Chính sách sản phẩm phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty cần ưu tiên thực hiện đầu tiên, để sản phẩm của Công ty đáp ứng đúng nhu cầu và các yêu cầu về tiêu chuẩn của khách hàng tại thị trường trọng điểm; từ đó đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty ở thị trường Nhật Bản.
4.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải ở thị trường Nhật Bản thì yếu tố sản phẩm là yếu tố hết sức quan trọng. Ngoài việc giữ nguyên thế mạnh xuất khẩu sản phẩm chủ lực thì đa dạng hóa nhiều sản phẩm (chủng loại, kích cỡ, mẫu mã), nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm với tính chất khác biệt dựa trên thị hiếu của khách hàng Nhật sẽ giúp rất nhiều trong tiến trình thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường này. Thị hiếu của các khách hàng Nhật Bản rất phức tạp, nên việc đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế màu sắc, chủng loại sản phẩm là việc làm cần thiết không thể bỏ qua. Thông qua sự đa dạng hóa này, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, dễ dàng quyết định mua các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu mong đợi. Do đó, đòi hỏi Công ty cần phải một đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên R&D, có chuyên môn, kinh nghiệm không ngừng trao dồi kiến thức và sáng tạo để tạo ra nhiều sản phẩm mới.
4.1.2 Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm
Thị trường Nhật Bản là một thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm được kiểm soát rất khắc khe. Các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải nói riêng cần phải cải tiến hơn nữa điều kiện công nghệ, cơ sở vật chất để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tranh thủ tình cảm và sự tin tưởng của các khách hàng, nhằm giữ vững thị trường. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty bao gồm các công việc sau:
- Khắc phục triệt để các vấn đề còn tồn tại về chất lượng sản phẩm trong thời gian qua như hoạt chất trifluralin vượt mức cho phép; đảm bảo sản phẩm của Công ty đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường Nhật qui định nhằm cải thiện lòng tin của khách hàng và nâng cao uy tín của Công ty ở thị trường Nhật.
- Thông tin, tuyên truyền cho các hộ nuôi tôm về các tạp chất có thể ảnh hưởng đến chất lượng tôm nguyên liệu đầu vào đảm bảo an toàn vệ sinh, không nhiễm hoạt chất trifluralin, chloramphenicol,… Bên cạnh đó, việc thu mua nguyên liệu đầu vào phải có nguồn gốc, xuất xứ hay được lấy từ các vùng nuôi có quy hoạch để đảm bảo chất lượng.
- Công ty phải có bộ phận kiểm soát chuyên nghiệp có kinh nghiệm kiểm soát để tăng cường kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất từ các nguyên liệu đầu vào, quản lý quá trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra các sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm là đúng với các tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường Nhật Bản yêu cầu.
4.1.3 Xây dựng chính sách giá phù hợp
Trong các năm qua, do sự mất ổn định về tình hình thế giới và lũng đoạn thị trường trong nước đã làm cho giá cả không ổn định, giá một số sản phẩm đầu vào tăng kéo giá mặt hàng xuất khẩu Công ty tăng theo, đặc biệt là giá trung bình các sản phẩm của Công ty cao hơn đối thủ cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Vì vậy, để sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng và chiếm ưu thế trên thị trường, Công ty cần phải có chính sách giá hợp lý và linh hoạt để đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ hơn nữa, đảm bảo lợi nhuận cho Công ty và mở rộng thị trường, đặc biệt đối với thị trường Nhật Bản là một thị trường đang khắc phục hậu quả do sóng thần và vụ nổ nhà mày hạt nhân. Cũng chính vì thế, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thủy sản của nước này khá lớn. Tuy nhiên với nền kinh tế như vậy thì công ty cần phải có chính sách định giá hợp lý, không nên tăng giá trong giai đoạn này, chấp nhận lợi nhuận ít hơn nhưng quy mô tiêu dùng sẽ tăng cao, từ đó tạo nền tảng để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tiếp theo thuận lợi hơn. Việc định giá của Công ty phải dựa trên chi phí của sản phẩm và định giá dựa theo đối thủ cạnh tranh.
- Định giá dựa trên chi phí sản phẩm: Giá của sản phẩm phải đảm bảo hai yếu tố bù đắp được các khoản chi phí và có lợi nhuận. Bên cạnh đó, đối với những sản phẩm tương tự như của đối thủ cạnh tranh, ngoài việc căn cứ vào chi phí, cần phải tham khảo giá của đối thủ, vì tâm lý của khách hàng là thường tham khảo giá trước khi quyết định mua. Đối với các sản phẩm có sự khác biệt, Công ty có thể linh hoạt trong
thấp để xâm nhập hay phát triển thị trường, giá cao để tăng lợi nhuận khẳng định chất lượng ưu việt, riêng biệt của sản phẩm… Trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, Công ty cần phải áp dụng giải pháp tối thiểu hóa chi phí như tối thiểu giá thu mua nguyên liệu, giảm các chi phí sản xuất chung, bố trí đúng người đúng việc, hạn chế các chi phí phát sinh hay các chi phí cho các trung gian môi giới, để giá vốn sản phẩm của Công ty thấp hơn đối thủ cạnh tranh, giúp Công ty định giá có lợi thế cạnh tranh tốt hơn đối thủ.
- Định giá theo đối thủ cạnh tranh: Công ty cần phải thu thập đầy đủ các thông tin về giá của đổi thủ để có thể nghiên cứu, xác định giá dựa trên mục tiêu và chính sách giá của Công ty.