Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những lễ hội truyền thống tiêu biểu của ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống 2.2. Phương thức làm việc: Cá nhân Tìm hiểu tư liệu qua sách báo, tạp chí và trực tiếp đi thực tập tại phòng Văn hóa huyện trong thời gian từ 2032013 2052013 Trong quá trình thực tập, tôi đã tham gia vào các hoạt động của phòng Văn hóa huyện Hậu Lộc và Ban văn hóa xã Ngư Lộc 2.3. Quá trình thực hiện Trong thời gian thực tập từ ngày 2032013 2052013 tôi đã lập một kế hoạch cụ thể như sau: Tuần 1: Làm quen với cơ sở thực tập Tuần 2,3: Tìm hiểu tư liệu về phòng Văn hóa Tuần 4,5,6,7: Cùng với phòng Văn hóa tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương như: Tham gia lễ công nhận di tích quốc gia chùa Cách tại xã Tuy Lộc, đến thăm các di tích văn hóa tại huyện Hậu Lộc, tham gia kỷ niệm ngày 304. đặc biệt trực tiếp đi tìm hiểu về lễ hội truyền thống tại xã Ngư Lộc. Tuần 8,9: Tổng kết quá trình thực tập tại cơ quan. 2.4. Kết quả đạt được Ngay sau khi nhận được nhiệm vụ, tôi đã về xã Ngư Lộc để tìm hiểu lễ hội truyền thống và đã thu thập được những kết quả sau: 2.4.1. Khái quát về xã Ngư Lộc 2.4.1.1. Điều kiện tự nhiên xã Ngư Lộc Ngư Lộc có vị trí ứng với khoảng 19,56 độ vĩ bắc, 105,58 độ kinh đông, nằm ở bãi ngang ở vùng đồi tương đối bằng phẳng của hai con sông Lạch Sung về phía Bắc và Lạch Trường ở phía Nam. Phía bắc giáp các xã Hưng Lộc, Đa Lộc; phía nam và tây nam giáp với Hải Lộc và một phần Minh Lộc. Phía đông là biển Đông thuộc Vịnh Bắc Bộ có đường bờ biển dài 1,2km được ngăn cách với đất liền bằng một con đê biển có chức năng ngăn sóng và nước biển gây ngập úng với các điểm dân cư. Cách bờ biển Ngư Lộc 5km về phía Đông là đảo Nẹ với diện tích khoảng 1km2, độ cao so với mực nước biển 70,8m. đảo Nẹ được xem là vị trí tiền tiêu của Hậu Lộc về quân sự nói chung và Ngư Lộc nói riêng. Đảo Nẹ còn là cột mốc chỉ đường cho tàu thuyền ngoài khơi trở về bến. Về phía Nam còn có hòn Sụp, hòn Bò và dãy núi Trường. Cửa Lạch kia nổi tiếng là thương cảng có nhiều thuyền buôn, thuyền đánh cá trong và ngoài nước ra vào buôn bán trao đổi hàng hóa. Nhìn vào bản đồ Diêm Phố xưa kia và Ngư Lộc hiện nay ta thấy được sự khác biệt hoàn toàn về vị trí địa lý. Từ vị trí cửa sông Lạch Trường (Hoằng Hóa), xa xưa ta thấy xã Diêm Phố thời kỳ tịnh tiến về phía Tây và Tây Bắc, ngày nay Diêm Phố có địa hình cơ bản ổn định ở hai cửa sông quan trọng này. Nhìn vào bản đồ xã Ngư Lộc hiện nay giống như hình thang, đáy nhỏ là phần đất ăn sâu vào địa phận xã Minh Lộc rộng 600m, đáy lớn là mặt biển rộng 1200m giống như mặt phễu đựng gió chính. Hàng năm, Diêm Phố được xem là điểm của những cơn gió mùa và bão biển. Bờ biển nơi đây có đặc điểm, bờ biển thấp, lõm và lầy bùn, điều này gây ra nhiều khó khăn nhất định cho việc đi lại trên biển nhất là ngày thủy triều rút. Mặt khác, vùng biển Ngư Lộc có năm cửa sông Châu Tuần bồi thải phù sa, phù du sinh vật quanh năm (sông Lạch Trường, Lạch Sung, Lạch Cầu, sông Đáy, sông Linh Cơ Hà Nam Ninh). Vì vậy, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của cư dân xã Ngư Lộc khá phát triển. Bên cạnh đó, trên tổng số diện tích 0,5km2, thành phần chủ yếu lại là đất cát (chiếm 30% diện tích). Loại đất này mịn, có màu vàng nhạt, dễ bở và có mùn, độ ẩm không cao nên năng suất cây trồng thiếu ổn định. Qua quá trình phát triển và tồn tại xã Ngư Lộc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai lũ lụt, làm cho xã nhiều thời gian bị kiệt quệ về kinh tế, đất đai bị thiếu hụt. Vào thời Nguyễn, xã phải mua đất hoặc vay đất các xã bên. Mặt khác, do là một bộ phận của miền biển Hậu Lộc, trực thuộc tiểu vùng khí hậu vùng biển phía Bắc Thanh Hóa nên khí hậu của miền biển Hậu Lộc biến đổi khá thất thường. Hàng năm xã có tổng nhiệt trên 86000C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 560C. Đáng chú ý là khoảng tháng 34 thường xuất hiện gió nồm đông, thỉnh thoảng có gió tây bắc xuất hiện gây trở ngại cho mùa vụ... Do sự biến đổi thất thường của khí hậu nên việc sản xuất cây trồng ở Ngư Lộc hầu như rất ít phát triển, dân cư tập trung vào việc khai thác phát triển kinh tế đánh bắt thủy hải sản. 2.4.1.2. Điều kiện xã hội Xưa kia xã Ngư Lộc được gọi là làng Diêm Phố. Diêm Phố thuộc diện “nhất xã, nhất thôn” ra đời từ rất sớm. theo địa chí Hậu Lộc (NXB khoa học xã hội 1990) viết : Thôn Diêm Phố có từ thế kỉ XII, nhân dân sinh sống trên mảnh đất Cồn Bò cạnh cửa sông Linh Trường cửa sông này là một nhánh của sông Mã từ huyện Hoằng Hóa chảy ra Hậu Lộc còn có tên là Lạch Trường. Bờ Nam có núi Trường và các đảo nhỏ : Hòn Bò, hòn Sung, hòn Nẹ tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt nam và mặt đông. Nhờ địa thế này mà con người từ xưa đã tự lập về đây sinh sống bằng nghề đánh cá. Khoảng thế kỉ I II (TCN), thành lũy huyện Dư Phát thuộc quận Cửu Chân đã xây dựng tại nơi đây. Vào những thế kỉ trước và sau công nguyên, cửa Lạch đã từng là một thương cảng quan trọng trên con đường hàng hải đến các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Dưới triều đại Phong kiến Việt Nam độc lập, mỗi lần vào phương Nam dẹp giặc, thủy quân lại lấy cửa biển Lạch Trường làm cứ điểm xuất phát. Cửa biển kín đáo là nơi cất giấu hạn thuyền yên ổn (NXB Khoa học xã hội), như thế là từ lâu đời người Diêm Phố đã có mặt nơi này. Sau cách mạng tháng Tám thành công, trong không khí vẻ vang cảu cuộc kháng chiến, xã Diêm Phố đổi tên thành xã Cao Thắng, đến năm 1947 đổi thành xã Vạn Thắng do Ủy ban Việt Minh và Ủy ban lâm thời lãnh đạo. Tháng 6 năm 1953 xã lại đổi tên thành xã Vạn Lộc, tồn tại đến tháng 7 năm 1953 thì giải tán chia thành 4 xã mới là Đa Lộc, Ngư Lộc, Minh Lộc, Hưng Lộc. Từ năm 1960 trong xu hướng xây dựng hợp tác xã, xã Ngư Lộc đã hình thành hai loại hình: Hợp tác xã Ngư nghiệp và hợp tác xã Thủ công nghiệp; mọi công việc từ sản xuất, xây dựng, đóng góp... đều do ban quản trị điều hành và lãnh đạo. Về mặt chính quyền thì tập trung vào Ủy ban hành chính xã (1976 đổi tên thành Ủy ban nhân dân). Quá trình phát triển hợp tác xã từ năm 1960 của xã Ngư Lộc trải qua nhiều thăng trầm biến đổi từ tập đoàn sản xuất hợp tác xã nhỏ, vừa theo địa nghề địa dư lao động tiến lên thành hợp tác xã lớn có phương tiện đánh bắt tiên tiến, doanh thu cao, lãi lớn giai đoạn 1975 1985. Bước vào thập niên đầu những năm 90, trước sự chuyển biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, thì hầu hết hợp tác xã đều làm ăn thua lỗ, gây không ít tác động xấu đến đời sống xã viên nói riêng và toàn bộ dân trong xã nói chung. Tình hình hiện nay với sự biến đổi mạnh mẽ, nhanh nhạy của nền kinh tế thị trường, bằng sự linh hoạt của các cấp lãnh đạo, xã Ngư Lộc ngày nay càng chuyển biến hết sức mạnh mẽ. có thể nói xã Ngư Lộc hiện nay đang từng ngày thay đổi theo thời kỳ, ở các cấp vĩ mô và vi mô. Trong cơ cấu hiện nay được chia làm bảy thôn: thôn Thắng Phúc, Thắng Lộc, Thắng Tây, Bắc Thọ, Nam Vương, Thành Lập, Chiến Thắng. Với dân số gần 17 nghìn người, có 2812 hộ dân, có một đội tàu gần 500 chiếc đủ sức đánh bắt cá khơi xa dài ngày. Nghề nghiệp chính của ngư dân là đánh cá và làm muối. Nghề làm muối có từ xa xưa và nay đã mất, chỉ có nghề đánh cá là tồn tại và phát triển. Ngày nay còn phát triển nghề thủ công, nghề chế biến hải sản, buôn bán hoặc một số nghề dịch vụ... Với chiều dài hơn 8 thế kỷ lập làng cùng với nghề đánh cá, người dân Ngư Lộc phải từng ngày đối mặt với