lược truyền thống để ứng dụng hoạch định chiến lược kinh doanhcho sản phẩm gạch Tuynel của Công ty Cổ phần Hoàng Long trên thị trường HảiDương và các tỉnh lân cận.
6 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì luận văn đượcchia thành 3 chương:
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh
của công ty kinh doanh
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng triển
khai chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Long
- Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh
doanh của Công ty Cổ phần Hoàng Long
Trang 10CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY KINH DOANH
1.1 Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến hoạch định chiến lược kinh doanh.
1.1.1 Khái niệm chiến lược.
Từ giữa thế kỉ 20, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnhvực kinh tế và có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo Chandler (1962) " chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích
cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và áp dụng một chuỗi các hành động cũng như việcphân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này"
Theo Johnson và Scholes (1999) :" chiến lược là định hướng và phạm vi củamột tổ chức về dài hạn nhằm giành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc địnhdạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường
và thỏa mãn mong đợi của các bên hữu quan"
Qua một số quan niệm đã được trình bày, ta thấy chiến lược là một khái niệm khátrừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất.Qua đó ra rút ra khái niệm: " Chiến lược là việc xác định các mục tiêu cơ bản dài hạncủa doanh nghiệp và phân bổ các nguồn lực hợp lí để thực hiện các mục tiêu này đểđáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan"
1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh
Các cấp độ chiến lược:
(1) Chiến lược cấp công ty: Đây là chiến lược cấp cao nhất của tổ chức hoặc DN
có liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô của DN để đáp ứng những kỳ vọng củacác cổ đông; là một lời công bố về mục tiêu dài hạn, các định hướng phát triển của tổchức Chiến lược cấp công ty sẽ trả lời cho câu hỏi Công ty đã, đang và sẽ hoạt độngtrong ngành kinh doanh hoặc những ngành kinh doanh nào?
(2) Chiến lược cấp kinh doanh: Liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp
có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường (đoạn thị trường) cụ thể Chiến lượccấp kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngànhkhác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân bổ nguồnlực hiệu quả Nó giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi như: Ai là khách hàng của
Trang 11doanh nghiệp? Nhu cầu của khách hàng là gì? Chúng ta phải khai thác lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp như thế nào để phục vụ nhu cầu của khách hàng?
(3) Chiến lược cấp chức năng: là lời công bố chi tiết về các mục tiêu và phương
thức hành động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các SBU và mụctiêu dài hạn của tổ chức Chiến lược chức năng giải quyết hai vấn đề có liên quan đếnlĩnh vực chức năng Thứ nhất là đáp ứng của lĩnh vực chức năng đối với môi trườngtác nghiệp thứ hai là phối hợp các chính sách chức năng khác nhau
Theo cách tiếp cận truyền thống, chiến lược kinh doanh được xem như tổng thểdài hạn của một tổ chức nhằm đạt tới mục tiêu lâu dài, hạn chế của cách tiếp cận này làchiến lược khó thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường kinh doanh
Bản chất của chiến lược kinh doanh chính là việc làm thế nào một doanh nghiệp
có thể cạnh tranh thành công trên một thị trường hoặc đoạn thị trường cụ thể Chiếnlược kinh doanh phải chỉ ra được cách thức doanh nghiệp cạnh tranh trong các ngànhkinh doanh khác nhau, xác định vị trí cạnh tranh cho các SBU và làm thế nào để phân
bổ các nguồn lực hiệu quả
1.1.3 Khái niệm hoạch định chiến lược.
Hoạch định chiến lược kinh doanh là quá trình đề ra các công việc cần thực hiệncủa công ty, xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và các phương pháp được sửdụng để thực hiện các mục tiêu đó
Như vậy để hoạch định chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp phải đề ra các côngviệc mà doanh nghiệp cần thực hiện, xác định được các mục tiêu thường niên, mục tiêu dàihạn và các phương pháp được sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó một cách hiệu quả.Trong quá trình hoạch định chiến lược, việc định ra một cách rõ ràng nhiệm vụ,mục tiêu của doanh nghiệp được sự quan tâm chú ý của không chỉ các nhà hoạch địnhcấp cao mà còn là sự quan tâm của những người thực hiện Một mục tiêu rõ ràng là rất
có ích cho việc đề ra những mục tiêu cũng như hoạch định chiến lược
1.2 Nội dung của chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Phương hướng của doanh nghiệp trong dài hạn.
- Thị trường và qui mô của doanh nghiệp.
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Các nguồn lực cần thiết để doanh nghiệp cạnh tranh.
