Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì

51 425 2
Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi  tăng cân, béo phì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đang sống trong một thế giới tiên tiến với nhiều thành tựu về mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và y học. Cùng với đó là những thuận lợi và hạn chế do nó mang lại. Một mặt, cùng với sự phát triển của y tế thì chất lượng sống ngày càng được cải thiện, tuổi thọ con người ngày càng được kéo dài. Theo công bố của Tổ chức y tế thế giới năm 2006, số người từ 60 tuổi trở lên theo ước tính đạt 688 triệu người và dự tính sẽ tăng lên gần 2 tỷ người vào năm 2050. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2007 cũng đã có trên 8 triệu người cao tuổi, chiếm 9,6% dân số. Bên cạnh sự cống hiến ngày càng tăng của người cao tuổi thì sự lão hóa, một quy luật tất yếu đang là một mối quan tâm lớn của toàn xã hội, mà đặc biệt là của ngành y tế. Lão hóa đồng nghĩa với việc xuất hiện những nguy cơ bệnh tật: tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường typ 2, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh thận, bệnh khớp…Rõ ràng sức khỏe của người cao tuổi cần được quan tâm sâu sắc và toàn diện hơn. Mặt khác, song hành với nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, tỷ lệ béo phì đang có xu hướng gia tăng, ngày càng phổ biến và lan rộng trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu dài ngày ở khắp nơi trên thế giới đã khẳng định rằng tăng cân, béo phì là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Nguy cơ tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong do béo phì gây ra là: - Tăng tỷ lệ bệnh tim mạch: béo phì làm tăng gánh tim, tăng tỷ lệ đột tử do tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành, tăng tỷ lệ tăng huyết áp - Tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường - Tăng tỷ lệ bệnh ung thư: tỷ lệ mới mắc của ung thư nội mạc tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại trực tràng có liên quan đến mức độ béo phì - Tăng tỷ lệ bệnh sỏi mật: do tăng tiết cholesterol mật - Và một số bệnh lý khác: cơn ngưng thở lúc ngủ, bệnh gout, thoái hóa khớp … Ta dễ dàng nhận thấy dù trên đây là hai khía cạnh khác nhau, nhưng chúng lại có chung một số yếu tố nguy cơ bệnh tật: tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bênh thận. Như vậy để hạn chế ở mức thấp nhất có thể những biến chứng của chúng, công việc phát hiện những tiến triển sớm trong quá trình bệnh lý là rất cần thiết. Và chúng ta có một phương tiện tốt để thực hiện điều này là xét nghiệm nồng độ albumin niệu vi thể ở những đối tượng nhiều nguy cơ này Với mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì ” với mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ Albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì. - Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Albumin niệu vi thể với tuổi và với dạng béo phì.

1 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Association of Southeast Asia Nations BMI : Body Mass Index BPDN : Béo Phì Dạng Nam CDA : Canadian Diabetes Association ĐTĐ : Đái Tháo Đường HATTh : Huyết Áp Tâm Thu HATTr : Huyết Áp Tâm Trương HCCH : Hội Chứng Chuyển Hóa IDEA : International Day for the Evaluation of Abdominal Obesity IDF : International Diabetic Federation I-SEARCH : International – Survey Evaluating micro Albuminuria Routinely by Cardiologists in patient with Hypertension ISH : International Society Hypertension MAU : Micro Albuminuria NCT : Người Cao Tuổi TCYTTG : Tổ Chức Y Tế Thế Giới UKPDS : United Kingdom Prospective Diabetes Study WHO : World Health Organization 2 MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1.Sinh lý và bệnh lý người cao tuổi 3 1.1.1. Sinh lý người cao tuổi 3 1.1.2 Bệnh lý người cao tuổi 5 1.2. Béo Phì 6 1.2.1. Định nghĩa 6 1.2.2. Dịch tễ học của BP 6 1.2.3. Nguyên nhân sinh bệnh BP 6 1.2.4. Bệnh sinh của béo phì 7 1.2.5. Phân loại béo phì 7 1.2.6. Biến chứng của béo phì 8 1.3. Albumin niệu vi thể 10 1.3.1. Lịch sử phát hiện albumin niệu vi thể 10 1.3.2. Định nghĩa albumin niệu vi thể 10 1.3.3. Cơ chế xuất hiện albumin niệu vi thể 11 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến albumin niệu 12 1.3.5. Các phương pháp phát hiện albumin niệu vi thể 13 1.3.6. Ý nghĩa việc phát hiện albumin niệu vi thể 14 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.1. Đối tượng 16 2.1.2. Tiêu chuẩn 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phương pháp đánh giá các chỉ số 17 2.2.2. Thu thập và xử lý số liệu 20 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 22 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và tuổi 22 3.1.2. Phân bố bệnh nhân BPDN theo chỉ số VB/VM và béo bụng 23 3.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo huyết áp 24 3.2. Kết quả định lượng Albumin niệu vi thể 25 3.3. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng 26 3.3.1. Nồng độ Albumin niệu vi thể và tuổi 26 3.3.2. Nồng độ Albumin niệu vi thể và BMI 26 3.3.3. Nồng độ Albumin niệu vi thể và vòng bụng 27 3.3.4. Tương quan nồng độ Albumin niệu vi thể và huyết áp tâm thu 28 3 3.3.5. Tương quan nồng độ Albumin niệu vi thể và huyết áp tâm trương 29 3.3.6. Tương quan nồng độ Albumin niệu vi thể và nồng độ Glucose máu đói 30 3.3.7. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với THA và Go 31 Chương 4. BÀN LUẬN 33 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 33 4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới và tuổi 33 4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân loại béo phì dạng nam và béo bụng 33 4.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo huyết áp 34 4.2. Nồng độ Albumin niệu vi thể trung bình ở nhóm nghiên cứu 35 4.3. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với một số chỉ tiêu lâm sàng và cận lâm sàng 35 4.3.1. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với tuổi 35 4.3.2. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với BMI 36 4.3.3. Tương quan giữa Albumin niệu với vòng bụng 37 4.3.4. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể với huyết áp 37 4.3.5. Tương quan giữa Albumin niệu vi thể và Glucose máu đói 39 KẾT LUẬN 41 KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH SÁCH BỆNH NHÂN 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đang sống trong một thế giới tiên tiến với nhiều thành tựu về mọi mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và y học. Cùng với đó là những thuận lợi và hạn chế do nó mang lại. Một mặt, cùng với sự phát triển của y tế thì chất lượng sống ngày càng được cải thiện, tuổi thọ con người ngày càng được kéo dài. Theo công bố của Tổ chức y tế thế giới năm 2006, số người từ 60 tuổi trở lên theo ước tính đạt 688 triệu người và dự tính sẽ tăng lên gần 2 tỷ người vào năm 2050. Tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2007 cũng đã có trên 8 triệu người cao tuổi, chiếm 9,6% dân số. Bên cạnh sự cống hiến ngày càng tăng của người cao tuổi thì sự lão hóa, một quy luật tất yếu đang là một mối quan tâm lớn của toàn xã hội, mà đặc biệt là của ngành y tế. Lão hóa đồng nghĩa với việc xuất hiện những nguy cơ bệnh tật: tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường typ 2, u xơ tiền