phong ba bão táp giành giật bát cơm manh áo từ biển cả. Đã không ít lần biển cả dâng nước cướp đi toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn, thuyền ghe và cả tính mạng con người. Nhưng người dân nơi đây vẫn kiên trì bám làng, bám biển bởi họ là nhóm hậu duệ thành công nhất của người VIệt cổ sống ven biển, trên con đường phát triển văn hóa Hoa Lộc. Với một công thức đơn giản “lọc nước lấy cái”, người dân và tiên nhân của họ đã phải mày mò, từ việc xe dây làm lưới, mài đá cuội làm chì cho đến hình thành nhóm Bè, xóm Gõ để đánh bắt cá bằng những phương tiện thô sơ nhất. Trí khôn của con người luôn được sinh ra để đối phó với sự tàn phá hoang dại của thiên nhiên và con người đã chiến thắng. Trong lịch sử vạn chài, ít có nơi nào con người lại quần tụ lập làng sớm như Diêm Phố. Nơi có mật độ dân số cao nhất và tập trung nhiều dòng họ nhất. Thiếu trang 15 Nhau của đời sống xã hội, con người: Sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu...), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán... Không có một sinh hoạt truyền thống nào của nước ta lại sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng, vừa nguyên hợp này. Chủ thể của lễ hội truyền thống là cộng đồng, đó là cộng đồng làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị dân và hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. nói cách khác, không có lễ hội nào lại không thuộc từ một dạng cộng đồng của một cộng đồng nhất định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị văn hóa của lễ hội. Ba đặc trưng trên quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt với các loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại hình festival... 2.4.2.2. Những lễ hội truyền thống tiêu biểu của ngư dân xã Ngư Lộc Ngư Lộc là một xã ven biển của Hậu Lộc thuộc tỉnh Thanh Hóa. Cùng chịu tác động và hình thành, tổ chức các lễ hội truyền thống của Thanh Hóa. Tuy nhiên, do địa bàn sinh sống men theo bờ biển, điều kiện sinh sống chủ yếu phụ thuộc vào con thuyền, tấm lưới đánh bắt hải sản trên biển, thu hoạch thất thường, sự nguy hiểm lắm rủi ro là không thể lường trước đã cho ngư dân ở đây tin tưởng và mong chờ vào thế lực siêu nhiên, coi trọng và hết sức thành tâm với thờ cúng, tổ chức lễ hội để cầu bình an và may mắn. Do đó, những lễ hội truyền thống của ngư dân ở Ngư Lộc vừa có nét chung vừa có những nét đặc thù riêng. a) Lễ Cầu Ngư Theo lời kể của các bô lão trong làng thì lễ hội Cầu Ngư xuất phát từ tên lễ hội Cầu Mát của ngư dân làng Diêm Phố có từ khi làng mới thành lập vào thời nhà Lê. Lễ hội Cầu Ngư của làng Diêm Phố được bắt đầu từ ngày 212 242 âm lịch, các vị thần được thờ ở lễ hội này là Tam Bảo Phật, Tứ Vị Thánh Nương, Đông Hải Đại Vương, Nẹ Sơn Tôn Thần, Nam Hải Đại Tướng Quân... Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của xã, đồng thời là lễ hội lớn nhất và đặc trưng nhất của khu vực ven biển Thanh Hóa. Bởi vậy mà công tác chuẩn bị cho lễ hội hết sức cẩn thận và chu đáo. Công tác chuẩn bị Thời gian chuẩn bị diễn ra trước đó khoảng một tháng, từ công việc chọn nhà trọ, chọn địa điểm, tế lễ đến công tác chuẩn bị lễ phẩm… đều phải được tính toán sắp xếp một cách kỹ lưỡng, nếu để xảy ra sơ xuất trong ngày lễ thì dân làng coi như đó là điểm báo không tốt trong năm. Chọn nhà trọ Nhà trọ là địa điểm làm lễ phẩm cho lễ hội. Các chức sắc và hương lão trong làng phải họp nhau lại để làm việc chọn gia đình nhà trọ có đầy đủ các tiêu chuẩn: Gia đình trong năm không có tang, làm ăn phát đạt, có nếp sống kỷ cương, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc, phải có từ ba thế hệ chung sống trở lên, trong gia đình phải có người biết sắm lễ vật. Nếu gia đình nào được chọn thì đó là điều vinh dự và hết sức may mắn cho gia đình. Họ tự hào và tin rằng gia đình họ từ nay sẽ được các vị thần linh phù hộ cũng như được sự tôn trọng và yêu mến của dân làng. Cho nên, các thành viên trong gia đình đều cố gắng đóng góp sức lực của mình vào công việc mà được làng tin tưởng giao phó. Làm mũ ngũ sắc và đóng long châu Công việc này cũng rất quan tọng người được chọn làm, mũ ngũ sắc và đóng long châu phải là những người vừa có nghề lại vừa khéo tay, gia đình không có tang, nếp sống lành mạnh. Tất cả tập trung tại một gia đình khá giả được làng chọn cũng phải đảm bảo các tiêu chí nêu trên. Người chỉ đạo trong công việc này là một người già có hiểu biết và giỏi tay nghề do làng chọn. Ở đây, tất cả những người giam gia công việc của lễ hội làng đều nhất thiết phải là người không có tang trong năm, gia đình và bản thân phải trong sạch. Đóng long châu: Long châu là hình tượng thiêng liêng của lễ hội, cũng là hình tượng của nghề nghiệp bởi vậy địa điểm đóng long châu phải được chọn lựa một cách rất kỹ lưỡng. Theo thông tục hàng năm cứ vào khoảng mùng 24 tháng 2, ban tổ chức lễ hội bắt đầu rải ván đóng long châu. Trước đó phải nhờ thầy xem ngày và chọn giờ tốt sau đó lên nghè Diêm Phố làm lễ xin với Thần, Phật được tiến hành công việc đóng long châu. Do tính chất quan trọng và thần bí, nên việc chọn các thợ đóng long châu cũng phải được chọn lựa rất kỹ càng. Tổ thợ làm công việc này được chọn khoảng 20 người yêu cầu phải thật sự giỏi nghề, trong sạch trong cuộc sống và hơn hết gia đình không có tang. Để thực hiện việc đóng long châu, chủ tế phải xin chân nhang từ khu nghè Diêm Phố xuống khu đóng long châu. Đúng giờ tốt chủ tế vào cáo lễ với các thần thánh, tiếp đó người thợ cả vào phạt mộc, mở đầu công việc đầu tiên của lễ hội Cầu Ngư. Sau khi công việc rải ván hoàn tất, công việc đóng long châu bắt đầu. Thuyền đóng có chiều dài 6m, cao 1m, bụng thuyền nơi rộng nhất là 1,2m. Khung thuyền làm bằng luồng, nứa đóng chốt chắc chắn, xung quanh thuyền được dán giấy màu xám có trang trí hình ảnh các con vật ở biển như cá, tôm, cua, mực… Hai bên thuyền có trang trí hai dãy đuôi leo nhiều màu sắc giữa lòng thuyền có một cột buồm với lá buồm bằng giấy xòe rộng. Hàng đêm từ lúc 0h5 phút tại khu đóng long châu đều tiến hành các lễ sang canh, điều này có ý nghĩa vừa như một lời báo cáo công việc lại vừa mang ý nghĩa cầu mong các thần, thánh cho công việc tiến hành tỏng những ngày tiếp theo được thuận lợi. Sau khi tổ thơ đã làm xong các phần căn bản của long châu thì người chủ tế phải xem ngày giờ tốt để lên đầu rộng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện công việc này phải có lễ báo cáo công việc với các chủ vị thần, thánh. Tổ thợ đưa toàn bộ trang thiết bị tượng để lắp ráp lên thuyền rộng. Công việc được tiến hành tỉ mỉ và yêu cầu phải có sự thành thạo và hiểu biết tâm linh cao. Trong đó, việc “điểm nhãn” được xem là việc quan trọng nhất, cần phải xem ngày giờ để điển nhãn cho tượng. Mắt tượng khi điểm phải có thần khí thể hiện khí phách trang nghiêm. Cuối cùng khi phải hoàn tất, ông chủ tế đặt vào lòng thuyền gạo, muối. Một quả bí ngô chín và một đùm thuốc lào… Những thứ này là thực phẩm tối thiểu của người đi biển ở làng Diêm Phố. Làm mũ ngũ sắc: Mũ ngũ sắc được làm từ năm loại giấy, mỗi loại có một màu sắc khác nhau bởi vậy mới gọi là mũ ngũ sắc. Khung của mũ được uốn từ nguyên liệu nứa tươi có hình như mũ tế, sau đó dùng giấy màu dán xung quanh rồi trang trí nhiều hoa văn như đôi rồng chầu chữ thọ hoặc đôi rồng chầu hoa văn như đôi rồng chầu chữ thọ hoặc đôi rồng chầu mặt trời. Đằng sau mũ có dán hai dải bằng giấy. Sắm lễ phẩm: Trong lễ thờ không thể thiếu được các loại lễ phẩm. Riêng lễ cúng phật ở chùa phải là mâm cỗ chyaj, còn thịt lợn, thịt gà, thịt vịt… Theo quan niệm của như dân ở đây, con gà là loại vật thể hiện sức mạnh, nhạy cảm và cần xem chân gà để đoán vận mệnh của làng trong năm. Con vịt thì chuyên mò cua bắt cá, để kiếm sống, rất gần với nghề đánh bắt của ngư dân làng Diêm Phố. Ngoài ra lễ vật còn có hoa quả, trầu rượu và vàng hương. Làm vệ sinh làng xóm: Cứ đến ngày 20 tháng 2 hàng năm, cả làng Diêm Phố dù công việc ra đình bận đến đâu cũng đều gác lại. Từ sáng sớm mọi người từ già đến trẻ em đều tự giác quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, đường làng, các khuôn viên của nghè, đền chùa, sạch sẽ, việc làm không cần có người nhắc nhở, tất cả đều tự giác.
