1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20

86 216 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lý do chọn đề tài: Gia nhập WTO và hoạt động trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất to lớn. Cơ hội là thị trường được mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý mới, nhưng thách thức cũng rất nhiều, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp “nhỏ bé” của chúng ta với những doanh nghiệp “khổng lồ”, có nhiều tiềm lực, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Trước thực trạng đó, khả năng đứng vững và phát triển của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình hay không. Vì vậy, việc đánh giá và tìm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết trong thời điểm này. Để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, bản thân những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải biết đánh giá, tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Đối với ngành may Việt Nam, mức độ cạnh tranh lại càng gay gắt hơn vì doanh nghiệp dệt may của chúng ta phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn đầy tiềm năng của Trung Quốc, các công ty của Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc trong khi khách hàng của chúng ta lại là những khách hàng “khó tính” tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, tôi càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại, phát triển của công ty cổ phần X20 trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì vậy tôi chọn vấn đề “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20” làm đề tài luận văn thạc sỹ.

Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn này được thu thập từ thực tế. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Học viên Phạm Thuỳ Dương Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia nhập WTO và hoạt động trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất to lớn. Cơ hội là thị trường được mở rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các công nghệ, phương pháp sản xuất, quản lý mới, nhưng thách thức cũng rất nhiều, đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa doanh nghiệp “nhỏ bé” của chúng ta với những doanh nghiệp “khổng lồ”, có nhiều tiềm lực, kinh nghiệm về sản xuất, quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Trước thực trạng đó, khả năng đứng vững và phát triển của doanh nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình hay không. Vì vậy, việc đánh giá và tìm biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc vô cùng cần thiết trong thời điểm này. Để doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, bản thân những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải biết đánh giá, tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp mình. Đối với ngành may Việt Nam, mức độ cạnh tranh lại càng gay gắt hơn vì doanh nghiệp dệt may của chúng ta phải cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn đầy tiềm năng của Trung Quốc, các công ty của Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc trong khi khách hàng của chúng ta lại là những khách hàng “khó tính” tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Châu Âu. Xuất phát từ những đòi hỏi trên, tôi càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại, phát triển của công ty cổ phần X20 trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì vậy tôi chọn vấn đề “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20” làm đề tài luận văn thạc sỹ. Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 1 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở các lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng và xu hướng cạnh tranh của công ty cổ phần X20, mục tiêu của luận văn là nhằm hệ thống hóa, áp dụng các kiến thức của các môn học vào thực tiễn của doanh nghiệp nhằm tìm ra các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty trên địa bàn Hà Nội, có tính đến xu hướng phát triển, cạnh tranh của ngành trong phạm vi trong nước và quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp như: Phân tích kinh tế, phân tích thống kê, quy nạp và diễn giải, quan sát, phỏng vấn, so sánh, lấy số liệu thực tế để phân tích, đối chiếu, kết luận vấn đề. 5. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống hoá lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20. Chỉ ra những ưu điểm, tồn tại và các nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 trong thời gian tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo… luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Chương 2: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ X20 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh trạnh của công ty cổ phần X20 Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 2 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Thế giới là sự thống nhất, đấu tranh của các mặt đối lập. Cạnh tranh là động lực và cũng là phương thức để xã hội đi lên. Có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về cạnh tranh: Theo K.Marx: ”cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu nghạch”. Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1): “cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D. Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng: “cạnh tranh (competition) là sự kình định giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho rằng cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (perfect competition) - là cạnh tranh trong một ngành mà trong đó mọi người tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị trường, không một người mua, người bán duy nhất nào có thể gây ảnh hưởng có ý nghĩa tới giá cả thị trường. Thị trường phải có nhiều người bán, nhiều người mua. Như vậy để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau: - Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh. - Việc cạnh tranh phải diễn ra trong môi trường cạnh tranh cụ thể, có các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như các ràng Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 3 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội buộc của luật pháp, của thông lệ kinh doanh, của các thỏa thuận giữa người mua với người bán… - Cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cố định (ngắn hoặc dài) và nó cũng diễn ra trong một khoảng không gian cũng không nhất định (hẹp hoặc rộng). Mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của các chủ thể kinh tế là: Thứ nhất: giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu vào" của các chu trình kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Thứ hai: giành được thị phần cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp. Thứ ba: giữ được thị phần, giữ được khách hàng hay nói một cách khác là giữ được “lòng trung thành” của khách hàng trên cơ sở sản phẩm và dịch vụ của mình. 1.1.2. Phân loại cạnh tranh Người ta thường phân loại cạnh tranh theo một số tiêu thức sau:  Căn cứ vào người tham gia trên thị trường, cạnh tranh được chia làm ba loại: * Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cạnh tranh theo "luật" mua rẻ bán đắt, chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trường. * Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cạnh tranh trên thị trường nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. * Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Là cạnh tranh giữa những người mua để mua được thứ sản phẩm, dịch vụ mà họ cần.  Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được chia thành 2 loại: Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 4 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội * Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của hoạt động cạnh tranh này là sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân. * Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm mục đích tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ đó có lợi hơn để thu được lợi nhuận cao hơn.  Căn cứ vào cách thức sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành 2 loại: - Cạnh tranh lành mạnh. Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh. Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp, trái với chuẩn mực, đạo đức xã hội (như trốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv ) 1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Cạnh tranh có những mặt tích cực và hạn chế sau: * Mặt tích cực của cạnh tranh: - Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc họ phải thường xuyên sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm mới, sản phẩm độc đáo, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, - Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo áp lực giảm giá đối với sản phẩm, dịch vụ trong khi lại buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, tạo cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi đó sẽ có nhiều rất nhiêù sự lựa chọn cho cùng một loại sản phẩm mà họ thích. Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 5 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, sử dụng lao động có hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. - Đối với quá trình hội nhập quốc tế, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, khoa học công nghệ với các nước trên thế giới. * Mặt hạn chế của cạnh tranh: Trong cạnh tranh bao giờ cũng có "kẻ thắng, người thua" và không phải bao giờ "kẻ thua" cũng có thể đứng dậy được dẫn tới sự phá sản của các doanh nghiệp. Sự hạn chế của cạnh tranh còn thể hiện ở chỗ tuy cạnh tranh tự do sẽ tạo nên một thị trường sôi động, nhưng cạnh tranh không lành mạnh cũng dễ gây nên tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền kinh tế xã hội, làm triệt tiêu các động lực phát triển khác nhau của xã hội. 1.1.4. Những công cụ sử dụng chủ yếu trong cạnh tranh 1.1.4.1. Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng trong cạnh tranh. Ứng với những vai trò khác nhau, người ta quan niệm chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo cách khác nhau. - Trong vai trò là nhà sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, một sản phẩm, dịch vụ được đánh giá là đảm bảo chất lượng khi chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra. - Trong vai trò là người bán hàng, người ta đánh giá chất lượng sản phẩm theo lượng hàng hóa tiêu thụ được và số khách hàng thường xuyên. Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 6 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Trong vai trò là người tiêu dùng, người ta đánh giá chất lượng sản phẩm căn cứ vào sự phù hợp với mong muốn của người mua, vào sự chấp nhận của khách hàng. Từ các khái niệm ở trên, chúng ta có thể thấy: - Chất lượng không phải là sự chuẩn mực. - Chất lượng thay đổi theo thời gian. - Chất lượng không đồng nghĩa với sự hoàn hảo. - Sự đánh giá về chất lượng mang tính chất chủ quan. - Chất lượng định hướng bởi khách hàng. 1.1.4.2. Giá cả. *Khái niệm về giá cả: - Đối với nhà sản xuất, người bán hàng, giá sản phẩm, dịch vụ là số tiền mà nhà sản xuất và người bán mong muốn nhận được từ người mua qua mua bán trên thị trường. - Đối với người mua, giá sản phẩm, dịch vụ là số tiền mà người mua sẵn sàng trả cho số hàng hóa dịch vụ mà họ muốn có được trên thị trường. - Theo quan điểm của nhà quản lý, giá cả sản phẩm dịch vụ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, dịch vụ mà giá trị của sản phẩm dịch vụ đó được xác định trên cơ sở lao động xã hội hữu ích đã kết tinh vào sản phẩm, dịch vụ đó, đồng thời giá hàng hóa dịch vụ phải đảm bảo sự ổn định và phát triển chung của toàn nền kinh tế. Giá cả sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào chi phí sản xuất; quan hệ cung cầu; chính sách giá của doanh nghiệp; sự điều tiết của nhà nước. * Các hình thức định giá với tư cách là công cụ của cạnh tranh: Sự ảnh hưởng của giá cả tới cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được