Xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp Đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống xã Ngư lộc huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 36)

pháp Đào tạo.

Qua chương trình, phương pháp Đào tạo của Trường Đại Học Hồng Đức, bên cạnh những mặt đã đạt được vẫn còn những hạn chế còn tồn tại. Song để có sự hoàn thiện hơn trong chương trình, phương pháp đào tạo, tôi với tư cách là một sinh viên của trường có một số đề xuất sau :

Trường Đại Học Hồng Đức nên đưa những chuyên đề mà thực tế đòi hỏi vào nội dung chương trình giúp sinh viên có những am hiểu sâu sắc hơn. Một mặt vừa tích lũy được kiến thức, mặt khác rèn luyện kỹ năng để hoạt động thực tế.

Trong quá trình tích lũy kiến thức, Phòng Đào tạo nên đưa ra những phương pháp tiếp cận kiến thức một cách hiệu quả nhất, chẳng hạn : giờ học lý thuyết giảm đi mà nên tăng giờ thực hành, tổ chức các giờ học ngoại khóa, thành lập các nhóm học để cùng thảo luận và nghiên cứu kiến thức, đặc biệt hơn nữa Nhà trường nên tổ chức các buổi thuyết trình giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp cũng như sắp xếp những kiến thức loogic và khoa học.

Đối với giáo viên, cần đưa ra những đề tài gàn với thực tế nhằm giúp sinh viên áp dụng được những kiến thức đã học cũng như rèn luyện sự sáng tạo ngay trong quá trình học.

Hơn nữa, vấn đề giúp sinh viên tiến gần với thực tiễn là việc cực kỳ quan trọng và cần thiết. Vì thế, Phòng Đào tạo cần đưa ra các giờ học ngoại khóa, thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế để sinh viên thâm nhập vào cuộc sống cũng như có cái nhìn toàn diện hơn.

Những kiến thức quá dập khuôn, máy móc, giáo điều giờ đây không còn phù hợp nữa. Vì thế, trong mỗi giờ học Giáo viên cần đưa ra những câu hỏi mang tính thời sự, mới mẽ, sáng tạo. Điều đó, tạo không khí sôi nổi, hào hứng cho sinh viên tiếp cận với kiến thức đạt hiệu quả.

Hiện nay, Trường Đại Học Hồng Đức đã áp dụng chương trình Đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Điều đó, đã giúp sinh viên trong việc tự học, tự tích lũy kiến thức, rèn luyện tính năng nổ. Nhưng hệ thống đó vẫn chưa thật sự hiệu quả khi cơ sở vật chất vẫn còn yếu kém. Vì thế, để thực hiện tốt chương trình Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường Đại Học Hồng Đức cần bổ sung cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp quản lý...

Đó là một số ý kiến của cá nhân tôi với mong muốn chương trình, phương pháp đào tạo của Trường Đại Học Hồng Đức ngày càng hoàn thiện hơn.

Kết luận và kiến nghị

Qua tìm hiểu lễ hội truyền thống của ngư dân Ngư Lộc có thể rút ra một số nhận xét :

Lễ hội truyền thống ở Diêm Phố, xã Ngư Lộc là lễ hội mang đậm đặc trưng văn hóa biển mà tính dân gian, tính tâm linh mang đậm nét sông nước còn được bảo lưu nguyên thủy từ xa xưa tới nay không bị ảnh hưởng bởi kinh tế thị trường và cũng không bị lai căn bởi các ảnh hưởng văn hóa khác. Cũng giống như bao lễ hội truyền thống khác trong tỉnh, nhưng nó lại mang nét đặc trưng của cư dân ven biển Ngư Lộc. Đó là dịp lễ tất cả các tàu thuyền ra khơi về đây tụ họp hội tụ, là nét đẹp trong văn hóa cộng đồng truyền thống, nơi tâm linh để mỗi người dân Ngư Lộc có dịp tưởng nhớ đến thành hoàng, tổ tiên và để ước mong cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong đó lễ hội Cầu Ngư được xem là lễ hội lớn nhất của cả cộng đồng, thu hút nhiều khách thập phương tham gia. Sau phần lễ trang trọng la phần hội tưng bừng với nhiều trò chơi dân gian và hát giao duyên của nam nữ thanh niên, tạo nên một bức tranh lễ hội của một làng quê thật sôi động. Lễ hội Cầu Ngư phản ánh sự sùng bái, biết ơn, gửi gắm niềm, hi vọng vào cá ông, các vị thần để nhân lên sức mạnh của ngư dân và cầu mong có một cuộc sống ấm no, bình yên, hạnh phúc, thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa người, người với tự nhiên.Vì vậy, lễ hội Cầu Ngư năm nào cũng được tổ chức trọng thể, đây không những là việc làm tôn tạo, duy trì nền văn hóa truyền thống vốn tồn tại mà đây còn thể hiện niềm cảm ơn sâu sắc đến các vị thần biển cả đã dìu dắt ngư dân trong nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, lễ đền Đức Ông cũng được xem là lễ hội mang tính thiêng liêng của cư dân Ngư Lộc. Tiến trình của nghi thức lễ hội đền Đức Ông chỉ đóng khung trong hoạt động tục lệ thuần túy. Tuy đơn giản không tưng bừng như lễ Cầu Mát đầu năm nhưng nó lại rất trang trọng và có sức lay động tâm linh sâu sắc đối với cư dân nơi đây.

Ngoài ra, còn phải kể đến lễ Hạ Thủy, tuy với quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình nhưng nó lại thể hiện tính tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau của cư dân, đồng thời lễ Hạ Thủy mang giá trị tâm linh rất cao, với mục đích cầu mong sự bình an và thu được nhiều cá tôm từ con thuyền.

Với những giá trị vật thể và phi vật thể mà Ngư Lộc đang gìn giữ ngày càng được phát triển với những ý kiến của bản thân do định kiến phát triển hy vọng một tương lai du lịch phát triển ở Ngư Lộc. Cùng với sự phát triển của dân tộc, Ngư Lộc cũng đang ngày một đổi mới trên mọi lĩnh vực, kinh tế, văn hóa, xã hội...Để cùng sánh vai với các địa phương khác đưa huyện nhà cũng như tỉnh Thanh ngày càng phát triển mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Qua bài báo cáo tốt nghiệp đặc biệt khi tìm hiểu lễ hội truyền thống của ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa tôi có một số đề xuất nhằm góp thêm ý kiến trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống xã Ngư lộc huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w