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÒNG VĂN HÓA HUYỆN HẬU LỘC 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tổng diện tích tự nhiên của Hậu Lộc 146,6km 2, đứng thứ 19 về diện tích tự nhiên trong 23 đơn vị huyện, thị của Thanh Hóa Huyện Hậu Lộc diện tích tuy nhỏ nhưng địa hình đa dạng, có đồi núi và thung lũng, có đồng chiêm trũng và đồng cao vàm, có bãi bồi phù sa và cồn cát ven biển, có biển cả và hải đảo Hậu Lộc có đầy đủ 3 dạng địa hình, từ đồng bằng thuộc các xã Lộc Tân, Thịnh Lộc, Xuân Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc đến vùng đồi núi thuộc các xã Triệu Lộc, Tiến Lộc, Thành Lộc, Châu Lộc, Đại Lộc, Đồng Lộc và ven biển là các xã Hòa Lộc, Hải Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Đa Lộc Huyện có hệ thống sông đào khá dày đặc Hàng năm cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và thoát lũ vào mùa mưa Do vậy tình trạng hạn hán và ngập lụt ít khi xảy ra Hậu Lộc có khí hậu đặc trưng của khí hậu đồng bằng Thanh Hóa Hậu Lộc nằm ở tiểu vùng khí hậu ven biển Khí hậu Hậu Lộc có nét riêng biệt của một tiểu vùng ven biển nhưng những nét khác biệt đó không có gì lớn lắm so với đặc điểm chung của vùng đồng bằng Thanh Hóa Hậu Lộc thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa: nóng, ẩm, có mùa đông lạnh ít mưa kèm theo sương giá, sương muối, mùa hè nóng mưa nhiều, có gió tây khô nóng Nhưng vì gần biển nên mùa đông đỡ lạnh và ít sương giá, sương muối hơn, mùa hè đỡ nóng hơn lại có gió đất gió biển góp phần điều hòa khí hậu Tổng nhiệt độ năm là 8.600 0C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối từ 5-60C, nhiệt độ cao nhất chưa qua 410C Đáng chú ý là khoảng tháng 3-4 xuất hiện gió nồm đông, thỉnh thoảng có gió tây bắc xuất hiện gây trở ngại cho mùa vụ Nhìn chung địa giới Hậu Lộc được phân định phù hợp với duyên cách tự nhiên của sông núi Phía Bắc sông Lèn, một nhánh của sông Mã chảy từ ngã ba sông Bông đến cửa Sung, đây là đường biên giới tự nhiên giữa huyện Hậu Lộc 1 với hai huyện Hà Trung và Nga Sơn Phía Tây và Nam Hậu Lộc giáp với huyện Hoằng Hóa bởi núi Sơn Trang, sông Âu và sông Lạch Trường, phía Đông giáp biển Bờ biển Hậu Lộc thuộc loại bờ biển thấp, phẳng và lầy bùn Núi Trường và các đảo nhỏ (hòn Bò, hòn Súp, hòn Nẹ) tạo thành một cánh cung án ngữ sóng gió mặt Nam và mặt Đông Hậu Lộc là một huyện có diện tích nhỏ, nhưng mật độ dân số cao ở Thanh Hóa Dân số của huyện tính đến năm 2009 là 163.971 người, mật độ 1.212 người/km2 Thành phần dân tộc của huyện chủ yếu là người Kinh Theo số liệu điều tra 1/4/2009 toàn bộ huyện có tất cả 163.971 nhân khẩu Do điều kiện tự nhiên để ổn định và phát triển sản xuất đã hình thành 3 vùng kinh tế là: Vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng biển Trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế của Hậu lộc đã có bước tăng trưởng khá Giá trị tổng sản phẩm GDP năm 2005 đạt 755 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2000 - 2005) đạt 9,6% Cơ cấu kinh tế năm 2005: Nông - Lâm - Ngư nghiệp 55%, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 14,2%, Thương mại Dịch vụ 30,8% Đặc sản nổi tiếng của huyện trong và ngoài tỉnh với rượu Chi Nê (xã Cầu Lộc), mắm tôm, mắm chua và hải sản khô Ngư Lộc Không chỉ kinh tế Hậu Lộc phát triển mà Giáo dục và đào tạo của Hậu Lộc hiện nay cũng đang được quan tâm và phát triển rất mạnh Huyện Hậu Lộc có tất cả 5 trường THPT và một trung tâm Giáo dục thường xuyên, mỗi xã đều có ít nhất 1 trường Trung học cơ sở và 1 trường tiểu học cơ sở Các trường đang không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Các trường THPT là trường THPT Hậu Lộc 1, trường THPT Hậu Lộc 2, trường THPT Hậu Lộc 3, trường THPT Hậu Lộc 4, trường THPT Đinh Chương Dương Trước sự đổi mới và phát triển của huyện, Phòng văn hóa huyện đã cùng hình thành và phát triển Trước đây khi mới ra đời phòng văn hóa Thể thao và Du lịch có tên là phòng Văn hóa thông tin, nhân viên của phòng chỉ có một 2 người đảm đương công việc Khi đất nước thống nhất, xã hội phát triển và văn hóa có sự hội nhập, Phòng Văn hóa thông tin không chỉ kiêm một mảng văn hóa mà còn hướng tới phát triển mọi mặt, phòng Văn hóa thông tin được đổi tên thành Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch được bố trí thêm nhân sự để đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất nước Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có tới 5 nhân viên và đều có bằng cấp đại học, đã được biên chế Hiện nay phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch của huyện Hậu Lộc đang hoạt động rất tốt góp phần cho huyện ủy ngày càng vững mạnh 1.2 Chức năng hoạt động của cơ quan tiếp nhận Địa điểm thực tập là phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch của huyện Hậu Lộc Phòng văn hóa đóng trong Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc dặt tại trung tâm huyện là thị trấn Hậu Lộc Nơi đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của huyện Ủy ban nhân dân huyện cách quốc lộ 1A khoảng 5km, cách biển đông khoảng 8km đây là nơi đầu não của huyện trong mọi hoạt động Phòng Văn hóa huyện Hậu Lộc nằm ở khu nhà hai tầng, được đặt ở vị trí nhìn thẳng ra mặt đường, rất dễ quan sát Phòng Văn hóa gồm có hai văn phòng: Văn phòng của trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch và một văn phòng của nhân viên Nhìn chung, văn phòng của trung tâm văn hóa rất rộng rãi, thoáng mát với vị trí đặt ở tầng hai nên khá yên tĩnh để làm việc trong phòng có đầy đủ cơ sở vật chất, tài liệu để tạo mọi điều kiện cho việc nắm bắt tình hình văn hóa của địa bàn huyện Trưởng phòng Văn hóa huyện là ông Hoàng Ngọc Hải Ông đã có nhiều năm kinhg nghiệm trong công tác quản lý văn hóa Hoàng Ngọc Hải đã có trên 20 năm kinh nghiệm về vấn đề văn hóa của huyện Hậu Lộc Với một trưởng phòng có nhiều năm kinh nghiệm và có bằng cấp đại học như trưởng phòng văn hóa đã và đang dẫn dắt văn hóa trong huyện phát huy được tiềm năng sức mạnh, đồng thời điều đó cũng góp phần cho nền kinh tế của huyện phát triển 3 Phòng Văn hóa huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc Phòng Văn hóa và thông tin có tư cách pháp nahan, có con cấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế về công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa, thông tin và du lịch, Sở Thông tin và truyền thông Phòng Văn hóa và thông tin huyện có chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc quản lý nhà nước về: Văn hóa, gia đình; thể dục thể thao; du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin; cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh và các dịch vụ công cộng thuộc chức năng nhiệm vụ được giao trên địa bàn huyện; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc, cụ thể: a Nhiệm vụ và quyền hạn thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước được giao - Trình ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn và từng năm; đề án, chương trình phát triển ngành theo chức năng, nhiệm vụ của phòng trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện cải cách hành chính, xã hội trong lĩnh vực nhà nước được giao - Trình chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao thuộc thẩm quyền ban hành của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phê duyệt; hướng dẫn, thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quản lý, hoạt động phát triển sự nghiệp ngành, lĩnh vực; văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông; chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chống bạo lực trong gia đình - Giúp Ủy ban nhân dân huyện thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc các lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện 4 - Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật - Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao, du lịch, thông tin và truyền thông đối với cán bộ chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân các xã - Tổ chức ứng dụng khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ của phòng - Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông - Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng về lĩnh vực được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân huyện - Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và ủy quyền, phân cấp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện - Cơ quan thường trực của các Ban chỉ đạo: Các ngày lễ lớn, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội huyện b Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch - Hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện phong trào văn hóa, văn nghệ; phong trào luyện tập thể dục, thể thao; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa; bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện 5 - Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao, các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở, các cơ sở hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, điểm vui chơi công cộng thuộc phạm vi quản lý của phòng trên địa bàn huyện - Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh rta việc chấp hành pháp luật về hoạt động văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; phối hợp các ngành chức năng giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đơn cứu xét của công dân về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch theo quy định của pháp luật c Nhiệm vụ và quyền hạn cụt hể về lĩnh vực thông tin và truyền thông - Giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tổ chức công tác bảo vệ an toàn, an ninh thông tin trong các hoạt động bưu chính, chuyển phát, viễn thông, công nghệ thông tin, internet, phát thanh - Chịu trách nhiệm theo dõi và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện - Tổ chức thực hiện việc quản lý, kiểm tra và hướng dẫn các xã quản lý các đại lý bưu chính, viễn thông, internet trên địa bàn theo quy định của pháp luật - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và cá nhân trên địa bàn huyện thực hiện pháp luật về các lĩnh vực bưu chính, viễn thông và internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh, quảng cáo, báo chí, xuất bản - Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với mạng lưới phát thanh, truyền thanh cơ sở d Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật 1.3 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 1.3.1 Sơ đồ tổ chức 6 Trưởng phòng Văn hóa Phó phòng Văn hóa Chuyên viên văn hóa Chuyên viên TDTT Chuyên viên CNTT 1.3.2 Bố trí nhân sự Phòng Văn hóa huyện là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Hậu Lộc Chức năng nhiệm vụ chính của phòng là tham mưu quản lý nhà nước, công tác văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin truyền thông Hiện nay phòng có 5 biên chế cán bộ: trưởng phòng là ông Hoàng Ngọc Hải, phụ trách chung, một phó phòng là bà Nguyễn Thị Thắm phụ trách công tác du lịch, gia đình và thông tin truyền thông; một chuyên viên văn hóa, một chuyên viên thể thao và một chuyên viên về công nghệ thông tin Tất cả đều có trình độ đại học Ban quản lý di tích và danh thắng huyện Hậu Lộc do ông phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Luệ phụ trách khối Văn hóa làm trưởng ban, trưởng phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch làm phó ban, các thành viên của ban chỉ đạo bao gồm đại diện Mặt trận tổ quốc, ban tuyên giáo, phòng tài chính, phòng công thương, ban tôn giáo, phòng tài nguyên môi trường, công an huyện và các đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã thị trấn có di tích xếp hạng Hiện tại phòng Văn hóa do ông Hoàng Ngọc Hải làm trưởng phòng Ông Hoàng Ngọc Hải quản lý mọi vấn đề của phòng Văn hóa và phân công công tác cho nhân viên trong phòng Văn hóa Ông còn là phó ban quản lý di tích của 7 huyện Ông thường xuyên đi tới các địa bàn của ban quản lý văn hóa của xã để chỉ đạo những vấn đề văn hóa Với những kinh nghiệm, trình độ và sự nhiệt huyết của mình ông Hoàng Ngọc Hải đang cáng đáng vai trò là một trưởng phòng Văn hóa xuất sắc Ông cũng như phòng Văn hóa huyện Hậu Lộc nhiều năm liền đã được Thủ tướng chính phủ và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tặng bằng khen Phó phòng Văn hóa là bà Nguyễn Thị Thắm Bà Nguyễn Thị Thắm phụ trách công tác du lịch, gia đình và truyền thông Với một trình độ chuyên môn, với sự nhiệt huyết trong công việc, bà Nguyễn Thị Thắm đã và đang là một phó phòng gương mẫu và đầy trách nhiệm Một chuyên viên văn hóa là bà Mai Thị Hoan Với trình độ và kinh nghiệm hiểu biết về các vấn đề văn hóa bà đã có nhiều đóng góp cho công tác văn hóa Bà đã và đang hoạt động trong công tác gìn giữ nét văn hóa của huyện Hậu Lộc như: làng văn hóa, cơ quan văn hóa, di tích văn hóa Một chuyên viên về thể dục thể thao của phòng là ông Lưu Trung Công rất am hiểu vấn đề và có một trình độ chuyên môn nhất định nên hiện nay thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của huyện rất phát triển Điều này thấy rõ nhất trong mỗi hội trại hè của huyện đã mang lại được những ngày hè sôi động và lành mạnh cho thanh thiếu niên của huyện Phòng văn hóa còn có một chuyên viên công nghệ thông tin có trình độ đại học là bà Nguyễn Thị Phúc Với một trình độ nhất định và nhiệt huyết trong công việc nên huyện Hậu Lộc đã có được một kênh quảng bá về huyện Hiện nay huyện đã thành lập được rang web và đã đưa rất nhiều thông tin của huyện đến với công chúng bạn đọc Nhìn chung sơ đồ tổ chức của phòng Văn hóa huyện Hậu Lộc là khá hoàn chỉnh và quy mô Chức năng hoạt động cũng được phân công công việc một cách rõ ràng và phù hợp với trình độ cũng như kinh nghiệm của mỗi người 8 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN TIẾP NHẬN 2.1 Mô tả công việc được giao tìm hiểu “Lễ hội truyền thống của ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa” Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và xã hội xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những lễ hội truyền thống tiêu biểu của ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống 2.2 Phương thức làm việc: Cá nhân Tìm hiểu tư liệu qua sách báo, tạp chí và trực tiếp đi thực tập tại phòng Văn hóa huyện trong thời