Thực trạng và giải pháp chất lượng thi đua khen thưởng hiện nay ở Việt NamI. Những vấn đề chung về khen thưởng61. Về khái niệm, bản chất và vai trò, vị trí của khen thưởng62. Về người lao động trực tiếp8II. Thực trạng khen thưởng cho người lao động trực tiếp91. Quy định pháp luật hiện hành về khen thưởng cho người lao động92. Thực trạng khen thưởng cho người lao động11II. Kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về sửa đổi về khen thưởng cho người lao động trong thời gian tới151. Một số giải pháp cho công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp152. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung17DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO19
Trang 1MỤC LỤC
Về thực trạng công tác thi đua, khen thưởng cho người lao động: Bên cạnh những kết quả tích cực sau
8 năm thi hành Luật thi đua khen thưởng, kết quả công tác thi đua, khen thưởng và một số nội dung
Luật thi đua, khen thưởng chưa đáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay 3
Một số kiến nghị 5
I Những vấn đề chung về khen thưởng 7
1 Về khái niệm, bản chất và vai trò, vị trí của khen thưởng 7
2 Về người lao động trực tiếp 9
II Thực trạng khen thưởng cho người lao động trực tiếp 10
1 Quy định pháp luật hiện hành về khen thưởng cho người lao động 10
2 Thực trạng khen thưởng cho người lao động 12
II Kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về sửa đổi về khen thưởng cho người lao động trong thời gian tới 16
1 Một số giải pháp cho công tác khen thưởng cho người lao động trực tiếp 16
2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 2THÔNG TIN TÓM TẮT LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN LUẬT VÀ CHUYÊN ĐỀ
- Luật thi đua, khen thưởng hiện hành thông qua tại kỳ họp thứ 4 Quốc hộikhóa XI (ngày 26 tháng 11 năm 2003); được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp thứ 7, Quốchội khóa XI (ngày 14 tháng 6 năm 2005)
- Việc sửa đổi, bổ sung Luật thi đua khen thưởng lần này căn cứ trên cơ sởNghị quyết số 20/2011/NQ-QH13 (ngày 26 tháng 11 năm 2011) của Quốc hội vềChương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII
- Ban Soạn thảo Dự án luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung lần này đượcChính phủ thành lập gồm Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Trung ương Đảng, BộQuốc phòng, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan có liên quan
- Để chuẩn bị cho quá trình xây dựng Dự án luật, ngày 21/9/2012, Bộ Nội vụ
có Báo cáo số 3452/BC-BNV về việc tổng kết 8 năm thi hành Luật thi đua khenthưởng
- Ngày 17/1/2013, Bộ Nội vụ có Báo cáo số 148/BC-BNV về việc tiếp thu giảitrình các ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, địa phương tham gia góp ý vào Dựthảo Luật
- Ngày 17/1/2013, Bộ Nội vụ có Báo cáo số 149/BC-BNV về việc đánh giátác động của Dự án Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung lần này
- Ngày 17/1/2013, Bộ Tư pháp có văn bản số 473/BTP-PLHSHC thẩm định
Dự án Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung
- Ngày 17/1/2013, Bộ Nội vụ có Tờ trình số 147/Ttr-BNV trình Chính phủ về
Dự thảo Luật thi đua khen thưởng sửa đổi, bổ sung
- Ngày 27/2/2013, Bộ Nội vụ có Báo cáo số 643/BC-BNV về việc tiếp thu,giải trình các ý kiến của thành viên Chính phủ về Dự thảo Dự án Luật thi đua khenthưởng sửa đổi, bổ sung
Trang 3- Ngày 05 tháng 3 năm 2013 Chính phủ đã có Tờ trình số 75/TTr-CP và ngày
21 tháng 3 năm 2013 (tại Phiên họp thứ 16) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ýkiến về Dự án Luật này
- Ngày 16 tháng 4 năm 2013, Chính phủ hoàn thiện Tờ trình số 150/TTr-CPtrình Quốc hội về Dự án Luật này
*
* *Trên cơ sở bám sát quá trình xây dựng Dự án Luật, Viện Nghiên cứu lập phápthấy rằng, về mặt khoa học một số quy định về công tác thi đua, khen thưởng đối vớiđối tượng lao động trực tiếp trong Dự thảo luật cần được nghiên cứu, xem xét thêm
để có những sửa đổi phù hợp, thiết thực nhất trong quá trình xét thi đua, khen thưởngđối với những đối tượng này
Cụ thể là:
Về thực trạng công tác thi đua, khen thưởng cho người lao động: Bên
cạnh những kết quả tích cực sau 8 năm thi hành Luật thi đua khen thưởng, kết quảcông tác thi đua, khen thưởng và một số nội dung Luật thi đua, khen thưởng chưađáp ứng với tình hình thực tiễn hiện nay
- Tình trạng khen thưởng tràn lan đang tồn tại;
- Khen thưởng vẫn chủ yếu tập trung vào cán bộ lãnh đạo quản lý, ít chutrọng đến khen thưởng cho người lao động trực tiếp
Về nguyên nhân, chuyên đề cho rằng xuất phát từ:
- Do việc quán triệt về nhận thức và tổ chức thực hiện theo đung Luật Thiđua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trong thực tế ở các đơn
vị, địa phương vẫn còn hạn chế
- Nhận thức về ý nghĩa, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua,khen thưởng trong một số lãnh đạo các ngành, các cấp còn chung chung
- Nhiều cơ quan, tổ chức chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá
có tính “lượng hóa” để thuận tiện cho việc đánh giá kết quả công việc để hạn chếtính chủ quan khi xét thi đua
Trang 4- Không ít cơ quan, tổ chức có tư tưởng cào bằng, bình bầu các tập thể, cánhân xuất sắc trong tháng, quý, năm thực hiện theo chế độ luân phiên, do đó khôngtạo động lực phấn đấu cho người lao động.
Đối với khen thưởng người lao động trực tiếp, chuyên đề cho rằng, trên thực
tế người lao động trực tiếp ít có cơ hội tham gia bình xét các danh hiệu thi đua,trong khi hình thức khen thưởng chỉ dừng lại danh hiệu Lao động tiên tiến và đượctặng Giấy khen của thủ trưởng đơn vị, địa phương Nếu xét danh hiệu cao hơn nhưChiến sỹ thi đua cơ sở, Bằng khen hay Huân chương thì khi xét tặng những ngườilao động trực tiếp thường không đủ tiêu chuẩn đề ra, vì tính theo khen thưởng tuần
tự từ thấp đến cao hoặc cộng dồn thành tích
Về một số giải pháp
Chuyên đề cho rằng, về lâu dài, để công tác khen thưởng cho người lao động
đi vào thực chất, việc sửa đổi luật là tiền đề, ngoài ra cần tập trung thực hiện đồng
bộ một số vấn đề sau:
- Trước tiên, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quán triệt đầy đủ, sát với
các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng; bám sát vàthực hiện nguyên tắc khen thưởng, trong đó chu trọng khen thưởng tập thể nhỏ và
cá nhân (ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp lần thứ 32của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương “Phải xem người lao động là nềntảng của phong trào thi đua yêu nước”)
- Các phương tiện thông tin đại chung cần tăng cường tuyên truyền về côngtác thi đua, khen thưởng, trong đó tập trung làm nổi bật vai trò của người lao độngtrực tiếp thông qua những gương người tốt, việc tốt trong các tầng lớp nhân dân laođộng, làm cho phong trào thi đua yêu nước thực sự bắt rễ sâu trong quần chung
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng ở các địa
phương, đơn vị ngày càng chuyên nghiệp hóa, làm tốt công tác tham mưu cho lãnhđạo trong công tác phát động phong trào thi đua, bình xét khen thưởng là một việclàm cần thiết và cấp bách hiện nay
- Đổi mới cách bình xét, đánh giá khen thưởng cuối năm là vấn về then chốt
góp phần làm thay đổi tình hình, đưa các tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp vềđung với vị trí, vai trò của mình theo như chỉ đạo của Ban Thi đua-Khen thưởng
Trang 5Trung ương tại Công văn số 77/BTĐKT-VI ngày 21/4/2010: “…Từ năm 2010, mỗi
bộ, ngành, địa phương cần xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể nhằm tạo
sự chuyển biến tích cực và có hiệu quả công tác khen thưởng cho … người lao động, sản xuất, công tác”
- Phải phân các nhóm đối tượng khác nhau trong bình xét thi đua, mạnh dạn
đưa vào quy chế xét khen thưởng ở các đơn vị, địa phương Việc đánh giá mức độhoàn thành công việc, bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải
căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với chức trách, nhiệm vụ được phân công của từng tập thể, cá nhân chứ không bình xét cào bằng, trộn lẫn giữa các đối tượng Các đơn vị, địa phương cần thiết phải ban hành quy chế xét khen thưởng
trong đó phải phân định rõ các nhóm đối tượng để xét thi đua với nhau (đối tượnglãnh đạo, đối tượng là cấp trưởng, phó phòng, ban và tương đương, đối tượng làngười lao động trực tiếp)
Một số kiến nghị
Dự thảo Luật thi đua khen thưởng đã có nhiều thay đổi theo hướng nhằm làm
rõ hơn bản chất, nội dung của các loại hình khen thưởng, khắc phục tình trạng khenthưởng theo định kỳ; tích lũy thành tích khen thưởng Qua đó thực hiện việc khenthưởng thông qua việc phát hiện các tập thể, cá nhân có công trạng, thành tích, sángtạo trong các phong trào thi đua và thực hiện nhiệm vụ trong lao động, sản xuất seđược khen thưởng, tôn vinh Như vậy se tạo điều kiện để người lao động trực tiếp,công nhân, nông dân có nhiều cơ hội tham gia xét các danh hiệu Ngoài ra, trongcác điều luật quy định tiêu chuẩn đạt các danh hiệu thi đua, ưu tiên cho đối tượng làngười lao động, công nhân, nông dân lên trước Tuy nhiên, một số quy định của dựthảo còn chưa được làm rõ, thiếu thực tế, gây nên nhiều tranh cãi Chuyên đề nêumột số ý kiến về một số ý kiến liên quan đến việc khen thưởng cho người lao độngtrực tiếp như sau:
- Trong các bản Dự thảo Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi lần đầu đã bổsung thêm vào Điều 20 danh hiệu thi đua “Lao động giỏi” để xét tặng cho cá nhân
là người lao động trực tiếp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, côngnhân, nông dân Hiện nay, theo dự thảo mới nhất thì danh hiệu “lao động tiên tiến”
và “lao động giỏi” đã gộp lại thành một (giữ nguyên như luật hiện hành) Tuy
Trang 6nhiên, thực tế đã cho thấy đây là quy định bất cập, không hợp lý, không tạo điềukiện thuận lợi cho người lao động trực tiếp như công nhân khu vực ngoài quốcdoanh, nông dân… được xét tặng
- Theo Điều 6 của Dự thảo Luật thì một trong những nguyên tắc khen thưởng
là “chính xác, công khai, công bằng, kịp thời”, tuy nhiên các quy định của Dự thảoLuật lại theo hướng kéo dài các mốc thời gian cống hiến, đạt thành tích, thời gianbình xét các danh hiệu làm tiêu chuẩn để xét khen thưởng, điều này se ảnh hưởngđến nguyên tắc “kịp thời”
- Tiêu chí để xét tặng một số danh hiệu như dự thảo đưa ra còn trùng lặp,chồng chéo, dẫn đến khó phân biệt rõ ràng Cụ thể, quy định về tặng thưởng Huânchương Độc lập cho các cá nhân tại khoản 1 các Điều 36, 37, 38 có sự trùng lặpnhau về cách diễn đạt Điểm khác biệt duy nhất là Huân chương Độc lập hạng nhấtyêu cầu “thành tích đặc biệt xuất sắc”, Huân chương Độc lập hạng nhì yêu cầu
“nhiều thành tích xuất sắc” và Huân chương Độc lập hạng ba yêu cầu: “lập đượcthành tích xuất sắc” Việc phân biệt tiêu chí giữa các danh hiệu không thật sự rõràng, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện
- Hình thức khen thưởng cấp nhà nước quá nhiều, hệ thống tiêu chuẩn củacác danh hiệu không rõ ràng đã tạo nên sự trùng lắp, chồng chéo, vướng mắc vềthẩm quyền khen thưởng của Luật Thi đua khen thưởng hiện hành, dẫn đến hiệntượng khen thưởng tràn lan Tuy nhiên, dự thảo Luật cũng chưa thật sự khắc phụcđược điều này, cùng một hình thức khen thưởng nhưng vẫn có nhiều tầng nấc khenthưởng
- Dự thảo Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi đã đề nghị sửa đổi, bổ sung tiêuchuẩn Bằng khen tại Điều 71, Điều 72 nhằm nâng cao tiêu chuẩn Bằng khen củacấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và Giấy khen tại Điều 74 đối với đốitượng là cá nhân Sự sắp xếp như trong dự thảo là hợp lý, tuy nhiên để đối tượngngười lao động trực tiếp, công nhân, nông dân có nhiều cơ hội nhận được loại danhhiệu này thì cần thiết phải quy định cụ thể hơn các tiêu chuẩn đối với các danh hiệuthi đua này ở từng cấp trong các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện
Trang 7
KHEN THƯỞNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP,
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
I Những vấn đề chung về khen thưởng
1 Về khái niệm, bản chất và vai trò, vị trí của khen thưởng
Khái niệm và bản chất của khen thưởng
Khen là sự nhận xét đánh giá tốt về một người nào đó, tổ chức nào đó về việc
gì đó có ý nghĩa hài lòng Còn thưởng là tặng, cho bằng hiện vật hoặc tiền Khenthưởng là hình thức ghi nhận công lao, thành tích cho cá nhân hoặc tập thể bằngquyết định của cơ quan có thẩm quyền theo luật định Nguyên Tổng bí thư TrườngChinh cho rằng: “Khen thưởng là vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội Công táckhen thưởng cũng như trừng phạt là một vấn đề thực hiện phát sinh và tồn tại trongquá trình phát sinh, phát triển của con người” Là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinhhoạt của con người, do đó khen thưởng phải thể hiện quan điểm quần chung, phải
