I. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM.
4. Một số đặc điểm của Tổng công ty thép Việt Nam ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho lao động quản lý.
4.2. Đặc điểm về lao động quản lý ở văn phòng Tổng công ty.
4.2.1. Tình hình lao động chung ở văn phòng Tổng công ty.
Tình hình tăng giảm và số lượng lao động quản lý ở Tổng công ty thép
Việt Nam trong một số năm vừa qua được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Tình hình lao động quản lý tại văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam. Năm 2005 (người) Năm 2006 (người) Năm 2007 (người) Tỷ lệ % 2006/2005 Tỷ lệ % 2007/2005 Trụ sở chính 110 108 108 98,18 98,18 Trụ sở phía Nam 85 83 83 97,65 97,65
Trung tâm hợp tác lao
động với nước ngoài 30 32 25 106,7 83,33
Tổng số lao động 225 223 216 99,11 96
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động,Tổng công ty thép Việt Nam.
Qua bảng trên ta có thể thấy, số lượng lao động quản lý tại văn phòng Tổng công ty liên tiếp giảm trong 3 năm vừa qua. Đặc biệt năm 2007, tỷ lệ lao động quản lý giảm nhiều nhất trong 3 năm, số lượng lao động quản lý tại Tổng công ty năm 2007 chỉ bằng 96% năm 2005, thấp hơn tỷ lệ lao động năm 2006 so với năm 2005.
Nguyên nhân là do trong 2 năm 2005 và 2006, Tổng công ty chuẩn bị chuyển sang mô hình hoạt động mới nên thực hiện tinh giảm dần lao động. Năm 2007, Tổng công ty chính thức chuyển sang mô hình hoạt động mới, mô hình công ty mẹ-công ty con nên số lượng lao động bị tinh giảm nhiều hơn. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đang từng bước thực hiện tinh giảm cơ cấu bộ máy tổ chức gọn nhẹ và hiệu quả hơn.
4.2.2. Cơ cấu lao động theo giới.
Cơ cấu lao động quản lý được phân theo giới tính tại văn phòng Tổng công ty qua một số năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Ngườ i % Ngườ i % Ngườ i % Lao động nam 161 71,5 6 157 70, 4 155 71,76 Lao động nữ 64 28,4 4 66 29, 6 61 28,24 Tổng lao động 225 100 223 100 216 100
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động,Tổng công ty thép Việt Nam.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động quản lý nam cao hơn nhiều lần lao động nữ. Năm 2005, tỷ lệ lao động nam cao hơn lao động nữ gần 2,52 lần. Đến năm 2006, tỷ lệ chênh lệch này đã giảm xuống 2,38 lần nhưng vẫn còn ở mức cao. Năm 2007, tỷ lệ chênh lệch này lại tăng lên ở mức cao hơn là 2,54 lần, cao nhất trong 3 năm.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể là do đặc thù ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty, nên trong quá trình tuyển chọn lao động, số lượng lao động nam được tuyển nhiều hơn.
Số lượng lao động quản lý là nữ ít hơn nam sẽ giúp công ty giảm bớt được một phần chi phí cho hoạt động phúc lợi và dịch vụ nhưng nó lại gây nên hiện tượng mất cân đối trong tổ chức.
4.2.3. Cơ cấu lao động theo trình độ.
Theo trình độ lao động, lao động quản lý của Tổng công ty được phân chia như bảng sau:
Bảng 3: Cơ cấu lao động quản lý theo trình độ tại văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam.
Trình độ lao động Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Đại học&trên đại học % 78 80,7 84,6
Cao đẳng % 17,7 15,4 12,6
Trung cấp % 4,3 3,9 2.8
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, Tổng công ty thép Việt Nam.
Qua bảng cơ cấu lao động quản lý theo trình độ tại văn phòng Tổng công ty, ta nhận thấy tỷ lệ lao động quản lý có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ rất cao, tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động. Điều này cho thấy đội ngũ lao động quản lý tại văn phòng Tổng công ty có trình độ tương đối cao.
Bên cạnh đó ta thấy tỷ lệ lao động quản lý có trình độ đại học và trên đại học ở văn phòng Tổng công ty liên tục tăng qua các năm, ngược lại tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp giảm dần. Năm 2005, tỷ lệ lao động quản lý có trình độ đại học trở lên là 78 %, đến năm 2007 tỷ lệ này đã là 84,6 % (tức là đã tăng 6,6%). Tương ứng tỷ lệ lao động quản lý có trình độ trung cấp giảm từ 4,3% năm 2005 xuống 2,8 % năm 2007.
Điều này chứng tỏ chất lượng đội ngũ lao động tại văn phòng Tổng công ty càng ngày càng được nâng cao.