gian từ 20/3/2013 - 20/5/2013 Trong quá trình thực tập, tôi đã tham gia vào các hoạt động của phòng Văn hóa huyện Hậu Lộc và Ban văn hóa xã Ngư Lộc 2.3 Quá trình thực hiện Trong thời gian thực tập từ ngày 20/3/2013 - 20/5/2013 tôi đã lập một kế hoạch cụ thể như sau: Tuần 1: Làm quen với cơ sở thực tập Tuần 2,3: Tìm hiểu tư liệu về phòng Văn hóa Tuần 4,5,6,7: Cùng với phòng Văn hóa tham gia các hoạt động văn hóa tại địa phương như: Tham gia lễ công nhận di tích quốc gia chùa Cách tại xã Tuy Lộc, đến thăm các di tích văn hóa tại huyện Hậu Lộc, tham gia kỷ niệm ngày 30/4 đặc biệt trực tiếp đi tìm hiểu về lễ hội truyền thống tại xã Ngư Lộc Tuần 8,9: Tổng kết quá trình thực tập tại cơ quan 2.4 Kết quả đạt được Ngay sau khi nhận được nhiệm vụ, tôi đã về xã Ngư Lộc để tìm hiểu lễ hội truyền thống và đã thu thập được những kết quả sau: 2.4.1 Khái quát về xã Ngư Lộc 2.4.1.1 Điều kiện tự nhiên xã Ngư Lộc 9 Ngư Lộc có vị trí ứng với khoảng 19,56 độ vĩ bắc, 105,58 độ kinh đông, nằm ở bãi ngang ở vùng đồi tương đối bằng phẳng của hai con sông Lạch Sung về phía Bắc và Lạch Trường ở phía Nam Phía bắc giáp các xã Hưng Lộc, Đa Lộc; phía nam và tây nam giáp với Hải Lộc và một phần Minh Lộc Phía đông là biển Đông thuộc Vịnh Bắc Bộ có đường bờ biển dài 1,2km được ngăn cách với đất liền bằng một con đê biển có chức năng ngăn sóng và nước biển gây ngập úng với các điểm dân cư Cách bờ biển Ngư Lộc 5km về phía Đông là đảo Nẹ với diện tích khoảng 1km2, độ cao so với mực nước biển 70,8m đảo Nẹ được xem là vị trí tiền tiêu của Hậu Lộc về quân sự nói chung và Ngư Lộc nói riêng Đảo Nẹ còn là cột mốc chỉ đường cho tàu thuyền ngoài khơi trở về bến Về phía Nam còn có hòn Sụp, hòn Bò và dãy núi Trường Cửa Lạch kia nổi tiếng là thương cảng có nhiều thuyền buôn, thuyền đánh cá trong và ngoài nước ra vào buôn bán trao đổi hàng hóa Nhìn vào bản đồ Diêm Phố xưa kia và Ngư Lộc hiện nay ta thấy được sự khác biệt hoàn toàn về vị trí địa lý Từ vị trí cửa sông Lạch Trường (Hoằng Hóa), xa xưa ta thấy xã Diêm Phố thời kỳ tịnh tiến về phía Tây và Tây Bắc, ngày nay Diêm Phố có địa hình cơ bản ổn định ở hai cửa sông quan trọng này Nhìn vào bản đồ xã Ngư Lộc hiện nay giống như hình thang, đáy nhỏ là phần đất ăn sâu vào địa phận xã Minh Lộc rộng 600m, đáy lớn là mặt biển rộng 1200m giống như mặt phễu đựng gió chính Hàng năm, Diêm Phố được xem là điểm của những cơn gió mùa và bão biển Bờ biển nơi đây có đặc điểm, bờ biển thấp, lõm và lầy bùn, điều này gây ra nhiều khó khăn nhất định cho việc đi lại trên biển nhất là ngày thủy triều rút Mặt khác, vùng biển Ngư Lộc có năm cửa sông Châu Tuần bồi thải phù sa, phù du sinh vật quanh năm (sông Lạch Trường, Lạch Sung, Lạch Cầu, sông Đáy, sông Linh Cơ - Hà Nam Ninh) Vì vậy, việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của cư dân xã Ngư Lộc khá phát triển Bên cạnh đó, trên tổng số diện tích 0,5km 2, thành phần chủ yếu lại là đất cát (chiếm 30% diện tích) Loại đất này mịn, có màu vàng nhạt, dễ bở và có 10 Nữ: Em là con gái xóm bè Khéo đánh hát dò, khéo đề con quay Đã mừng phận đẹp duyên may Lấy chồng làng Gõ em nay đợi chờ Nam: Được như lời nói anh mừng Đã như lời nói, xin đừng nghe ai Được như lời nói không sai Tháng giêng đến giỗ, tháng hai làm nhà Tháng ba ăn cưới đôi ta Đẹp duyên đẹp số mẹ cha lòng Nữ: Anh về mua gỗ đóng giường Mua tre làm vạc, mua luồng làm song Mua thêm đôi chiếu cỗ mùng Rồi ra em vợ anh chồng mới nên Hát diễn: Đó là lời hát tiễn biệt chia tay nhau Nữ: Anh về em những âu sầu Còn như thả lưới bể sâu khôn dò Nam: Bởi lòng đã trót đã mang Ngõ nghe nhìn xuống thêng thang Lạch Trường Ra về lòng những vấn vương 25 Tat nâng chén rượu kề môi Tay gạt nước mắt anh ơi đừng về Xin anh giữ lấy lời thề Rồi mai ta lại ngồi kề bên nhau Nữ: Em tiễn anh đến tận bến sông Con đò cập bến, anh không muôn về Lời hát ghẹo ở Diêm phố - Ngư Lộc gồm ba chặng chín lời hát rất dài, người hát có thể chủ động trên cơ sở từ sườn đó mà sáng tạo cho phù hợp với tình cảnh nơi diễn ra cuộc hát Vì thế những nét sinh hoạt đời thường trong cuộc sống của người dây nơi đây được phản ánh rất rõ nét trong lời hát - Trò đua thuyền: Trò đua thuyền được xem là trò chơi chính của lễ hội cũng như của người dân Diêm Phố xưa và Ngư Lộc ngày này Đây là một trò chơi tập thể có sức thu hút lớn với cả người tham gia và người xem Cuộc đua không chỉ diễn ra giữa các thuyền đua với nhau mà nó thực sự là cuộc đua giữa các xóm (xưa) và giữa các thôn (ngày này) với nhau Trước đây đua thuyền thường diễn ra vào ngày thứ hai, thứ ba (tức 22 - 23 tháng 2) Khi đó làng Diêm Phố có bốn xóm là Đông, Đoài, Nam, Bắc Mỗi xóm phải chọn một chiếc thuyền tốt, lau chùi sạch sẽ, kéo lên bờ để cho khô, có thể ghép thêm tấm ván ở đầu và đuôi thuyền Bên ngoài thuyền dùng sơn các màu vẽ trang trí đầu rồng ở đầu thuyền và đuôi rồng ở cuối thuyền Quân bơi được lựa chọn trong xóm mình gồm 24 người con trai tuổi từ 18 đến 30, có sức khỏe, có tay nghề sông biển giới, gia đình kỷ cương hòa thuận, trong năm gia đình không có tang Trang phục của quân bơi là mọi người đều đóng khố bằng vải màu nâu thẫm, thắt ngang lưng dải lụa màu xanh, đầu chít khăn đầu rìu bằng vải màu đỏ Mỗi thuyền đều có một người hoa tiêu, một người tát nước, năm người cầm chèo, mười sáu người cầm đầm bơi Địa điểm đua thuyền là đoạn biển từ đầu làng đến cuối làng dài khoảng 1km, hai đầu đều cắm tiêu làm mốc Trước khi vào cuộc đua và quân bơi tập 26 trung ở vị trí quy định sẵn sàng chờ lệnh Trọng tài là các chức sắc và vài cụ cao tuổi trong làng Một hồi trống nổi lên, người chỉ huy phất cờ lệnh, chiêng trống náo động, tất cả các quân bơi đều nhảy xuống thuyền của xóm mình Khi người cầm lái hướng mũi thuyền lướt sóng trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng ngàn người xem Các thuyền phải đi hết "ba khoanh sáu lượt" vòng qua hai cột tiêu Thuyền vào trước tiến thẳng vào bờ trong tiếng hò reo vang dội của dân làng Giải thưởng khi đó là những tấm nhiễu, tấm lụa và các quan tiền đồng Dù thắng hay thua quân bơi của cả bốn thuyền đều được nhân dân rót rượu chúc mừng và đót pháo để đón tiếp Sau đó cả làng mở cuộc khao quân, cuộc vui này kéo dài tới tận khuya Ngày nay trò đua thuyền vẫn được người dân nơi đây giữ gìn thậm chí còn được phát huy mạnh hơn Tuy nhiên cũng có một số thay đổi, do hội đua thuyền ngày càng được tổ chức quy mô và trở thành một hoạt động văn hóa độc lập Vì vậy hội đua thuyền trong mấy năm trở lại đây thương tách ra tổ chức vào dịp Quốc khánh mừng mùng 2 tháng 9 Hội diễn trong ba ngày từ 30 đến ngày mùng 2 tháng 9 Trước đây làng Diêm Phố chỉ có bốn xóm :Đông, Đoài, Nam, Bắc ứng với bốn thuyền đua, nhưng đến nay Diêm Phố đổi thành xã Ngư Lộc, trong đó xã được chia làm bảy thôn : Thành Lập, Nam Vượng, Bắc Thọ, Chiến Thắng, Thắng Lộc, Thắng Diêm Phố là một điểm sáng của phần Hội nó vừa có tác động góp phần làm cho tình đoàn kết trong xã tăng lên, nhưng trên hết hội đua thuyền là thể hiện khát vọng của những ngư dân trước biển và dựa vào biển để tồn tại * Trò kéo co Cũng giống như các trò khác, trò kéo co cũng là một trò chơi truyền thống trong lễ hội Cầu Ngư Trò kéo co cũng được chia làm 7 đội, của 7 thôn mỗi đội chơi gồm 11 người, người chơi được chọn phải là người trai tráng, khỏe mạnh Các thôn được bốc thăm đấu với nhau, khi công việc bốc thăm hoàn tất, vào thời điểm đã định khi trọng tài phát hiệu lệnh bắt đầu, hai đội đấu ra sức thi nhau giành phần thắng về mình