Trang 12- Các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Những giá trị và kỳ vọng của các nhân vật hữu quan.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Thực tiễn và lý luận quản trị chiến lược nói chung và hoạch định chiến lược kinhdoanh nói riêng ở các nước phát triển đặc biệt sôi động và thương xuyên cập nhật.Những nguyên lý quản trị, những mô hình chiến lược chung, chiến lược kinh doanh vàcác chiến lược chức năng đã được nghiên cứu và triển khai khá hệ thống, phổ biến vàthực sự phát huy vai trò là nền tảng cho sự thành công của các doanh nghiệp và củacác tập đoàn Có thể nêu một số tài liệu quan trọng có liên quan và tham khảo như:
[1] Michael E Poter (2008) Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ: Đã giới thiệu một
trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất, ba chiến lược cạnh tranh phổ quát - chiphí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến định vị chiến lược trởthành một hoạt động có cấu trúc.Và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cáchthức tạo và phân chia lợi nhuận
[2] Fred R.David (2004), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB Thống kê: Cho biết
được thực tiễn kinh doanh trong và ngoài nước đặt vấn đề là làm thế nào để các nhà doanhnghiệp kinh doanh có lãi, không bị phá sản, tạo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp
[3] Michael E Poter (2008) Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ: Ông đã nghiên cứu và
khám phá những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp.M.Porter đã chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, mà còn
ở cả mối
Tình hình nghiên cứu trong nước.
Những công trình nghiên cứu về mặt lý luận có thể kể đến như:
[1] PGS Lê Thế Giới, TS Nguyễn Thanh Liêm (2007), Quản trị chiến lược,
NXB Thống kê Cuốn sách này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về chiến lược,quản trị chiến lược, các quan điểm tiếp cận quản trị chiến lược
[2] GS.TS Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống
kê.Khái quát về chiến lược kinh doanh đặc biệt là chiến lược kinh doanh quốc tế
[3] Bộ môn Quản trị chiến lược (2010), Tập slide bài giảng Quản trị chiến lược,
Trương Đại học Thương mại Tài liệu này cung cấp những nội dung cơ bản và đầy đủ về tất
cả các vấn đề liên quan đến chiến lược và quản trị chiến lược một cách khái quát nhất
Trang 13[4] Trần Huyền Trang (2011), Luận văn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Lợi”, Giảng viên hướng dẫn GS.TS Nguyễn Bách Khoa.
Những tác phẩm này cơ bản đều là những lý luận tổng quan về quản trị chiến lược
và hoạch định chiến lược kinh doanh
Bên cạnh đó, một số công trình mang tính thực tiễn trong phạm vi một doanh nghiệp
cụ thể có thể kể đến các luận văn viết về đề tài hoạch định chiến lược kinh doanh tạitrường Đại học Thương mại, tác giả đã tiếp cận một số đề bài như:
[1]- Đặng Thúy Nga (2011) Hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty TNHH thiết bị điện LiOA- Electric, trường Đại học Thương mại.
[2]- Đào Thị Thúy(2011), Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần tập đoàn IDC, trường Đại học Thương mại.
[3]- Trương thị Hồng Ánh(2010), Hoạch đinh chiến lược kinh doanh của công ty
Cổ phần phát triển thương mại Trường Thịnh, Trường Đại học Thương mại.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay chưa có tài liệu nào có đối tượng nghiêncứu về hoạch đinh chiến lược kinh doanh với khách thể là Công ty Cổ phần HoàngLong.Vì vậy đề tài khóa luận này đảm bảo không bị trùng với một công trình khoa họcnào đã được công bố đến nay và có ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động kinh doanh củaCông ty Cổ phần Hoàng Long
1.4 Phân định nội dung nghiên cứu.
1.4.1 Mô hình nghiên cứu.
Hoạch định tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty
Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh
Hoạch định mục tiêu chiến lượcPhân tích và lựa chọn phương án chiến lượcHoạch định chính sách marketing thực thi chiến lược
Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược Hoạch định chính sách marketing thực thi chiến lượcHoạch định nguồn lực và ngân sách thực thi chiến lược
Trang 14Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh
(Nguồn: Tác giả)
1.4.2 Nội dung nghiên cứu.
1.4.2.1 Hoạch định tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty.
a Hoạch định tầm nhìn chiến lược.
