HÓA TRONG LỄ HỘI CẦU NGƯ Ở XÃ NGƯ LỘC - HẬU LỘC - THANH HÓA.
III.1. Bảo tồn và phát huy.
Với tầm quan trọng của lễ hội Cầu Ngư trong đời sống tâm linh của ngư dân xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa. Vì vậy, việc bảo lưu và phát huy những vẻ đẹp vốn có của nó luôn là điều cần thiết.
Trong nhiều năm qua, các cấp lãnh đạo và nhân dân trong xã đã dốc nhiều tâm huyết, để đưa lễ hội Cầu Ngư thực sự là ngày Lễ quan trọng và điển hình truyền thống văn hóa của địa phương. Qua nhiều năm tổ chức lễ hội cho thấy, mỗi khi có dịp lễ hội thì mọi ngư dân trong làng nói chung và khách thập phương nói riêng đều nô nức về dự lễ. Mỗi người mỗi tâm nguyện nhưng nhìn chung ở đó là cả một lòng cung kính, sự ngưỡng vọng đối với một thế giới tâm linh siêu hình, nơi mà các vị thần linh đang ngự trị. Cái đáng nói ở đây là mọi sự
ngưỡng vọng của họ không phải là mê tín, mà sự thành tâm đó đều hướng về thực tiễn, hướng về những vị thần bảo trợ cho nghề nghiệp của họ. chính điều đó gó phần làm lu mờ tính dị đoan vô vị, làm đổ vỡ hình thức buôn thánh bán thần của những kẻ cơ hội. Vì vậy, trong nhiều năm qua nó làm cho lễ hội Cầu Ngư thực sự có chỗ đứng quan trọng trong đời sống tâm linh của ngư dân xã Ngư Lộc huyện Hậu Lộc thần linh thần tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh nét tâm linh thần bí, lễ hội Cầu Ngư còn mang trong mình vẻ đẹp đời sống rât sâu sắc. Trong nhiều năm trở lại đây, việc kết hợp giữa phần Lễ và phần Hội đã góp phần Hội đã góp phần tạo ra một không gian mở rất ấn tượng. Trong phần Hội, ngoai sự đua tranh thường gặp thì ở đó vẫn ẩn chứa rất rõ nét tình hữu nghị làng xóm, tính thống nhất nghề nghiệp. Đó là một yếu tố mà ít lễ hội nào có được.
Ở mọi cuộc vui chơi, tính đua tranh, thắng thua đều bị gạt bỏ, chỉ để trong đó sự ngự trị của cả một bầu không khí trong sáng, tình đoàn kết, lòng mến khách mà quan trọng nhất đó là tình hữu nghị trong nghề nghiệp. Và những vẻ đẹp đó là một trong những bề nổi rõ nét, đặc sắc của lễ hội Cầu Ngư.
Qua bao thời gian đổi thay, Cầu Ngư của ngư dân trong xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa luôn thu hút được sự chú ý của nhân dân địa phương và khách thập phương quanh vùng. Tuy nhiên điều đáng nói là cái cách thu hút của lễ hội Cầu Ngư khác hoàn toàn với những lễ hội khác. Nó không ồn ào, không phô trương, nhưng lại có sức thu hút kì lạ. Điểm thu hút của lễ hội Cầu Ngư không phải được tập trung ở sự hào nhoáng của nó, mà cái cách nó thu hút chính là bởi cái không khí tâm linh thần bí mà lễ hội vốn có. Những người con xa quê hương khi trở về dự lễ hội thì mục đích đầu tiên là lòng thành về với tổ tiên, thần thánh về với quê hương để chứng kiến sự linh thiêng của hội làng truyền thống. Họ mang đến lễ hội quê mình tất cả niềm ngưỡng vọng, niềm tin tuyệt đối đến các thánh thần, không vụ lợi đua chen, chỉ mỗi lòng thành mong các vị thần chứng giám. Đó là nét đẹp tâm hồn đặc biệt của mỗi người dân Ngư Lộc, một nét đẹp
mà ít ở vùng quê ven biển nào có được. Không những vậy, trong mỗi dịp lễ hội diễn ra thì bất cứ nơi đâu ở mọi miền tổ quốc, khách thập phương đều được quyền về tham gia lễ hội, đó là tính chất mở, tính thoáng đạt rõ nét, một đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống. Mặc dầu khác quê, khác nguồn gốc ngành nghề, nhưng đã đến với lễ hội thì họ luôn được xem như những người trong làng vốn quen thuộc. Họ cũng được quyền tham gia các trò chơi, cùng đua tranh với trai làng và đặc biệt họ cũng có quyền đứng trước Long Châu để cầu khấn cho tâm nguyện của mình và những người thân của họ.
Song song với những điều đó, về đến lễ hội ta còn chứng kiến cảnh nhộn nhịp với những điệu múa sinh tiền, màn trống hội rộn rã cùng với tiết mục múa lân mang đậm phong cách của vùng quê ven biển. Không những vậy nét đẹp của lễ hội Cầu Ngư còn được tôn thêm với hình tượng chiếc Long Châu thần thánh một tuyệt tác của những người thợ thủ công tài ba ngày đêm chế tác và hơn hết nó còn là bieeru tượng của tâm linh, của nghề nghiệp biểu tượng của niềm tin vào thần thánh của hầu hết ngư dân ven biển xã Ngư Lộc - Hậu Lộc - Thanh Hóa.
Trong thời đại ngày nay, những nét đẹp của lễ hội Cầu Ngư thực sự rất đáng được trân trọng, nó rất cần được bảo tồn và phát huy để mãi mãi trở thành một biểu tượng của nền văn hóa biển truyền thống nói chung và của ngư dân. Vì vậy, trong những dịp lễ hội diễn ra mọi cư dân trong xã đều rất thành tâm cung kính tạo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội diễn ra một cách thực sự tốt đẹp. Mặc dầu trong nhiều năm lễ hội đề được tổ chức rất thành công nhưng bên cạnh đó lại tồn tại nhiều điểm hạn chế cần khắc phục.