thể hiện trong các phương pháp định giá của các doanh nghiệp. Thông thường có bốn cách định giá sau: Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 7 Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Định giá thấp Là cách định giá thấp hơn giá thị trường, nhưng cao hơn chi phí sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp nhằm mang lại lợi ích lâu dài cho mình. - Định giá ngang với giá thị trường Doanh nghiệp căn cứ vào giá bán sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh để xác định mức giá của mình ngang hay xoanh quanh mức giá của họ. - Định giá cao Là định giá bán ra cao hơn mức giá thống trị trên thị trường. Biện pháp này được áp dụng trong một số trường hợp như : + Nhà sản xuất nắm độc quyền về mặt kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc áp dụng cho những sản phẩm, dịch vụ có sự khác biệt, cao cấp, thu hút mạnh người tiêu dùng. + Sản phẩm mới đưa ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của sản phẩm đó, chưa có cơ hội để so sánh, hoặc là sản phẩm không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế. - Chính sách giá phân biệt: Là chính sách định giá mà cùng một loại sản phẩm, nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khác nhau, dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau như dựa vào khối lượng mua, theo thời điểm mua, theo phương thức thanh toán… 1.1.4.3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc đưa hàng hoá dịch vụ tới người tiêu dùng sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Doanh nghiệp muốn thành công phải có các chính sách khuyến khích khách hàng, có mục tiêu và kế hoạch phát triển cũng như chính sách tiêu thụ tốt sản phẩm của mình. Phạm Thuỳ Dương Khoa Kinh tế và Quản lý 8 [...]... độ: Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành hoặc theo ba cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành và năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ Thông thường, người ta phân biệt theo hai cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành (năng lực cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ được đề cập khi xem xét năng lực cạnh tranh. .. bản của ngành kinh doanh may mặc Việt Nam Thông qua các khái niệm về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các tiêu chí dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưỏng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các đặc điểm cơ bản của linh doanh ngành may mặc đã góp phần cho việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cũng như những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh. .. 1.2.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ ngành Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường Có một số phương pháp khác nhau phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành Một là, phương pháp phân tích theo cấu trúc thị trường Theo phương pháp này, năng lực. .. năng cạnh tranh của công ty trong ngành Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục Để xây dựng một ma trận hình ảnh cạnh tranh cần thực hiện qua 05 bước: Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của công ty. .. kiện thuận lợi cho kinh doanh của chính phủ Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hai khái niệm này liên quan chặt chẽ với nhau Phạm Thuỳ Dương 12 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hợp năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; là trình... năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 ở những chương tiếp theo Phạm Thuỳ Dương 23 Khoa Kinh tế và Quản lý Luận văn Thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP X20 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CP X20 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng... thực hiện các quyết định số 1360/QĐ-BQP ngày 01/07/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc cổ phần hóa Công ty 20 thuộc Tổng Cục Hậu Cần và quyết định số 3967/QĐ-BQP ngày 28/12/2007 của Bộ Quốc Phòng về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty 20 thuộc Tổng Cục Hậu Cần thành Công ty cổ phần , từ 01/01/2009 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần với tên gọi mới Công ty cổ phần X20 Địa chỉ: 35 Phan Đình... yêu cầu của khách hàng Sức cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc sản xuất và cung ứng, vừa tối đa hoá lợi ích của mình vừa thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ: thể hiện khả năng thay thế của sản phẩm/dịch vụ này đối với một sản phẩm/dịch vụ khác, là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại... phẩm/dịch vụ nào đó trong một không gian và thời gian nhất định Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ là một trong những yếu tố tạo thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy người ta thường phân biệt hai loại năng lực cạnh tranh như vậy nhưng thực ra, chúng rất gần nhau, đôi khi khó mà phân biệt một cách rạch ròi 1.3 NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1... bình, 2 là trung bình, 1 là yếu Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận Đánh giá: So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 1.4.2 Ma trận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ- Ma . về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Chương 2: Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ X20 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh trạnh của công ty cổ phần. của việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sự tồn tại, phát triển của công ty cổ phần X20 trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì vậy tôi chọn vấn đề Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh. cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty trên địa bàn Hà Nội, có tính đến xu hướng phát triển, cạnh tranh của ngành

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:40

Xem thêm: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w