Môi trường chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 26)

Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định, với chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quản lý của Nhà nước; có nhiều chủ trương được Đảng và Nhà nước ban hành, đặc biệt là các chính sách thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc nhiều châu lục. Việt Nam còn là thành viên của 63 tổ chức quốc tế. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Đây là một bước ngoặt, đánh dấu tiến trình hội nhập của nền kinh tế nước nhà trên thị trường thế giới. Tất cả những sự kiện chính trị trong thời kỳ hội nhập đều tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhất là xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp. Bên cạnh những thuận lợi từ môi trường hội nhập, Nhà nước còn có nhiều chính sách hỗ trợ, giải pháp tạo điều kiện nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu cho các doanh nghiệp thủy sản. Các chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản của chính phủ như: Chương trình phát triển Nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 - 2010 đã hoàn thành cơ bản, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt mức kế hoach đề ra. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020”, Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 03/03/2011 thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu thủy sản phát triển. Điều này mở ra một môi trường kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp từ một nền chính trị ổn định, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

phủ đã có những giải pháp ngắn hạn xử lý miễn, giảm thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội (giảm 50% mức thuế giá trị gia tăng đối với 24 nhóm hàng hóa, dịch vụ; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với thời hạn 9 tháng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một sự thuận lợi đối với ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, còn có một số khó khăn tồn tại trong môi trường chính trị pháp luật mà Công ty đang đối mặt:

1+ Việc thay đổi, bổ sung các chính sách, quy định mới về văn bản pháp luật liên quan đến sự hoạt động và phát triển của ngành thủy sản nói chung và của Công ty nói riêng.

+ Khác biệt về pháp luật giữa luật Việt Nam và luật nước ngoài cũng là một nhân tố rủi ro cho Công ty. Một số quy định của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam như quy định hàm lượng các chất chứa trong sản phẩm: Trifluralin hàm lượng cho phép là 0,001ppm, Chloramphenicol không được phép xuất hiện trong thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản. Nếu phát hiện một lô chứa chất trên thì sẽ nâng mức kiểm tra các lô hàng tôm Việt Nam lên 30% (ba lô kiểm tra một lô). Nếu tiếp tục phát hiện các vụ vi phạm tương tự thì sẽ thực hiện lệnh kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản nhập khẩu, dựa theo mục 3 Điều 26 Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật về việc tăng cường kiểm tra các lô hàng nhập khẩu. Đây là thách thức cho việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này.

+ Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Việt Nam thường đưa ra những tiêu chuẩn kỹ thuật với mục đích hạn chế, và giảm giá sản phẩm của các công ty xuất khẩu. Nhằm giảm thiểu rủi ro do thay đổi chính sách của các nuớc nhập khẩu, Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Hải đã và đang tiến hành tìm hiểu cặn kẽ luật pháp quốc tế, đồng thời thuê các chuyên gia pháp lý, luật sư có kinh nghiệm, am hiểu tường tận về kinh tế quốc tế và pháp luật cạnh tranh quốc tế để hỗ trợ Công ty trong vấn đề pháp lý.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w