Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/4
Đạt x x
Chưa đạt x x
Tiêu chí 3:Sử dụng TB trong dạy học và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của GV thực hiện kế hoạch của nhà trường.
a) Giáo viên thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học.
b) Viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của GV hoặc tập thể giáo viên được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến việc sử dụng TBDH và viết, đánh giá, vận dụng sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động GD của GV hoặc tập thể GV.
1/. Mô tả hiện trạng:
Hầu hết các môn học của nhà trường được cung cấp đủ số lượng thiết bị và có chất lượng cao phục vụ tốt cho các giờ lên lớp. Ngoài việc được cấp trên trang bị, hằng năm nhà trường đã có kế họach bổ sung thêm các thiết bị ngoài danh mục hoặc những thiết bị đã sử dụng hết. Các thiết bị được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tính đồng bộ trong một bộ môn và liên thông giữa các phân môn do đó tạo điều kiện cho các GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả thiết bị hiện có của nhà trường trong hoạt động dạy học. [H4.04.03.01]
Đầu mỗi năm học, nhà trường yêu cầu 100% giáo viên đăng ký viết ý kiến hay hoặc sáng kiến, sáng kiến kinh nghiệm và thời gian thực hiện. Các ý kiến hay, hoặc sáng kiến, SKKN đều được đưa vào chương trình sinh hoạt chuyên môn của tổ để có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong tổ. Cuối năm học nhà trường tổ chức hội thảo báo cáo ý kiến hay hoặc sáng kiến, SKKN. Các sáng kiến có chất lượng được Hội đồng khoa học nhà trường cho thực hiện vào những năm sau có sự góp ý kiến bổ sung của tổ chuyên môn và đề nghị dự thi cấp trên.
[H4.04.03.02]
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã lập kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, quản lý theo dõi đăng ký sử dụng thiết bị của giáo viên và kiểm tra về việc sử dụng thiết bị hiện có của nhà trường trong dạy học. Trong từng học kỳ, nhà trường luôn rà soát tiến độ thực hiện ý kiến hay, hoặc sáng kiến, SKKN của GV theo từng tổ chuyên môn từ đó nhắc nhở GV hoàn thành SKKN. Nhà trường thành lập Ban nghiệm thu, đánh giá SKKN của GV vào tháng 3 hàng năm theo cấp độ A, B, C, SKKN có chất lượng được đề nghị cấp trên xét danh hiệu thi đua.
Qua mỗi học kì nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng thiết bị dạy học để cải tiến việc sử dụng thiết bị dạy học cũng như việc viết, đánh giá và vận dụng các sáng kiến, SKKN về các hoạt động giáo dục của giáo viên.
2/. Điểm mạnh:
Trong nhiều năm qua, 100% GV đã tích cực sử dụng thiết bị dạy học phục vụ cho các giờ dạy có hiệu quả. Thiết bị dạy học được sắp xếp khoa học tiện lợi cho việc sử dụng của GV. Đối với GV dạy đúng phân môn đào tạo có kỹ năng sử dụng TB thành thục.
Ngoài việc sử dụng thiết bị do Bộ GD&ĐT cung cấp, nhà trường còn tổ chức các phong trào tự làm đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.
Phong trào viết SKKN được mọi GV hưởng ứng tích cực. Việc đánh giá SKKN cơ bản là chính xác và khoa học, có tính ứng dụng sát với thực tế giáo dục.
3/. Điểm yếu:
Thiết bị của một số môn chưa đồng bộ, hiệu quả sử dụng chưa cao. (toán 8) Số lượng thiết bị chưa đáp ứng với số lượng HS (dụng cụ và hóa chất môn Hóa học). Chất lượng một số thiết bị không đảm bảo chưa đáp ứng được tần số sử dụng.(công nghệ 8, toán 8)
Khi thực hiện viết SKKN một số ít giáo viên còn lúng túng.
Trong quá trình sử dụng đa số giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự sử dụng.
4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, thi đồ dùng dạy học.
Nhà trường có kế hoạch bổ sung thêm các thiết bị còn thiếu để nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Cần xây dựng chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác thiết bị với cả giáo viên chuyên trách và cả giáo viên kiêm nhiệm.
Tổ chức các chuyên đề về viết sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên. Những kinh nghiệm tốt sẽ được nhân rộng tới toàn thể giáo viên trong trường.
Coi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng ý thức cho đội ngũ giáo viên, có biện pháp hội thảo theo nhóm chuyên môn, đến liên trường để thực hiện sử dụng thiết bị và viết SKKN.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 3/4
Đạt x x x x
Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường hoặc theo quy định của Phòng Giáo dục Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục - Đào tạo.
a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. b) Các hoạt động GDNGLL thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động GDNGLL.
1/. Mô tả hiện trạng:
Hoạt động GDNGLL là hoạt động thu hút được nhiều đối tượng tham gia, tạo sân chơi lành mạnh cho HS là nơi được thể hiện mình trước bạn bè, thầy cô và cũng là nơi để giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt hiệu quả nhất. Do đó bên cạnh việc tổ chức, triển khai tốt các hoạt động dạy và học cho GV và HS thì công tác tổ chức có hiệu quả các hoạt động GDNGLL được nhà trường đặc biệt quan tâm và đã đạt được những kết quả đáng kể. Ngay từ đầu năm học, trong kế hoạch chung, nhà trường đã lần lượt chỉ ra từng hoạt động cho mỗi thời điểm một cách cụ thể theo quy định của ngành GD&ĐT Tân Hiệp. [H4.04.04.01]
Các hoạt động GDNGLL được BGH chỉ đạo thực hiện đồng loạt theo phân phối chương trình và theo kế hoạch của nhà trường. Ngoài các hoạt động do cấp trên quy định, hằng năm nhà trường còn tổ chức 1 hoạt động lớn tập trung vào chủ điểm nhà trường, đầu tư và chuẩn bị công phu về CSVC, nội dung hoạt động tạo ra khí thế vui tươi, sôi nổi, gây hứng thú cho học sinh tham gia. [H4.04.04.02] Với công tác chỉ đạo thực hiện như trên, các hoạt động GDNGLL của nhà trường đã góp phần lớn trong việc rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu cho HS làm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện HS của nhà trường trong những năm qua.
Mặc dù các hoạt động GDNGLL của nhà trường đã thu được kết quả đáng kể, song sau mỗi học kỳ hoặc cuối năm học nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá cải tiến các hoạt động GDNGLL. Do đó chất lượng hoạt động GDNGLL được từng bước nâng cao và mang tính bền vững. [H4.04.04.03]
Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các ban ngành đoàn thể có nhận thức sâu sắc về vấn để hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Có sự chỉ đạo toàn diện của Chi bộ, sự năng động của BGH, tổng phụ trách đội và sự nhiệt tình, sáng tạo của đội ngũ GVCN, của đoàn viên chi đoàn trường.
Các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp đều được lấy ý kiến từ GVCN và xây dựng kế hoạch – chương trình thực hiện chi tiết, chỉ đạo đồng bộ và có sự phân công cụ thể nên thu hút được mọi lực lượng trong trường cùng tham gia.
Được sự ủng hộ, tạo điều kiện của các bậc PHHS, chính quyền địa phương và sự tham gia nhiệt tình của các em HS.
3/. Điểm yếu:
Kinh phí dành cho khen thưởng từng hoạt động còn khiêm tốn.
4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Những năm học kế tiếp, nhà trường tiếp tục phát huy vai trò của Ban chỉ đạo thực hiện môn hoạt động GDNGLL và tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan đoàn thể, các lực lượng xã hội trên địa bàn cùng tham gia hỗ trợ.
Tăng cường hoạt động GDNGLL theo từng lớp với từng chủ đề của tháng. Đa dạng các hình thức hoạt động như: đóng vai, diễn đàn, giao nhiệm vụ…Trong quá trình hoạt động, HS đóng vai trò chủ động, điều khiển hoạt động. Giáo viên chỉ là người chỉ đạo, quan sát, góp ý và tổng kết lại các ý kiến.
Hàng năm tiếp tục cử giáo viên chủ nhiệm tham gia tập huấn nghiệp vụ về hoạt động GDNGLL.
Duy trì việc tổ chức cho HS đánh giá kết quả nhận thức được sau mỗi hoạt động (theo phân phối chương trình) qua phiếu học tập để biết được mức độ các em đã nhận thức và có biện pháp tổ chức cho các hoạt động sau hiệu quả hơn.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 4/4
Đạt x x x x
Chưa đạt
Tiêu chí 5: Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;
b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
c) Hằng tháng, GVCN tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.
1/. Mô tả hiện trạng:
Vào đầu mỗi năm học, BGH phân công GVCN dựa vào năng lực và kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp, quản lý HS của GV và do tình hình thực tế về nhân sự của nhà trường. Các đ/c GVCN dựa trên kế hoạch chung của nhà trường tự xây dựng cho mình kế hoạch chủ nhiệm cụ thể, chi tiết theo quy định tại khoản 2 -điều 31- Điều lệ trường trung học. Kế hoạch đó được xây dựng theo tiêu chí của năm học, phù hợp với thực trạng học sinh của lớp, của địa phương, có biện pháp, giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu cho từng đối tượng, công việc. Kế hoạch chủ nhiệm được thể hiện cụ thể trong sổ chủ nhiệm, được Ban lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá trong từng tháng. [H4.04.05.01]
Giáo viên chủ nhiệm trong trường là những người nắm vững điều lệ trường trung học và các quy định trong trường, ngành luôn thực hiện nghiêm túc và có ý thức giáo dục học sinh, tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp. Bên cạnh đó, GVCN còn cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể, xã hội để tác động tích cực đến việc rèn luyện nhân cách và trau dồi kiến thức cho học sinh (qua các buổi họp phụ huynh, sinh hoạt chuyên môn, hội thảo). Qua mỗi học kỳ, cuối năm học, GVCN phối hợp cùng GV bộ môn xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực cho HS, cùng với Tổng phụ trách Đội đề nghị khen thưởng, kỉ luật học sinh. Cuối mỗi năm học, nhà trường đều tiến hành đánh giá và bình xét công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN một cách công khai, dân chủ dựa trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng tháng và kết quả chất lượng hai mặt giáo dục của lớp chủ nhiệm
Hàng tháng nhà trường đều tổ chức rà soát, đánh giá và rút kinh nghiệm về hoạt động chủ nhiệm lớp vào cuộc họp hội đồng, họp GVCN đồng thời các GVCN lớp đều tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm và có báo cáo định kỳ về công tác chủ nhiệm lớp, tình hình lớp với Hiệu trưởng nhà trường. [H4.04.05.03]
2/. Điểm mạnh:
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm của nhà trường là những người giàu tâm huyết với nghề, say mê trong công tác, vững vàng chuyên môn. Đại đa số giáo viên chủ nhiệm của trường là những người làm công tác chủ nhiệm nhiều năm nên kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm rất phong phú.
Phần lớn giáo viên chủ nhiệm là người địa phương nên rất thuận lợi trong việc nắm bắt tình hình của địa phương, của gia đình học sinh trong lớp, trường.
Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm luôn có tinh thần đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ những đồng nghiệp mới trong công tác chủ nhiệm.
Hoạt động chủ nhiệm được đánh giá thường xuyên thông qua công tác thi đua của lớp trong phong trào Đoàn, Đội.
Qua các năm học, đạo đức học sinh được giữ vững, ít bị tác động của các tệ nạn xã hội. Tỉ lệ học sinh được xếp loại, đánh giá đạo đức khá, tốt chiếm hơn 96% tổng số học sinh toàn trường.
3/. Điểm yếu:
Còn một số ít giáo viên chưa thực sự sâu sát trong công tác chủ nhiệm lớp, việc nắm bắt xử lý các thông tin, sự việc đôi khi chưa kịp thời.
4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Những năm học tới, nhà trường tiếp tục tăng cường công tác bồi dưỡng tay nghề cho GVCN qua các cuộc hội thảo, sinh hoạt của trường, ngành
Lựa chọn những GV có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện thuận lợi làm công tác chủ nhiệm phù hợp với từng khối lớp.
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá, động viên khuyến khích hoạt động chủ nhiệm hàng tuần, tháng, học kỳ và cả năm.
Tạo điều kiện để GVCN thâm nhập thực tế địa phương, bám sát tình hình của HS để có những biện pháp phù hợp, đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp. (hoạt động xã hội hoá giáo dục, mối quan hệ gia đình, nhà trường…)
5. Tự đánh giá: Đạt
Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 5/4
Đạt x x x x
Chưa đạt
Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ HS học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng, Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT
a) Đầu năm học, rà soát, phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu, kém.
c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ HS học yếu, kém.
1/. Mô tả hiện trạng:
Đầu năm học nhà trường đã tổ chức cho GV kiểm tra khảo sát chất lượng và phân loại học sinh theo học lực để lập kế hoạch giảng dạy đồng thời cũng lập kế hoạch phụ đạo cho HS có học lực yếu kém theo từng môn, từng khối. Từ kết quả phân loại HS, Ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức GV dạy cho HS có học lực yếu kém ở các môn: toán, văn, anh văn, hóa theo từng lớp, các môn còn lại thì GV sắp xếp thời gian và tự phụ đạo cho HS. [H4.04.06.01]
Cùng với toàn ngành thực hiện phong trào “ Mỗi thầy, cô giáo dạy 2 tiết/ tuần cho HS yếu kém không hưởng thù lao” do Bộ GD&ĐT phát động. Ngoài việc phụ đạo cho HS GV còn có các biện pháp động viên, khuyến khích các em tham gia học. Vì vậy số HS yếu kém tham gia học phụ đạo ngoài giờ tương đối đầy đủ và có chiều hướng tiến bộ ngày càng tăng. Nhà trường còn bố trí các tiết học tự chọn theo chủ đề bám sát chính khóa cho học sinh các lớp đối với các môn có tỷ lệ HS học yếu kém cao [H4.04.06.02]
Sau mỗi học kỳ đều có tổng hợp, đánh giá và xếp loại kết quả học tập của học sinh có học lực yếu kém. Từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh yếu, kém [H4.04.06.03]
2/. Điểm mạnh:
Có sự lãnh đạo, tổ chức quản lý chặt chẽ việc thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn của Ban giám hiệu nhà trường, sự quan tâm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS thoải mái tư tưởng làm việc và học tập.