trong tiếng hò reo cổ vũ của người xem 27 Người tham gia hội đều mang trong mình tâm lý vui là chính, thắng thua không quan trọng, miễn là góp phần để lễ hội thêm nhộn nhịp Điều đáng nói là trong phần hội lại không hề hạn chế người tham gia phải là người trong xã, nên chính điều này đã tạo ra một hương sắc mới của lễ hội Cầu Ngư, một lễ hội với không gian mở, hòa đồng trong mọi cộng đồng dân cư Phần hội được kết thúc vào đêm 23 tháng 2, đây cũng chính thời khắc sang canh quan trọng của lễ hội Cầu Ngư để bước vào ngày lễ chính của hội làng II.2.2 VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯ DÂN XÃ NGƯ LỘC HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức vào dịp cuối mùa xuân, sau khi nhân dân trong xã đã tổ chức xong lễ cúng năm mới cho mỗi gia đình Vì vậy lễ hội Cầu Ngư đóng vai trò như một buổi tổng kết tâm linh cuối năm của toàn đân trong xã, gửi mọi nguyện vọng của cư dân đến các vị thần thánh linh thiêng Việc tổ chức lễ hội Cầu Ngư vào thời gian này có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của mỗi gia đình Bởi lẽ, cái tính chất tâm linh thần bí của lễ hội Cầu Ngư như một sự bao trùm, tổng quát, đưa mọ khát vọng của các ngư dân nói riêng và nhân dân trong xã nói chung đến các thần linh nhờ sự chứng giám của các "Ngài" để ban phước lành cũng như che chở cho dân cư của xã trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống Đến dịp lễ hội Cầu Ngư (24 2 âm lịch) theo thông tục thì cứ vào khoảng ngày 22 mọi gia đình trong xã, không phân biệt giàu nghèo, tùy thuộc vào hoàn cảnh đều nô nức sắm lễ để đến với lễ hội Bên cạnh lễ vật, thì bao giờ mỗi gia đình cũng có một vài bản sớ để dâng lên các thánh thần, theo cách nghĩ của họ, những vị thánh thần được mời về lễ hội là những đấng linh thiêng nhất đại diện cho trời đất, vì vậy vào ngày lễ hội là dịp quan trọng để cho mọi cư dân bày tỏ những mong muốn, khát vọng của mình đến với các vị thần linh của biển cả, nhờ ơn đức của thần để che chở cho họ trước sóng to gió lớn, dẫn dắt họ vào 28 những luồng tôm, cá Mặt khác, ở trong mỗi dòng họ, lễ hội Cầu Ngư cũng là dịp quan trọng để bày tỏ niềm ngưỡng vọng của mỗi chi, họ mình đến các vị thần linh Theo họ, những vị tổ tiên trong tờ đường của mỗi nhà thờ là những người thân tín, phụ giúp cho các thần trong công việc Vì vậy, trong những tấu sớ dâng lên các thánh thần tối cao, mong các vị thần che chở cho con cháu mình, tránh được những điều khó khăn trong cuộc sống những tờ đơn, lá sớ của mỗi nhà, mỗi họ trước sự uy nghiêm của Long Châu, sẽ được các vị thần thánh ban phước lành cho nhân dân Đặc biệt, trong ngày cuối cùng của lễ hội, khi rước Long Châu đi "hóa vàng", mọi người dân xung quanh khu vực rước bất kể già trẻ, gái trai đều chắp tay cầu khấn trước sự uy nghiêm của Long Châu và hội đồng thần biển cả Chính sự tôn nghiêm đầy thần bí đó là một trong những sắc tố làm cho không khí lễ hội thêm thần bí và cao siêu CHƯƠNG III : BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở XÃ NGƯ LỘC - HẬU LỘC THANH HÓA III.1 Bảo tồn và phát huy Với tầm quan trọng của lễ hội Cầu Ngư trong đời sống tâm linh của ngư dân xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa Vì vậy, việc bảo lưu và phát huy những vẻ đẹp vốn có của nó luôn là điều cần thiết Trong nhiều năm qua, các cấp lãnh đạo và nhân dân trong xã đã dốc nhiều tâm huyết, để đưa lễ hội Cầu Ngư thực sự là ngày Lễ quan trọng và điển hình truyền thống văn hóa của địa phương Qua nhiều năm tổ chức lễ hội cho thấy, mỗi khi có dịp lễ hội thì mọi ngư dân trong làng nói chung và khách thập phương nói riêng đều nô nức về dự lễ Mỗi người mỗi tâm nguyện nhưng nhìn chung ở đó là cả một lòng cung kính, sự ngưỡng vọng đối với một thế giới tâm linh siêu hình, nơi mà các vị thần linh đang ngự trị Cái đáng nói ở đây là mọi sự 29 ngưỡng vọng của họ không phải là mê tín, mà sự thành tâm đó đều hướng về thực tiễn, hướng về những vị thần bảo trợ cho nghề nghiệp của họ chính điều đó gó phần làm lu mờ tính dị đoan vô vị, làm đổ vỡ hình thức buôn thánh bán thần của những kẻ cơ hội Vì vậy, trong nhiều năm qua nó làm cho lễ hội Cầu Ngư thực sự có chỗ đứng quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc thần linh thần tỉnh Thanh Hóa Bên cạnh nét tâm linh thần bí, lễ hội Cầu Ngư còn mang trong mình vẻ đẹp đời sống rât sâu sắc Trong nhiều năm trở lại đây, việc kết hợp giữa phần Lễ và phần Hội đã góp phần Hội đã góp phần tạo ra một không gian mở rất ấn tượng Trong phần Hội, ngoai sự đua tranh thường gặp thì ở đó vẫn ẩn chứa rất rõ nét tình hữu nghị làng xóm, tính thống nhất nghề nghiệp Đó là một yếu tố mà ít lễ hội nào có được Ở mọi cuộc vui chơi, tính đua tranh, thắng thua đều bị gạt bỏ, chỉ để trong đó sự ngự trị của cả một bầu không khí trong sáng, tình đoàn kết, lòng mến khách mà quan trọng nhất đó là tình hữu nghị trong nghề nghiệp Và những vẻ đẹp đó là một trong những bề nổi rõ nét, đặc sắc của lễ hội Cầu Ngư Qua bao thời gian đổi thay, Cầu Ngư của ngư dân trong xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa luôn thu hút được sự chú ý của nhân dân địa phương và khách thập phương quanh vùng Tuy nhiên điều đáng nói là cái cách thu hút của lễ hội Cầu Ngư khác hoàn toàn với những lễ hội khác Nó không ồn ào, không phô trương, nhưng lại có sức thu hút kì lạ Điểm thu hút của lễ hội Cầu Ngư không phải được tập trung ở sự hào nhoáng của nó, mà cái cách nó thu hút chính là bởi cái không khí tâm linh thần bí mà lễ hội vốn có Những người con xa quê hương khi trở về dự lễ hội thì mục đích đầu tiên là lòng thành về với tổ tiên, thần thánh về với quê hương để chứng kiến sự linh thiêng của hội làng truyền thống Họ mang đến lễ hội quê mình tất cả niềm ngưỡng vọng, niềm tin tuyệt đối đến các thánh thần, không vụ lợi đua chen, chỉ mỗi lòng thành mong các vị thần chứng giám Đó là nét đẹp tâm hồn đặc biệt của mỗi người dân Ngư Lộc, một nét đẹp 30 mà ít ở vùng quê ven biển nào có được Không những vậy, trong mỗi dịp lễ hội diễn ra thì bất cứ nơi đâu ở mọi miền tổ quốc, khách thập phương đều được quyền về tham gia lễ hội, đó là tính chất mở, tính thoáng đạt rõ nét, một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống Mặc dầu khác quê, khác nguồn gốc ngành nghề, nhưng đã đến với lễ hội thì họ luôn được xem như những người trong làng vốn quen thuộc Họ cũng được quyền tham gia các trò chơi, cùng đua tranh với trai làng và đặc biệt họ cũng có quyền đứng trước Long Châu để cầu khấn cho tâm nguyện của mình và những người thân của họ Song song với những điều đó, về đến lễ hội ta còn chứng kiến cảnh nhộn nhịp với những điệu múa sinh tiền, màn trống hội rộn rã cùng với tiết mục múa lân mang đậm phong cách của vùng quê ven biển Không những vậy nét đẹp của lễ hội Cầu Ngư còn được tôn thêm với hình tượng chiếc Long Châu thần thánh một tuyệt tác của những người thợ thủ công tài ba ngày đêm chế tác và hơn hết nó còn là bieeru tượng của tâm linh, của nghề nghiệp biểu tượng của niềm tin vào thần thánh của hầu hết ngư dân ven biển xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa Trong thời đại ngày nay, những nét đẹp của lễ hội Cầu Ngư thực sự rất đáng được trân trọng, nó rất cần được bảo tồn và phát huy để mãi mãi trở thành một biểu tượng của nền văn hóa biển truyền thống nói chung và của ngư dân Vì vậy, trong những dịp lễ hội diễn ra mọi cư dân trong xã đều rất thành tâm cung kính tạo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội diễn ra một cách thực sự tốt đẹp Mặc dầu trong nhiều năm lễ hội đề được tổ chức rất thành công nhưng bên cạnh đó lại tồn tại nhiều điểm hạn chế cần khắc phục Thứ nhất là kinh phí : Việc tổ chức lễ hội Cầu Ngư là điều cần thiết đối với mọi cư dân trong xã, tuy nhiên vấn đề chi phí cho lễ hội thực sự là vấn đề cần thiết phải nhắc đến, bởi lẽ một lễ hội lớn cho toàn bộ hơn 4 vạn dân trong xã như Cầu Ngư thì phải cần số tiền rất lớn có khi lên đến hàng trăm triệu đồng Như đã nói, Ngư Lộc hiện tại là một điểm sáng về kinh tế của Hậu Lộc, nhưng 31 bên cạnh những hộ có cơ sở khá giả thì lại tồn tại rất nhiều hộ còn nhiều khó khăn, vì vậy để tạo ra một nguồn kinh phí lớn như vậy thì thực sự là một điều không thể không nhắc đến Bên cạnh đó, trong đời sống tâm linh vẫn biết rằng vật chất đối với những người thành tâm đề không quan trọng, nhưng bên cạnh sự hoành tráng của lễ hội thì vấn đề lãng phí vtrong quá trình tổ chức lại là vấn đề luôn phải bàn đến Cho nên, để đưa lại một lễ hội thực sự hoàn thiện, tránh lãng phí một cách không cần thiết, theo tôi ủy ban nhân dân xã nên có một tổ chức lễ hội cho thật phù hợp với số kinh phí hiện có Điều này có thể tạo ra một tâm lý thoải mái cho cư dân trong xã, cũng như khách thập phương đến tham gia lễ hội Mặt khác trong cơ cấu tổ chức nhằm để có một lễ hội thực sự vẹn toàn, theo thông tục vấn đề chọn nhà trọ cho lễ hội thực sự là vấn đề không khỏi không nhắc đến Theo nhiều vị bô lão trong làng cho biết, nhà trọ được chọn cho lễ hội phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu, từ cách sống đến thế hệ và uy tín trong làng, nhằm đưa lại sự linh thiêng nhất định cho lễ vật của làng khi cúng tiến lễ hội Nhưng điều đáng nói là nhiệm vụ của nhà trọ trong lễ thực sự là điều đáng bàn nhất, nhà trọ phải thực hiện cúng tiến đến lễ hội nhiều lễ vật chất sắm sửa để cúng tiến lễ hội tốn bao nhiêu không quan trọng nhưng nhiều khi những điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những gia đình được chọn trong lễ hội Cầu Ngư Thứ hai là vấn đề tâm linh : lễ hội Cầu Ngư thực sự là ngày hội quan trọng đối với những ngư dân ven biển Ở đó họ gửi gắm cả một đời sống tâm linh đến các vị thánh thần để cầu mang lại những phước lành trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp Nhưng chính điều này lại là cơ hội cho nhiều loại "người" buôn thần, bán thánh hoạt động gây ra nạn mê tín dị đoan làm hoang mang dân chúng Điều cần thiết cần phải có nhiều cách làm mạnh hơn nữa để lễ hội Cầu Ngư thực sự là lễ hội truyền thống tín ngưỡng trong sáng và lành mạnh của ngư dân ven biển huyện Hậu Lộc 32 Vượt qua thời gian, lễ hội Cầu Ngư với những bản sắc từ xa xưa luôn chiếm được niềm ngưỡng vọng của nhân dân trong xã Nó là biểu tượng của nghề nghiệp, niềm tin vào ngày mai tươi sáng của các ngư dân Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang phát triển năng động trong nền kinh tế thị trường thì hầu hết các lễ hội của mọi làng quê trên đất nước đang phai nhạt dần bản sắc vốn có, nạn buôn thánh bấn thần, hủ tục mê tín dị đoan đã dần làm cho tính truyền thống của các lễ hội không còn giữ nguyên được như trước Và đối với lễ hội Cầu Ngư cũng vậy, nếu không biết cách bảo tồn và phát huy thì tính chất của lễ hội cũng sẽ không nằm ngoài xu thế đó Với tư cách là người thực hiện đề tài và cũng là con em trong xã, theo tôi để giữ lại những nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của lễ hội Cầu Ngư, bên cạnh việc tạo cho lễ hội một không gian tâm linh đúng với bản chất của nó còn phải đưa lại cho lễ hội những tính chất đặc thù mà nó vốn tồn tại trong hiều năm qua, mặc dầu các cấp xã đã có nhiều cố gắng trong khâu tổ chức, nhưng tình trạng dựa vào lễ hội để thực hiện các mục đích khác nhau vẫn còn tồn tại khá phổ biến Những trò chơi truyền thống của phần Hội dần mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó, cũng như tâm lý tham gia của người chơi cũng không còn như trước Tính chất thị trường, sức mạnh của tiền bạc làm cho mỗi trò chơi, mỗi người tham gia không còn để ý đến bản chất của ngày hội làng truyền thống Tình hữu nghị, trao đổi, giao lưu cũng nhạt dần để nhường vào đó là sự đua tranh đúng nghĩa theo xu thế của đồng tiền Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân tôi về việc tổ chức lễ hội, mong rằng qua những ý kiến đó sẽ góp phần làm cho lễ hội ngày càng hoàn thiện hơn Để lễ hội Cầu Ngư diễn ra đúng với bản chất truyền thống vốn có của nó 33 CHƯƠNG 3 : SO SÁNH HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ TẠI CƠ SỞ VỚI LÝ THUYẾT ĐÃ HỌC, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO 3.1 Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động thực tế của cơ sở Hồ Chủ Tịch đã từng nói : "Học đi đôi với hành", lời nói đó như kim chỉ nam cho quá trình đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực của đất nước Thực hiện lời của người Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới trong chương trình, phương pháp đào tạo với mục đích xây dựng đất nước ngày một hùng mạnh Tiếp thu chủ trương đó trường Đại Học Hồng Đức cũng đã đưa ra những chương trình, phương pháp đào tạo phù hợp với sự đòi hỏi của thực tế Trường Đại Học Hồng Đức đã đưa ra những chuyên đề sát với thực tế đòi hỏi, để sinh viên có được những kiến thức, những am hiểu về đời sống thực tế cũng như rèn luyện được những kỹ năng sống 34 Đặc biệt với một sinh viên Ngữ văn của Khoa khoa học xã hội, tôi nhận thấy chương trình đào tạo của mình là rất phù hợp với thực tế Những kiến thức được tích lũy qua quá trình học tập tại trường đã giúp tôi rất nhiề trong lần thực tập cuối khấ này Tại cơ sở của phòng văn hóa huyện Hậu Lộc, với những am hiểu về lý thuyết đã được thầy cô truyền đạt đã giúp tôi rất nhiều trong công việc Tôi đã thấy mình không bị bỡ ngỡ trước những vấn đề mà cơ sở thực tập đã giao cho Bên cạnh những lý thuyết, những chuyến đi thực tế mà trường tổ chức cũng đã giúp tôi rất nhiều như : kỹ năng giao tiếp, cách thức sưu tầm, phương pháp hoạt động với mục đích tìm hiểu những tư liệu cần thiết Nhìn chung, Trường Đại Học Hồng Đức đã có những chương trình, phương pháp đào tạo khá phù hợp với thực tế Điều đó sẽ giúp cho sinh viên của trường khi bước ra xã hội vững vàng hơn 3.2 Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở Bên cạnh, những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo với hoạt động thực tế, Trường Đại Học Hồng Đức đặc biệt là ngành Ngữ văn đang còn tồn tại những điểm chưa phù hợp giữa lý thuyết với thực hành Vấn đề nổi cộm ở đây, đó là những kiến thức ở một số học phần được học tại trường dường như không liên quan tới sự đòi hỏi của thực tế khiến cho sinh viên lúng túng, bị động trong quá trình thực tập Hay những kiến thức được học đang còn rất mơ hồ chưa đi sâu sát vào thực tế làm cho sinh viên khó nắm bắt, khó tìm hiểu, luôn luôn mâu thuẫn Vì thế, sinh viên khó xác định được hướng đi phù hợp Tuy vậy, đó cũng chỉ là những hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoàn thiện chương trình, phương pháp Đào tạo của Trường Đại Học Hồng Đức nói chung, Khoa khoa học xã hội nói riêng 35 3.3 Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Đào tạo Qua chương trình, phương pháp Đào tạo của Trường Đại Học Hồng Đức, bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn những hạn chế còn tồn tại Song để có sự hoàn thiện hơn trong chương trình, phương pháp đào tạo, tôi với tư cách là một sinh viên của trường