KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 4: Điểm mạnh và yếu nổi bật:

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 69)

5. Tự đánh giá: chưa đạ t.

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 4: Điểm mạnh và yếu nổi bật:

Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh:

- Nhà trường trong nhiều năm học vừa qua đã thực hiện tốt chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục. Điều đó thể hiện quan điểm giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Nhà trường có những điều kiện thuận lợi đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia, được trang bị đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ. Trên cơ sở đó việc sử dụng thiết bị dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học có nhiều thuận lợi. + Điểm yếu:

Nội dung và các hình thức giáo dục địa phương còn hạn chế về thời gian. Việc dự giờ của một số giáo viên còn mang tính chất đối phó.

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 33/36 * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 9/12

Tiêu chuẩn 5: – Tài chính cơ sở vật chất

Trong tiêu chuẩn này chỉ rõ các qui định cần đạt về thực hiện quản lí tài chính. Các qui định về cơ sở vật chất của trường như khuôn viên, sân chơi, bãi tập, khu vệ sinh, nhà để xe, hệ thống nước sạch và các phòng học, phòng chức năng đảm bảo yêu cầu về diện tích để duy trì và đẩy mạnh các hoạt động giáo dục toàn diện. Sau đây là phần chi tiết cho từng tiêu chí:

Tiêu chí 1- Nhà trường thực hiện kế hoạch quản lý tài chính theo quy định và huy động hiệu quả các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

a) Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế độ kế toán, tài chính của nhà nước; có quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng; công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết và tham gia giám sát, kiểm tra; định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;

c) Có kế hoạch và huy động được các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục.

1/. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có đủ hệ thống các văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ chứng từ theo quy định. [H5.05.01.01]

Hằng năm, nhà trường có lập dự toán ngân sách nhà nước và được cấp trên phê duyệt; thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính theo đúng chế

độ kế toán, tài chính của Nhà nước, Phòng Tài chính, Phòng GD&ĐT Tân Hiệp. Có Quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, phù hợp với thực tế và có ý kiến đóng góp của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Sau mỗi tháng, mỗi học kỳ, nhà trường có công khai tài chính để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên biết, tham gia giám sát, kiểm tra và thực hiện tự kiểm tra tài chính của đơn vị theo kỳ, theo năm [H5.05.01.02]

Hằng năm, xây dựng kế hoạch huy động các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường.Tích cực tham mưu cho Ban chi ủy, Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh trong việc huy động các nguồn kinh phí hợp pháp để hỗ trợ hoạt động giáo dục. Sử dụng các nguồn kinh phí huy động được một cách hợp lý, đúng mục đích. [H5.05.01.03]

2/. Điểm mạnh:

Các văn bản quy định về tài chính của Nhà nước, Ngành và các cấp quản lý, đã được nhà trường thực hiện đầy đủ và đúng quy định

Có đủ hệ thống văn bản quy định về quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để chủ động trong quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đúng mục đích, công khai, công bằng, minh bạch, hiệu quả, tăng cường quyền giám sát của từng cá nhân, tổ chức trong đơn vị đối với công tác quản lý tài chính và đảm bảo tiết kiệm chi.

Số liệu quyết toán tài chính được quyết toán theo từng tháng, quý và năm. Công khai tài chính theo hàng tháng trong mỗi cuộc họp HĐSP.

3/. Điểm yếu:

Huy động các nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục tuy đã thực hiện được so với kế hoạch nhà trường nhưng còn hạn chế so với mặt bằng chung của các trường trên địa bàn Tân Hiệp.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về tài chính, thực hiện thu - chi đúng mục đích; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rõ ràng, chi tiết; công khai tài chính theo định kỳ.

Tích cực hơn nữa trong việc phối hợp với chính quyền địa phương, PHHS, các nhà hảo tâm nhằm huy động thêm kinh phí hợp pháp để hỗ trợ các hoạt động giáo dục của nhà trường. Thực hiện nghiêm Luật ngân sách, Luật kiểm toán Nhà nước quy định.

5/. Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/5

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 2: Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường và xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp theo quy định của Bộ GD-ĐT.

a) Có khuôn viên riêng biệt, tường bao, cổng trường, biển trường

b) Tổng diện tích mặt bằng của nhà trường tính theo đầu HS đạt ít nhất 6m 2/ HS trở lên (đối với nội thành, nội thị) và 10 m2/HS trở lên đối với các vùng còn lại.

c) Xây dựng được môi trường xanh, sạch, đẹp trong nhà trường.

1/. Mô tả hiện trạng:

Trường có khuôn viên, tường bao, cổng trường, biển trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. [H5.05.02.01]

Tổng diện tích đất của nhà trường đang sử dụng do Giáo xứ Tân Chu nhường quyền sử dụng: 9.277 m2 bình quân 21 m2 / HS. [H5.05.02.02]

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường rất chú trọng xây dựng và duy trì môi trường xanh, sạch, đẹp tạo cảnh quan môi trường thân thiện, trong lành và là nơi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và cũng là nơi giáo dục kỹ năng sống cho HS.

Sau thời gian hoàn thành các phòng học, nhà trường đã xây dựng hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh, sân tập thể dục, bãi tập, vườn trường … cùng với các nội quy, quy định về việc giữ gìn vệ sinh đảm bảo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Hàng năm trồng thêm cây xanh; sau mỗi buổi học, học sinh trực nhật, vệ sinh lớp học và khuôn viên trường sạch sẽ, nhà trường phân công mỗi buổi một

giáo viên trực kiểm tra. Năm 2009 trường đạt “Xanh – Sạch – Đẹp” mức độ cao và tạo nền cho việc thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”. [H5.05.02.03]

2/. Điểm mạnh:

Nhà trường có khuôn viên riêng biệt, có hệ thống hàng rào bao quanh, hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh đảm bảo để học sinh, giáo viên yên tâm giảng dạy và học tập.

Diện tích mặt bằng rộng, thoáng mát, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục. Xây dựng được môi trường xanh - sạch - đẹp – an toàn và thân thiện.

Khai thác tốt tính tự giác, ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường của GV

và HS Duy trì tốt lịch lao động, vệ sinh. Phát huy vai trò của các đội sao đỏ.

3/. Điểm yếu:

Khuôn viên trường riêng biệt, diện tích rộng, nhưng nhìn tổng thể khuôn viên trường chưa được đẹp.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Xây dựng nhà đa chức năng. Xây dựng riêng khu rác thải.

Duy trì nền nếp chăm sóc và bảo vệ cây, vệ sinh sạch sẽ môi trường. Rèn luyện học sinh ý thức tự giác bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.

Rút kinh nghiệm, tổng kết công tác vệ sinh và chăm sóc cây đưa vào tiêu chí thi đua của GV, lớp và học sinh.

Xây dựng phong trào vệ sinh sạch sẽ, nếp sống văn minh cho từng học sinh, lớp, cán bộ, giáo viên.

5- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/5

Đạt x x

Chưa đạt x x

Tiêu chí 3: Nhà trường có khối phòng học thông thường, phòng học bộ môn trong đó có phòng máy tính kết nối Internet phục vụ dạy học, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ GD và ĐT.

a) Có đủ phòng học để học nhiều nhất 2 ca trong 1 ngày; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng HS, có bàn ghế của GV, bảng viết, có nội quy học sinh niêm yết trong mỗi phòng học;

b) Có đủ phòng học bộ môn, khối phòng phục vụ học tập; phòng làm việc,bàn, ghế, thiết bị làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ quản lý, GV, nhân viên; phòng GV, phòng y tế học đường, phòng thường trực, nhà kho và các phòng khác;

c) Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu quả và theo các quy định hiện hành.

1/. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có 12 phòng học; đủ phòng học để học 2 buổi/ ngày; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế (12 bàn) phù hợp với các đối tượng học sinh, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết, có nội quy học sinh niêm yết trong mỗi phòng học [H5.05.03.01]

Có đủ phòng làm việc, bàn, ghế, thiết bị làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng họp toàn thể cán bộ quản lý, GV, nhân viên; phòng y tế học đường, phòng Đoàn - Đội; phòng truyền thống, phòng máy tính, 3 phòng thực hành và các phòng học khác theo quy định. [H5.05.03.02]

Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu quả và theo các quy định hiện hành. [H5.5.03.03]

2/. Điểm mạnh:

Nhà trường có đủ phòng học để học 2 buổi/ ngày; phòng học đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, đủ bàn ghế phù hợp với các đối tượng HS, có bàn ghế của giáo viên, bảng viết, có nội quy HS niêm yết trong mỗi phòng học; trong đó có phòng máy tính kết nối Internet phục vụ dạy học, khối phòng hành chính đảm bảo quy cách theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Việc quản lý, sử dụng các khối phòng nói trên được thực hiện có hiệu quả và theo các quy định hiện hành.

Nhà trường có 01 đồng chí phụ trách về cơ sở vật chất, thuận lợi cho việc theo dõi, tu sửa kịp thời cơ sở vật chất xuống cấp.

Các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm, tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ nhà trường.

3/. Điểm yếu:

Hệ thống các phòng bộ môn chưa đúng quy định.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Phát huy hiệu quả của các phòng chức năng- phục vụ tốt cho việc dạy và học. Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị ở các phòng khi cần thiết. Duy trì và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục.

Tiếp tục cải tạo để nhà trường ngày càng khang trang, sạch - đẹp hơn.

5/- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 3/5

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 4: Thư viện của nhà trường đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Có phòng đọc riêng cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và phòng đọc riêng cho học sinh với tổng diện tích tối thiểu là 50m2/ 2 phòng;

b) Hằng năm thư viện được bổ sung báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HS, có kế hoạch từng bước xây dựng thư viện điện tử;

c) Việc quản lý và tổ chức phục vụ của thư viện đáp ứng yêu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.

1/. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có phòng thư viện, có phòng đọc riêng cho học sinh và giáo viên với tổng diện tích 52 m2[H5.05.04.01]

Căn cứ vào Quyết định 01/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định thư viện trường học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng năm học, đề ra các biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch đã xây dựng. Các danh mục, đầu và bản sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật

được thống kê đầy đủ và sắp xếp khoa học, có tủ sánh pháp luật phục vụ cho việc giáo dục pháp luật cho HS. Hằng năm, ngoài việc được bổ sung báo, tạp chí, tài liệu tham khảo, các văn bản quy phạm pháp luật … nhà trường còn lập và thực hiện kế hoạch mua bổ sung thêm tài liệu tham khảo, tài liệu sinh hoạt chủ điểm, sách giáo dục đạo đức … Bên cạnh đó thư viện nhà trường còn được sự ủng hộ sách tham khảo, truyện … từ phía GV để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và HS. Thư viện nhà trường đã được cấp trên công nhận thư viện đạt chuẩn "thư viện trường học" và có kế hoạch từng bước xây dựng thư viện điện tử. [H5.05.04.02]

Có đầy đủ các loại sách, báo, tài liệu tham khảo được sắp xếp khoa học, hợp lý theo từng loại sách, cho từng tủ để tiện cho việc tra cứu mượn sách trong thư viện.

Nhà trường trang bị 1 tủ đựng hộp phích ghi từng đầu sách của từng loại, cuốn… và được phân theo ô, loại, tủ. Bảng giới thiệu sách báo, tạp chí mới được cập nhật giới thiệu trong tuần, tháng…

Mở đầy đủ sổ sách theo quy định của thư viện chuẩn: như có danh mục sách, sổ tổng hợp theo dõi các đầu sách, loại sách, sổ mượn trả và có chữ ký của người nhập sách và chữ ký người mượn trả sách nhầm lẫn. Hàng năm thư viện được bổ xung nhiều loại sách tạp chí, truyện và tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau. Theo định kỳ tháng trong mỗi năm học, nhà trường đều tiến hành rà soát, kiểm tra công tác thư viện của nhà trường. [H5.05.04.03]

2/. Điểm mạnh:

Sách báo… phân loại khoa học sắp xếp, gọn gàng ngăn nắp tiện cho việc quản lý tra cứu … Phòng đọc rộng rãi thoáng mát đủ ánh sáng, không khí trong lành sạch sẽ, thiết kế phù hợp với giáo viên, học sinh.

Thư viện trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng năm học phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các cấp và tình hình thực tiễn của địa phương, nhà trường và đã được công nhận thư viện đạt chuẩn "thư viện trường học".

Kịp thời cung cấp sách giáo khoa, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh góp phần phục vụ tốt trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Giúp được học sinh nghèo có điều kiện nghiên cứu mượn sách thuận tiện. Nâng cao việc đọc sách báo, tạp chí… tra thông tin trên mạng cho GV và HS

3/. Điểm yếu: Số đầu sách bổ sung theo từng năm học còn khiêm tốn, chưa xây

dựng được thư viện điện tử.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Cần có phần mềm về quản lý thư viện để tiện cho việc nhập, xuất, mượn trả sách khoa học. Vận động mọi người trong gia đình, xã hội, nhà trường xây dựng ý thức bảo quản, lưu trữ sách, báo, tạp chí… làm tăng phần phong phú cho kho sách thư viện. Hàng năm huy động vốn cho hoạt động thường xuyên để bổ sung sách cho thư viện… bằng nguồn ngân sách cấp, nguồn huy động, nguồn viện trợ.

Phát động phong trào xây dựng thư viện trường học thân thiện tới gia đình, nhà trường, xã hội để mọi người hiểu biết về tầm quan trọng và lợi ích của thư viện.

5/- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 4/5

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 5: Nhà trường có đủ thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học và

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w