béo bụng
Theo HCCH của IDF (2006) thì vòng bụng là một trong những tiêu chí quan trọng. Béo phì dạng nam khi vòng bụng ≥ 90 cm ở nam, ≥ 80 cm ở nữ. Như ta đã biết nguy cơ ở những đối tượng có béo bụng là rất lớn, nghiên cứu kéo dài hơn 10 năm ở Thụy Điển đã chứng minh được sự phân bố mỡ
vùng bụng là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch và ĐTĐ. Một nghiên cứu tỉ mỹ hơn về sự tập trung mỡ bụng của Kin Hung Liu và cs (2006) bằng cách dùng siêu âm cũng đã kết luận: cứ 1mm chiều dày của lớp mỡ bụng tăng thêm thì nguy cơ mắc HCCH tăng lên 1,35 lần [2].
Trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, dù bao gồm cả đối tượng tăng cân nhưng tỷ lệ người cao tuổi béo phì dạng nam rất cao ở cả 2 giới nam (65,43%) và đặc biệt cao nhất nữ (98,2%). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của GS Trần Đức Thọ (1999-2000), khi BMI ≥ 23 thì tỷ lệ BPDN ở người cao tuổi nam là 71,9% và đạt tới 100% ở người cao tuổi nữ [9], hay như với nghiên cứu của tác giả Lê Văn Chi trên đối tượng ĐTĐ, tỷ lệ tăng cân nói chung theo BMI chỉ có 46,1%, trong khi phân lọai theo vòng bụng là 69,23% [2]. Như vậy vòng bụng nhạy hơn BMI trong phát hiện béo phì, có lẽ vì vậy mà IDF (2006) chọn số đo vòng bụng làm làm tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH của mình [17].
4.1.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo huyết áp
Mặc dù 99% tăng huyết áp là vô căn, nhưng tăng huyết áp đã và đang là một bệnh lý ngày càng phổ biến. Đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi tăng cân, béo phì. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tăng cân, béo phì là 62,0%, một con số đáng lưu ý. Tuy nhiên nó cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Theo tác giả Trần Đình Toàn tỷ lệ tăng huyết áp ở người béo phì là 54,39% [10]. Qua nghiên cứu của tác giả Phan Gia Khải đã kết luận: BMI ≥ 25 thì tỷ lệ tăng huyết áp tăng lên 2 lần so với nhóm có BMI < 22 [3]. Ở nuớc ngoài, tác giả Grygeska và cs (1998) tại Ba Lan cũng đã kết luận có sự tương quan chặt chẽ giữa BMI và tăng huyết áp, béo phì đóng vai trò quan trọng trong bệnh nguyên của tăng huyết áp, đáng chú ý nhất là ở nữ giới có BPDN [14].
Tóm lại, tăng huyết áp ở người cao tuổi tăng cân, béo phì là 1 nguy cơ cần phải cảnh giác bởi vì đằng sau tăng huyết áp là vô vàng biến chứng nguy
hiểm cho tính mạng của bệnh nhân: đột tử, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ…