II.2.2 VAI TRÒ CỦA LỄ HỘI CẦU NGƯ ĐẾN ĐỜI SỐNG TÂM LINH CỦA NGƯ DÂN XÃ NGƯ LỘC HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH

Một phần của tài liệu Luận văn Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống xã Ngư lộc huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 28)

LINH CỦA NGƯ DÂN XÃ NGƯ LỘC HUYỆN HẬU LỘC TỈNH THANH HÓA.

Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức vào dịp cuối mùa xuân, sau khi nhân dân trong xã đã tổ chức xong lễ cúng năm mới cho mỗi gia đình. Vì vậy lễ hội Cầu Ngư đóng vai trò như một buổi tổng kết tâm linh cuối năm của toàn đân trong xã, gửi mọi nguyện vọng của cư dân đến các vị thần thánh linh thiêng.

Việc tổ chức lễ hội Cầu Ngư vào thời gian này có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tâm linh của mỗi gia đình. Bởi lẽ, cái tính chất tâm linh thần bí của lễ hội Cầu Ngư như một sự bao trùm, tổng quát, đưa mọ khát vọng của các ngư dân nói riêng và nhân dân trong xã nói chung đến các thần linh nhờ sự chứng giám của các "Ngài" để ban phước lành cũng như che chở cho dân cư của xã trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Đến dịp lễ hội Cầu Ngư (24. 2 âm lịch) theo thông tục thì cứ vào khoảng ngày 22 mọi gia đình trong xã, không phân biệt giàu nghèo, tùy thuộc vào hoàn cảnh đều nô nức sắm lễ để đến với lễ hội. Bên cạnh lễ vật, thì bao giờ mỗi gia đình cũng có một vài bản sớ để dâng lên các thánh thần, theo cách nghĩ của họ, những vị thánh thần được mời về lễ hội là những đấng linh thiêng nhất đại diện cho trời đất, vì vậy vào ngày lễ hội là dịp quan trọng để cho mọi cư dân bày tỏ những mong muốn, khát vọng của mình đến với các vị thần linh của biển cả, nhờ ơn đức của thần để che chở cho họ trước sóng to gió lớn, dẫn dắt họ vào

những luồng tôm, cá. Mặt khác, ở trong mỗi dòng họ, lễ hội Cầu Ngư cũng là dịp quan trọng để bày tỏ niềm ngưỡng vọng của mỗi chi, họ mình đến các vị thần linh. Theo họ, những vị tổ tiên trong tờ đường của mỗi nhà thờ là những người thân tín, phụ giúp cho các thần trong công việc. Vì vậy, trong những tấu sớ dâng lên các thánh thần tối cao, mong các vị thần che chở cho con cháu mình, tránh được những điều khó khăn trong cuộc sống. những tờ đơn, lá sớ của mỗi nhà, mỗi họ trước sự uy nghiêm của Long Châu, sẽ được các vị thần thánh ban phước lành cho nhân dân. Đặc biệt, trong ngày cuối cùng của lễ hội, khi rước Long Châu đi "hóa vàng", mọi người dân xung quanh khu vực rước bất kể già trẻ, gái trai đều chắp tay cầu khấn trước sự uy nghiêm của Long Châu và hội đồng thần biển cả. Chính sự tôn nghiêm đầy thần bí đó là một trong những sắc tố làm cho không khí lễ hội thêm thần bí và cao siêu.

Một phần của tài liệu Luận văn Tìm hiểu giá trị tâm linh của lễ hội truyền thống và đưa ra những giải pháp về hiện trạng công tác bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống xã Ngư lộc huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w