KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 6: Điểm mạnh và yếu nổi bật:

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 85)

5. Tự đánh giá: chưa đạ t.

KẾT LUẬN TIÊU CHUẨN 6: Điểm mạnh và yếu nổi bật:

Điểm mạnh và yếu nổi bật:

+ Điểm mạnh:

Nhà trường xây dựng được mối quan hệ tích cực, hiệu quả giữa các lực lượng giáo dục, giữa các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện Hội CMHS, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường. Sự tham gia và phối kết hợp khăng khít chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh đã tạo cho nhà trường một cơ sở vật chất khang trang đảm bảo cho hoạt động dạy và học.

+ Điểm yếu:

Nhà trường nằm ở vùng nông nghiệp thuần tuý, không có các doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh lớn nên không có điều kiện ủng hộ về xây dung cơ sở vật chất cho nhà trường phát triển.

Việc tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường … chưa thể hiện rõ.

* Số lượng các chỉ số đạt yêu cầu: 5/6 * Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu: 1/2

Tiêu chuẩn 7: – Kết quả rèn luyện và học tập của học sinh

Do việc triển khai hiệu quả các nội dung giáo dục trong nhà trường đã thu được kết quả đáng khích lệ. Từ kết quả học tập của học sinh với chất lượng học lực chung; kết quả HS đoạt giải qua các kì thi học sinh giỏi các cấp đến kết quả hạnh kiểm của học sinh toàn trường luôn ổn định và từng bước nâng cao. Bên cạnh đó, kết quả giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp cũng đạt được thành tích tốt. Đã góp phần quan trọng thúc đẩy thành tích chung của nhà trường.

Sau đây là mô tả chi tiết:

Tiêu chí 1: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực của học sinh nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp THCS.

a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 có học lực từ trung bình đạt ít nhất 80% trở lên, trong đó xếp loại khá, giỏi từ 30% trở lên, loại yếu và kém không quá 20%, học sinh phải ở lại lớp không quá 10% (được tính sau khi học sinh yếu về học lực đã thi lại) và tỉ lệ học sinh bỏ học hằng năm không quá 1%;

b) Học sinh khối lớp 9 đạt ít nhất 80% có học lực đủ điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở;

c) Có đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường và có học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trở lên.

1/. Mô tả hiện trạng:

Vấn đề chất lượng văn hoá được coi là vấn đề uy tín, danh dự của mỗi thành viên, của nhà trường. Việc đánh giá chất lượng văn hoá của học sinh qua từng giai đoạn được thực hiện một cách nghiêm túc khách quan và dân chủ, theo đúng quy định của ngành. Nhà trường công khai kết quả đánh giá chất lượng học sinh trước toàn trường, phụ huynh học sinh. Chất lượng văn hoá của các khối lớp 6, 7, 8 trong nhà trường luôn giữ vững qua từng giai đoạn, từng năm học.

[H7.07.01.01]

Năm học

Tổng số HS (6,7,8)

Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Số HS % Số HS % Số HS % Số HS % 2006 - 2007 458 29 6,3 142 31,0 255 55,7 30 7,0 2007 - 2008 402 28 7,0 101 25,1 246 61,2 27 6,7

2008 - 2009 398 44 11,1 111 27,9 232 58,3 11 6,7

2009 - 2010 358 50 14,0 88 24,6 182 50,8 19 10,6

Từ năm học 2006 – 2007 đến nay số lượng học sinh lớp 9 của nhà trường đủ điều kiện xét tốt nghiệp và được công nhận tốt nghiệp là 99,2% trở lên.

[H7.07.01.02]

Hàng năm nhà trường đều thành lập đội tuyển học sinh giỏi các môn văn hoá và có từ 4 đến 9 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. [H7.07.01.03]

2/- Điểm mạnh:

Địa bàn ấp 5a là một vùng quê giàu truyền thống hiếu học, có ý chí vươn lên. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tương đối đầy đủ, có năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhà trường quan tâm đặc biệt tới đội ngũ bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm.

Kết quả xếp loại về học lực của HS các khối lớp đều đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp học và chỉ tiêu của Phòng GD&ĐT, của nhà trường đề ra.

Tuy là trường vùng nông thôn nhưng nhà trường đã thành lập được tất cả các đội tuyển học sinh giỏi theo kế hoạch của Phòng GD&ĐT

3/- Điểm yếu :

Là một xã thuần nông, mặt bằng kinh tế thấp nên điều kiện đầu tư việc học tập cho con em còn hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số gia đình có cả bố mẹ đi làm xa, vài tháng mới về qua nhà một lần nên việc học tập tại nhà của học sinh chưa có hiệu quả.

Số lượng học sinh đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp chưa cao.

4/. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với gia đình PHHS để giúp cho tất cả PHHS nhận thức rất rõ về nhiệm vụ học tập của con em trong nhà trường.

Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên về CSVC và các điều kiện phục vụ cho công tác dạy và học, tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém, có kế hoạch bồi dương học sinh giỏi ngay từ đầu năm.

Kết hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh để động viên khích lệ các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc về đội tuyển học sinh giỏi.

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 1/7

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 2: Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong nhà trường đáp ứng được mục tiêu giáo dục của cấp trung học cơ sở.

a) Học sinh khối lớp 6, 7 và 8 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 80% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%;

b) Học sinh khối lớp 9 xếp loại hạnh kiểm loại khá và tốt đạt 85% trở lên, xếp loại yếu không quá 5%;

c) Học sinh bị kỷ luật buộc thôi học có thời hạn theo quy định của Điều lệ trường trung học không quá 1 % trong tổng số học sinh toàn trường.

1/. Mô tả hiện trạng:

Hàng năm, nhà trường đều có số HS khối lớp 6,7,8 xếp loại hạnh kiểm khá, tốt đạt từ 94,5% trở lên và không có HS xếp loại hạnh kiểm yếu. [H7.07.02.01]

Học sinh khối lớp 9 xếp loại hạnh kiểm loại khá, tốt đạt 89,9% trở lên, không có HS xếp loại hạnh kiểm yếu. [H7.07.02.02]

Trong các năm qua nhà trường không có học sinh vi phạm kỷ luật đến mức phải đình chỉ học tập. [H7.07.02.03]

2/. Điểm mạnh:

Nhà trường đã duy trì tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện cho học sinh có ý thức kỷ luật cao, thực hiện nghiêm túc nội quy trường lớp.

Phát huy được sức mạnh tổng hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.

Tình hình an ninh ở địa phương tương đối ổn định, lực lượng công an ấp bám sát các địa bàn dân cư, kết hợp với nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh.

3/. Điểm yếu:

Là học sinh vùng nông thôn nên nhiều khi các em bị ảnh hưởng cách ứng xử của cha, mẹ còn hay chửi thề; đôi khi cũng mâu thuẫn với bạn bè dẫn đến đánh nhau nhưng không đến mức bị đuổi học (không bị xếp loại hạnh kiểm yếu)

Kiên trì quan điểm giáo dục toàn diện, không xem nhẹ mặt giáo dục nào. Thực hiện nghiêm túc chương trình hoạt động giáo dục sinh hoạt lớp, sinh hoạt trường, chào cờ, sơ kết tuần.

Coi trọng khâu rèn kỷ cương nề nếp, lao động, trật tự kỷ luật lễ tết trường học… Triển khai học tập quán triệt đầy đủ và đồng bộ các văn bản về giáo dục đạo đức cho HS. Làm tốt việc xếp loại đạo đức học sinh theo từng học kỳ.

5/- Tự đánh giá: Đạt

Tự đánh giá Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c Tiêu chí 2/7

Đạt x x x x

Chưa đạt

Tiêu chí 3: Kết quả về hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục hướng nghiệp của học sinh trong nhà trường đáp ứng được yêu cầu và điều kiện theo kế hoạch của nhà trường và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Các ngành nghề dạy cho HS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Tỷ lệ học sinh tham gia học nghề đạt từ 70% trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9;

c) Kết quả xếp loại môn học nghề của học sinh đạt 80% trung bình trở lên trong tổng số học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia học nghề.

Một phần của tài liệu Báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS (Trang 85)