Tương quan giữa Albumin niệu vi thể và Glucose máu đói

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì (Trang 42)

Theo nghiên cứu của GS Trần Đức Thọ [9], khi BMI trong khoảng 23- 24,9 thì 6,1% đối tượng nghiên cứu trên 60 tuổi sẽ mắc ĐTĐ typ 2, nếu ở người cao tuổi thì theo nghiên cứu từ 231 người cao tuổi của PGS Trần Hữu Dàng thì tỷ lệ mắc ĐTĐ typ 2 là 7,36% [5]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi đối tượng nghiên cứu là người cao tuổi tăng cân, béo phì thì tỷ lệ ĐTĐ typ 2 là 5,1%, có thấp hơn so với các nghiên cứu trên. Tuy vậy từ bẳng 3,10 ta có thể nhận thấy rõ rằng nồng độ Albumin niệu vi thể tăng theo nộng độ Glucose máu, và giữa chúng có mối tương quan vừa với hệ số tương quan r = 0,313. Mối tương quan này có thể giải thích: ĐTĐ hay tăng Glucose máu sẽ gây biến đổi cấu trúc thận qua con đường xơ hóa cầu thận (glomerulosclesois) với các biều hiện: dày màng đáy cầu thận, xơ hóa lớp trung mô lan tỏa, túi phình vi mạch, xơ hóa động mạch, hyalin hóa [21], [22].

Ngoài ra sự xuất hiện Albumin niệu vi thể ở những bệnh nhân ĐTĐ còn phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh. Theo nghiên cứu của Luiza Caramori M thì bệnh nhân ĐTĐ typ 2 tỷ lệ tiến triển từ Albumin niệu bình thường đến

Albumin niệu vi thể và bệnh thận ĐTĐ là 20-30% [33]. Nghiên cứu UKPDS cũng cho thấy nguyên nhân sâu xa của Albumin niệu vi thể vẫn là do tăng Glucose máu, do đó kiểm soát tốt Glucose máu sẽ làm giảm Albumin niệu vi thể cũng như làm biến đổi từ Albumin niệu vi thể sang Albumin niệu bình thường ở bệnh nhân ĐTĐ typ [12]. Theo CDA (Canadian Diabetes Association) thì để ngăn ngừa bệnh thận ĐTĐ giai đoạn cuối nhất thiết phải có chiến lược dự phòng triệt để bằng kiểm soát Glucose máu, kiểm soát huyết áp ở bênh nhân ĐTĐ typ 1 và 2 [8].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 137 bệnh nhân trên 60 tuổi tăng cân, béo phì nằm viện điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp – Lão Khoa, bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 07/2008 đến tháng 03/2009. Chúng tôi ghi nhận một số kết quả sau:

1. Tỷ lệ, nồng độ Albumin niệu vi thể ở đối tượng người cao tuổi tăng cân, béo phì

Tỷ lệ Albumin niệu vi thể dương tính trên 137 đối tượng nghiên cứu là 40/137 (29,2%). Nồng độ Albumin niệu vi thể trung bình ở nhóm nghiên cứu là 43,22 ± 64,45.

2. Mối tương quan giữa Albumin niệu vi thể với tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), số đo vòng bụng, huyết áp tâm thu, tâm trương, Glucose máu đói

o Có sự tương quan vừa giữa chỉ số khối cơ thể (BMI) và nồng độ Albumin niệu vi thể, phương trình tương quan: y = 0,0102x + 21,678, r = 0,3044.

o Giữa nồng độ Albumin niệu vi thể và số đo vòng bụng có mối tương quan thuận, phương trình tương quan: y = 0,0245x + 83,061, r = 0,268.

o Có mối tương quan thuận giữa nồng độ Albumin niệu vi thể và HATTh, phương trình tương quan: y = 0,0945x + 137,03, r = 0,2553.

o Có sự tương quan thuận giữa nồng độ Albumin niệu vi thể và HATTr, phương trình tương quan: y = 0,051x + 81,749, r = 0,2736

o Có sự tương quan vừa giữa nồng độ Albumin niệu vi thể và Glucose máu đói, phương trình tương quan: y = 0,0067x + 4,9858, r = 0,374.