liệt tuyến, bệnh thận, bệnh khớp…Rõ ràng sức khỏe của người cao tuổi cần được quan tâm sâu sắc và toàn diện hơn. Mặt khác, song hành với nhịp độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa, tỷ lệ béo phì đang có xu hướng gia tăng, ngày càng phổ biến và lan rộng trên toàn cầu. Nhiều nghiên cứu dài ngày ở khắp nơi trên thế giới đã khẳng định rằng tăng cân, béo phì là yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Nguy cơ tăng tỷ lệ bệnh tật và tử vong do béo phì gây ra là: - Tăng tỷ lệ bệnh tim mạch: béo phì làm tăng gánh tim, tăng tỷ lệ đột tử do tai biến mạch máu não và bệnh mạch vành, tăng tỷ lệ tăng huyết áp - Tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường - Tăng tỷ lệ bệnh ung thư: tỷ lệ mới mắc của ung thư nội mạc tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại trực tràng có liên quan đến mức độ béo phì 5 - Tăng tỷ lệ bệnh sỏi mật: do tăng tiết cholesterol mật - Và một số bệnh lý khác: cơn ngưng thở lúc ngủ, bệnh gout, thoái hóa khớp … Ta dễ dàng nhận thấy dù trên đây là hai khía cạnh khác nhau, nhưng chúng lại có chung một số yếu tố nguy cơ bệnh tật: tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bênh thận. Như vậy để hạn chế ở mức thấp nhất có thể những biến chứng của chúng, công việc phát hiện những tiến triển sớm trong quá trình bệnh lý là rất cần thiết. Và chúng ta có một phương tiện tốt để thực hiện điều này là xét nghiệm nồng độ albumin niệu vi thể ở những đối tượng nhiều nguy cơ này Với mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì ” với mục tiêu sau: - Xác định tỷ lệ Albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì. - Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Albumin niệu vi thể với tuổi và với dạng béo phì. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.2. SINH LÝ VÀ BỆNH LÝ NGƯỜI CAO TUỔI 1.2.1. Sinh lý người cao tuổi Người cao tuổi đồng nghĩa với cơ thể ngày càng già đi, quá trình già đó xảy ra trong toàn cơ thể với các mức độ khác nhau làm giảm cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, giảm khả năng thích nghi bù trừ, do vậy không đáp ứng được những đòi hỏi của sự sống. Đồng thời với sự giảm hiệu lực của chức năng của các quá trình chuyển hóa, đã xuất hiện các cơ chế thích nghi mới. Sự lão hóa xảy ra không đồng nhất, các bộ phận trong cơ thể không cùng già một lúc và không đồng nhất về thời gian thoái triển. Thường cơ quan thực hiện già nhanh hơn hệ thống phối hợp chức năng. Ở hệ thần kinh với chức năng điều hòa mọi hoạt động trong cơ thể thì có sự giảm trọng lượng não, giảm sự cân bằng giữa 2 quá trình hưng phấn và ức chế, dẫn tới làm chậm hình thành và yếu đi các phản xạ vô điều kiện, gây giảm tốc độ và tính linh hoạt ở người già. Ở hệ tim mạch với sự giảm khối lượng cơ tim làm giảm hiệu lực tuần hoàn nuôi tim, do vậy ảnh hưởng đến dinh dưỡng cơ tim. Khi tuổi càng cao dễ có suy tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim và lượng máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể cũng giảm theo. Bên cạnh đó các mạch máu có đường kính hẹp, gây giảm lượng máu đến mô, tăng sức cản mạch máu làm tăng huyết áp dần lên. Ở thận có biểu hiện của sự già xuất hiện từ rất sớm làm biến mất một số cầu thận cũng như làm teo các ống thận liên quan thay thế vào đó là các mô liên kết. Bên cạnh đó mức lọc cầu thận cũng giảm đi, sức cản của mạch máu thận tăng lên. Tuy nhiên cơ thể vẫn có thể bình thường được là nhờ 7 giảm thiểu mức chuyển hóa trong cơ thể và vì vậy môi trường nội môi vẫn được ổn định. Hệ tiêu hóa với sự giảm khối lượng, có hiện tượng như teo với các mức độ khác nhau của hệ thống tiêu hóa trên từng