KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 2:

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 36)

1. Mô tả hiện trạng

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 2:

- Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh:

Công tác tổ chức và quản lý của nhà trường cơ bản có cơ cấu tổ chức đúng theo Điều lệ trường THCS.

Các bộ phận từ BGH nhà trường đến các đoàn thể : Chi bộ, Công đoàn, Đoàn TN, Đội TN TPHCM, các tổ chuyên môn hoạt động đồng bộ.

Công tác quản lý chất lượng của nhà trường có kế hoạch đảm bảo nguyên tắc thể hiện tính dân chủ, công khai, tính toàn diện, đúng luật giáo dục phù hợp với các hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Điểm yếu:

Ở một vài chỉ số tuy được đánh giá đạt yêu cầu song cũng còn những băn khoăn, suy nghĩ về tính hiệu quả chưa cao.

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 42/45. * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 13/15.

Tiêu chuẩn 3: – Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Đây là tiêu chuẩn quan trọng, có tính chất quyết định chất lượng giảng dạy, hiệu quả lao động của mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên. Nó góp phần chủ yếu đến chất lượng hoạt động giáo dục của nhà trường. CB quản lý, GV và NV nhà trường có đủ mọi điều kiện và năng lực triển khai tốt các hoạt động giáo dục. Các đ/c cán bộ quản lý không những có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, có trình độ ĐHSP mà đều có năng lực tận tụy, nhiệt huyết với công việc. Không những thế BGH còn có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có thể chỉ bảo tận tình cho GV khi gặp khó khăn. Số lượng GV, NV của trường có đủ đảm bảo yêu cầu quy định và đều được đào tạo chuyên môn phù hợp với công tác được giao. Hoạt động chuyên môn và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ được đội ngũ GV trong trường thực hiện tốt nên nhiều đ/c đạt GVG cấp huyện.

Mối đoàn kết nội bộ trong nhà trường được đẩy mạnh và phát triển không ngừng . Tập thể CB, GV, NV trong trường nêu cao tinh thần tương thân tương ái,

giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau những khó khăn trong công tác cũng như trong cuộc sống. Điều đó thúc đẩy hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng vững mạnh. Sau đây là phần mô tả cho từng tiêu chí:

Tiêu chí 1: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác.

b) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác.

c) Hằng năm, được cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại từ khá trở lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục.

1/. Mô tả hiện trạng:

Ban giám hiệu trường THCS Tân Hiệp A5 từ năm học 2006 – 2007 đến nay đảm bảo các tiêu chuẩn theo định của Điều lệ trường trung học. Nhà trường có 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng do Chủ tich UBND huyện tân Hiệp ra Quyết định bổ nhiệm, đạt trình độ chuẩn theo quy định, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý được tập thể trường tín nhiệm

Năm học Hiệu trưởng Phó hiệu trưởng

2005 – 2006 đến nay Đinh Thị Thanh 1/ Đinh Công Bá

2/ Triệu Thị Ngân Hàng + Cô Đinh Thị Thanh: Trình độ ĐHSP Sinh

+ Thầy Đinh Công Bá: Trình độ ĐHSP Văn + Cô Triệu Thị Ngân Hàng: Trình độ ĐHSP Văn

Các đồng chí Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thời gian giảng dạy ít nhất từ 12 năm trở lên.[H3.03.01.01]

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ trường THCS. Có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tổ chức đoàn thể phù hợp với khả năng, trình độ và thực tế của nhà trường. Đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thựchiện nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong từng năm học. Nghiên cứu và đề ra nội quy, nhiệm vụ của học sinh trong nhà trường. Mọi chủ trương, kế hoạch của Hiệu

trưởng đều được thông qua và lấy ý kiến biểu quyết của hội đồng giáo dục nhà trường. [H3.03.01.02]

Cán bộ quản lý của trường THCS Tân Hiệp A5 đều có thâm niên giảng dạy và đã từng là GVG, CSTĐ các cấp. Đ/c Hiệu trưởng, năng động, sáng tạo trong công tác đã có nhiều cống hiến cho ngành giáo dục địa phương và đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Sau mỗi năm học, BGH nhà trưường được Phòng GD&ĐT đánh giá cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý giáo dục. [H3.03.01.03]

2/. Điểm mạnh:

BGH nhà trường đã đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, được tập thể tín nhiệm.

Việc phân công, phân nhiệm được Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng tiến hành công khai, rõ ràng, hợp lí. Có tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng thường xuyên được các cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại đúng với trình độ, năng lực để kịp thời khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh trong những năm học sau.

3/. Điểm yếu:

Có đồng chí, có lúc còn ngại xử lý, e va chạm với đồng nghiệp.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Để ngày càng phát huy hơn nữa chất lượng cán bộ quản lý, nhà trường cần có kế hoạch cử một đ/c Phó Hiệu trưởng tiếp tục được theo học lớp bồi dưỡng quản lý nhằm trang bị thêm những kiến thức cơ bản về công tác quản lý, góp phần quản lý nhà trường tốt hơn.

BGH tiếp tục phát huy vai trò gương mẫu, tinh thần trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà trường. Có kế hoạch tổ chức, sắp xếp công việc tỉ mỉ và khoa học hơn nhằm đáp ứng cao nhất công tác giáo dục của nhà trường.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước cấp trên.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/3

Chưa đạt

Tiêu chí 2: Giáo viên của nhà trường đạt các yêu cầu theo quy định do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác.

a) Đủ số lượng, cơ cấu cho tất cả các môn học; đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo; hằng năm, 100% giáo viên trong nhà trường đạt kết quả từ trung bình trở lên khi tham gia bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị.

b) Thực hiện các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác; không vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện theo Quy định về đạo đức nhà giáo;

c) Mỗi học kỳ, mỗi GV tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

1/. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường luôn đảm bảo đủ số lượng giáo viên, cơ cấu cho tất cả các môn học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định và được phân công giảng dạy theo đúng chuyên môn được đào tạo. Hàng năm nhà trường có kế hoạch tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị do cấp trên tổ chức như tập huấn: chuẩn kiến thức, kỹ năng; ứng dụng công nghệ thông tin; bồi dưỡng chính trị hè … Kết quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng các năm học trước đảm bảo 100% giáo viên đạt trung bình trở lên. Trong đợt bồi dưỡng chính trị hè năm 2009, năm 2010 do Phòng GD&ĐT kết hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức có 100% GV đạt trung bình trở lên. [H3.03.02.01]

GV trong nhà trường thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, được hưởng các quyền theo quy định của Điều lệ trường trung học và các quy định khác như được hưởng lương, phụ cấp khi được cử đi học để nâng cao chuyên môn, được hưởng công tác phí khi tham dự lớp tập huấn … Không có GV nào vi phạm các quy định tại Điều lệ trường trung học và thực hiện đầy đủ theo quy định về đạo đức nhà giáo

[H3.03.02.02].

Sau mỗi học kỳ, mỗi giáo viên tự rà soát, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ. [H3.03.02.03]

2/. Điểm mạnh:

Trong những năm qua nhà trường luôn chú ý trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhà trường đã:

+ Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, coi việc tự học tự bồi dưỡng là một giải pháp tích cực để tự hoàn thiện mình.

+ Tổ chức cho CB, GV đăng ký kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng.

+ Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ thông qua hội giảng, thực hiện chuyên đề, dự giờ.

3/. Điểm yếu:

Một số GVcó năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhất là việc tiếp cận, ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Cơ cấu giáo viên cho các môn học chưa đều, một số giáo viên còn phải dạy trái với chuyên môn như môn Thể dục, công nghệ khối 6,7.

Chất lượng giảng dạy từng giai đoạn có thầy, cô giáo chưa đạt chỉ tiêu giao.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Trong năm học tới tiếp tục duy trì đủ số lượng, cơ cấu GV cho tất cả các môn học. Động viên toàn bộ GV trong độ tuổi quy định, tối thiểu phải có trình độ A tin học hoặc phải biết tiếp cận và phải ứng dụng được CNTT trong giảng dạy.

Coi trọng việc sinh hoạt chuyên môn, lấy chuyên môn làm cơ sở để bồi dưỡng đội ngũ thông qua sinh hoạt chuyên đề, hội giảng.

100% giáo viên đứng lớp tham gia hội giảng, chuyên đề, làm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả; thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm người thầy giáo; thực hiện nghiêm túc mọi chỉ thị, quy định về nề nếp chuyên môn, quy chế dạy thêm- học thêm, đủ hồ sơ sổ sách đúng mẫu, đảm bảo chất lượng về nội dung và hình thức, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học,

100% giáo viên mỗi giai đoạn, mỗi kỳ đều tự rà soát, đánh giá các nhiệm vụ, công việc được giao để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/3

Chưa đạt

Tiêu chí 3: Các giáo viên của nhà trường phụ trách công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu theo quy định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội đáp ứng yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường trung học.

b) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. c) Mỗi học kỳ, tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

1/. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có một Bí thư chi đoàn, một Tổng phụ trách Đội (dự lớp tập huấn công tác Đội do Tỉnh đoàn tổ chức) theo quyết định bổ nhiệm của Hiệu trưởng là những đồng chí đảng viên trẻ có năng lực đáp ứng theo đúng quy định của Điều lệ trường phổ thông: [H3.03.03.01]

Trong mỗi năm học, Bí thư Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội đều lập kế hoạch hoạt động rõ ràng, chi tiết theo từng tuần, tháng, tập trung vào các hoạt động : Tuyên truyền, giáo dục đạo đức truyền thống; công tác học tập và thực hiện các phong trào thi đua nâng cao chất lượng học tập; Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; Hoạt động của Đội nghi thức. Hàng năm Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra Đội TNTPHCM của nhà trường còn thực hiện tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt văn minh nơi công cộng, quang cảnh trường luôn sạch đẹp. Liên đội thiếu niên TPHCM luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và nhiều năm liền được công nhận là Liên đội mạnh. [H3.03.03.02]

Dưới sự chỉ đạo của Chi bộ nhà trường, sau mỗi học kỳ, đợt thi đua Đoàn, Đội đều tự rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Đồng thời định hướng kế hoạch và lập chương trình thực hiện các nhiệm vụ kế tiếp. [H3.03.03.03]

Giáo viên phụ trách Đoàn, Đội trẻ nhiệt tình, có chuyên môn âm nhạc, có năng lực tổ chức sinh hoạt tập thể. Xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết theo từng chủ điểm, từng tháng và thực hiện theo kế hoạch.

Công tác Đoàn - Đội trong nhà trường đều được cấp uỷ Đảng, BGH nhà trường quan tâm và chỉ đạo các hoạt động.

Các chi đội có ý thức tự quản cao, đội cờ đỏ hoạt động tích cực.

Đội ngũ GV của nhà trường đoàn kết, nhiệt tình với các phong trào của Đoàn-Đội, có tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn cho các em trong các hoạt động.

3/. Điểm yếu:

Việc đánh giá, tổng kết sau mỗi hoạt động đôi khi chưa kịp thời. Việc tổ chức cho HS tập luyện múa hát tập thể chưa đi vào nề nếp.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Những năm học kế tiếp, tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội đáp ứng được những yêu cầu, quy định của Điều lệ trường THCS.

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Phát huy vai trò chỉ đạo Đội của tổ chức Đoàn thanh niên. Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt Đoàn, Đội vào các tháng.

Tăng cường công tác giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện kỹ năng tổ chức các hoạt động Đoàn - Đội.

Kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể để triển khai, thực hiện đầy đủ các phong trào và các nhiệm vụ được giao.

Sau mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nội dung cho phù hợp với tình hình và yêu cầu của các nhiệm vụ được giao.

5. Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 3/3

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 4: Nhân viên hoặc GV kiêm nhiệm của tổ văn phòng đạt các yêu cầu theo quy định và được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành.

a) Đạt các yêu cầu theo quy định.

c) Mỗi học kỳ, mỗi NV tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao.

1/. Mô tả hiện trạng:

Tổ văn phòng của nhà trường được thành lập theo theo quy định của điều lệ trường trung học. Gồm: 1 kế toán; 1 thủ quĩ (kiêm nhiệm); 1 nhân viên thư viện, 1 nhân viên phụ trách thiết bị, 1 nhân viên y tế (kiêm nhiệm), 3 ban giám hiệu.

[H3.03.04.01].

Nhân viên, giáo viên kiêm nghiệm tổ Văn phòng được đảm bảo các quyền theo chế độ chính sách hiện hành. Nhà trường cũng thực hiện chế độ khen thưởng như đối với CB-GV của trường để khuyến khích nhân viên khi hoàn thành nhiệm vụ. Hoàn thành tốt các công việc phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh. [H3.03.04.02]

Sau mỗi học kỳ, cuối năm học mỗi nhân viên đều viết bản kiểm điểm tự rà soát, đánh giá để cải tiến các nhiệm vụ được giao [H3.03.04.03].

2/. Điểm mạnh:

Trường có đủ nhân viên và giáo viên kiêm nhiệm của tổ Văn phòng đạt các yêu cầu theo quy định. Nhân viên, giáo viên kiêm nghiệm tổ Văn phòng được đảm bảo các quyền chế độ theo chính sách hiện hành.

Các nhân viên của tổ văn phòng, có trình độ cao đẳng, đại học và có trình độ nghiệp vụ tốt nên có điều kiện hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

3/. Điểm yếu:

Công việc tổng hợp, thống kê của tổ văn phòng đôi khi chưa kịp tiến độ …;

4/-. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường sẽ tham mưu với phòng GD&ĐT hợp đồng thêm nhân viên bảo

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w