4.2.4. Cơ cấu lao động theo tuổi.
Về cơ cấu lao động theo tuổi ở văn phòng Tổng công ty ta có thể xem xét qua bảng số liệu trong 3 năm gần đây.
Bảng 4: Cơ cấu lao động quản lý theo tuổi tại văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam.
30-40 % 36,42 35,97 35,23
41-50 % 31,06 30,58 29,51
51-60 % 13,4 13,29 13,32
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động, Tổng công ty thép Việt Nam.
Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy thực trạng về cơ cấu lao động quản lý theo tuổi tại văn phòng Tổng công ty như sau:
Lao động trẻ (<30 tuổi) chiếm tỷ lệ thấp (tuy lao động trong độ tuổi này chưa chiếm tỷ lệ thấp nhất mà là lao động trong độ tuổi từ 51-60), nhưng tỷ lệ này cũng chứng tỏ lực lượng lao động trẻ của Tổng công ty còn hạn chế. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến sự đổi mới phát triển của Tổng công ty, vì những lao động trẻ là những người có kiến thức mới, năng động, nhạy bén, khả năng thích nghi cao. Lao động trong độ tuổi từ 30-40 tuổi và từ 41-50 tuổi chiếm tỷ lệ cao. Những lao động trong độ tuổi này có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nhưng thiếu kiến thức mới, kém năng động hơn lao động trẻ. Trong 3 năm tỷ lệ lao động trẻ có xu hướng tăng, tương ứng là tỷ lệ lao động trung tuổi và già có xu hướng giảm. Dấu hiệu này chứng tỏ lực lượng lao động tại văn phòng Tổng công ty đang có xu hướng trẻ hóa.
5.Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Tình hình sản xuất kinh doanh chung của toàn Tổng công ty trong một số năm vừa qua được phản ánh qua bảng số liệu thống kê sau:
Bảng 5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh chủ yếu trong một số năm vừa qua của Tổng công ty thép Việt Nam.
Chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Giá trị SXCN Triệu.đ 3.503.000 4.187.000 4.970.200 5.239.300 6.040.900
2.Sản lượng (sản phẩm chủ yếu) - Thép cán Tấn 859.077 1.030.235 1.203.000 1.956.000 2.200.000 - Thép phôi Tấn 543.006 658.467 660.000 711.091 788.600 3.Tổng doanh thu Triệu.đ 10.170.874 14.033.736 13.787.548 24.281.107 35.086.200 Trong đó: Doanh thu SXCN Triệu.đ 5.259.854 7.631.822 8.343.900 10.630.882 15.180.900 Doanh thu
thương mại Triệu.đ 4.911.020 6.401.914 5.443.648 13.650.225 19.905.300 4.Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 176,692 312,127 349,5 258,6 473,2 5.Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 10,144 16,069 25,5 42,8 44,1 6.Nộp ngân sách Triệu.đ 464.810 536.352 607.700 741.500 1.259.600 7.Lợi nhuận Triệu.đ 215.117 218.179 29.893 -68.800 722.000
8.Lao động Người 17.631 17.058 16.588 15.110 9.210
9.Thu nhập bình
quân đ/ng/th 2.472.000 2.786.000 2.321.000 2.597.000 4.831.000
Nguồn: Phòng tài chính kế toán, Tổng công ty thép Việt Nam.
Qua bảng tổng hợp tình hình sản xuất chung của Tổng công ty ta thấy: Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân khá, các nhóm chỉ tiêu liên tục tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đang phát triển.
Năm 2003 và 2004, tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đạt nhiều kết quả tốt, liên tục hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đặt ra. Riêng 2 năm 2005 và 2006, kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty không tốt (năm 2005 lợi nhuận thu được 29.893 tỷ, năm 2006 thua lỗ 68,8 tỷ đồng).
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong 2 năm này thị trường thép thế giới biến động mạnh, giá phôi thép nhập khẩu liên tục biến động lên xuống thất thường. Thêm vào đó vào thời gian này thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng chững lại dẫn đến nhu cầu thép xây dựng giảm. Một khó khăn khác nữa là nguyên liệu đầu vào của chúng ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, mà Trung Quốc không tăng cường xuất khẩu phôi thép, thép thành phẩm của Trung Quốc lại xuất sang nước ta với giá thành thấp.
Đến năm 2007, hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả rất cao, lợi nhuận đạt 722.000 triệu đồng, nộp ngân sách 1.259.600 triệu đồng, thu nhập bình quân của lao động tăng cao so với các năm trước. Chứng tỏ công ty đã phát triển mạnh so với các năm trước và đã vượt qua được khó khăn.