KIẾN NGHỊ

Albumin niệu vi thể là yếu tố dự báo tổn thương thận nói chung và bệnh thận ĐTĐ nói riêng. Nó cũng là một dấu chỉ điểm sớm và có giá trị tiên lượng những biến chứng tim mạch như: bệnh mạch vành, đột qụy và tử vong tim mạch trên các bệnh nhân tăng huyết áp. Albumin niệu vi thể có liên quan mật thiết với số đo vòng bụng, với chỉ số khối cơ thể, với huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương, và với glucose máu đói. Ở người cao tuổi tăng cân béo phì tỷ lệ Albumin niệu vi thể dương tính rất cao. Do đó việc phát hiện sớm Albumin niệu vi thể là một phương pháp hiệu quả để dự phòng và điều trị các biến chứng trên ở đối tượng người cao tuổi tăng cân béo phì.

Nhận thấy nguy cơ cao ở những đối tượng người cao tuổi tăng cân, béo phì.Chúng tôi kiến nghị: nên xét nghiệm Albumin niệu vi thể một cách thường qui đối với những bệnh nhân cao tuổi tăng cân béo phì, và nên theo dõi định kỳ hằng năm Albumin niệu vi thể ở đối tượng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ngô Đình Châu, Nghiên cứu nồng độ Acid Uric máu ở người tăng cân

béo phì, Luận văn Thạc Sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.

2. Lê Văn Chi, Bùi Thị Thủy Nga, “Tần suất hiện mắc ĐTĐ và rối loạn glucose máu đói ở người lớn trên 15 tuổi tại 7 phường của thành phố Huế ”, Tạp chí y học thực hành số 616 + 617, tr. 137-294.

3. Phan Gia Khải và Cs ( 1998 ), “Đặc điểm dịch tể học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, tạp

chí tim mạch học số 16, tr. 25-283.

4. Hồ Trương Bảo Long ( 2005 ), Khảo sát mối liên quan giữa bề dày lớp mỡ dưới da bụng, chỉ số béo phì dạng nam với bilan lipid ở bệnh

nhân ĐTĐ typ 2, Luận văn Thạc Sĩ y học, Đại Học Huế.

5. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở người cao tuổi”, Tạp chí y học thực hành số 616 + 617, tr. 696. 6. Nguyễn Thị Nhạn ( 2006 ), “ĐTĐ ở người già”, Tạp chí y học thực

hành số 4, tr. 75-83.

7. Hồ Xuân Sơn ( 2007 ), Nghiên cứu tỷ lệ Albumin niệu vi thể ở bệnh

nhân đái tháo đường typ 1 và typ 2, Luận văn Thạc Sĩ y học, Đại học

Y Dược Huế.

8. Trần Đức Thọ ( 2006 ), “Chương trình hành động ĐTĐ của vùng Tây Thái Bình Dương mục tiêu kiểm soát ĐTĐ của thế giới và Việt Nam”,

Tạp chí y học thực hành số 14, tr.14-17.

9. GS Trần Đức Thọ, PGS.TS Phạm Thắng, ThS Hồ Kim Thanh (1999- 2000 ), “Tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân béo phì trên 60 tuổi”, Tạp chí y học thực hành, số 616 + 617, tr. 483-486.

10.Trần Đình Toàn ( 1995 ), Chỉ số BMI ở cán bộ viên chức trên 45 tuổi

và mối liên quan BMI với một số chỉ tiêu sức khỏe, bệnh tật, Luận án

phó Tiến Sĩ khoa học y dược ĐH Y Hà Nội.

Tiếng Anh

11.Berton G, Cordiano R, Mbaso S, De Toni R, Mormino P, Palatini P: Prognostic significance of hypertension and albuminuria for early mortality after acute myocardial infarction. J Hypertens 16: 525–530,

1998[CrossRef][Medline].

12.Chiriag R ( 2004 ), “Rapid microalbuminuria Screening in type 2 diabetes mellitus simplified approach with Micral test strips and specific gravity”, Nephrol Dial Transplant, 19, p.1885-1887.

13.Donnelly R ( 2002 ), “Should lowering microalbuminuria be a therapeutic goal in hypertensive patients with type 2 diabetes”,

Journal of Hypertonie, 6, p. 36-38.