có một số đề xuất sau : Trường Đại Học Hồng Đức nên đưa những chuyên đề mà thực tế đòi hỏi vào nội dung chương trình giúp sinh viên có những am hiểu sâu sắc hơn Một mặt vừa tích lũy được kiến thức, mặt khác rèn luyện kỹ năng để hoạt động thực tế Trong quá trình tích lũy kiến thức, Phòng Đào tạo nên đưa ra những phương pháp tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất, chẳng hạn : giờ học lý thuyết giảm đi mà nên tăng giờ thực hành, tổ chức các giờ học ngoại khóa, thành lập các nhóm học để cùng thảo luận và nghiên cứu kiến thức, đặc biệt hơn nữa Nhà trường nên tổ chức các buổi thuyết trình giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như sắp xếp những kiến thức loogic và khoa học Đối với giáo viên, cần đưa ra những đề tài gàn với thực tế nhằm giúp sinh viên áp dụng được những kiến thức đã học cũng như rèn luyện sự sáng tạo ngay trong quá trình học Hơn nữa, vấn đề giúp sinh viên tiến gần với thực tiễn là việc cực kỳ quan trọng và cần thiết Vì thế, Phòng Đào tạo cần đưa ra các giờ học ngoại khóa, thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế để sinh viên thâm nhập vào cuộc sống cũng như có cái nhìn toàn diện hơn Những kiến thức quá dập khuôn, máy móc, giáo điều giờ đây không còn phù hợp nữa Vì thế, trong mỗi giờ học Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi mang tính thời sự, mới mẽ, sáng tạo Điều đó, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho sinh viên tiếp cận với kiến thức đạt hiệu quả 36 Hiện nay, Trường Đại Học Hồng Đức đã áp dụng chương trình Đào tạo theo hệ thống tín chỉ Điều đó, đã giúp sinh viên trong việc tự học, tự tích lũy kiến thức, rèn luyện tính năng nổ Nhưng hệ thống đó vẫn chưa thật sự hiệu quả khi cơ sở vật chất vẫn còn yếu kém Vì thế, để thực hiện tốt chương trình Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường Đại Học Hồng Đức cần bổ sung cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp quản lý Đó là một số ý kiến của cá nhân tôi với mong muốn chương trình, phương pháp đào tạo của Trường Đại Học Hồng Đức ngày càng hoàn thiện hơn Kết luận và kiến nghị Qua tìm hiểu lễ hội truyền thống của ngư dân Ngư Lộc có thể rút ra một số nhận xét : Lễ hội truyền thống ở Diêm Phố, xã Ngư Lộc là lễ hội mang đậm đặc trưng văn hóa biển mà tính dân gian, tính tâm linh mang đậm nét sông nước còn được bảo lưu nguyên thủy từ xa xưa tới nay không bị ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường và cũng không bị lai căn bởi các ảnh hưởng văn hóa khác Cũng giống như bao lễ hội truyền thống khác trong tỉnh, nhưng nó lại mang nét đặc trưng của cư dân ven biển Ngư Lộc Đó là dịp lễ tất cả các tàu thuyền ra khơi về đây tụ họp hội tụ, là nét đẹp trong văn hóa cộng đồng truyền thống, nơi tâm linh để mỗi người dân Ngư Lộc có dịp tưởng nhớ đến thành hoàng, tổ tiên và để ước mong cuộc sống tốt đẹp hơn 37 Trong đó lễ hội Cầu Ngư được xem là lễ hội lớn nhất của cả cộng đồng, thu hút nhiều khách thập phương tham gia Sau phần lễ trang trọng la phần hội tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian và hát giao duyên của nam nữ thanh niên, tạo nên một bức tranh lễ hội của một làng quê thật sôi động Lễ hội Cầu Ngư phản ánh sự sùng bái, biết ơn, gửi gắm niềm, hi vọng vào cá ông, các vị thần để nhân lên sức mạnh của ngư dân và cầu mong có một cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa người, người với tự nhiên.Vì vậy, lễ hội Cầu Ngư năm nào cũng được tổ chức trọng thể, đây không những là việc làm tôn tạo, duy trì nền văn hóa truyền thống vốn tồn tại mà đây còn thể hiện niềm cảm ơn sâu sắc đến các vị thần biển cả đã dìu dắt ngư dân trong nghề nghiệp Bên cạnh đó, lễ đền Đức Ông cũng được xem là lễ hội mang tính thiêng liêng của cư dân Ngư Lộc Tiến trình của nghi thức lễ hội đền Đức Ông chỉ đóng khung trong hoạt động tục lệ thuần túy Tuy đơn giản không tưng bừng như lễ Cầu Mát đầu năm nhưng nó lại rất trang trọng và có sức lay động tâm linh sâu sắc đối với cư dân nơi đây Ngoài ra, còn phải kể đến lễ Hạ Thủy, tuy với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình nhưng nó lại thể hiện tính tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau của cư dân, đồng thời lễ Hạ Thủy mang giá trị tâm linh rất cao, với mục đích cầu mong sự bình an và thu được nhiều cá tôm từ con thuyền Với những giá trị vật thể và phi vật thể mà Ngư Lộc đang gìn giữ ngày càng được phát triển với những ý kiến của bản thân do định kiến phát triển hy vọng một tương lai du lịch phát triển ở Ngư Lộc Cùng với sự phát triển của dân tộc, Ngư Lộc cũng đang ngày một đổi mới trên mọi lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội Để cùng sánh vai với các địa phương khác đưa huyện nhà cũng như tỉnh Thanh ngày càng phát triển mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa 2 Kiến nghị 38 Qua bài báo cáo tốt nghiệp đặc biệt khi tìm hiểu lễ hội truyền thống của ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tôi có một số đề xuất nhằm góp thêm ý kiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc 2.1 Đối với cơ sở thực tập : Đề nghị Ủy ban nhân dân xã Ngư Lộc cần quan tâm hơn nữa tới việc lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa vi phật thể Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân xã Ngư Lộc cần tăng cường phát huy những truyền thống đó đem lại để cùng xây dựng đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc 2.2 Đối với nhà trường : Là cái nôi, là trung tâm trong quá trình đào tạo nhân tài cho đất nước với thiên chức đó đề nghị Trường Đại Học Hồng Đức nói riêng và các Trường Đại Học trên cả nước nói chung cần có những dự án Đào tạo giúp sinh viên có sự hiểu biết cụ thể về truyền thống của dân tộc, đặc biệt giúp sinh viên tiến gần hơn với thực tế để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc, bằng cách tổ chức các giờ học ngoại khóa, các chuyến đi thực tế, xây dựng các chuyên đề mà thực tế cần 3 Ý kiến của bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp Quy trình gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại cơ quan rất phù hợp Sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp, sinh viên đã học hỏi nhiều kinh nghiệm trong thực tế Đó là một bức tiến và cũng là nền tảng để khi ra trường, tiếp xúc với môi trường làm việc ngoài xã hội, sinh viên có đủ tự tin để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình, tự tin làm những công việc mà mình yêu thích và tự tin lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình Đợt thực tập này là cả một sự nổ lực của bản thân khi tạm rời ghế nhà trường để thích ứng với môi trường làm việc mới, vì vậy sau khi hoàn thành đợt thực tập, nguyện vọng của chúng tôi là kết quả được đánh giá với năng lực 39 ... xã hội xã Ngư Lộc, huy? ??n Hậu Lộc Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu lễ hội truyền thống tiêu biểu ngư dân xã Ngư Lộc, huy? ??n Hậu Lộc Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu giá trị tâm linh lễ hội truyền thống đưa giải pháp trạng. .. huy? ??n Hậu Lộc Phịng văn hóa đóng Ủy ban nhân dân huy? ??n Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Ủy ban nhân dân huy? ??n Hậu Lộc dặt trung tâm huy? ??n thị trấn Hậu Lộc Nơi trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội huy? ??n Ủy... khí lễ hội thêm thần bí cao siêu CHƯƠNG III : BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở XÃ NGƯ LỘC - HẬU LỘC THANH HÓA III.1 Bảo tồn phát huy Với tầm quan trọng lễ hội