Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 (Trang 61 - 63)

- Cán bộ quản lý

2.4.2. Cơ hội và thách thức đối với công ty cổ phần

Từ các kết quả phân tích và đánh giá môi trường vĩ mô và vi mô cho thấy những cơ hội và nguy cơ chính mà môi trường này đem lại cho công ty cổ phần X20. Cụ thể như sau:

a) Cơ hội đối với công ty cổ phần X20

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới. Hiện vẫn đang có sự chuyển dịch quá trình sản xuất hàng may mặc từ các nước phát triển hơn sang các nước đang phát triển như Việt Nam. Thị trường hàng may mặc trong và ngoài nước ngày càng được củng cố và phát triển với hình ảnh thương hiệu hàng may mặc Việt Nam ngày càng được nâng cao.

một nâng cao, tạo thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp và khả năng phát triển thị trường trong nước.

Môi trường kinh doanh của Việt Nam đang dần trở nên ổn định, minh bạch và hoàn thiện hơn. Chính phủ Việt Nam quan tâm phát triển ngành dệt may theo hướng tạo sự phát triển ổn định, vững chắc và đồng bộ cho ngành bằng cách phát triển khâu thiết kế, dệt nhuộm, hoàn tất vải và hỗ trợ trong việc phát triển thị trường.... Vai trò của hiệp hội may mặc Việt Nam ngày càng được khẳng định và hoạt động hiệu quả hơn đối với các doanh nghiệp trong ngành.

Công ty có nhiều cơ hội tiếp cận và được chuyển giao những máy móc công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

b) Thách thức đối với công ty cổ phần X20

Công nghiệp phụ trợ cho ngành may như dệt, hoàn tất vải; sản xuất phụ liệu; thiết kế...còn kém phát triển, dẫn tới hơn 80% năng lực sản xuất của ngành may là sản xuất gia công, giá trị gia tăng tạo ra trong ngành là thấp so với kim nghạch xuất khẩu.

Lợi thế lao động giá rẻ đang mất dần, nhất là tại các đô thị, trung tâm công nghiệp.

Chiến lược phát triển của ngành còn chậm triển khai, thiếu tính cụ thể. Công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, công tác dự báo, định hướng cho sự phát triển của ngành ở tầm quốc gia chưa được thực hiện, hoặc hoạt động thiếu đồng bộ, hiệu quả.

Thiếu hệ thống các trường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành như cán bộ quản lý, chuyên gia thiết kế mẫu mã, cán bộ Marketing…

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành ngày càng trở nên gay gắt, nhất là cạnh tranh về lao động tại các trung tâm đô thị, các khu công nghiệp lớn. Tỉ suất lợi nhuận đối với các doanh nghiệp chỉ thuần túy sản xuất hàng gia công có xu huống giảm xuống rõ rệt. Chí phí, lệ phí xuất nhập khẩu, cảng biển của Việt Nam còn cao so với các nước trên thế giới.

Việc liên kết, phát triển theo cụm, nhóm của các doanh nghiệp may còn yếu. Vai trò của hiệp hội doanh nghiệp tuy đã được củng cố nhưng vẫn còn thiếu tính thực tế, mờ nhạt. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành về giá vẫn diễn ra.

Việt Nam tuy đã gia nhập WTO. Tuy vậy, khả năng các nước nhập khẩu áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc là khá lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w