có trách nhiệm cao trong quá trình phát hiện xét khen thưởng Khen thưởng tồn tạicùng với sự tồn tại của nhà nước, còn nhà nước là còn khen thưởng Khen thưởngvừa có ý nghĩa động viên về tinh thần và khích lệ bằng vật chất
Khen thưởng là công việc đã tồn tại khá lâu trong lịch sử xã hội, gắn liền vớithưởng phạt của nhà nước thuộc các chế độ xã hội khác nhau Khen thưởng đãđược thực hiện ở nước ta từ các triều đại phong kiến trước đây Các hình thức khenthưởng của thời phong kiến đã được Ngô Sỹ Liên nêu rất rõ trong “Đại việt sử kýtoàn thư” Cách đây hơn 600 năm, Nguyễn Trãi đã viết: Nhà nước thưởng nhiềuhơn phạt là Nhà nước phồn vinh; nhà nước thưởng, phạt nghiêm minh là nhà nướcvững mạnh; nhà nước phạt nhiều hơn thưởng là nhà nước đang suy tàn
Đảng, Bác Hồ cũng rất quan tâm đến vấn đề khen thưởng nhằm biểu dươngkhích lệ người tốt, việc tốt Bác cho rằng: “Trong một nước thưởng, phạt phảinghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới
Trang 8thành công” 1, “Có công thì thưởng, có lỗi thì phạt, khen thưởng phải có tác dụnggiáo dục, động viên, nêu gương ”
Khen thưởng tồn tại trong mối quan hệ chặt che, biện chứng với thi đua.Theo C.Mác, “thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt độngchung và kế hoạch của con người với sự tiếp xuc xã hội tạo nên thi đua và sự nângcao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từngngười”2 Như vậy, thi đua là cơ sở của khen thưởng, nếu tổ chức tốt phong trào thiđua thì kết quả khen thưởng cao Ngược lại, khen thưởng đung người, đung việc,kịp thời se có tác dụng động viên, cỗ vũ cho thi đua Khen thưởng vừa là kết quả,vừa là yếu tố thuc đẩy phong trào thi đua Tuy nhiên, thi đua và khen thưởng cũngđộc lập và không phụ thuộc vào nhau Không phải tất cả hình thức khen thưởng đềuxuất phát từ thi đua và khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng hướngtới là kết quả thực hiện công việc, chứ không phải để được khen thưởng, tôn vinh
Luật Thi đua khen thưởng năm 2003 đã quy định: “Khen thưởng là việc ghinhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đốivới tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc” 3 Mục đíchcăn bản của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đung đắn động cơ làm việccủa con người, khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như thựchiện nhu cầu của bản thân, từ đó làm cho tính tích cực và sáng tạo của họ tiếp tụcđược duy trì và phát huy, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa
Vai trò, vị trí của khen thưởng
Với ý nghĩa, lợi ích mà khen thưởng đem lại, khen thưởng góp phần tạo độnglực thuc đẩy mạnh me các phong trào cách mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp,động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân thi đua lao động sản xuất, học tập, chiếnđấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc
1 Quốc lệnh quy định 10 điểm thưởng và 10 điểm phạt để cho “quân dân biết rõ những tội nên tránh, những việc nên làm” được Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố vào ngày 26/1/1946 với tư cách là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
2 Bộ Tư bản luận 1, Các Mác
3 Luật thi đua khen thưởng năm 2003
Trang 9Khen thưởng còn là một công cụ để quản lý nhà nước Bởi vì, mọi công việcsuy cho cùng đều là do nhân dân và các tổ chức cơ sở thực hiện, do đó ai làm tốt,tập thể nào làm tốt phải biết khen ngợi, tuyên dương để nêu gương học tập Có nhưvậy những việc tốt, tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cá xấu,cái tiêu cực.
Khen thưởng cũng là một biện pháp cần thiết đi đôi với thi đua nhằm xâydựng con người mới, phát triển toàn diện, góp phần cổ vũ, động viên người laođộng, tạo nên động lực mạnh me cho sự phát triển đất nước
2 Về người lao động trực tiếp
Người lao động trực tiếp chính là những người tham gia thực hiện các hoạtđộng lao động, sản xuất, tạo ra các sản phẩm, các giá trị xã hội Đối tượng ngườilao động trực tiếp là những công chức, viên chức, công nhân, nông dân… Đây làlực lượng chiếm số lượng nhiều nhất, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc trựctiếp thực thi nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị, địa phương Họ cũng là lực lượngchính trong các phong trào thi đua yêu nước lớn, tiêu biểu, có hiệu quả cao đangđược triển khai trong thực tế hiện nay như: “Chung sức xây dựng nông thôn mới”,
“Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”…
V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Người lao động là lực lượng sản xuất hàng đầucủa nhân loại” Nếu người lao động có kỹ năng lao động, trình độ khoa học - kĩthuật thì hiển nhiên là năng suất lao động se cao hơn Người lao động cần đượctrang bị kỹ năng lao động, sự hiểu biết, trình độ về khoa học công nghệ đó là điềukiện thiết yếu nhằm đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển công nghệ tiên tiến Vì vậy,
có thể nói người lao động có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển xã hội, cần
có sự đầu tư và khuyến khích, động viên thích đáng Người ta đã từng nói “mộtmiếng giữa làng còn hơn một sàng xó bếp” hay “trăm đồng tiền công không bằngmột đồng tiền thưởng” là vậy Khen thưởng có tác dụng động viên mỗi cá nhân cóthành tích xuất sắc, đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địaphương, cơ quan hoặc đơn vị
Việc khen thưởng chính xác, kịp thời như đã nói se có tác dụng rất lớn, độngviên và cổ vũ người lao động cống hiến hết sức lực của họ, thuc đẩy sự phát triểncủa đơn vị, tổ chức mà họ đang công tác Ngược lại, nếu khen thưởng không chính
Trang 10xác, thiếu công bằng và kịp thời, những người có thành tích mà không được khenthưởng hoặc khen thưởng không xứng đáng, se làm mất tác dụng và ý nghĩa củacông tác này, đồng thời còn làm cho phong trào thi đua không đạt được mục tiêu đề
ra và mất niềm tin trong bộ phận cán bộ, công nhân viên và người lao động
II Thực trạng khen thưởng cho người lao động trực tiếp
1 Quy định pháp luật hiện hành về khen thưởng cho người lao động
Luật Thi đua, khen thưởng đã được kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI thôngqua ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 và sau đó ngày14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều Luật Thi đua, khen thưởng là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng đểtriển khai thực hiện công tác thi đua, khen thưởng Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thi đua, khen thưởng (nay là nghị định số 42/2010/NĐ-CPngày 15/4/2010 của Chính Phủ); Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005quy định tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng; Nghị định số 50/2006/NĐ-CPquy định mẫu Huân chương, Huy chương, Huy hiệu, Bằng Huân chương, BằngHuy chương, Cờ Thi đua, Bằng khen, Giấy khen Văn phòng Chính phủ đã banhành Thông tư số 01/2007/TT-VPCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính Phủ…
Luật Thi đua khen thưởng Việc khen thưởng hiện hành đã quy định kháthống nhất và chặt che, thể hiện chính sách thi đua, khen thưởng của Nhà nước tatrong giai đoạn hiện nay Luật đã quy định về thi đua và các danh hiệu thi đua, quyđịnh về khen thưởng và các hình thức khen thưởng, các tiêu chuẩn để khen thưởng,quy định về công tác quản lý nhà nước, xử lý vi phạm… Trong đó, việc khenthưởng cho người lao động được chu trọng qua những quy định nêu rõ mục tiêu thiđua, mục đích khen thưởng cho các cá nhân là nhằm khuyến khích, động viên các
cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua, học tập, lao động, sản xuất Luật hiệnhành cũng quy định cụ thể việc khen thưởng cho người lao động tại các danh hiệu
thi đua, như Điều 24 về danh hiệu “Lao động tiên tiến” đã đưa ra những tiêu chuẩn
để xét tặng cho cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và những người lao độngkhác Tại điều này nêu rõ: “Người lao động không thuộc đối tượng quy định tại