Mô tả hiện trạng:

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 89)

Những năm học trước trường THCS Tân Hiệp A5 tổ chức cho HS học nghề may, điện dân dụng; hai nghề này phù hợp với điều kiện của trường ở thời điểm đó và cũng giúp cho HS thích học môn Vật lý. Từ năm học 2007 – 2008 đến nay trường giáo dục nghề phổ thông – tin học phù hợp với yêu cầu công nghệ thông tin hiện nay. Công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh khối 9 được triển khai đều đặn trong chương trình nội khoá và giáo dục theo các ngành nghề như: nông nghiệp, xây dựng, trồng trọt, nuôi heo, trồng cây cảnh, nuôi cá,

nuôi gà …phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của ấp 5a, xã Tân Hiệp A.

[H7.07.03.01]

Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề phổ thông – tin học trong mỗi năm học chiếm 85% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 [H7.07.03.02].

Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đều đạt 95% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề. [H7.07.03.03]

2/. Điểm mạnh:

Nhà trường đã xây dựng kế hoạch giáo dục nghề phổ thông phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tiễn địa phương, nhà trường.

Đội ngũ GV dạy nghề phổ thông trẻ, năng động luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhà trường có phòng máy với 18 máy luôn được bảo trì, tu dưỡng, một số PHHS đã trang bị máy cho con học tập.

3/. Điểm yếu:

Số lượng máy vi tính ít nên thời gian HS được tiếp xúc với máy còn hạn chế.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường tiếp tục thực hiện đúng, đủ và hiệu quả kế hoạch thời gian cho giáo dục nghề phổ thông và giáo dục hướng nghiệp theo quy định của Bộ, Sở GD và ĐT.

Tiếp tục tham mưu với Phòng GD&ĐT mở các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề phổ thông.

Qua từng giai đoạn giám sát, kiểm tra hoạt động hướng nghiệp dạy nghề theo các tiêu chí đã đề ra.

5/- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 3/7

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 4: Kết quả hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch của nhà trường, quy định của Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT.

a) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo quy định;

b) Có ít nhất 90% học sinh trong nhà trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

c) Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

1/. Mô tả hiện trạng

Các hoạt động xã hội trong nhà trường như: giúp bạn vượt khó, thăm gia đình có công với cách mạng, chăm sóc người già neo đơn, thăm Trung tâm Bảo trợ xã hội, làm công tác từ thiện … ; công tác đoàn thể của HS: Đội TNTPHCM; Hoạt động GDNGLL: chủ điểm (2 hoạt động/ tháng/tài liệu hoạt động GDNGLL), sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, lao động, kỷ niệm ngày Lễ, Hội trại, văn nghệ … Các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh được tổ chức thực hiện đều đặn và đáp ứng được với yêu cầu đề ra của Phòng GD&ĐT và các ngành chức năng. Kết quả các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo quy định.

[H7.07.04.01]

100% HS trong nhà trường tham gia các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: văn nghệ, thể thao, giao lưu với trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang, ủng hộ lũ lụt, tìm hiểu Luật Phòng chống ma túy, Luật Giao thông, thi hội trại, làm bài dự thi do Hội đồng Đội Kiên Giang tổ chức phát động: viết thư thăm chị Hằng, vẽ tranh, viết bài về thầy. [H7.07.04.02].

Sau mỗi học kỳ, cuối năm học đều có báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của công tác Đội TNTPHCM và hoạt động GDNGLL của HS được Huyện đoàn, Phòng GD&ĐT cấp tặng Giấy khen, Cờ thi đua. [H7.07.04.03].

2/. Điểm mạnh:

Nhà trường đã triển khai, tổ chức có hiệu quả các hoạt động xã hôi, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh đáp ứng yêu cầu theo quy định. Hàng tháng đều có đánh giá kết quả hoạt động ngoài giờ lên lớp vào các buổi họp hội đồng, họp GVCN.

Đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh hào hứng, nhiệt tình, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, đoàn thể và hoạt động GDNGLL.

Năm học 2008-2009 hưởng ứng phong trào xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhà trường đã triển khai tốt nội dung vui chơi với các trò chơi dân gian theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3/. Điểm yếu:

Kinh phí tổ chức các hoạt động GDNGLL, công tác Đội còn hạn chế.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các hoạt động xã hội, công tác đoàn thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Tổng phụ trách Đội cần có kế hoạch học tập kinh nghiệm tại các đơn vị trường đạt nhiều thành tích trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Có biện pháp động viên HS tham gia nhiệt tình có hiệu quả các hoạt động. Tham mưu với Ban đại diện CMHS hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động.

Xây dựng kế hoạch có tính khả thi, cập nhật, triển khai tốt các phong trào của Đoàn, Đội và của ngành. Sau mỗi hoạt động rà soát, kiểm tra đánh giá kịp thời rút kinh nghiệm tạo tiền đề cho hoạt động tiếp theo.

5/- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 4/7

Đạt x x x x

Chưa đạt

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 7 : Điểm mạnh và yếu nổi bật: Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh:

Tiêu chuẩn 7 là sự thể hiện cụ thể, là chất lượng cụ thể của “Sản phẩm học sinh nhà trường” theo các yêu cầu của chỉ số và tiêu chí đặt ra, hàng năm nhà trường đều đạt và vượt các tiêu chí đó.

+ Điểm yếu:

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 12/12 * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 4/4

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 89)