Giải pháp về xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 (Trang 82 - 86)

- Cán bộ quản lý

4. Tỷ lệ nội địa

3.2.4 Giải pháp về xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty

Trong số các lĩnh vực khác nhau, ngành may mặc Việt nam đang phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng ký, cạnh tranh gay gắt trên mọi thị trường. Đặc biệt, trên thị trường nội địa đang có sự xâm nhập mạnh mẽ của hàng dệt may Trung Quốc vào Việt Nam, các mặt hàng mang thương hiệu nổi tiếng của Thế giới cũng tràn vào như vũ bão, thêm vào đó là sự xâm nhập của hàng thùng, hàng second – hand giá rẻ thu hút người tiêu dùng, chiếm lĩnh thị trường nội địa đầy tiềm năng và cản trở, hạn chế sự phát triển của ngành may mặc Việt Nam nói chung. Chính những khó khăn, những sự cạnh tranh quyết lịêt, những thành công, thất bại trên thị trường đã chứng minh cho các doanh nghiệp Việt Nam một chân lý: Muốn tồn tại và phát triển phải khẳng định được vị trí của mình trên thị trường bằng cách xây dựng và ngaỳ càng phát triển thương hiệu riêng thể hiện uy tín, chất lượng và hình ảnh của công ty mình. Có như vậy mới thực sự có khả năng cạnh tranh và tồn tại lâu dài trên thị trường. Do công ty cổ phần X20 mới chuyển đổi hoạt động từ mô hình nhà nước sang công ty cổ phần nên việc nâng cao thương hiệu, hình ảnh của công ty chưa được phát triển, chú trọng đến. Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu hình ảnh của công ty trong bối cảnh kinh doanh hiện tại, em xin nêu một số giải pháp cụ thể như sau:

- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Một thương hiệu chỉ có thể duy trì ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hang nếu thương hiệu đó đi kèm với một sản phẩm có chất lượng. Chính chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo uy tín thương hiệu. Cần phải nhận thức rằng thương hiệu không đơn thuần là một cái tên gắn cho sản phẩm mà nó là sự thỏa mãn của khách hang khi tiêu dung sản phẩm.

- Cần đào tạo đội ngũ chuyên về dịch vụ marketing, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc quảng bá cho sản phẩm

- Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu

Một thương hiệu không thể phát triển nếu nó không được quảng bá. Thông qua tuyên truyền quảng bá cho thương hiệu, người tiêu dùng có cơ hội nhận biết về thương hiệu và đi đến việc chấp nhận và yêu thích thương hiệu.

- Cần xây dựng một chiến lược phù hợp và phương tiện quảng cáo phù hợp với từng thị trường, từng loại sản phẩm. Các phương tiện để tiếp cận và nhận biết thương hiệu có thể là truyền hình, radio, báo chí, qua mạng, biển hiệu ngoài trời...

- Cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ thương hiệu, đảm bảo nhất quán thông tin nhất quá đến người tiêu dùng.

Xây dựng một thương hiệu hình ảnh tốt không những tạo được uy tín với khách hàng, với bạn hàng, không những giứp cho hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần X20 phát triển mà còn giúp mở rộng thị trường trong nước, thị trường trên thế giới, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong ngành.

3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua sự phân tích, đánh giá về tình hình năng lực cạnh tranh của công ty CP X20 đã được trình bày ở chương II của luận văn, ở chương 3 ta đã rút ra được những biện pháp để khắc phục những hạn chế, yếu kém của công ty. Hy vọng một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mà em đã đưa ra trong chương III của luận văn đã đưa ra những giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty trong những năm tới

KẾT LUẬN

Tìm giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may của toàn ngành nói chung và của Công ty cổ phần X20 nói riêng đang là vấn đề rất bức thiết hiện nay đối với ngành và nền kinh tế.

Luận văn đã tổng hợp, phân tích một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, các tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng và cụ thể hóa đối với công ty cổ phần X20.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về tình hình kinh doanh của công ty và phân tích, tìm hiểu về các doanh nghiệp may trong nước, cũng như tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam và ngành dệt may của các quốc gia khác; tìm hiểu về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam; quy hoạch phát triển của chính phủ Việt Nam cho ngành dệt may; xu hướng phát triển của ngành dệt may trong và ngoài nước nên quá trình thực hiện luận văn thực sự có nhiều khó khăn.

Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 về các mặt như công tác quản lý chất lượng; chất lượng nguồn nhân lực, phân tích năng lực tài chính…và so sánh với một số đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế cạnh tranh của công ty trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Chương 3 trình bày những yêu cầu, những giải pháp chung và những nhóm giải pháp cụ thể mang tính thực tiễn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ta thấy rằng rằng đa số các biện pháp được kiến nghị không chỉ phù hợp riêng cho công ty CP X20 mà còn hoàn toàn có thể áp dụng chung cho các doanh nghiệp cùng loại trong ngành.

Do phải thu thập nhiều số liệu để phân tích, phải tìm hiểu về nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hoạt động khác nhau nên chắc chắn kết quả của luận văn vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Một lần nữa, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các bạn và các doanh nghiệp trong ngành để luận văn được hoàn thiện hơn.

Luận văn được hoàn thành nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình và trách nhiệm của thầy giáo TS. Phạm Cảnh Huy- Giảng viên Khoa kinh tế Trường đại học Bách Khoa Hà Nội.

Em xin tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn, các GS, PGS, TS của Trường đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo trong thời gian học cao học tại Trường và trong việc hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần X20 (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w