14.Holm Wood – C, “Overweight and hypertension” , http ://www.nia.nih.gov.

15.Hutchison A ( 2004 ), “Screening for inscreased albumin excretion in diabetes. In north – west England : A laboratory Audit”, Bulletin of the

Royal college of pathologists, 128, p. 24-27.

16.IDEA (International Day for the Evaluation of Abdominal Obesity):

CIRCULATION, no 116:1942-1951.

17.IDF ( 2006 ), “The IDF consensus worldwide definition of the Metabolic Syndrome”, p.1-24.

18.I-SEARCH ( 2007 ) (International Survey Evaluating microAlbuminuria Routinely by Cardiologists in patients with Hypertension), JOURNAL OF HYPERTENSION, no 25:2317-2324. 19.James H ( 2000 ), “Progression of microalbuminuria to proteinuria in

20.Jean-Michel-Oppert ( 1996 ), “Les gens de l’osbesites des homme etdes souris”, La revue du praticien – Paris.

21.Jung Fun Lee ( 2007 ), “Association of metabolic Syndrome with microalbuminuria in Non – hypertension type 2 diabetes patients”,

Nephron clinical practice, 106(3).

22.Khalid S ( 2001 ), “Microalbuminuria among patients with diabetes type 1 and 2 at the Armed Forces Hospital in Jubalil”, Annals of Saudi

Medicine, vol 21.

23.Luiza Caramori M ( 2006 ), “Enhancing the predictive value of urinary albumin for diabetes Nephropathy”, J Am Soc Nephrol, 17, p.339-352.

24.Mogensen C.E ( 2003 ), “Microalbuminuria and hypertension with focus on type 1 and 2 diabetes”, J In tern Med, 2554, p. 45-46.

25.P. Laleva, F. Grigorov, The level of microalbuminuria excretion and its shorterm prognosis in acute myocardial infartion, University hospital G Stranski – Pleven, Bulgaria.

26.Rodrigo Table ( 2003 ), “Microalbuminuria. It is a valid predictor of Cardiovascular risk”, Cleveland clinic journal of medicine, 70, p.3. 27.Shahid Sadoughi, “Retinolpathy and microalbuminuria in type II

diabetes patient”, University of medical science, Yazd, Iran.

28.Steven P ( 2007 ), “Albuminuria : Its importance in Disease Detection”, Lab Med, 38, p. 35-38.

29.Tam T.K.W ( 2004 ), “The prevalent of microalbuminuria among patients with type 2 diabetes mellitus in a primary care setting : cross – sectional Study ”, Hong Kong Med J, 10, p. 307-311.

30.Wachtell K, Palmieri V, Olsen MH, Bella JN, Aalto T, Dahlof B, Gerdts E, Wright JT Jr, Papademetriou V, Mogensen CE, Borch- Johnsen K, Ibsen H, Devereux RB: Urine albumin/creatinine ratio and echocardiographic left ventricular structure and function in

hypertensive patients with electrocardiographic left ventricular hypertrophy: The LIFE study. Losartan Intervention for Endpoint Reduction. Am Heart J 143: 319–326, 2002[CrossRef][Medline].

PHIẾU ĐIỀU TRA

NỒNG ĐỘ MICRO ALBUMIN NIỆU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TĂNG CÂN , BÉO PHÌ

I. Phần Hành Chính :

Họ và tên :………

Tuổi : ………Giới : Nam □ Nữ □ Nghề Nghiệp : ………

Địa chỉ : ……….

Ngày vào viên : ………Số vào viện : ………...

Vào Khoa : ………...

II. Lâm sàng và cận lâm sàng : 1.Tiền sử bản thân : ………..

………

2. Bệnh hiện tại : ………...

………

3. Huyết áp tâm thu :………mmHg……….………..

4. Huyết áp tâm trương : ……….mmHg………...

5. Cân nặng : ………..kg Chiều cao : …………...cm

6. BMI : ……….

7. Vòng bụng : ………..……..cm Vòng mông :………cm 8. Vòng bụng/ vòng mông : ………..

9. Đường máu đói : ………..

10.µicro Albumin niệu : ……….

Huế , ngày …….tháng……..năm…....

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ albumin niệu vi thể ở người cao tuổi tăng cân, béo phì (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)