Một bản tuyên bố về tầm nhìn là một báo cáo về vị trí mà doanh nghiệp muốn tạo ra.Bản tuyên bố tầm nhìn phác thảo ra tương lai của doanh nghiệp khi họ đạt được nhữngmục tiêu và mục đích của mình Các tuyên bố về tầm nhìn có thể khác biệt nhau về độ dài,
có thể là một câu ngắn gọn, cũng có thể là một đoạn văn bản dàinhưng xác định được đíchđến cuối cùng của doanh nghiệp.Tầm nhìn là hình ảnh, tiêu chuẩn, là những điều doanhnghiệp muốn đạt tới hoặc trở thành.Tầm nhìn chiến lược doanh nghiệp về cơ bản
là hướng tiếp cận tiên phong đối với lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang theođuổi
Các yêu cầu trong xác lập tầm nhìn chiến lược:
- Tầm nhìn chiến lược phải đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu
- Giữ một khoảng cách đủ xa về thời gian cho phép có những thay đổi lớn nhưngcũng đủ gần để tạo được sự tận tâm và dốc sức trong tập thể doanh nghiệp
- Có khả năng tạo nên sự tập trung nguồn lực trong doanh nghiệp có lưu ý đếnquy mô và thời gian
- Thường xuyên được kết nối bởi các nhà quản trị cấp cao
b Hoạch định sứ mạng kinh doanh của công ty.
Khi nói đến “sứ mạng” thì bất cứ một doanh nghiệp hay một nhà lãnh đạo haybất kể một người lao động nào cũng đều cần phải biết được khái niệm này Bản tuyên
bố về sứ mạng là một tài liệu có mục đích thông báo sự tồn tại của công ty bạn hay củabạn Một bản tuyên bố sứ mạng xác định giá trị và những quy tắc chi phối công ty củabạn Một bản tuyên bố sứ mạng xác định giá trị và những quy tắc chi phối công ty củabạn và là một phần cốt yếu trong quá trình lên kế hoạch chiến lược Các sứ mạng cóthể khác nhau về việc kinh doanh, mục đích và các giá trị
Nội dung của bản tuyên bố sứ mạng kinh doanh thường bao gồm các nội dung sau:
- Khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp?
- Sản phẩm/ dịch vụ: Sản phẩm/ dịch vụ chính của doanh nghiệp là gì?
- Thị trường: doanh nghiệp cạnh tranh tại đâu?
- Công nghệ: Công nghệ có phải là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp không?
Trang 15- Quan tâm đến vấn đề sống còn, phát triển và khả năng sinh lợi: doanh nghiệp
có phải ràng buộc với các mục tiêu kinh tế không?
- Triết lý kinh doanh: đâu là niềm tin, giá trị và các ưu tiên của doanh nghiệp ?
- Tự đánh giá về mình: năng lực đặc biệt, lợi thế cạnh tranh chủ yếu của doanhnghiệp là gì?
- Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: hình ảnh cộng đồng có phải là mốiquan tâm chủ yếu của doanh nghiệp hay không?
- Mối quan tâm đối với nhân viên: thái độ của doanh nghiệp đối với nhân viênthế nào?
1.4.2.2 Phân tích tình thế chiến lược kinh doanh
Có nhiều cách để phân tích tình thế chiến lược kinh doanh Một trong nhữngcông cụ phân tích tình thế chiến lược kinh doanh là ma trận TOWS
Phân tích TOWS là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếptheo định dạng TOWS dưới một trật tự lôgíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa
ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Để xây dựngTOWS điều quan trọng là phải phân tích, tìm hiểu những cơ hội, mối đe dọa từ môitrường bên ngoài, những điểm mạnh và điểm yếu cốt lõi Bước tiếp theo là kết hợp cáccặp để đưa ra được những chiến lược
* Các bước xây dựng ma trận TOWS: gồm 8 bước
Bước 1: Liệt kê các cơ hội
Bước 2: Liệt kê các thách thức
Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh bên trong
Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong
Bước 5: Hoạch định chiến lược SO (chiến lược điểm mạnh - cơ hội)
Bước 6: Hoạch định chiến lược WO (chiến lược điểm yếu - cơ hội)
Bước 7: Hoạch định chiến lược ST (chiến lược điểm mạnh - thách thức)
Bước 8: Hoạch định chiến lược WT (chiến lược điểm yếu – thách thức)
Bảng 1.1: Mô thức TOWS
STRENGTHS Các điểm mạnh
WEAKNESSES Các điểm yếu OPPORTUNITIES
Trang 16(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược, trường Đại học Thương mại ) 1.4.2.3 Hoạch định mục tiêu chiến lược.
Mục tiêu chiến lược kinh doanh là những trạng thái, cột mốc, những tiêu thức cụthể mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định Đối với mỗidoanh nghiệp, yêu cầu cơ bản của các mục tiêu chiến lược, đặc biệt đối với các chiếnlược dài hạn đó là:
- Tính khả thi: mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được
- Tính đo lường được: mục tiêu có thể được đo lường bằng thời gian, số lượngcông việc đạt được,…
- Tính linh hoạt: mục tiêu có thể được thay đổi trong các trường hợp mà doanhnghiệp đang gặp phải
- Tính thúc đẩy: mục tiêu phải mang tính thúc đẩy để các nhân viên có thể làmviệc tích cực hơn
- Tính hợp lý: mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực, khả năng tài chính củadoanh nghiệp, không quá dễ mà cũng không quá khó
- Tính dễ hiểu: mục tiêu đặt ra phải để cho tất cả các nhân viên trong doanhnghiệp đều hiểu được nhiệm vụ của mình và toàn doanh nghiệp
Đây là một số mục tiêu chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thường theo đuổi:
- Mục tiêu tăng doanh số: Đây là một trong những mục tiêu của rất nhiều các doanhnghiệp mong muốn và chú trọng trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh
- Mục tiêu thị phần: Một khi công ty tham gia vào thị trường thì mục tiêu họ
muốn hướng tới trong dài hạn là có độ bao phủ thị trường lớn và sự gia tăng về quy
mô cho doanh nghiệp
- Mục tiêu mở rộng kênh tiếp xúc với khách hành: Ngoài tiếp xúc với khách
hàng qua đại lý, cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp có thể tiêp xúc trực tiếp với kháchhàng nhằm tăng chất lượng chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, tăngkhả năng tiếp xúc với các khách hàng để việc kinh doanh sản phẩm hiệu quả hơn
- Mục tiêu tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh: Để đảm bảo hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp được phát triển thì mục tiêu tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh
Trang 17doanh được doanh nghiệp rất quan tâm, chú trọng trong mục tiêu làm sao tăng hiệu quảkinh doanh được tốt nhất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp để mở rộng quy mô.
1.4.2.4 Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược.
Để lựa chọn được một chiến lược kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp thường sửdụng một công cụ hỗ trợ phân tích và lựa chọn, đó là ma trận QSPM Quabước phântích tình thế chiến lược, các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài và các chiến lượckhả thi đã đề ra qua ma trận TOWS sẽ được đưa vào phân tích trong ma trận QSPMnhằm lựa chọn ra chiến lược tối ưu
Các bước thực hiện mô thức QSPM:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ đe dọa và điểm mạnh/ điểm yếu cơ bản vào cột bêntrái của ma trận QSPM
Bước 2: Xác định thang điểm cho mỗi yếu tố thành công cơ bản bên trong và bênngoài
Bước 3: Xem xét lại các mô thức trong giai đoạn 2 và xác định các chiến lược thế
vị mà công ty nên quan tâm thực hiện
Bước 4: Xác định điểm số cho tính hấp dẫn
Bước 5: Tính điểm tổng cộng của tổng điểm hấp dẫn
Bảng 1.2: Ma trận QSPM
Các nhân tố cơ bản
Độ quan trọn g
Các lựa chọn chiến lược
Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3
Các nhân tố bên trong
Trang 18(Nguồn: Giáo trình Quản trị chiến lược, trường Đại học Thương mại)
Trang 191.4.2.5 Hoạch định chính sách marketing thực thi chiến lược.
Hoạch định chính sách marketing thực thi chiến lược chính là hoạch địnhmarketing mix (4P) - một trong những khái niệm chủ yếu của Marketing hiện đại.Marketing mix (4P)là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để đạtđược các mục tiêu trong một thị trường đã chọn Các công cụ Marketing được pha trộn
và kết hợp với nhau thành một thể thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thayđổi trên thị trường
Các công cụ Marketing gồm có: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối(Place), xúc tiến (Promotion) và thường được gọi là4P
Sản phẩm (Product): Là thành phần cơ bản nhất trong hoạch định marketing.Đó
có thể là sản phẩm hữu hình của công ty đưa ra thị trường, bao gồm chất lượng sảnphẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu Sản phẩm cũng bao gồm khíacạnh vô hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện,…
Giá (Price): Là thành phần không kém phần quan trọng trong hoạch định
marketing bao gồm: giá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng Giá cả phảitương xứng với giá trị nhận được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh
Phân phối (Place): Cũng là một thành phần chủ yếu trong hoạch định marketing
thực thi chiến lược.Đó là những hoạt động làm cho sản phẩm có thể tiếp cận với kháchhàng mục tiêu.Công ty phải hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian đểcung cấp sản phẩm đến thị trường mục tiêu một cách có hiệu quả
Xúc tiến (Promotion): Xúc tiến gồm nhiều hoạt động để thông đạt và thúc đẩy
sản phẩm đến thị trường mục tiêu Công ty phải thiết lập những chương trình như:quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp Công ty cũng phảituyển mộ, huấn luyện và động viên đội ngũ bán hàng
Công ty muốn chiến thắng trên thị trường phải đáp ứng nhu cầu khách hàng mộtcách có hiệu quả bằng các sản phẩm và giá cả hợp lý, tạo điều kiện có lợi cho kháchhàng và phải có thông đạt thích hợp
1.4.2.6 Hoạch định nhân lực và ngân sách thực thi chiến lược.
a Hoạch định nhân lực.
Là quá trình xem xét một cách có hệ thống các nhu cầu về nguồn nhân lực đểvạch ra kế hoạch làm thế nào để đảm bảo mục tiêu “đúng người, đúng việc” cho chiếnlược kinh doanh mà công ty đang theo đuổi
Trang 20Hoạch định nhân lực được tiến hành theo quy trình 5 bước như sau:
- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực.
- Đưa ra quyết định tăng hoặc giảm nguồn nhân lực.
- Lập kế hoạch thực hiện.
- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
b Hoạch định ngân sách thực thi chiến lược.
Xây dựng ngân sách chiến lược kinh doanh thực chất là việc xác định tổng ngânsách dành cho chiến lược và cách thức phân bổ ngân sách cho mỗi giai đoạn triển khaichiến lược kinh doanh.Việc xây dựng ngân sách chiến lược kinh doanh phụ thuộc vàokhả năng tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ đóng góp của chiến lược đốivới sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp
Thông thường, việc xây dựng ngân sách chiến lược kinh doanh được tiến hànhcác bước như sau:
Nhận dạng các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBUs)
Thiết lập mục tiêu và mục đích cho mỗi SBU
Xác định lượng ngân sách chiến lược hiện có
Lập chương trình để đạt được các mục tiêu chiến lược của mỗi SBU
Dự tính ngân sách cần có cho mỗi chương trình chiến lược
Sắp xếp các chương trình này theo sự đóng góp đối với chiến lược, tính toánkhối lượng ngân sách chiến lược sử dụng và mức độ rủi ro liên quan
Phân bổ ngân sách chiến lược hiện có cho mỗi chương trình theo thứ tự ưu tiêncủa chương trình
Thiết lập một hệ thống quản trị và điều hành để giám sát việc hình thành và sử dụng ngân sách, đồng thời đảm bảo đạt được các kết quả như mong đợi
Trang 21CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG LONG.
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Hoàng Long.
2.1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Hoàng Long.
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hoàng Long
- Tên tiếng anh: HoangLong.,JSC
- Trụ sở chính: Thôn Thái An- Xã Quang Phục- Huyện Tứ Kỳ- Tỉnh Hải Dương
- Email: Quochoan231276@yahoo.com
- Điện thoại: 0320.2468.999 Fax: 03203.744.813
- Đăng ký kinh doanh số: 0800345349 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh HảiDương cấp ngày 02 tháng 11 năm 2006
Nhận thấy nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực kinh doanhgạch cũng như khai thác đất đá, kinh doanh vận tải hành khách và hàng hoá tại TứKỳ- Hải Dương nên ông Ngô Văn Thanh đã thành lập công ty Cổ phần Hoàng Long.Công ty được thành lập ngày 02 tháng 11 năm 2006 theo đăng ký kinh doanh số
0800345349 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 02 tháng 11 năm
2006 với chức năng ngành nghề chính: Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tưkinh doanh bất động sản…
Với phương châm” Khách hàng là thượng đế”, toàn thể cán bộ công nhân viêncông ty Cổ phần Hoàng Long quyết tâm năng cao hơn nữa chất lượng, đa dạng hóasản phẩm để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, để sản phẩm của Hoàng Longkhông chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong các khu vực lân cận mà còn đáp ứngnhu cầu rộng khắp trong nước
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Nhận phân phối và kinh doanh các mặt hàng mà công ty cổ phần sản xuất.
- Tìm hiểu thị trường nhu cầu của người tiêu dùng từ đó đề ra những kiến nghị để
tăng giảm, nhằm có thể điều chỉnh một cách hợp lý
- Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh theo từng mặt hàng
cụ thể
- Giải quyết các vấn đề khiếu nại, thắc mắc của khách hàng từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm cho việc cung ứng và sản xuất
Trang 22- Sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, tấm lợp xi măng.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh( trừ hàng hóa pháp luật cấm)
Hình 2.1: Vị trí của Công ty Cổ phần Hoàng Long trong chuỗi cung ứng.
(Nguồn: tác giả)
Qua sơ đồ trên cho thấy, sản phẩm của Công ty Cổ phần Hoàng Long được tiêuthụ trên thị trường với khách hàng trực tiếp và khách hàng gián tiếp chủ yếu qua 3kênh phân phối Trong đó 2 kênh phân phối quan trọng nhất là nhà thầu, chủ đầu tư vàđại lý bán sỉ và lẻ Và Công ty Cổ phần Hoàng Long đóng vai trò chủ chốt trong chuỗicung ứng tổng thể này
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp để phục vụ nghiên cứu
2.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Dữ liệu thứ cấp khái quát của Công ty được tác giả thu thập như: cơ cấu tổ
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÀNG LONG
Người tiêu dùng
Trang 23chức; ngành nghề kinh doanh; chức năng nhiệm vụ; kết quả hoạt động kinh doanh; cơcấu lao động,… là do phòng kế toán, tài chính hành chính trong Công ty cung cấp.
- Ngoài ra, tác giả còn thu thập dữ liệu thứ cấp – các thông tin bên ngoài như tìnhhình kinh tế, chính trị xã hội… được thu thập trên các website để sử dụng trongchương 2
2.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được tác giả thông qua phỏng vấn và điều tra trắc nghiệm Trong
đó phỏng vấn được tiến hành trước với mục đích để tìm hiểu:
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược của Công ty
Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của Công ty
Thực trạng hoạch định chính sách marketing trong triển khai chiến lược
Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực trong triển khai chiến lược
Đối tượng được phỏng vấn, thời gian tiến hành phỏng vấn và nội dung đượcphỏng vấn được đính kèm trong phụ lục 1
Sau khi tiến hành phỏng vấn, tác giả tiến hành điểu tra trắc nghiệm với mục đích
để tìm hiểu:
Thực trạng các hoạt động Công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược
Thực trạng sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của Công ty
Thực trạng hoạch định mục tiêu chiến lược của Công ty
Thực trạng phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty
Thực trạng hoạch định nguồn ngân sách trong triển khai chiến lược
Thời gian tiến hành điều tra, tỷ lệ số phiếu phát ra, số phiếu thu về và nội dungphiếu điều tra được đính kèm trong phụ lục 2
2.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập được tác giả xử lý kết hợp cả phân tích định tính và định lượngtrong đó định tính chủ yếu vận dụng các phương pháp biện luận so sánh, duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử… để tổng hợp lý thuyết trong chương 1 và các phần
Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hoạch định chiến lược của Công ty
Thực trạng phân tích tình thế chiến lược kinh doanh của Công ty
Thực trạng hoạch định chính sách marketing trong triển khai chiến lược
Thực trạng hoạch định nguồn nhân lực trong triển khai chiến lược
Trang 24Định lượng chủ yếu được tác giả sử dụng phần mềm chuyên dụng Excel, Word,ứng dụng văn phòng để phân tích, và tính toán các kết quả ra dưới dạng các chỉ số và
mô hình hóa, từ đó đưa ra các kết luận dưới dạng tổng quát đối với vấn đề đang nghiêncứu được sử dụng trong phần:
Thực trạng các hoạt động Công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược
Thực trạng phân tích và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty
2.3 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu
2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên ngoài.
2.3.1.1 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường vĩ mô.
a) Nhóm nhân tố về kinh tế.
- Lạm phát: Lạm phát đã giảm từ mức 2 con số năm 2011 (18,13%) xuống mức 1con số 6,81% năm 2012; 6,2% năm 2013 và 1.84% năm 2014 khiến cho giá cả hànghóa tương đối ổn định Điều này giúp Công ty tránh được tình trạng bất ổn định về giácũng như giúp người dân tránh khỏi tình trạng phải thắt chặt chi tiêu khi giá cả hànghóa leo thang
- Lãi suất: Từ "đỉnh" 18%/năm với lãi suất huy động năm 2011, khiến lãi suấtcho vay cao tới 23-25%/năm, đến nay, trần lãi suất huy động đã giảm về mức 7%/năm.Trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên chỉ còn 9%/năm, những khoản vaythông thường cũng không còn phải chịu mức lãi suất cho vay "khủng", mà được điềuchỉnh xuống mức hợp lý hơn, lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứngdụng công nghệ cao ở mức 7-8%/năm, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinhdoanh thông thường ở mức khoảng 9-10%/năm đối với ngắn hạn; 10.5-12%/năm đốivới trung và dài hạn Việc lãi suất cho vay của các ngân hàng có xu hướng giảm nhưhiện nay là một lợi thế đối với Công ty trong việc huy động vốn kinh doanh vì nhưhiện nay lượng vốn vay vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu vốn của Công ty.Lãi suất giảm giúp Công ty giảm được chi phí để có được các khoản vay để đầu tưmạnh hơn vào các dự án kinh doanh mới
Thu nhập bình quân đầu người: GDP/1 người ở Việt Nam ngày càng tăng theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy GDP bình quân đầu người của Việt Namnăm 2014 đạt 2.028 USD, tăng so với 1.960 USD của năm 2013 Nhân tố này có ýnghĩa đối với ngành hàng này vì nó có thể cho biết người dân sẽ chi tiêu bao nhiêu cho
Trang 25-các sản phẩm này Mức thu nhập bình quân đầu người có khuynh hướng tăng lên trong
đó mức tăng thu nhập giữa thành thị và nông thôn còn chênh lệch lớn Điều này chứng
tỏ tiềm năng thị trường nông thôn là rất lớn Khi thu nhập tăng, nhu cầu con người vềcuộc sống tiện nghi, chất lượng sẽ tăng theo Do đó doanh nghiệp phải tập trung vàoviệc nâng cao và cải tiến sản phẩm
b) Nhóm nhân tố về chính trị pháp luật.
Việt Nam đang dần hoàn thiện bộ luật phục vụ cho nền kinh tế nước mình như:Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật thuế giá trị giatăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Những bộ luật này ra đời giúp cho guồngmáy kinh tế cả nước vào chạy hiệu quả hơn, doanh nghiệp có những hướng dẫn cụ thể
để biết cách hoạt động, môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định Tuynhiên, bên cạnh đó, luật pháp vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai và chấp hànhluật định Nội dung các điều luật chưa thật rõ ràng và hợp lý, thiếu sự nhất quán vàđồng bộ giữa các điều khoản, quy định, còn có sự chồng chéo về luật Những hạn chếnày sẽ tiếp tục gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và phát triển
c) Nhóm nhân tố về khoa học, công nghệ.
Một trong những yếu tố để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới vàkhu vực là trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại Trong thời gian gần đây, khoa học
và công nghệ thế giới đã có những bước tiến vượt bậc và trở thành lực lượng sản xuấttrực tiếp quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và thương mại thế giới.Chính vì thế, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đạibằng chính sách thuế ưu đãi Có rất nhiều công trình nghiên cứu thành công mang lạimột số lợi ích rất lớn cho ngành sản xuất gạch nói chung như Frit đục từ các hợp chấtthiên nhiên dùng làm men cho gạch ốp lát… Tuy nhiên, khoa học công nghệ ở cácnước phát triển đã bước vào cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 3, các công tynổi tiếng trên thế giới đã tung ra nhiều dây chuyền công nghệ đồng bộ tiên tiến và thiết
bị hiện đại cho sản xuất gạch…Hiện tại Công ty Cổ phần Hoàng Long đã đầu tư vàđưa vào vận hành một dây chuyền sản xuất gạch ngói đất sét nung theo công nghệ lòTuynel với công suất 50 triệu viên QTC/ năm, dễ vận hành, tiêu hao nhiên liệu thấp.Đặc biệt hệ thống lò nung của Hoàng Long được thiết kế cải tiến với chiều dài 104m
có thể sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm cùng lúc như: gạch đặc, gạch rỗng lỗ, gạchrỗng 6 lỗ, gạch lát nền, ngói lợp với chất lượng cao và ổn định
Trang 26d) Nhóm nhân tố về văn hóa – xã hội.
- Tốc độ đô thị hóa: Hiện nay tốc độ đô thị hóa tại Hải Dương diễn ra rất nhanhvới Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2014 từ các nguồn vốn là 2.518 tỷ 765 triệuđồng Rất nhiêu công trình mới được đầu tư xây dựng như hệ thống công sở, côngtrình công cộng, dự án hạ tầng khu dân cư, khu độ thị mới, khu công nghiệp mới…đãlần lượt ra đời và đưa vào sử dụng Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinhdoanh vật liệu xây dựng đồng thời tạo cơ hội cho ngành kinh doanh gạch đặc, gạchrỗng lỗ, gạch rỗng 6 lỗ, gạch lát nền, ngói lợp… như Công ty Cổ phần Hoàng Long
2.3.1.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường vi mô.
a) Khách hàng.
Khách hàng là yếu tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ một doanh nghiệp nào vàđặc biệt quyền lực thương lượng của khách hàng quyết định mức giá của sản phẩm Sựthành bại của Hoàng Long phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường Khách hàng
đã chấp nhận sản phẩm của Hoàng Long về cơ bản Công ty đã thành công bước đầu.Khi cung lớn hơn cầu tức là người mua có quyền lực thương lượng lớn hơn thì việctăng giá thành sẽ làm giảm khối lượng cung ứng và giảm giá thành sẽ làm tăng khốilượng tiêu thụ Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền lực thương lượng của khách bao gồm:mức độ tập trung ngành; đặc điểm hàng hóa; chuyên biệt hóa sản phẩm;…
b) Đối thủ cạnh tranh.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 20 nhà máy sản xuất gạch với công suất từ
30 – 50 triệu viên mỗi năm Có khoảng 50 lò gạch thủ công Riêng địa bàn Huyện Tứ
Kỳ có 5 đối thủ cạnh tranh đó là:
- Nhà máy gạch Đồng Tâm: Kỳ Sơn – Tứ Kỳ - Hải Dương
- Nhà máy gạch Quý Cao : Quý Cao – Tứ Kỳ - Hải Dương
- Nhà máy gạch Hồng Phong: Ninh Giang – Hải Dương
- Nhà máy gạch Viglacera: Phường Bình Hàn – Thành phố Hải Dương
- Các hộ gia đình sản xuất gạch thủ công nhỏ, lẻ nằm rải rác ở các địa bàn trong tỉnh.Sau đây là một số điểm mạnh, điểm yếu của công ty Cổ phần Hoàng Long đốivới đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là nhà máy gạch Đồng Tâm
Trang 27Bảng 2.1: Điểm mạnh, điểm yếu của công ty Cổ phần Hoàng Long với đối
thủ cạnh tranh.
