1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS

96 583 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 776,5 KB

Nội dung

Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thày, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và ph

Trang 1

PHẦN II : TỰ ĐÁNH GIÁI/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

1/ Đặc điểm nhà trường :

Trường THCS Tân Hiệp A5 được thành lập từ tháng 8/ 2004 trên nền tảngcủa trường PTCS Tân Hiệp A1 và trường Dân lập kinh 4a với 8 phòng học; 3phòng phục vụ cho học tập, diện tích mỗi phòng học có khoảng 30 m2 có 19 lớpmỗi lớp có 42 học sinh, tổng diện tích khuôn viên trường 6.086 m2

Tháng 8 năm 2004, Linh mục Vũ Khắc Nghiêm đã nhường quyền sử dụngđất cho điểm trường 5a với diện tích 9277 m2 do đó tổng diện tích khuôn viêntrường hiện có là 9277 m2 Từ năm 2005, được sự quan tâm của Phòng GD - ĐTTân Hiệp cùng chính quyền các cấp và Hội cha mẹ học sinh, những nhà hảo tâm

… nhà trường bắt đầu đi vào xây dựng cơ sở vật chất, tính tới hè năm 2009, đãhoàn thành tổng công trình với 18 phòng học mới, trùng tu lại 3 phòng học, 560

m2 sân chơi, hàng rào, nhà để xe cho HS, GV … Cùng với việc xây dựng cơ sởvật chất, nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, hoạt độngGDNGLL, phát huy có hiệu quả hoạt động của các đoàn thể, do đó nhà trường

đã đạt: danh hiệu “Xanh – sạch – đẹp ” vào năm 2008; “Xanh – sạch – đẹp ”mức độ cao vào năm 2009 và được UBND tỉnh Kiên Giang công nhận trường đạtchuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010, thời điểm năm học 2009 – 2010

Trong những năm qua, tuy là trường ở nông thôn xa trung tâm huyệnnhưng trường THCS Tân Hiệp A5 cũng đã từng bước khẳng định được uy tín,chất lượng của trường so với các trường trong huyện Nhà trường đã xây dựngđược đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên môn, nghiệp vụ Hằngnăm, trường đều có giáo viên tham gia Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt thànhtích cao Đã có 5 cán bộ, giáo viên được công nhận danh hiệu chiến sĩ thi đuacấp tỉnh và 10 đồng chí được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;mỗi năm học có : HS học khá, giỏi đạt 39%; từ 4 – 6 HS giỏi cấp huyện, tỉnh; tỷ

lệ đỗ tốt nghiệp THCS đạt 99%; tỷ lệ đỗ vào các trường THPT luôn đạt từ 65 80%, chất lượng giáo dục đại trà luôn ổn định và giữ vững

Trang 2

-Năm học 2010 – 2011, trường có 38 cán bộ, giáo viên, trong đó có 100%giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có 31 đồng chí có trình độ đại học, 2 đồng chíđang học đại học tại chức Số học sinh là 432 em chia thành 12 lớp Trường có tổchức chi bộ Đảng gồm 10 đảng viên, chi bộ liên tục đạt cơ sở đảng trong sạchvững mạnh Các tổ chức: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đạidiện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng nhà trường hoàn

thành xuất sắc nhiệm vụ Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung, cuộc vận “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thày, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt thực hiện chủ

đề năm học “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, trường THCS Tân Hiệp A5 đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng

đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng công nghệthông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối vớihọc sinh Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy họcnhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạchgiảng dạy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động hướng nghiệp,dạy nghề, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện Với sự cố gắng của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh nhàtrường, trường THCS Tân Hiệp A5 đã vinh dự được đón nhận các danh hiệunhư: trường Tiên tiến xuất sắc (năm học 2005 – 2006, 2006 – 2007), trường tiêntiến (2008 – 2010), Bằng khen của Bộ GD&ĐT khen thưởng năm học 2008 –

2009 Công đoàn nhà trường được tặng nhiều Bằng khen của Công đoàn ngành,Liên đoàn Lao động tỉnh Liên đội TNTP Hồ Chí Minh của trường nhiều nămđược Huyện đoàn khen tặng

2/ Tổng quan công tác tự đánh giá của nhà trường :

2.1/ Lý do tự đánh giá :

Để xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địaphương, sự tin yêu của nhân dân hai ấp 5a và 4a, trong năm học 2010 – 2011 vànhững năm học tiếp theo, nhà trường thực hiện nghiêm túc Quyết định số

Trang 3

83/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc banhành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổthông Nhà trường xác định, trong cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,giáo dục giữ một vị trí quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào việc xây dựng một nền kinh tế trí thức Chính

vì vậy, cùng với việc đổi mới nội dung; phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra– đánh giá; bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chấtphục vụ dạy và học, nhà trường đặc biệt quan tâm đến công tác tự đánh giá chấtlượng giáo dục theo Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009 của Bộtrưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáodục trường THCS Nhà trường đã xác định tự đánh giá chất lượng giáo dục trongKiểm định chất lượng giáo dục sẽ tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáodục của nhà trường Vì nếu nhà trường tự đánh giá chất lượng giáo dục theo cáctiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT, thì nhà trườngmới có thể xác định được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, xác địnhđược kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục theo các tiêu chí Từ đó, nhà trườngcam kết, từng bước phấn đấu thực hiện các biện pháp cải tiến chất lượng để nângcao chất lượng giáo dục

2.2/ Mục đích tự đánh giá :

Mục đích của tự đánh giá là nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra cácđiểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng vàcác biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do BộGD&ĐT ban hành Nhằm xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từnggiai đoạn của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý và xã hội

về thực trạng chất lượng giáo dục; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhậnnhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục từ đó không ngừng nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện

Phạm vi của tự đánh giá là bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục củanhà trường theo 47 tiêu chí trong tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do BộGD&ĐT tạo ban hành tại Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12/5/2009

Trang 4

2.3/ Phương pháp và công cụ đánh giá :

Về phương pháp và công cụ đánh giá: Để tiến hành tự đánh giá, nhàtrường đã căn cứ vào Thông tư số 12/2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm

2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường THCS làm công cụ đánh giá Từ đó mô tả hiện trạng, điểmmạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chícủa mỗi tiêu chuẩn Tất cả các bước trên đều được thực hiện đúng hướng dẫn vàđảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học

2.4/ Quy trình tự đánh giá :

Sau khi nhận được công văn của Phòng GD&ĐT Tân Hiệp về việc triểnkhai công tác kiểm định chất lượng trong các trường THCS, trường THCS TânHiệp A5 đã chọn cử cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán tham dự tập huấn côngtác kiểm định chất lượng do Sở GD&ĐT tổ chức Cụ thể:

- Tập huấn công tác tự đánh giá (TĐG) ;

- Họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu

và xác định các thành viên Hội đồng tự đánh giá;

- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG; công bố quyết định thành lập Hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên;phân công dự thảo kế hoạch TĐG

- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm định tại đơn vị, nộp PhòngGD&ĐT (12/10/2010);

- Xây dựng kế hoạch công tác tự đánh giá cơ sở trường và nộp PhòngGD&ĐT (2/11/2010)

- Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên,nhân viên của nhà trường;

- Tổ chức Hội thảo về chuyên môn, nghiệp vụ triển khai TĐG cho cácthành viên của Hội đồng TĐG, giáo viên và nhân viên;

- Hoàn thành cơ sở dữ liệu nộp Phòng GD&ĐT

- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG;

- Thu thập thông tin và minh chứng;

Trang 5

- Mã hoá các thông tin và minh chứng thu được;

- Cá nhân, nhóm chuyên trách hoàn thiện các phiếu đánh giá tiêu chí;

- Họp Hội đồng TĐG (24/12/2010) để: Xác định các vấn đề phát sinh từcác thông tin và minh chứng thu được; Xác định nhu cầu thu thập thông tin bổsung; Điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết;

- Họp Hội đồng TĐG (6/01/2011) thông qua đề cương chi tiết báo cáoTĐG; kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG;

- Hoàn thiện báo cáo TĐG (12/01/2011);

- Họp Hội đồng TĐG để thông qua bản báo cáo TĐG đã sửa chữa(21/01/2011)

Công bố báo cáo TĐG trong nội bộ nhà trường và thu thập các ý kiến đóng góp;

- Xử lý các ý kiến đóng góp và hoàn thiện bản báo cáo TĐG

- Công bố bản báo cáo TĐG đã hoàn thiện trong nhà trường (22/2/2011);

- Nộp báo cáo tự đánh giá cho Phòng GD&ĐT (14/3/2011)

Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan,Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau,trong đó chủ yếu là bằng phương pháp khảo sát thực tế tất cả các mặt hoạt động củanhà trường liên quan đến nội dung Bộ tiêu chí; thu thập thông tin, minh chứng, sosánh, đối chiếu và phân tích các dữ liệu có liên quan Trong quá trình tự đánh giá,nhà trường đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: bộ Tiêu chí quản lí chất lượnggiáo dục của trường THCS để làm cơ sở cho việc tiến hành tự đánh giá chất lượnggiáo dục của nhà trường, sử dụng máy vi tính, máy in, máy photocopy, mạngInternet để thu thập thông tin, minh chứng và viết báo cáo tự đánh giá Ban lãnhđạo nhà trường nhận thức đúng đắn mục đích ý nghĩa của việc kiểm định chất lượnggiáo dục, đã phổ biến Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2008của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chấtlượng giáo dục, Quyết định số 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượnggiáo dục trường trung học cơ sở và các văn bản liên quan khác đến cán bộ giáo viên,phụ huynh, học sinh toàn trường Qua đó cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh

Trang 6

nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc tự đánh giá Trên cơ sởthông suốt về mặt nhận thức, nhà trường đã triển khai việc tự đánh giá chất lượngtrong toàn trường Để thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục đạt hiệu quả, nhàtrường đã thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục gồm 7 thành viên vớiđầy đủ các thành phần: cấp uỷ chi bộ, BGH, cốt cán tổ chuyên môn, phụ trách các tổchức đoàn thể trong trường Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục phân công cụthể nhiệm vụ cho từng thành viên theo chức năng, năng lực mỗi người để hoànthành tốt nhiệm vụ được giao Thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục nhàtrường nhằm biết mình đang ở cấp độ nào? Uy tín của nhà trường với cha mẹ họcsinh, địa phương, nhân dân với ngành đến đâu? Từ đó biết rõ thực trạng chất lượnggiáo dục của trường để giải trình với các cơ quan chức năng, cơ quan cấp trên vàđăng ký kiểm định chất lượng để được công nhận theo quy định.

2.5/ Kết quả của quá trình tự đánh giá:

Nhà trường tiến hành công tác TĐG từ tháng 10/2010 và hoàn thành vàocuối tháng 01/2011 Trong suốt thời gian tiến hành công tác TĐG, BGH đã huyđộng sự vào cuộc của toàn thể đội ngũ CB, GV, NV sự tham gia của Ban đạidiện CMHS, các đ/c lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã tuy nhiên lực lượngnòng cốt vẫn là các thành viên của Hội đồng TĐG

Để công tác TĐG được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả, Hội đồng TĐGcủa trường đã xác định rõ các nguồn nhân lực, CSVC, nguồn tài chính cần huyđộng Kế hoạch TĐG của trường còn thể hiện từng hoạt động đánh giá chấtlượng giáo dục và thời gian cần được tiến hành Công việc dự kiến các thông tinminh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí được Hội đồng xác định và phân côngmột cách cụ thể khoa học

Để chủ động về thời gian hoàn thành báo cáo, nhà trường đã lập thời gianbiểu để hoàn thành quá trình TĐG Nhờ đó mà tiến độ làm việc được đảm bảo,chất lượng cũng tương đối hiệu quả Sau khi hoàn thành các phiếu đánh giá tiêuchí, Hội đồng TĐG đã tiến hành viết báo cáo Những vấn đề nổi bật trong báocáo tự đánh giá là: Báo cáo trình bày lần lượt từng tiêu chí của từng tiêu chuẩn.Mỗi tiêu chí đều được mô tả rõ ràng, cụ thể hiện trạng của nhà trường cần đạt

Trang 7

được trong mỗi tiêu chí Sau khi mô tả hiện trạng, báo cáo TĐG còn đề cập tớinhững điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường và đặc biệt một nội dung rất quantrọng, rất cần thiết trong mỗi tiêu chí đó là kế hoạch cải tiến, phát huy nhữngđiểm mạnh, đề ra các biện pháp khắc phục điểm yếu, tuy ngắn gọn nhưng rõràng và đầy đủ

Để thể hiện tính trung thực trong báo cáo, nhà trường đã thể hiện …… mãminh chứng, đó là bằng chứng cho sự lao động miệt mài của tập thể cán bộ, giáoviên và nhân viên trong trường Sau 4 tháng làm việc đầy trách nhiệm, công tácTĐG của trường đã cơ bản thành công Đó là sự tập trung trí tuệ cho một côngtrình khoa học của tập thể và công tác TĐG cơ sở giáo dục lần đầu tiên được ramắt Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp phát triểngiáo dục của nhà trường, của địa phương, là nền tảng vững chắc để nhà trườngđăng ký kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục trong thời gian tới

Trong Báo cáo tự đánh giá của trường, các minh chứng được mã hóa theo[Hn.a.b.c] trong đó:

- H: viết tắt “hộp minh chứng”;

- n: số thứ tự của hộp minh chứng;

- a (Hai ký tự) : kí hiệu tiêu chuẩn

- b (Hai ký tự) : kí hiệu tiêu chí

- c (Hai ký tự) : kí hiệu số thứ tự minh chứng

Ví dụ:

[H2.01.02.05] : minh chứng thứ 5 của tiêu chí 2, của tiêu chuẩn 1, đặt ở hộp 2[H3.03.03.12] minh chứng 12 của tiêu chí 3, của tiêu chuẩn 3, đặt ở hộp 3

II/- TỰ ĐÁNH GIÁ:

Tiêu chuẩn 1: – Chiến lược phát triển của trường trung học cơ sở.

Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược phát triển củanhà trường trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, trường THCS Tân Hiệp A5 đãnghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD& ĐT Tân Hiệp xây dựng chiếnlược phát triển giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 vào tháng 8

năm 2010.

Trang 8

Tiêu chí 1: Chiến lược phát triển của nhà trường được xác định rõ ràng, phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục và được công bố công khai.

a) Được xác định rõ ràng bằng văn bản và được cơ quan chủ quản phê duyệt;

b) Phù hợp mục tiêu giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở được quy định tại Luật Giáo dục;

c) Được công bố công khai dưới hình thức niêm yết tại trụ sở nhà trường, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương và trên Website của Sở GD&ĐT tạo hoặc Website của trường (nếu có);

1/ Mô tả hiện trạng

Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, tháng 8 năm

2010 nhà trường đã hoàn thành “Chiến lược phát triển giai đoạn 2010 – 2015định hướng đến năm 2020”, với sự tham gia đóng góp ý kiến của toàn thể cán

bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và được thể hiện rõ trong các văn bản

Đề án xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001 – 2010;

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2015;

Kế hoạch hoạt động trong từng năm học (từ năm học 2006 – 2007 );

Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong cáctrường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013 theo Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT

về việc phát động phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực của Bộ GD&ĐT ra ngày 22/7/2008 tới mọi tổ chức CBGV, học sinh trongtoàn trường [H1.01.01.01]

Nội dung chiến lược phát triển của nhà trường đã thể hiện rõ thực trạnggiáo dục, những thành tựu đã đạt được, cơ hội - thách thức, các mục tiêu pháttriển giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020 Chiến lược phát triển

đã được Phòng GD&ĐT huyện Tân Hiệp phê duyệt Các mục tiêu trong chiến

lược phát triển phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THCS được quyđịnh theo khoản 3, Điều 27, Luật Giáo dục (2005): Giáo dục trung học cơ sởnhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học;

Trang 9

có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật vàhướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đivào cuộc sống lao động.[H1.01.01.02]

Chiến lược phát triển đã được thông báo công khai tới toàn thể cán bộ, giáoviên, cha mẹ học sinh, học sinh được biết và đã được niêm yết tại phòng Hộiđồng và Website của trường [H1.01.01.03]

Tuy nhiên, chiến lược phát triển chưa được đăng tải trên các thông tin đạichúng tại địa phương và trên Website của Phòng GD&ĐT Do vậy, chiến lượcphát triển chưa thực sự được phổ biến và đóng góp ý kiến rộng rãi của các tổchức chính quyền, nhân dân địa phương

2/ Điểm mạnh:

Chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt động theo từng năm học có sự thamgia đóng góp ý kiến của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường

Trong từng năm Hiệu trưởng lên kế hoạch phát triển thông qua Hội đồng

sư phạm nhà trường và nộp báo cáo cấp trên phê duyệt

Căn cứ vào tình hình địa phương và nhà trường để có kế hoạch phát triểnmột cách phù hợp với tình hình thực tiễn

3/ Điểm yếu:

Chiến lược phát triển mới được xây dựng từ tháng 8 năm 2010 nên chưa

thực sự được phổ biến rộng rãi ở địa phương.

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hàng năm, BGH tiếp tục xác định chiến lược phát triển của nhà trường thảoluận trước Hội đồng sư phạm, lập thành văn bản đề nghị cơ quan chủ quản phêduyệt Bám sát các mục tiêu giáo dục cấp THCS của Bộ GD&ĐT ban hành

Trong năm 2010 và những năm tiếp theo, nhà trường sẽ tăng cường phổbiến và lấy ý kiến góp ý rộng rãi về chiến lược phát triển Biện pháp thực hiện làđưa nội dung tóm tắt và toàn văn chiến lược phát triển lên trang Website củaPhòng GD&ĐT, tranh thủ phổ biến nội dung và lấy ý kiến đóng góp tại một sốcuộc họp thường kỳ của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND xã Tân Hiệp A

Trang 10

Đồng thời sẽ đưa tin tóm tắt nội dung chiến lược trên đài phát thanh của huyệnTân Hiệp.

a) Phù hợp với các nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất của nhà trường.

b) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Định kỳ 2 năm rà soát bổ sung và điều chỉnh.

1/ Mô tả hiện trạng:

Năm học 2010 – 2011, đội ngũ giáo viên của nhà trường đạt 100 % chuẩn

và trên chuẩn đào tạo Bên cạnh đó đang có 02 giáo viên đang được đào tạo trình

độ đại học Đến nay, đã có 18 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấptrong đó có 9 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp huyện [H1.01.02.01] Nhà trường

có cơ sở vật chất khang trang, diện tích mặt bằng rộng (9277 m2), đầy đủ cácphòng học, phòng bộ môn; thiết bị, đồ dùng dạy học đủ đáp ứng cho việc ứngdụng CNTT và đổi mới PPDH cũng như các hoạt động giáo dụcNGLL [H1.01.02.02] , cơ cấu các khối công trình được xây dựng tương đối đồng

bộ, có sân chơi, bãi tập cho học sinh trong các hoạt động giáo dục Như vậy, vềnhân lực, tài chính, cơ sở vật chất hiện có và dự kiến cho 5 - 10 năm tới có tínhkhả thi để thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển nhà trường Với địnhhướng phát triển kinh tế- xã hội của xã Tân Hiệp A là xã luôn dẫn đầu về thunhập kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo thấp, giao thông nông thôn phát triển, trạm y tế đạtchuẩn quốc gia và là xã đang xây dựng xã tiên tiến [H1.01.02.03] Điều này, đãtạo ra những cơ hội và thách thức cho giáo dục của nhà trường Cơ hội là kinh tếgia đình của người dân luôn ổn định, được cải thiện nhanh, nên quan tâm nhiềuhơn đến việc học tập của con em mình Chiến lược phát triển của trường mới

Trang 11

được xây dựng từ tháng 8/2010 nên chưa được rà soát, bổ sung và điều chỉnhtrong quá trình thực hiện.

2/ Điểm mạnh:

Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển, nhà trường đã căn cứ vàocác nguồn lực về nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất hiện tại và định hướngphát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đề ra mục tiêu phấn đấu và biệnpháp thực hiện mang tính khả thi

3/ Điểm yếu:

Do mới thực hiện việc xây dựng chiến lược phát triển nên nhà trường chưarút ra được những bài học kinh nghiệm để rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiếnlược phát triển

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Từ năm học 2011 – 2012, trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển,nhà trường sẽ tổ chức sơ kết theo từng học kỳ của năm học, rút ra những ưu điểm

và hạn chế trên cơ sở các ý kiến góp ý để bổ sung và điều chỉnh nhằm thực hiện

có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển

+ Điểm yếu:

Trong thời gian tới phải có nhận thức và chiến lược đầy đủ hơn nữa, chủđộng hơn trong điều kiện cơ chế quản lý như hiện nay

Trang 12

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 6/6.

* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 2/2.

Tiêu chuẩn 2: – Tổ chức và quản lý nhà trường.

Là một trường THCS mới được thành lập, nhưng trường có đủ cơ cấu tổchức theo quy định của Điều lệ trường THCS Nhà trường có đủ giáo viên dạy cácmôn học cơ bản và giáo viên chuyên trách dạy các môn năng khiếu Các tổchuyên môn được thành lập và đi vào hoạt động có nề nếp, các tổ trưởng chuyênmôn đều là những giáo viên có kinh nghiệm trong việc điều hành công tác nênhoạt động của tổ chuyên môn là nền tảng thúc đẩy và góp phần quan trọng trong

thành tích chung của nhà trường Sau đây là phần mô tả cho tưng tiêu chí :

Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều

lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông

có nhiều cấp học (sau đây gọi là trường trung học) và các quy định khác do

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Có Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tư thục (sau đây gọi chung là Hội đồng trường), Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn khác, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);

b) Có các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức

xã hội;

c) Có đủ các khối từ lớp 6 đến lớp 9 và mỗi lớp không quá 45 học sinh (không quá 35 học sinh đối với các trường chuyên biệt)mỗi lớp được chia thành nhiều tổ học sinh; mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó do học sinh trong tổ bầu ra;

1/ Mô tả hiện trạng

Nhà trường có Hội đồng trường với 9 thành viên do Phòng GD&ĐT kýquyết định vào năm 2007 chưa có quyết định của UBND huyện Tân Hiệp theođúng Điều lệ trường trung học Vào đầu mỗi năm học, nhà trường đã thành lậpHội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng tư vấn về cơ cấu nhân sự, 5 tổ chuyênmôn và tổ văn phòng theo quyết định của Hiệu trưởng [H2.02.01.01]

Trang 13

Nhà trường có chi bộ Đảng thuộc Đảng bộ xã Tân Hiệp A với 10 đảng viên,

có quyết định công nhận bí thư và phó bí thư chi bộ của Đảng ủy xã Tân Hiệp A; tổchức Công đoàn thuộc Công đoàn ngành GDTân Hiệp; tổ chức Đoàn TNCS HồChí Minh thuộc xã Đoàn Tân Hiệp A; tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ ChíMinh và các tổ chức khác như Hội cha mẹ học sinh [H2.02.01.02]

Có đủ 4 khối lớp: khối 6, khối 7, khối 8, khối 9, mỗi khối có 3 lớp, tốithiểu mỗi lớp có 30 học sinh và tối đa là 40 học sinh Đảm bảo mỗi lớp có 1 lớptrưởng và 3 lớp phó do tập thể lớp bầu vào đầu mỗi năm học Mỗi lớp chia thành

4 tổ có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó do học sinh trong tổ bầu [H2.02.01.03]

2/ Điểm mạnh

Nhà trường có cơ cấu tổ chức phù hợp với quy định tại Điều lệ trường trunghọc cơ sở và các quy định khác do Bộ GD&ĐT ban hành

Biên chế số học sinh mỗi lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương

và hợp lý với quy định của Điều lệ trường trung học

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức của nhà trường phù hợp với quy định tại Điều

lệ truờng trung học của Bộ GD&ĐT

Nhà trường cử cán bộ, giáo viên, công nhân viên tham gia đầy đủ các lớptập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cốt cán các tổ chức trong nhàtrường Sáng tạo đổi mới hình thức hoạt động của các tổ chức trong nhà trường.Hàng năm BGH nhà trường biên chế số HS mỗi lớp phù hợp với quy địnhcủa Bộ GD&ĐT

Nhà trường tiếp tục tư vấn với Phòng GD&ĐT, UBND huyện Tân Hiệp raQuyết định thành lập Hội đồng trường theo đúng Điều lệ truờng trung học

5 Tự đánh giá: Chưa đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/2

Trang 14

b) Hội đồng trường đối với trường công lập hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường

1 Mô tả hiện trạng

Nhà trường đã thực hiện các thủ tục thành lập Hội đồng trường theo 5 bướcqui định tại Điều lệ trường trung học Nhân sự của Hội đồng trường gồm có 9thành viên, có chủ tịch, thư ký hội đồng Thư ký hội đồng trường là thư ký tổnghợp của nhà trường, hội đồng trường có nhiệm vụ thảo luận thống nhất các côngviệc, các chỉ tiêu giáo dục của Ban giám hiệu nhà trường [H2.02.02.01].

Hội đồng trường có nhiệm vụ quyết định về mục tiêu dự án, kế hoạch vàphương hướng phát triển của nhà trường, quyết định về nguồn sinh lực, các vấn đềtài chính và tài sản của nhà trường, thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan.[H2.02.02.02]

Sau mỗi học kỳ Hội đồng trường đã tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến cáchoạt động theo học kỳ, năm học và triển khai các định hướng mới.[H2.02.02.03]

Trang 15

Chưa có Quyết định thành lập Hội đồng trường do UBND huyện Tân Hiệp

ký Việc cải tiến các hoạt động của Hội đồng trường chưa thể hiện rõ nét

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Sau 1 năm kiện toàn lại tổ chức Hội đồng trường 1 lần và điều chỉnh cácthành viên của hội đồng trường khi có sự thay đổi chuyên môn công tác

Tiếp tục duy trì hoạt động của hội đồng trường để tổ chức này luôn hoạtđộng thường xuyên và có hiệu quả

5/ Tự đánh giá: Chưa đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/2

Tiêu chí 3 Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán

bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành khác

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo các quy định hiện hành

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành

c) Hằng năm, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật

1/ Mô tả hiện trạng

Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường hàng năm có nhiệm vụ xétduyệt thi đua khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh từnghọc kỳ và cuối mỗi năm học theo các tiêu chí ban hành của ngành và nghị quyếtcủa hội đồng sư phạm nhà trường.[H2.02.03.01]

Hội đồng kỷ luật giáo viên và học sinh được thành lập khi cần thiết giảiquyết công việc Trong 4 năm học qua không có trường hợp nào bị kỷ luật nênkhông thành lập Hội đồng kỷ luật

Sau mỗi năm học, Hội đồng thi đua và khen thưởng có đánh giá hoạt độngcông tác thi đua khen thưởng trong nhà trường.[H2.02.03.02]

Trang 16

2 Điểm mạnh

Hội đồng thi đua, khen thưởng có đủ thành phần theo quy định, hoạt độngđúng theo Điều lệ Tổ chức khen thưởng theo học kỳ công khai, minh bạch, thôngbáo trước hội đồng sư phạm và học sinh nhà trường

Công tác thi đua, khen thưởng đã có tác dụng động viên, khích lệ cán bộ,giáo viên, nhân viên, học sinh trong trường hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hàng năm có điều chỉnh và tuân thủ theo quy định hiện hành

3 Điểm yếu: không

4 Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hằng năm, tiếp tục kiện toàn lại Hội đồng thi đua – khen thưởng của nhàtrường Luôn điều chỉnh các tiêu chí thi đua cho phù hợp với tình hình thực tếcủa từng năm học

Tổ chức cho CB-GV, CNVC học tập và thảo luận về các tiêu chí thi đuangay từ đầu năm học để đăng ký danh hiệu thi đua hợp lý, có tính thực thi

Tạo cho CB-GV, CNVC trong nhà trường không khí thi đua tích cực khôngmang tính chất ganh đua

Cuối mỗi năm học đều đánh giá tổng kết xếp loại cụ thể cho từng CB-GV,CNVC trong trường và bình xét đề nghị cấp trên khen thưởng theo đúng côngvăn hướng dẫn của ngành và của cấp trên

Trang 17

Các năm học trước, nhà trường chưa có Hội đồng tư vấn Đến năm học 2010– 2011, thực hiện chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượnggiáo dục” và thực hiện Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009 của Bộ

GD&ĐT V/v thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục

quốc dân, nhà trường đã thành lập Hội đồng tư vấn do Hiệu trưởng ra quyết định;Hội đồng tư vấn gồm có 09 thành viên Thành phần gồm: Ban giám hiệu, chủ tịchCông đoàn, nhóm trưởng các bộ môn, kế toán, thanh tra nhân dân, giáo viên cónăng lực và trình độ về CNTT Hội đồng tư vấn có quy định rõ ràng về nhiệm vụcủa mỗi thành viên và thời gian hoạt động [H2.02.04.01].

Mỗi kỳ họp, Hội đồng tư vấn đã có ý kiến đóng góp bổ sung, tư vấn choHiệu trưởng thực hiện tốt các quyết định thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình như: tư vấn kế hoạch nhiệm vụ trường, tham gia đánh giá giáo viên, cán bộ côngchức, xét thi đua, kiểm kê tài sản, hoạt động NGLL, kiểm tra nội bộ trường học,xem xét, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực giáo dục, đề cử nhân sự vào cơcấu tổ chức của nhà trường … tổ chức các buổi tập huấn về đổi mới phương phápgiảng dạy cho từng môn học, trang bị thêm cơ sở vật chất [H2.02.04.02]. Do đó,trong năm học qua nhà trường luôn là một trong các trường có thành tích về hoạtđộng giáo dục toàn diện

Sau học kỳ, nhà trường đã tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của Hộiđồng tư vấn [H2.02.04.03]

2/ Điểm mạnh:

Nhà trường đã thành lập Hội đồng tư vấn đúng theo chủ đề năm học, thúcđẩy đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện ba công khai đối với cơ sở giáodục Với trách nhiệm của từng bộ phận, tổ chức, các thành viên trong hội đồng tưvấn thẳng thắn, sáng tạo đưa ra các ý kiến có tính thuyết phục và khả thi

Trang 18

Năm học 2011 – 2012 và các năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục duy trì

và kiện toàn tổ chức của Hội đồng tư vấn Tạo điều kiện cho các thành viên trongHội đồng tư vấn được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ để nâng cao hiệu quả hoạt động

Trong mỗi kỳ họp hội đồng tư vấn cần phát huy hơn nữa tính dân chủ,nghiêm túc phê bình và tự phê bình

Trong các năm học tới, nhà trường sẽ thành lập thêm các Hội đồng tư vấn vềhoạt động NGLL, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học, sử dụng CNTT

Trang 19

Các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn ít nhất 2 tuần 1 lần về cáchoạt động phục vụ cho chuyên môn nghiệp vụ như: nề nếp dự giờ tổ, thực hiện cácchuyên đề bộ môn theo kế hoạch [H2.02.05.02]

Hàng tháng và mỗi học kỳ rà soát, đánh giá lại các công việc đã làm để từ đócải tiến các biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao của từng tổ chuyên môn

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tổ trưởng, tổ phó xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn trong cảnăm học dựa trên kế hoạch của nhà trường Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt độngcủa tổ chuyên môn theo từng tháng và chỉ đạo tổ thực hiện các nhiệm vụ đượcgiao theo kế hoạch đã xây dựng

Tổ trưởng tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo quy định (2 buổi/tháng) thường được bố trí vào tuần 1 và tuần 3 hàng tháng Cần chú trọng nâng cao

Trang 20

chất lượng nội dung sinh hoạt chuyên môn, giúp đỡ các GV còn hạn chế về kinhnghiệm giảng dạy, như:

+ Các chuyên đề, đổi mới phương pháp dạy học

+ Trao đổi, thống nhất những nội dung cần thiết cho công tác giảng dạy đạthiệu quả cao

Tiếp tục tạo điều kiện cho các GV được tham gia các lớp chuẩn hóa, nângcao trình độ Động viên, giúp đỡ các GV có tuổi tiếp cận dần với việc khai thác vàứng dụng CNTT vào giảng dạy

Sau từng mặt công tác, từng giai đoạn đều được tổ chuyên môn đánh giáviệc thực hiện nhiệm vụ, phân tích những mặt đã làm, chưa làm được và nguyênnhân Từ đó đề xuất các biện pháp, giải pháp hợp lý

5 Tự đánh giá: Đạt yêu cầu.

b) Hoàn thành các nhiệm vụ được phân công;

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công

1/ Mô tả hiện trạng:

Tổ văn phòng được thành lập theo quy định tại Điều 17 của Điều lệ trườngTrung học cơ sở gồm có 06 thành viên (Trong đó: 01 Kế toán ; 01 Thủ quỹ (GVkiêm nhiệm); 01 nhân viên thiết bị thí nghiệm; 01 nhân viên thư viện; 01 nhân viên

y tế (GV kiêm nhiệm) và 3 BGH) Tổ văn phòng đã xây dựng kế hoạch thực hiệnnhiệm vụ năm học dựa trên kế hoạch chung của nhà trường [H2.02.06.01].

Trong 5 năm qua là tổ luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phục vụcho công tác dạy và học của nhà trường [H2.02.06.02]

Sau mỗi học kỳ có rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện cácnhiệm vụ được phân công [H2.02.06.03]

Trang 21

2/ Điểm mạnh:

Các thành viên trong tổ biên chế đủ theo yêu cầu quy định

Tổ văn phòng hoạt động có chất lượng, hiệu quả, hoàn thành tốt công tácphục vụ dạy học Tổ chức hoạt động thư viện, lập và duy trì hoạt động trangWebsite đạt hiệu quả cao, công tác quyết toán tài chính, việc tổng hợp và nộp báocáo luôn đúng thời gian quy định

3 Điểm yếu:

Trong công tác tổng hợp thống kê phổ cập đôi khi chưa đúng thời gian quyđịnh

4 Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2011 – 2012 và những năm tới, nhà trường tiếp tục tạo điều kiệntập trung cho nâng cao nghiệp vụ từng thành viên với chuyên môn chính thànhthạo, quản lý hồ sơ trường học, phổ cập, kế toán bằng vi tính, làm tốt công táckiêm nhiệm khi giao phó, duy trì hoạt động thư viện của nhà trường

Cần có những quy định các chức trách, nhiệm vụ cụ thể cho các chức danh

văn phòng, quan trọng là phải xây dựng được tinh thần tự giác, làm việc

do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a) Phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tập các môn học và các hoạt động giáo dục khác;

b) Có các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập, dự giờ, thi giáo viên dạy giỏi các cấp, sinh hoạt chuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp;

Trang 22

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá để cải tiến quản lý hoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông – hướng nghiệp và các hoạt động giáo dục khác.

1/ Mô tả hiện trạng

Trong những năm qua, nhà trường rất coi trọng công tác chỉ đạo, kiểm tra,đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học các môn văn hóa và hoạt động giáo dụctoàn diện trong nhà trường Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã xâydựng kế hoạch năm học và phổ biến công khai, đầy đủ kế hoạch giảng dạy, học tậpcác môn học và các hoạt động giáo dục khác: GDNGLL, giáo dục hướng nghiệp,hướng nghiệp nghề phổ thông … đến toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường Mọithành viên đều được tiếp thu, tham gia góp ý xây dựng kế hoạch một cách dân chủ

và thực hiện nghiêm túc [H2.02.07.01]

Trên cơ sở kế hoạch cấp trên và tình hình thực tế của địa phương và nhàtrường, Hiệu trưởng đã chỉ đạo và tổ chức xây dựng kế hoạch chuyên môn mộtcách cụ thể, chi tiết theo từng tuần, tháng, trong đó đề ra các biện pháp chỉ đạo,kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập nhằm nâng caochất lượng dạy và học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện như sinh hoạtchuyên đề, nội dung giáo dục địa phương và hoạt động giáo dục nghề phổ thông -hướng nghiệp, kế hoạch dự giờ, kế hoạch tổ chức Hội thi giáo viên giỏi cấp trường

[H2.02.07.02]

Hàng tháng Hiệu trưởng đều tiến hành rà soát, đánh giá để cải tiến quản lýhoạt động giáo dục trên lớp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông - hướng nghiệp vàhoạt động giáo dục khác [H2.02.07.03]

2/ Điểm mạnh:

Hiệu trưởng thực hiện tốt việc phổ biến công khai, đầy đủ và có các biệnpháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy - học tập và cáchoạt động khác của nhà trường

Việc kiểm tra đánh giá nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường thường xuyên,liên tục, thực hiện trong từng tuần, tháng, học kỳ trong năm học nên đã trở thành nề

Trang 23

nếp tốt Mọi thành viên trong trường đều có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật laođộng, kỷ cương nề nếp chuyên môn nên rất coi trọng việc kiểm tra, đánh giá

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá đều đảm bảo tính dân chủ, tính trung thực,nghiêm túc và công bằng

3/ Điểm yếu:

Một bộ phận nhỏ trong giáo viên còn có lúc xem nhẹ việc kiểm tra, chưathường xuyên tự kiểm tra mình, chưa đưa việc kiểm tra để điều chỉnh việc thựchiện nhiệm vụ cá nhân một cách đều đặn mà chỉ thực hiện kiểm tra khi nhà trường

tổ chức kiểm tra, vì vậy trong khi được kiểm tra thì chuẩn bị chưa tốt để đạt đượcyêu cầu cao

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Những năm học kế tiếp, duy trì nề nếp phổ biến và có các biện pháp chỉ đạo,kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy - học tập và các hoạt độngkhác của nhà trường Sớm xây dựng kế hoạch kiểm tra có hiệu quả hơn Cụ thể:

+ Rà soát và kiện toàn lại hồ sơ thành kiểm tra toàn diện và chuyên đề củacán bộ giáo viên

+ Mỗi lần tổ chức kiểm tra phải triển khai cụ thể tiến trình công việc, yêu cầucần đạt được trong thanh kiểm tra và rút được kinh nghiệm kịp thời để giúp côngtác thanh tra kiểm tra thực hiện có kết quả ngày một tốt hơn

Duy trì việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính dân chủ, tính trung thực,nghiêm túc và công bằng

Trang 24

c) Hàng tháng, rà soát, đánh giá việc quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm

và quản lý học sinh nội trú (nếu có)

1/ Mô tả hiện trạng

Những năm học trước, cơ sở vật chất của nhà trường chỉ đủ dạy 2 ca/ phònghọc văn hóa/ ngày nên nhà trường chỉ tổ chức dạy tự chọn theo chủ đề bám sát chocác môn học: Toán, Ngữ văn, Anh văn với thời gian dạy đúng quy định của BộGD&ĐT, kế hoạch được tổ chuyên môn thống nhất Từ học kỳ 2, năm học 2010 –

2011, nhà trường đã sắp xếp được phòng học và bố trí dạy hơn 6 buổi/ tuần Hiệutrưởng đã phổ biến đầy đủ các văn bản hướng dẫn dạy thêm, học thêm, Công văn

số 216/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 15/11/2010 V/v hướng dẫn dạy học 2 buổi /ngày đối với các trường trung học tới toàn thể GV, NV và HS toàn trường Hiệutrưởng đã chỉ đạo Phó hiệu trưởng xây dựng và triển khai, kiểm tra việc thực hiện

kế hoạch dạy học hơn 6 buổi / tuần [H2.02.08.01]

Hiệu trưởng có kế hoạch quản lí và đề ra các biện pháp thường xuyên theodõi chỉ đạo, kiểm tra việc dạy tự chọn theo chủ đề bám sát, ôn luyện học sinh giỏi,phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém về văn hóa: như sổ đầu bài; thời khóa biểu;danh sách học sinh tham gia ôn luyện học sinh giỏi, phụ đạo, học tự chọn

[H2.02.08.02]

Hằng tháng, sau mỗi học kỳ đều thực hiện rà soát, đánh giá việc quản líhoạt động dạy tự chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém

[H2.02.08.03]. Do vậy trong 4 năm học gần đây, tỷ lệ HS khá giỏi liên tục tăng và

tỷ lệ HS yếu kém giảm đi đáng kể

3/ Điểm yếu:

Trang 25

Một số lớp dạy học sinh tham gia chưa đều Biện pháp cải tiến dạy và họcchưa phong phú

Việc tổ chức dạy hơn 6 buổi / tuần mới thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2010– 2011 nên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình chưa đi vào nề nếp

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo, cần chọn môn dạy để tăngtiết phù hợp với tỷ lệ HS học yếu kém/ môn và khi lập kế hoạch cần tính đến kếhoạch lâu dài, về bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên chuyên môn đảm bảo duy trì chấtlượng ổn định, vững chắc

Thường xuyên giữ mối liên lạc giữa giáo viên và phụ huynh học sinh đểquản lý sĩ số dạy trái buổi (khi dạy hơn 6 buổi/ tuần)

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch – chương trìnhdạy thêm tiết của một số môn khi tổ chức dạy hơn 6 buổi/ tuần phù hợp với tìnhhình học tập của HS trong trường Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kếhoạch – chương trình dạy thêm, học thêm

a) Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo quy định;

b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh;

c) Hàng tháng, rà soát và đánh giá để cải tiến hoạt động xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

1/ Mô tả hiện trạng:

Nhà trường đã thực hiện đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh từng học

kỳ và cả năm học theo quyết định số 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/10/2006 của Bộtrưởng Bộ giáo dục và đào tạo Việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh bắt đầuthực hiện từ tổ, lớp sau đó được đưa ra lấy ý kiến thống nhất của các giáo viên dạy

bộ môn của lớp Các căn cứ để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS dựa vào sổ theo

Trang 26

dõi học sinh vi phạm nội quy nhà trường, các bản kiểm điểm của học sinh vi phạm

kỷ luật được Ban giám hiệu xử lý, giải quyết [H2.02.09.01]

Sau khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh, nhà trường đã công bốkết quả đánh giá xếp loại tới từng học sinh, từng phụ huynh học sinh trong cácbuổi sinh hoạt lớp và các buổi họp phụ huynh học sinh.[H2.02.09.02]

Trong từng năm học trường đều có rà soát, kiểm tra việc đánh giá, xếp loạihạnh kiểm của học sinh trong nhà trường để cải tiến hoạt động xếp loại hạnhkiểm của học sinh.[H2.02.09.03]

Công tác rà soát đánh giá hạnh kiểm của HS thể hiện dân chủ, công khai, từ

đó học sinh thấy được cần phát huy nỗ lực phấn đấu trong quá trình rèn luyện

3/ Điểm yếu:

Còn có số ít học sinh chưa thực sự phát huy tính dân chủ khi thực hiện xếploại hạnh kiểm cho bạn trong tổ, lớp học

Một số ít GV bộ môn chưa chú trọng tới vấn đề xếp loại hạnh kiểm cho HS

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục đưa các tiêu chí xếp loại hạnhkiểm tới từng HS, PHHS để HS và PHHS tham gia đóng góp ý kiến, thống nhấtthực hiện Nhà trường xin ý kiến của cán bộ, GV và CNV để thiết kế số theo dõi

HS qua ý thức học tập, rèn luyện hạnh kiểm, ứng xử … theo từng tiết học giúp GV

bộ môn có ý thức hơn trong việc đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho HS

Trang 27

Phát huy tính dân chủ, công khai trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại hạnhkiểm của học sinh theo từng học kỳ, năm học.

a) Đánh giá, xếp loại học lực của học sinh theo quy định

b) Công khai kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh

c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá hoạt động xếp loại học lực của học sinh

Nhà trường công khai kết quả đánh giá xếp loại học lực của học sinh đếntoàn thể học sinh trước toàn thể hội đồng sư phạm, PHHS [H2.02.10.02]

Sau mỗi học kỳ, cuối năm học nhà trường đều rà soát và đánh giá hoạtđộng xếp loại học lực cho học sinh [H2.02.10.03]

2/ Điểm mạnh:

Nhà trường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của ngành.Việc thực hiện đánh giá, xếp loại học lực HS đúng quy định của Bộ GD&ĐT.Đảm bảo khách quan, công bằng, phản ánh đúng thực chất

Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững quy chế và tiêuchuẩn xếp loại học lực cho HS, có kinh nghiệm làm việc

Trang 28

Công tác rà soát đánh giá học lực của HS thể hiện dân chủ, công khai, từ đó

GV thấy được cần phát huy ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xếp loại họclực cho HS

3/ Điểm yếu:

Vẫn còn một số ít GV bộ môn chưa nắm vững quy trình, tiêu chuẩn xếp loạihọc lực cho HS

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo, nhà trường sẽ đưa cách xếploại và tiêu chuẩn xếp loại học lực tới từng HS ngay từ đầu năm học để các em cóhướng cố gắng phấn đấu trong học tập

Nhà trường tiếp tục thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại học lực HS theođúng quy định của Bộ GD&ĐT

Phát huy tính dân chủ, công khai trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại họclực của học sinh theo từng học kỳ, năm học

b) Phấn đấu đến năm 2012 để 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và

có ít nhất 50% giáo viên của nhà trường, 50% tổ trưởng tổ chuyên môn có trình độ

Trang 29

trường đều lập và triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, chuẩn hoá,nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên [H2.02.11.01]

Hiện nay, nhà trường có 32/32 cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn, chiếm

tỷ lệ là: 100 % trong đó đạt trình độ đại học có 28/32 đồng chí chiếm 87,5%, 3/3

GV đang theo học lớp đại học tại chức; 5/5 tỷ lệ 100% các tổ trưởng tổ chuyên môn

có trình độ đại học Nhà trường phấn đấu đến năm 2012 đạt 31/32 tỷ lệ 96,8% cán

bộ quản lý, giáo viên đạt trình độ đại học [H2.02.11.02]

Hằng năm nhà trường đều có kế hoạch rà soát, đánh giá, cải tiến công tác bồidưỡng, chuẩn hóa, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, giáo viên [H2.02.11.03]

Mỗi cán bộ, giáo viên đều có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ và tự khẳng định mình

3/ Điểm yếu:

Tuy đội ngũ giáo viên có trình độ chuẩn đạt 100% nhưng trình độ nghiệp vụ năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy còn có sự chênh lệch

-4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Những năm học kế tiếp, nhà trường lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bồidưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ - năng lực sư phạm cho các GV nhất là các GVtrẻ về tuổi nghề

Phát động phong trào cho toàn thể cán bộ, giáo viên, CNV và học sinhtrong nhà trường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đồng thờitiếp tục thực hiện cuộc vân động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng

về đạo đức, tự học và sáng tạo”

5 Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 11/2

Trang 30

Trong những năm qua, việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hộitrong trường học của trường THCS Tân Hiệp A5 thực hiện tốt

Sau mỗi học kỳ, cuối năm học nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá cáchoạt động đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường Từ

đó đề ra các biện pháp điều chỉnh, bổ sung [H2.02.12.03]

Nhà trường đã làm tốt công tác rút kinh nghiệm, đánh giá về vấn đề an ninhchính trị, trật tự xã hội trong trường học theo học kỳ, cuối năm học

3/ Điểm yếu:

Nhà trường chưa có bảo vệ nên việc đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an

Trang 31

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học này và những năm tiếp theo, nhà trường tiếp tục giữ mốiquan hệ chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, tạo sự quan tâmủng hộ để đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.Đồng thời có hướng hợp đồng bảo vệ để việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội trong nhà trường được thực sự thể hiện tính khoa học, tính bền vững

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến công tác quản lý hành chính.

1 Mô tả hiện trạng

Trong những năm qua, nhà trường luôn có đầy đủ hệ thống hồ sơ sổ sáchtheo quy định tại điều 27 của Điều lệ trường trung học, bao gồm: Sổ đăng bộ; sổgọi tên và ghi điểm; sổ đầu bài; học bạ HS; … [H2.02.13.01]

Sau mỗi hoạt động giáo dục hoặc hàng tháng nhà trường đều có báo cáovới Phòng GD&ĐT về các hoạt động của nhà trường: khai giảng, sơ kết, tổngkết đúng theo quy định của ngành.[H2.02.13.02]

Sau mỗi học kỳ, cuối năm học nhà trường đều rà soát, đánh giá công tácquản lý hành chính từ đó điều chỉnh các mặt chưa đảm bảo yêu cầu [H2.02.13.03]

2/ Điểm mạnh:

Bộ hồ sơ quản lý hành chính của nhà trường đúng mẫu quy định, cập nhậtđầy đủ, chính xác, trình bày rõ ràng

Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra ký duyệt đầy đủ, theo tuần, tháng, học

kỳ, năm học tùy theo yêu cầu của mỗi loại hồ sơ;

Có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn các thiếu sót, sai phạm của từng bộ phận

3/ Điểm yếu:

Trang 32

Sự bảo quản và sử dụng hệ thống hồ sơ sổ sách nhà trường đôi lúc chưakhoa học, vẫn còn sơ xuất, sửa chữa nhỏ

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục duy trì và thực hiện các mẫu sổ sách theo quy định tại điều 27 Điều lệ trường trung học

-Bổ sung, cập nhật các thông tin trong các hệ thống sổ sách theo từng giaiđoạn Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kịp thời các sai sót

Cần bổ sung các chế tài đánh giá thi đua, xử lý kỷ luật đối với những cánhân thiếu trách nhiệm trong việc quản lý sổ sách và ghi chép các thông tin

b) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh được tạo điều kiện khai thác thông tin để phục vụ các hoạt động giáo dục

c) Mỗi học kỳ,rà soát, đánh giá để cải tiến công tác thông tin của nhà trường

1/ Mô tả hiện trạng

Nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác thông tin để trao đổi thông tin kịpthời chính xác trong nội bộ nhà trường, giữa nhà trường - học sinh, nhà trường -cha mẹ học sinh, nhà trường - địa phương, nhà trường - các cơ quan quản lý nhànước qua bảng thông báo, lịch công tác, sinh hoạt dưới cờ, trang Website …

[H2.02.14.01]

Thư viện nhà trường có đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để giáo viên vàhọc sinh sử dụng, đảm bảo 100% học sinh có sách giáo khoa Học sinh diện chínhsách và học sinh nghèo được mượn sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, truyện Thưviện có lịch từng ngày cho học sinh theo khối mượn sách, báo, truyện đọc Mỗi

Trang 33

giáo viên đều có đủ bộ sách giáo khoa và tham khảo theo môn dạy Ngoài ra còn

có sách tham khảo, tạp chí giáo dục để giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng caochuyên môn nghiệp vụ [H2.02.14.02]

Nhà trường có 01 phòng máy (gồm 18 máy vi tính) để phục vụ cho học sinhhọc môn Tin học, phòng giáo viên, văn phòng có 3 máy để kế toán, GV làm việc.Trong đó có 8 máy tính được nối mạng Internet từ năm 2009 cho giáo viên tìmkiếm thông tin trên mạng phục vụ hiệu quả hoạt động dạy học và HS giải toán quaInternet Thực hiện Công văn 34/2008/CT-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướngChính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơquan nhà nước, công tác báo cáo, thống kê và nhận thông tin giữa nhà trường với

Cơ quan chủ quản đều được thực hiện qua Email [H2.02.14.03]. Tuy nhiên cácmáy tính trong phòng Tin học, do đã được trang bị từ năm 2008 và dạy học liên tụcnên hầu hết các máy này đã xuống cấp do vậy việc dạy môn Tin học cho HS gặpnhiều khó khăn

Mỗi học kì, mỗi năm học nhà trường đều rà soát, đánh giá cải tiến công tácthông tin của nhà trường [H2.02.14.04].

Trang 34

Duy trì việc bảo quản, xin lại sách giáo khoa cũ để đảm bảo đủ sách cho họcsinh và giáo viên phục vụ cho dạy và học Thường xuyên bổ sung nguồn sách thưviện để giáo viên và học sinh tham khảo trong năm học 2011 – 2012 và những nămtiếp theo

Tham mưu với Phòng GD&ĐT nâng cấp hệ thống máy tính ở phòng tin học

để phục vụ cho dạy học môn Tin học có hiệu quả

Tiếp tục dành kinh phí mua sắm thêm máy tính cho các phòng làm việc,máy chiếu ở các lớp học đáp ứng tốt công tác dạy học trong thời kỳ mới

Tăng cường quỹ thời gian để đội ngũ giáo viên tự học đến hết năm 2012 có100% giáo viên dùng giáo án điện tử

b) Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy định của Điều

lệ trường trung học và các quy định hiện hành

c) Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường

1/ Mô tả hiện trạng:

Trường THCS Tân Hiệp A5 đã thực hiện đúng quy trình khen thưởng, kỷluật đảm bảo tính khách quan, công bằng theo quy định của Bộ GD&ĐT Quy trìnhxét khen thưởng, kỷ luật được thực hiện bằng việc cá nhân tự viết bản kiểm điểm(đối với GV), xét ở tổ và sau đó được xét công khai lấy ý kiến đóng góp của hộiđồng sư phạm nhà trường [H2.02.15.01].

Nhà trường khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện theo quy địnhcủa Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành Sau mỗi học kỳ, mỗi đợtthi đua, cuối năm học nhà trường đều có những hình thức khen thưởng đối với các

Trang 35

tập thể lớp, cá nhân học sinh có thành tích trong học tập, hoạt động Đội, hoạt độngchủ điểm … và cập nhật vào sổ khen thưởng [H2.02.15.02].

Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượnggiáo dục trong nhà trường Giáo viên và học sinh tích cực tham gia thi đua trongcác hoạt động của nhà trường, đạt được các thành tích cao trong giảng dạy, học tập

và tu dưỡng đạo đức [H2.02.15.03] Các hình thức kỷ luật đã giảm thiểu tối đa cáchành vi vi phạm nội qui của học sinh

2/ Điểm mạnh:

Khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh thực hiện đúng quy trình theo Điều

lệ trường trung học cơ sở và các quy định hiện hành, đối với GV theo đúng côngvăn chỉ đạo của Công đoàn Ngành và Ban thi đua Phòng GD&ĐT Quá trình xétkhen thưởng, kỷ luật đảm bảo tính khách quan, công bằng

Khen thưởng, kỷ luật có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượngnhà trường

3/ Điểm yếu:

Kinh phí đầu tư cho việc thi đua khen thưởng còn khiêm tốn

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Những năm học tiếp theo, nhà trường nên kết hợp với Hội CMHS tăngcường xã hội hóa giáo dục để đưa ra kế hoạch khen thưởng cho học sinh thườngxuyên và có giá trị hơn

Duy trì phát huy việc thi đua khen thưởng hàng năm nhằm khích lệ cán bộ,giáo viên và học sinh phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học

Cần có kế hoạch xây dựng, biểu dương các điển hình thi đua trong năm học

và có hình thức kỷ luật nghiêm khắc hơn nữa đối với học sinh vi phạm nhiều lầnnội qui, qui định của nhà trường

5 Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 15/2

Chưa đạt

Trang 36

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 2:

- Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm yếu:

Ở một vài chỉ số tuy được đánh giá đạt yêu cầu song cũng còn những bănkhoăn, suy nghĩ về tính hiệu quả chưa cao

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 42/45

* Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 13/15

Tiêu chuẩn 3: – Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Đây là tiêu chuẩn quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng giảng dạy,hiệu quả lao động của mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên Nó góp phần chủ yếuđến chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường CB quản lý, GV và NV nhàtrường có đủ mọi điều kiện và năng lực triển khai tốt các hoạt động giáo dục Cácđ/c cán bộ quản lý không những có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, cótrình độ ĐHSP mà đều có năng lực tận tụy, nhiệt huyết với công việc Khôngnhững thế BGH còn có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có thể chỉbảo tận tình cho GV khi gặp khó khăn Số lượng GV, NV của trường có đủ đảmbảo yêu cầu quy định và đều được đào tạo chuyên môn phù hợp với công tác đượcgiao Hoạt động chuyên môn và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ được đội ngũ GVtrong trường thực hiện tốt nên nhiều đ/c đạt GVG cấp huyện

Mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường được đẩy mạnh và phát triển khôngngừng Tập thể CB, GV, NV trong trường nêu cao tinh thần tương thân tương ái,giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau những khó khăn trong công tác cũng như trong

Trang 37

cuộc sống Điều đó thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng vữngmạnh Sau đây là phần mô tả cho từng tiêu chí:

Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác

b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác

c) Hằng năm, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục

1/ Mô tả hiện trạng:

Ban giám hiệu trường THCS Tân Hiệp A5 từ năm học 2006 – 2007 đến nay đảm bảo các tiêu chuẩn theo định của Điều lệ trường trung học Nhà trường có 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng do Chủ tich UBND huyện tân Hiệp ra Quyết định bổ nhiệm, đạt trình độ chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý được tập thể trường tín nhiệm

2005 – 2006 đến nay Đinh Thị Thanh 1/ Đinh Công Bá

2/ Triệu Thị Ngân Hàng+ Cô Đinh Thị Thanh: Trình độ ĐHSP Sinh

+ Thầy Đinh Công Bá: Trình độ ĐHSP Văn

+ Cô Triệu Thị Ngân Hàng: Trình độ ĐHSP Văn

Các đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thời gian giảng dạy ít nhất

từ 12 năm trở lên.[H3.03.01.01]

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Điều lệ trường THCS Có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáoviên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể phù hợp với khả năng, trình độ và thực tếcủa nhà trường Đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thựchiện nhiệm vụcủa cán bộ, giáo viên, nhân viên trong từng năm học Nghiên cứu và đề ra nội quy,nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường Mọi chủ trương, kế hoạch của Hiệu

Trang 38

trưởng đều được thông qua và lấy ý kiến biểu quyết của hội đồng giáo dục nhàtrường [H3.03.01.02]

Cán bộ quản lý của trường THCS Tân Hiệp A5 đều có thâm niên giảng dạy

và đã từng là GVG, CSTĐ các cấp Đ/c Hiệu trưởng, năng động, sáng tạo trongcông tác đã có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục địa phương và đã được nhậnBằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Sau mỗi năm học, BGH nhà trưường đượcPhòng GD&ĐT đánh giá cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản

3/ Điểm yếu:

Có đồng chí, có lúc còn ngại xử lý, e va chạm với đồng nghiệp

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Để ngày càng phát huy hơn nữa chất lượng cán bộ quản lý, nhà trường cần

có kế hoạch cử một đ/c Phó Hiệu trưởng tiếp tục được theo học lớp bồi dưỡng quản

lý nhằm trang bị thêm những kiến thức cơ bản về công tác quản lý, góp phần quản

lý nhà trường tốt hơn

BGH tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong côngtác lãnh đạo, quản lý nhà trường Có kế hoạch tổ chức, sắp xếp công việc tỉ mỉ vàkhoa học hơn nhằm đáp ứng cao nhất công tác giáo dục của nhà trường

Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dámchịu trách nhiệm trước cấp trên

5 Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/3

Trang 39

Chưa đạt

Tiêu chí 2: Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học; đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo; hằng năm, 100% giáo viên trong nhà trường đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị

b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện theo Quy định về đạo đức nhà giáo;

c) Mỗi học kỳ, mỗi GV tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao

1/ Mô tả hiện trạng:

Nhà trường luôn đảm bảo đủ số lượng giáo viên, cơ cấu cho tất cả cácmôn học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân cônggiảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo Hàng năm nhà trường có kếhoạch tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ và lý luận chính trị do cấp trên tổ chức như tập huấn: chuẩn kiếnthức, kỹ năng; ứng dụng công nghệ thông tin; bồi dưỡng chính trị hè … Kết quảcác lớp tập huấn, bồi dưỡng các năm học trước đảm bảo 100% giáo viên đạttrung bình trở lên Trong đợt bồi dưỡng chính trị hè năm 2009, năm 2010 doPhòng GD&ĐT kết hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức có 100% GVđạt trung bình trở lên [H3.03.02.01]

GV trong nhà trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, được hưởng các quyềntheo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác như được hưởnglương, phụ cấp khi được cử đi học để nâng cao chuyên môn, được hưởng công tácphí khi tham dự lớp tập huấn … Không có GV nào vi phạm các quy định tại Điều

lệ trường trung học và thực hiện đầy đủ theo quy định về đạo đức nhà giáo

[H3.03.02.02].

Sau mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề racác biện pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ [H3.03.02.03]

Trang 40

+ Tổ chức cho CB, GV đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.

+ Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ thông qua hộigiảng, thực hiện chuyên đề, dự giờ

3/ Điểm yếu:

Một số GVcó năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mớichương trình giáo dục phổ thông, nhất là việc tiếp cận, ứng dụng CNTT trong giảngdạy Cơ cấu giáo viên cho các môn học chưa đều, một số giáo viên còn phải dạytrái với chuyên môn như môn Thể dục, công nghệ khối 6,7

Chất lượng giảng dạy từng giai đoạn có thầy, cô giáo chưa đạt chỉ tiêugiao

4/ Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học tới tiếp tục duy trì đủ số lượng, cơ cấu GV cho tất cả cácmôn học Động viên toàn bộ GV trong độ tuổi quy định, tối thiểu phải có trình độ

A tin học hoặc phải biết tiếp cận và phải ứng dụng được CNTT trong giảng dạy

Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, lấy chuyên môn làm cơ sở để bồidưỡng đội ngũ thông qua sinh hoạt chuyên đề, hội giảng

100% giáo viên đứng lớp tham gia hội giảng, chuyên đề, làm và sử dụngthiết bị dạy học có hiệu quả; thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm người thầy giáo;thực hiện nghiêm túc mọi chỉ thị, quy định về nề nếp chuyên môn, quy chế dạythêm- học thêm, đủ hồ sơ sổ sách đúng mẫu, đảm bảo chất lượng về nội dung vàhình thức, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,

100% giáo viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ đều tự rà soát, đánh giá các nhiệm

vụ, công việc được giao để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ

5 Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/3

Ngày đăng: 12/05/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w