Thứ nhất là kinh phí : Việc tổ chức lễ hội Cầu Ngư là điều cần thiết đối với mọi cư dân trong xã, tuy nhiên vấn đề chi phí cho lễ hội thực sự là vấn đề cần thiết phải nhắc đến, bởi lẽ một lễ hội lớn cho toàn bộ hơn 4 vạn dân trong xã như Cầu Ngư thì phải cần số tiền rất lớn có khi lên đến hàng trăm triệu đồng. Như đã nói, Ngư Lộc hiện tại là một điểm sáng về kinh tế của Hậu Lộc, nhưng
bên cạnh những hộ có cơ sở khá giả thì lại tồn tại rất nhiều hộ còn nhiều khó khăn, vì vậy để tạo ra một nguồn kinh phí lớn như vậy thì thực sự là một điều không thể không nhắc đến. Bên cạnh đó, trong đời sống tâm linh vẫn biết rằng vật chất đối với những người thành tâm đề không quan trọng, nhưng bên cạnh sự hoành tráng của lễ hội thì vấn đề lãng phí vtrong quá trình tổ chức lại là vấn đề luôn phải bàn đến. Cho nên, để đưa lại một lễ hội thực sự hoàn thiện, tránh lãng phí một cách không cần thiết, theo tôi ủy ban nhân dân xã nên có một tổ chức lễ hội cho thật phù hợp với số kinh phí hiện có. Điều này có thể tạo ra một tâm lý thoải mái cho cư dân trong xã, cũng như khách thập phương đến tham gia lễ hội. Mặt khác trong cơ cấu tổ chức nhằm để có một lễ hội thực sự vẹn toàn, theo thông tục vấn đề chọn nhà trọ cho lễ hội thực sự là vấn đề không khỏi không nhắc đến. Theo nhiều vị bô lão trong làng cho biết, nhà trọ được chọn cho lễ hội phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu, từ cách sống đến thế hệ và uy tín trong làng, nhằm đưa lại sự linh thiêng nhất định cho lễ vật của làng khi cúng tiến lễ hội. Nhưng điều đáng nói là nhiệm vụ của nhà trọ trong lễ thực sự là điều đáng bàn nhất, nhà trọ phải thực hiện cúng tiến đến lễ hội nhiều lễ vật chất sắm sửa để cúng tiến lễ hội tốn bao nhiêu không quan trọng nhưng nhiều khi những điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho những gia đình được chọn trong lễ hội Cầu Ngư.
Thứ hai là vấn đề tâm linh : lễ hội Cầu Ngư thực sự là ngày hội quan trọng đối với những ngư dân ven biển. Ở đó họ gửi gắm cả một đời sống tâm linh đến các vị thánh thần để cầu mang lại những phước lành trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp. Nhưng chính điều này lại là cơ hội cho nhiều loại "người" buôn thần, bán thánh hoạt động gây ra nạn mê tín dị đoan làm hoang mang dân chúng. Điều cần thiết cần phải có nhiều cách làm mạnh hơn nữa để lễ hội Cầu Ngư thực sự là lễ hội truyền thống tín ngưỡng trong sáng và lành mạnh của ngư dân ven biển huyện Hậu Lộc.
Vượt qua thời gian, lễ hội Cầu Ngư với những bản sắc từ xa xưa luôn chiếm được niềm ngưỡng vọng của nhân dân trong xã. Nó là biểu tượng của nghề nghiệp, niềm tin vào ngày mai tươi sáng của các ngư dân.
Trong thời kỳ hiện nay, khi đất nước đang phát triển năng động trong nền kinh tế thị trường thì hầu hết các lễ hội của mọi làng quê trên đất nước đang phai nhạt dần bản sắc vốn có, nạn buôn thánh bấn thần, hủ tục mê tín dị đoan đã dần làm cho tính truyền thống của các lễ hội không còn giữ nguyên được như trước. Và đối với lễ hội Cầu Ngư cũng vậy, nếu không biết cách bảo tồn và phát huy thì tính chất của lễ hội cũng sẽ không nằm ngoài xu thế đó. Với tư cách là người thực hiện đề tài và cũng là con em trong xã, theo tôi để giữ lại những nét đẹp văn hóa truyền thống vốn có của lễ hội Cầu Ngư, bên cạnh việc tạo cho lễ hội một không gian tâm linh đúng với bản chất của nó còn phải đưa lại cho lễ hội những tính chất đặc thù mà nó vốn tồn tại. trong hiều năm qua, mặc dầu các cấp xã đã có nhiều cố gắng trong khâu tổ chức, nhưng tình trạng dựa vào lễ hội để thực hiện các mục đích khác nhau vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Những trò chơi truyền thống của phần Hội dần mất đi ý nghĩa thực tiễn của nó, cũng như tâm lý tham gia của người chơi cũng không còn như trước. Tính chất thị trường, sức mạnh của tiền bạc làm cho mỗi trò chơi, mỗi người tham gia không còn để ý đến bản chất của ngày hội làng truyền thống. Tình hữu nghị, trao đổi, giao lưu cũng nhạt dần để nhường vào đó là sự đua tranh đúng nghĩa theo xu thế của đồng tiền.
Trên đây là những ý kiến riêng của bản thân tôi về việc tổ chức lễ hội, mong rằng qua những ý kiến đó sẽ góp phần làm cho lễ hội ngày càng hoàn thiện hơn. Để lễ hội Cầu Ngư diễn ra đúng với bản chất truyền thống vốn có của nó.