Công ty Cổ phần Hoàng Long Nhà máy gạch Đồng Tâm Điểm mạnh Khả năng quản trị của ban lãnh
đạo, chất lượng sản phẩm đảmbảo, mối quan hệ tốt với nhà cungứng và kênh phân phối, đội ngũnhân viên tâm huyết
Ra đời sớm và có uy mô lớn, chấtlượng nhân viên tốt, có thị trườngrộng lớn
Điểm yếu Nhân viên còn hạn chế về kiến
thức chuyên môn và kỹ năng, hoạtđộng marketing còn yếu, quản trị
hệ thống thông tin còn yếu kém,
cơ cấu tổ chức còn tồn tại
Giá của các sản phẩm vẫn còn cao
so với thị trường cũng như các đốithủ cạnh tranh khác trong ngành
(Nguồn: Tác giả)
c) Nhà cung cấp.
- Nhà cung ứng vật tư
Hiện nay công ty Cổ phần Hoàng Long có nhiều nhà cung ứng đầu vào cần thiết
để phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty: công ty TNHH thiết bị phụtùng Huy Vũ; công ty nước sạch Hưng Đạo,… ngoài ra còn có các nhà cung cấp là các
cá nhân đáng tin cậy, uy tín cung cấp: than, điện sản xuất; xăng dầu, nước sinh hoạt…Các công ty này đều là đối tác làm ăn đã lâu với Công ty, hầu hết là từ khi thành lậpđến nay, gắn bó với sự tồn tại của Công ty Chính vì vậy mà việc thương lượng về giá
cả, điều kiện thanh toán, điều kiện giao nhận trở nên dễ dàng hơn trên cơ sở hai bêncùng có lợi
- Nhà cung ứng vốn
Nhà cung ứng vốn là từ ngân hàng Do làm ăn có uy tín nên có quan hệ tốt với 2ngân hàng lớn hiện nay là: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Công Thương.Hơn nữa, tình trạng tài chính của Công ty là khá tốt, nên Công ty có ưu thế trong việc vaythêm nợ để tài trợ cho các khoản đầu tư mới và gia hạn nợ so với đối thủ cùng ngành
- Nhà cung ứng lao động
Ở tỉnh Hải Dương nguồn lao động rất dồi dào do đó việc tuyển chọn lao độngvào Công ty là không khóa nhưng để chọn lao động có trình độ vào làm cho Công ty là
Trang 28một vấn đề tương đối khó vì học chỉ thích làm những doanh nghiệp có quy mô lớn khicác doanh nghiệp nếu có nhu cầu thì phải tự đào tạo hoặc gởi đi lên các cơ sở đào tạođiều này gây mất thời gian và tốn kém Đây là một yếu tố hạn chế sự phát triển củaCông ty vì khi đào tạo họ xong thì việc giữ được họ cũng là một vấn đề lớn sau đó.
2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong.
a) Nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực của Công ty bao gồm: nguồn nhân lực, tài sản vật chất, cácnguồn lực vô hình Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của doanhnghiệp, quyết định sự thành bại trên thị trường; trong đó nguồn lực quan trọng nhất làcon người Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng sovới các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trịcấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng phân tích vàđánh giá chặt chẽ tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có của mình nhằm tạo lợi thếtrong cạnh tranh lâu dài
b) Nguồn tài chính.
Năng lực tài chính của Công ty quyết định ngân sách dành cho chiến lược vàcũng quyết định chiến lược mà Công ty lựa chọn Năng lực tài chính của Công ty thểhiện ở tổng vốn kinh doanh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn,…
2.4 Phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Hoàng Long.
2.4.1 Thực trạng các hoạt động công ty thực hiện trong hoạch định chiến lược.
Qua tiến hành phỏng vấn Ông Dương Văn Văn, nhận thấy Công ty đã tiến hành các hoạt động sau:
- Sáng tạo tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh
- Hoạch định mục tiêu chiến lược
- Phân tích và lựa chọn phương án chiến lược
- Hoạch định nguồn lực và ngân sách thực thi chiến lược
- Hoạch định chính sách marketing
Qua tiến hành điều tra khảo sát cán bộ công nhân viên làm việc tại Công ty, thấyrằng kết quả đánh giá từng hoạt động như sau: