5. Tự đánh giá: chưa đạ t.
KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 5: Điểm mạnh và yếu nổi bật:
Điểm mạnh và yếu nổi bật:
+ Điểm mạnh:
Tiêu chuẩn này đề cập đến Tài chính – CSVC của nhà trường. Đối chiếu với tiêu chuẩn, nhà trường đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT về diện tích, phòng học, phòng thiết bị, khuôn viên, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, khu để xe…Tuy là một trường THCS ở vùng nông thôn, nhưng chính quyền địa phương và PHHS rất quan tâm tới việc xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho HS học tập. Do đó chỉ sau hơn 4 năm (từ tháng 8/2005 đến tháng 12/2009) từ một mảnh ruộng cấy lúa hai vụ
đã trở thành một trường đạt danh hiệu “Xanh – Sạch – Đẹp” mức độ cao và kỳ tích hơn là trở thành một trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010, được công nhận vào năm học 2009 – 2010.
+ Điểm yếu:
Ở tiêu chuẩn này cũng còn bộc lộ một số tồn tại tổng thể khuôn viên trường chưa được đẹp, chưa có thư viện điện tử.
* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 17/18 * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 5/6
Tiêu chuẩn 6: – quan hệ nhà trường gia đình và xã hội
Các tiêu chí trong tiêu chuẩn 6 đều xoay quanh các nội dung thể hiện mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Việc phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh gây dựng từ nhiều năm nay đã và đang được phát huy hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, nhất là trong công tác hoạt động GDNGLL và công tác vận động xã hội hóa hỗ trợ CSVC phục vụ dạy học. Ngoài ra mối quan hệ giữa nhà trường với nhân dân và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đóng trên địa bàn ngày càng phát triển. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần vào thành tích chung của trường trong những năm qua. Sau đây là phần mô tả chi tiết cho từng tiêu chí:
Tiêu chí 1- Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm hoạt động theo quy định; Nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học;
c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến
về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
1/. Mô tả hiện trạng:
Vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức cho các lớp họp toàn thể CMHS để cử ra Ban đại diện CMHS lớp, tổ chức họp các trưởng ban, phó ban của các ban đại diện CMHS lớp để cử ra ban đại diện CMHS trường; Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường luôn thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động đúng theo Điều lệ Ban đại diện CMHS [H6.06.01.01]
Trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, nhà trường đã chú trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thời gian, địa điểm để cha mẹ học sinh hoạt động. Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện CMHS cũng như nghị quyết đầu năm học của Ban đại diện CMHS trường [H6.06.01.02].
Trong một năm học, nhà trường tổ chức các cuộc họp định kỳ với Ban đại diện CMHS 3 lần, chỉ đạo cho GVCN tổ chức các cuộc họp định kỳ với toàn thể CMHS của lớp 2 lần, với Ban đại diện CMHS lớp 3 lần để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của CMHS; nhà trường thường xuyên đóng góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện CMHS. [H6.06.01.03]
2/. Điểm mạnh:
Ban đại diện CMHS trường đã làm tốt công tác tuyên truyền sự nghiệp xã hội hoá giáo dục trong nhà trường. Kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội làm tốt các công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, trật tự an toàn giao thông ...
Ban đại diện CMHS có kế hoạch phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường trong việc tuyên truyền đến các CMHS có trách nhiệm quản lý, giáo dục đạo đức học sinh. Ban đại diện CMHS thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và có trách nhiệm trong hoạt động theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Ban đại diện CMHS ở một số lớp chưa nhiệt tình trong công tác phối hợp với GVCN để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.
Một bộ phận CMHS chưa quản lý, giáo dục tốt con em mình trong việc thực hiện đúng nội quy trường lớp.
4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện cho Ban đại diện CMHS trường, lớp thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm theo Điều lệ Ban đại diện CMHS.
Những năm học tiếp, nhà trường và Ban đại diện CMHS trường cần xây dựng nghị quyết cụ thể về việc Ban đại diện CMHS của trường, lớp đến dự các tiết sinh hoạt lớp tuần, cuối tháng của tất cả các lớp một cách đều đặn, hiệu quả.
Đồng thời, nhà trường xây dựng và thực hiện Quy định khen thưởng đối với các Ban đại diện CMHS lớp, CMHS đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động giáo dục của nhà trường.
5- Tự đánh giá: Đạt
Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/6
Đạt x x x x
Chưa đạt
Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.
b) Có sự ủng hộ về tinh thần,vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.
c) Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.
1/. Mô tả hiện trạng:
Trong từng năm học nhà trường đã có kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục: phối hợp với chi đoàn, phụ nữ ấp để tổ chức Trung thu, Hội trại; phối hợp với Ban nhạc của ấp để tổ chức công diễn văn nghệ; phối hợp với Quỹ Gioa- chim (do cựu HS trường THCS Tân Hiệp A5 lập) để tổ chức giải khuyến văn cho học sinh trung học. Những hoạt động này chỉ lưu giữ bằng hình ảnh.
[H6.06.02.01]
Do địa bàn ấp 5a, xã Tân Hiệp A là vùng nông thôn, dân số chủ yếu làm nghề nông nên đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Cả địa bàn không có một doanh nghiệp chỉ có một số hộ buôn bán nhỏ lẻ tự phát. Mặc dù vậy, hàng năm nhà trường vẫn nhận được sự ủng hộ về tinh thần và vật chất của chính quyền địa phương, của một số ít nhà hảo tâm. Sự đóng góp của họ chủ yếu hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở vật chất: hàng rào, kè khuôn viên trường chống sạt lở, xây thêm 2 phòng học, bể nước … được bộ phận tài chính nhà trường thống kê đầy đủ, rõ ràng và ghi vào sổ. Bên cạnh đó nhà trường còn được nhận được tập – vở từ Quỹ khuyến học của xã Tân Hiệp A để hỗ trợ cho HS có hoàn cảnh khó khăn và cũng nhận được sư quan tâm của trạm y tế xã để khám sức khỏe cho HS theo định kỳ hàng năm. [H6.06.02.02]
Do việc phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục chưa thường xuyên nên việc tổ chức, đánh giá chỉ thể hiện ở từng hoạt động.
2. Điểm mạnh:
Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tới các hoạt động GD, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên kịp thời những HS khá, giỏi.
Các tổ chức xã hội trong địa bàn như: Chi đoàn ấp, Y tế, …thường xuyên phối kết hợp với nhà trường làm cho hoạt động GD của nhà trường đạt hiệu quả
3. Điểm yếu:
Việc tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường … chưa thể hiện được bằng văn bản.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cá nhân.
Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã vào các ngày lễ lớn. Khuyến khích động viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất với những học sinh có tiến bộ, có kết quả cao trong học tập.
Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trương với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới.
5- Tự đánh giá: chưa đạt
Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/6
Đạt x x
Chưa đạt x x