cá thể khác nhau. Ngoài ra có sự giảm số lượng các dịch tiêu hóa cũng như hoạt tính của các men và nhu động của ruột làm giảm khả năng hấp thu cũng như đào thải các chất cần thiết, ảnh hưởng không nhỏ đến dinh dưỡng của người già. Hệ hô hấp với sự giảm dung tích phổi kể cả dung tích sống, dung tích bổ sung v.v…Sự thông khí tối đa giảm một cách rõ rệt ảnh hưởng đến cung cấp oxy cho mô, cơ quan, hệ cơ quan, cũng như các chuyển hóa trong cơ thể. Hệ nội tiết với sự biến đổi không đồng thời và không đồng tốc gây nên sự rối loạn nội tiết trên cơ thể người già làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể với mọi biến đổi của môi trường ngoại lai cũng như môi trường nội tại làm cơ thể già càng mau suy kiệt. Tóm lại như là một hiện tượng của cơ thể, có thể nói già là một sự tập hợp của nhiều quá trình thoái triển khác nhau của nhiều cơ quan, hệ thống, tập trung lại đó là sự hình thành một khả năng thích nghi bù trừ mới “ có giới hạn ” để cơ thể phù hợp với sự thay đổi của môi trường sống xung quanh. Theo sinh lý người cao tuổi, cùng với nhiều tài liệu khác, tác giả Phạm Khuê dựa theo Tổ chức y tế thế giới phân chia các độ tuổi: Độ tuổi 18-44: Người trẻ Độ tuổi 45-59: Người trung niên Độ tuổi 60-74: Người cao tuổi Độ tuổi 75-90: Người già Độ tuổi >90: Người già sống lâu. 8 1.1.2. Bệnh lý người cao tuổi Già không phải là bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển, bởi vì ở tuổi già có sự giảm khả năng và hiệu lực của quá trình tự điều chỉnh thích nghi của cơ thể, giảm khả năng hấp thu và dữ trữ chất dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa, có sự giảm phản ứng của cơ thể nhất là sự giảm sức tự vệ của cơ thể đối với các yếu tố gây bệnh như nhiễm trùng, nhiễm độc, stress dẫn đến sự phát sinh bệnh. Theo một phân loại sức khỏe trên 13.392 người từ 60 tuổi trở lên thì đa số là loại kém (62,71 %), loại trung bình ít (36,52 %) và rất hiếm loại tốt (0,75%). Đặc biệt ở nhóm này thường một lúc mắc nhiều bệnh và có diễn tiến dẫn tới mạn tính. Theo Phạm Khuê và cộng sự thống kê trên 435 bệnh nhân tới khám tại bệnh viện Bạch Mai thì có 14,9% người cao tuổi có mang một lúc nhiều bệnh và có 12,06% người cao tuổi có bệnh mạn tính. Ở những người cao tuổi thường có triệu chứng của bệnh không điển hình, có thể do sức đề kháng của cơ thể ngày càng suy giảm. Hậu quả là bệnh nhanh đưa tối ảnh hưởng toàn thân, nhanh đưa tới suy kiệt và chuyển thành bệnh nặng. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Khuê và cộng sự ở trên cho thấy 59,3% là các bệnh về tim mạch, 30,9% là các bệnh về tiêu hóa, 35,6% là các bệnh về hô hấp, 10,8% là các bệnh về tiết niệu và sinh dục. Trong đó nữ giới chiếm 54,49% và nam giới chiếm 45,51%. Theo các thống kê từ các nghiên cứu trước cho thấy một số bệnh lý tăng lên tỷ lệ thuận theo tuổi, khi tuổi càng cao thì tần suất mắc bệnh càng nhiều, có thể lý giải do khả năng thích nghi của cơ thể càng giảm khi tuổi càng nhiều. Cùng với sự giảm chức năng sinh lý, giảm khả năng thích nghi với môi trường là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lý trên nhóm người cao tuổi. Đây là hậu quả tất yếu khi cơ thể về già. 9 1.2. BÉO PHÌ 1.2.1. Định nghĩa Béo phì (BP) là sự tăng cân quá mức trung bình đáng có, được xác định tương quan trọng lượng cơ thể với chiều cao theo chỉ số BMI ,do tăng quá mức tỉ lệ khối lượng mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ ở một vùng nào đó của cơ thể mà nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. 1.2.2. Dịch tễ học của BP Béo phì ngày một gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Bệnh BP có xu hướng thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng kinh tế, xã hội, yếu tố giống nòi. - Tuổi: 2% lúc 6-7 tuổi, 7% tuổi dậy thì và cao nhất xuất hiện ở lứa tuổi 50 (Âu, Mỹ). - Giới: nữ gặp nhiều hơn nam, nhất là sau 50 tuổi. - Chủng tộc: người da đen nhiều hơn da trắng. - Điều kiện kinh tế xã hội: nữ giới xã hội cấp thấp mắc bệnh nhiều hơn nữ giới thuộc tầng lớp xã hội cao cấp. - Địa dư: thành phố có tỷ lệ cao hơn nông thôn Tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nước phát triển. 1.2.3. Nguyên nhân sinh bệnh BP 1.2.3.1. Nguyên nhân di truyền Trong phần lớn các trường hợp, di truyền là do một nhóm gen, một số ít trường hợp do 1 gen duy nhất (Hội chứng Prader Willi do đột biến gen của leptine hay recepter của leptine, là một protein được tiết bởi tế bào mỡ làm nhiệm vụ thông tin tình trạng dự trữ mỡ của cơ thể) 1.2.3.2. Nguyên nhân nội tiết Tổn thương hạ đồi gây ăn quá nhiều, suy sinh dục giảm gonadotropin, hội chứng béo phì-sinh dục (Babinski-Frochlich), suy giáp, cường thượng 10 thận, u tụy tiết insulin (insulinome), đa số là u lành, béo phì do insulin làm hạ glucose máu phải ăn nhiều. 1.2.3.3. Nguyên nhân mô bệnh học Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường. Phì đại tế bào mỡ mà số lượng không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào này to phì hết cỡ. 1.2.3.4. Nguyên nhân về dinh dưỡng Nguyên nhân dinh dưỡng của BP là đa dạng, chủ yếu là:ăn quá mức cần thiết và ít thay đổi món ăn, tỷ lệ thức ăn sinh nhiệt nhanh thấp, tỷ lệ mỡ và thức ăn béo cao, hoạt động thể lực ít, đáp ứng sinh nhiệt kém. 1.2.3.5. Nguyên nhân do thuốc Gần đây thuốc được thêm vào danh mục nguyên nhân của BP. Tăng cân có thể là sản phẩm của các hormone steroid và 4 nhóm chính của các thuốc kích thích tâm thần. 1.2.4. Bệnh sinh của béo phì BP là một tình trạng gia tăng trọng lượng của khối lượng mỡ, là một sự lạm phát của sự dữ trữ năng lượng, chủ yếu là triglyceride, dưới dạng mô mỡ. Béo phì chỉ xảy ra khi sự cung cấp năng lượng vượt trội hơn sự tiêu hao năng lượng. 1.2.5. Phân loại béo phì 1.2.5.1. Phân loại dựa theo BMI của TCYTTG Bảng 1.1. Phân loại dựa vào BMI của WHO dành cho người Châu Âu Béo phì độ BMI kg/m 2 Lâm sàng Độ I 25 – 30 Béo Độ II 31 – 35 Béo phì nhẹ Độ III 36 – 40 Béo phì vừa Độ IV > 40 Béo phì nặng [...]... lệ Albumin niệu vi thể dương tính ở nhóm nghiên cứu là 29,2% Có sự khác biệt rõ về nồng độ Albumin niệu vi thể trung bình ở hai nhóm MAU (-) và (+) (p < 0.01) Nồng độ Albumin niệu vi thể trung bình chung ở cả nhóm nghiên cứu là: 43,22 ± 64,45 29 3.3 TƯƠNG QUAN GIỮA ALBUMIN NIỆU VI THỂ VỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG 3.3.1 Liên quan nồng độ Albumin niệu vi thể với tuổi Bảng 3.6 Nồng độ Albumin. .. niệu vi thể theo tuổi Albumin niệu Albumin niệu vi thể (-) Albumin niệu vi thể (+) n 69 22 Tỷ lệ % 75,8 24,2 X  SD 12,99 ± 6,77 131,92 ± 82,83 n 28 18 Tỷ lệ % 60,9 39,1 X  SD 12,69 ± 6,23 98,14 ± 76,79 Tuổi 60-74 75-90 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho ta thấy tỷ lệ Albumin niệu vi thể dương tính cao nhất ở nhóm người già và không có sự khác biệt rõ về nồng độ Albumin niệu vi thể theo tuổi. .. protein niệu đại thể ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 cho thấy đường máu càng cao thì tỷ lệ Albumin niệu vi thể càng lớn và tiến triển đến bệnh thận giai đoạn cuối càng lớn [19] 1.3.4.2 Tăng huyết áp Ở người cao tuổi béo phì, tăng huyết áp và Albumin niệu vi thể rất thường gặp và là một phần của hội chứng chuyển hóa Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ chặt chẽ giữa huyết áp và Albumin niệu vi thể như nghiên. .. nhiều nghiên cứu ở khắp nơi trên thế giới Nghiên cứu của GS Trần Đức Thọ 1999-2000 trên 1227 người cao tuổi béo phì ở 3 miền đất nước thì: tỷ lệ nam 40,4% nữ là 59,6% [9] Ở đối tượng NCT thì theo nghiên cứu của tác giả Ngô Ngọc Đông tại Huế, cho thấy tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 37,96% và 62,04% Còn ở đối tượng béo phì, theo nghiên cứu Jean thì tỷ lệ béo phì sau 50 tuổi ở nữ cao hơn nam [20], một nghiên cứu. .. máu tăng thì nồng độ Albumin niệu vi thể cũng tăng theo Nồng độ Albumin niệu vi thể cao nhất ở nhóm có Glucose máu tăng: 163,70 ± 83,87 mg/l 14 G0 (mmol/l) 12 y = 0,0067x + 4,9858 10 R2 = 0,1395 8 6 4 2 0 0 100 200 300 400 MAU (mg/24h) r = 0,374 Biểu đồ 3.9 Tương quan giữa Albumin niệu vi thể và Glucose máu đói Nhận xét: Qua kết quả của biểu đồ 3.9 cho thấy có sự tương quan vừa giữa nồng độ Albumin niệu. .. cứu theo huyết áp Nhận xét: Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.4, ta thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tăng cân, béo phì rất cao: 62,0% Sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng người cao tuổi có và không có tăng huyết áp là rõ ràng (p < 0.01) 3.2 KẾT QUẢ ĐỊNH LƯỢNG ALBUMIN NIỆU VI THỂ Bảng 3.5 Nồng độ Albumin niệu trung bình ở nhóm nghiên cứu MAU (-) MAU (+) n 97 40 Tỷ lệ % 70,8 29,2 Max 29,0 290,0 Min 5,0... lệ người cao tuổi tăng cân, béo phì ngày càng tăng, song hành với nó là những nguy cơ bệnh tật cũng tăng theo Do vậy vấn đề theo dõi béo phì ở người cao tuổi cần phải được đặc biệt chú ý 4.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo phân loại béo phì dạng nam và béo bụng Theo HCCH của IDF (2006) thì vòng bụng là một trong những tiêu chí quan trọng Béo phì dạng nam khi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ... sự chênh lệch rõ ràng nồng độ Albumin niệu vi thể giữa 2 nhóm MAU (-) và (+) Đặc biệt ở nhóm MAU (+), nồng độ Albumin niệu vi thể tăng khi BMI tăng và cao nhất ở nhóm đối tượng có BMI từ 25-29,9 (154,25 ± 102,76) 2 BMI (kg/m ) 30 25 20 y = 0,0102x + 21,678 2 R = 0,0927 15 10 0 50 100 150 200 250 300 350 MAU (mg/24h) r = 0,3044 Biểu đồ 3.5 Tương quan giữa nồng độ Albumin niệu vi thể và BMI Nhận xét:... albumin trong nước tiểu, gọi là albumin niệu vi thể hoặc albumin niệu dưới mức lâm sàng Sau đó, Mogensen đã phát hiện ra rằng kiểm soát tốt đường huyết với insulin ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1, có thể đưa thải albumin niệu về mức bình thường Nhưng người ta vẫn chưa xem vi c tăng tiết nhẹ albumin là một vấn đề quan trọng trên lâm sàng Vào năm 1982, có hai nghiên cứu tiền cứu albumin niệu, Viberti cùng Parving... rõ về nồng độ Albumin niệu vi thể theo tuổi 3.3.2 Tương quan nồng độ Albumin niệu vi thể với BMI Bảng 3.7 Nồng độ Albumin niệu vi thể theo BMI Albumin niệu BMI 25 Tỷ lệ % 72,5 27,5 12,40 ± 6,40 102,57 ± 48,05 n 22 9 Tỷ lệ % 71,0 29,0 X  SD 15,04 ± 6,68 106,61 ± 77,23 n 25-29,9 66 X  SD 23-24,9 Albumin niệu vi thể (+) n < 23 Albumin niệu vi thể (-) 9 6 Tỷ lệ % 60,0 40,0 X  SD 11,44 ± 7,53 154,25 ± . nghiệm nồng độ albumin niệu vi thể ở những đối tượng nhiều nguy cơ này Với mục đích trên, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì. Nồng độ Albumin niệu vi thể và tuổi 26 3.3.2. Nồng độ Albumin niệu vi thể và BMI 26 3.3.3. Nồng độ Albumin niệu vi thể và vòng bụng 27 3.3.4. Tương quan nồng độ Albumin niệu vi thể và huyết áp. sau: - Xác định tỷ lệ Albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì. - Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Albumin niệu vi thể với tuổi và với dạng béo phì. 6 Chương

Ngày đăng: 15/05/2015, 14:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan