LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong cuộc sống xã hội hiện nay, chúng ta không ngừng vận động và phát triển có như vậychúng ta mới bắt kịp thời đại,những công nghệ thông tin bùng nổ,những tiến bộ của
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI TẬP NGHIỆP VỤ
XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG
XUNG QUANH THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN
SVTH: Lưu Tú Anh
Lý Hoàng Anh LỚP: ĐHMN – Khóa 2 – Sóc Trăng ( 2009-2012) GVHD: Ths Đổ Chiêu Hạnh
TP HỒ CHÍ MINH – 2012
Trang 2LỜI CẢM ƠN
- Tôi xin chân thành cảm ơn trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành Sóc Trăng
- Đặc biệt, các tác giả xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thạc sĩ Đổ Chiêu Hạnh Hiện là giảng viên bộ môn môi trường xung quanh trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh –người trực tiếp hướng dẫn làm bài tập nghiệp vụ sư phạm
- Trân trọng biêt ơn trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh và quý Thầy, Cô đã giảng dạy và hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bài tập nghiệp vụ
- Chân thành cảm ơn Sở Giáo Dục và Đào Tạo Sóc Trăng, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện
Mỹ Tú – Huyện Trần Đề, Trường Mầm Non Hưng Phú và Trường Mầm Non Trần Đề đã tạo điều kiện cho tác giả học tập
- Do điều kiện thời gian và năng lực, bài tập nghiệp vụ không tránh những thiếu sót kính mong
sự đống góp của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp
- Xin trân trọng cảm ơn
Sóc Trăng, ngày tháng năm 2012
Nhóm tác giả
Lưu Tú Anh
Lý Hoàng Anh
Trang 3MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài………
2 Mục đích nghiên cứu………
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu………
3.1 Khách thể nghiên cứu………
3.2 Đối tượng nghiên cứu………
4 Nhiệm vụ nghiên cứu………
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của quan điểm dạy học………
4.2 Xây dựng các hoạt động LQMTXQ
4.3 Thử nghiệm các hoạt động LQMTXQ……….
5 Phạm vi nghiên cứu………
5.1 Nội dung nghiên cứu………
5.2 Phạm vi nghiên cứu……….
5.3 Địa bàn nghiên cứu………
6 Phương pháp nghiên cứu………
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu………
6.2 Phương pháp nghiên cứu………
6.3 Phương pháp trò chuyện ………
6.4 Phương pháp thử nghiệm………
6.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm………
7 Những nội dung đống góp đề tài………
Trang 4CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM
1.1 Các khái niệm cơ bản ………
1.1.1 Khái niệm làm quen môi trường xung quanh……….
1.1.2 Khái niệm dạy học tích hợp………
1.2 Chương trình giáo dục mầm non mới………
1.3 Quan điểm dạy học tích hợp ở bật mầm non………
1.4 Những lý do cần dạy trẻ mầm non theo hướng tích hơp………
1.5 Cách xây dựng hoạt động LQMTXQ theo hướng tích hợp chủ đề………
1.5.1 Chọn chủ đề……….
1.5.2 Xác định mục tiêu của chủ đề………
1.5.3 Xây dựng mạng chủ đề……….
1.5.4 Chuẩn bị môi trường học tập theo chủ đề………
1.5.5 Tổ chức các hoạt động cùng trẻ khám phá chủ đề………
1.5.6 Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề………
1.6 Kết luận chương 1………
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG LQMTXQ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP XOAY QUANH CHỦ ĐỀ “ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN” 2.1 Lý do chọn đề tài………
2.2 Mục tiêu chủ đề………
2.3 Những hoạt động khai thác trong chủ đề………
2.4 Chuẩn bị………
2.5 Kế hoạch thực hiện chủ đề………
Trang 5CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM HOẠT ĐỘNG LQMTXQ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP XOAY
QUANH CHỦ ĐỀ “ MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN”
3.1 Mục đích thử nghiệm………
3.2 kế hoạch tổ chức thử nghiệm………
3.3 Mẫu thử nghiệm………
3.4 Kết quả thử nghiệm………
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận………
2, Kiến nghị………
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDMN: Giáo dục mầm non
LQMTXQ: Làm quen môi trường xung quanh
KPKH: Khám phá khoa học
TGXQ: Thế giới xung quanh
MTXQ: Môi trường xung quanh
PP: phương pháp
TN: Thí nghiệm
MN: Mầm non
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống xã hội hiện nay, chúng ta không ngừng vận động và phát triển có như vậychúng ta mới bắt kịp thời đại,những công nghệ thông tin bùng nổ,những tiến bộ của khoa học kỹthuật,kéo theo sự phát triển của nhiều nghành nghề, nhiều lỉnh vực vì thế cùng với sự đổi mới củagiáo dục nói chung kéo theo sự đối mới cùa nghành giáo dục mầm non (GDMN).Để phù hợp với
sự phát triển của xã hội, phù hợp với đặt điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non(MN) qua đó nhằm thựchiện nền tảng giáo dục tốt hơn
Đổi mới giáo dục mầm non theo hướng tích hợp dựa trên quan điểm sư phạm tích hợp nhìnnhận thế giới tự nhiên,xã hội và con người như một thể thống nhất,nó đối lập với cách nhìn nhậnchia cắt rạch ròi các sự vật và hiện tượng.Quan điểm tích hợp cho rằng tích hợp không chỉ đặt cạnhnhau,liên kết với nhau,mà là xâm nhập,đan xen các đối tượng hay các bộ phận của một đối tượngvào nhau,tạo thành một chỉnh thể trong đó không những các giá trị được bảo tồn và phát triển,màđặt biệt là ý nghĩa thực tiển của toàn bộ cái chỉnh thể đó được nhân lên
Sự phát triển của trẻ mầm non bao gồm nhiều lĩnh vực các lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau
có ảnh hưởng lẩn nhau trong đó nội dung chăm sóc sức khỏe ,nuôi dưỡng và các mặt giáo dụcđược kết hợp chặt chẽ nhờ đó hiệu quả giáo dục được nâng lên.Quan điểm tích hợp là lấy trẻ làmtrung tâm ,và mô hình giáo dục dựa vào chủ để
Các nhà tâm lý học và giáo dục đã chỉ ra rằng trong tám năm đầu của cuộc sống của trẻ em làgiai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng Trong khi đó chương trình giáo dục mầm non cũtheo cách dạy truyền thống làm cho trẻ thụ động, tư duy rập khuôn, máy móc trong khi sáng tạo vànăng động rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ sau này Chương trình giáo dục mầm non hiện nay,đang từng bước hướng tới việc làm như thế nào để có thể phát triển tốt nhất cho trẻ-những chủnhân tương lai của đất nước, những người lao động sáng tạo sau này-một vấn đề hết sức quan trọng
đó là đòi hỏi người giáo viên mầm non cần tạo nhiều cơ hội cho trẻ cho trẻ được thể hiện khả năngsáng tạo của mình Nhiều hình thức, biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ được thực hiệntrong các hoạt động âm nhạc, tạo hình, làm quen môi trường xung quanh… Dạy học theo hướngtích hợp xoay quanh chủ đề là cách dạy hết sức nhẹ nhàng Nó giúp cho cô và cháu đều có cảmgiác thật thoải mái không bị gò ép, trẻ sẽ say mê tìm tòi, khám phá ra những điều mới lạ.Điều mànghành giáo dục cần phải làm là hướng trẻ vào một cách thức giáo dục thích hợp,trẻ là trung
Trang 8tâm Học mà chơi,Chơi mà học.chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài xây dựng hoạt động khámphá khoa học theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề “một số nghề phổ biến”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối với việc tiếp cận chương trình đổi mới còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ, Nó cũng có 2 mặt thuậnlợi và khó khăn đối với giáo viên vì việc lập mạng hoạt động đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi khámphá
Để xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, chương trình này cũng giúp cho giáoviên tiếp cận với những yêu cầu phù hợp với trẻ của mình và đở gánh nặng hơn cho giáo viên trongviệc truyền thụ vì trẻ là trung tâm và tự tìm tòi khám phá Vì vậy chúng tôi đã xây dựng và thửnghiệm hoạt động làm quen môi trường xung quanh theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề “một
số nghề phổ biến” nhằm mục đích mang đến cho trẻ sự hiểu biết về công việc gần gủi với mình, từ
đó hình thành nơi trẻ lòng yêu mến, kính trọng, yêu quý sản phẩm lao động làm ra ,đồng thời tạo
cơ hội để rèn luyện và phát triển tư duy ngôn ngữ tốt nhất cho trẻ “phát huy tính tích cực, chủđộng, độc lập, phát triển trí tuệ khi trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng và thử nghiệm hoạt động LQMTXQ theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề “một
số nghề phổ biến”
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng hoạt động LQMTXQ theo hướng tích hợp xoayquanh chủ đề “một số nghề phổ biến”
4.2 Xây dựng các hoạt động LQMTXQ theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề “một số nghề phổbiến”
4.3 Thử nghiệm các hoạt động LQMTXQ theo hướng tích hợp xoay quanh chủ đề “một số nghềphổ biến”
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Nội dung nghiên cứu:
Trang 9Hiện nay, bậc học MN thực hiện dạy học theo chủ đề Tất cả các hoạt động khám phá của trẻ MNđều xoay quanh một chủ đề cụ thể Do giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi chỉ xây dựnghoạt động khám phá MTXQ theo chủ đề “một số nghề phổ biến”.
5.2 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 4-5 tuổi ở trường Mầm non
5.3 Địa bàn nghiên cứu
Trường MN Hưng phú-Huyện Mỹ Tú –Tỉnh Sóc Trăng
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để giải quyết tốt các nhiệm vụ của đề tài này chúng tôi đã xem xét tài liệu hướng dẫn thựchiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới để tìm cơ sở lý luận dạy học theo chủ đề ởtrường mầm non nói chung và trong hoạt động LQMTXQ nói riêng
6.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp này nhằm giúp cho trẻ tri giác các sự vật ,hiện tượng theo mục đích kế hoạch đặt
ra.Thông qua quan sát giúp trẻ nắm được các đặt điểm,tính chất,công việc,sản phẩm ….của các nghề phổ biến
6.3 Phương pháp trò chuyện
Phương pháp này là dùng hệ thống câu hỏi tổ chức cho trẻ tìm hiểu, nhận xét ,phản ánh đốitượng ,giúp trẻ có điều kiện phát biểu về đối tượng ,phát triển ngôn ngữ nói,rèn khả năng diễn đạtnhững suy nghĩ của trẻ về đối tượng xung quanh là các nghề phổ biến
6.4 Phương pháp thử nghiệm
Sau khi lên kế hoạch cho hoạt động khám phá chủ đề “một số nghề phổ biến” chúng tôi đãtiến hành thử nghiệm phương án đã xây dựng trên thực tế với mục đích khảo sát tính hiệu quả củanó
6.5 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về MTXQ, đặc điểm của kỹ năng,
kỹ xảo và cách thức làm việc của trẻ
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trang 10- Về mặt lý luận:
Để thiết kế xây dựng và phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với sự phát triểncủa trẻ,chúng ta cần phải trả lời được các câu hỏi:trẻ học cái gì?trẻ học như thế nào?và từ đó phảiđưa ra cơ sở khoa học để người giáo viên hướng trẻ vào việc học tích cực và nắm được các kiếnthức cơ bản nói chung.và đối với việc hướng dẩn trẻ về“tìm hiểu về thế giới xung quanh”nói riêng
là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người giáo viên chúng ta Cho trẻ làm quen MTXQ là điều kiện đểdẫn dắt trẻ hoà nhập vào cuộc sống, tích luỹ những tri thức, những ấn tượng đẹp về thiên nhiên, vềcuộc sống, về bản thân, về xã hội phong phú và đa dạng, và từ đó mà trẻ học làm người
Sự phát triển của trẻ gồm nhiều lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với nhau và việc học xãy rađồng thời với các lĩnh vực:thể chất, nhận thức, tình cảm, xã hội.Sự phát triển của lĩnh vực này cóảnh hưởng đến lĩnh vực khác và tất cả các lĩnh vực đều phải phát triển một cách đồng thời
“Một số nghề phổ biến”cũng là một trong những đề tài gần gủi với môi trường xã hội có tácdụng trực tiếp đến việc giáo dục trẻ khơi dậy lòng yêu quý công sức lao động, tình cảm gắn bógiữa người với người, giữa người sản phẩm lao động
Trước tiên cần dạy trẻ hiểu biết về các công việc trong xã hội điều giúp ích cho mọi người
có lao động thì con người mới phát triển và tồn tại, các sản phẩm làm ra bằng chính sức lao độngđều rất quý … Thế giới xung quanh rất phong phú và đa dạng trẻ không thể nhận thức chính xác vàđúng đắn được nếu thiếu tác động của giáo dục Nhờ có sự giáo dục thế giới xung quanh mới trởthành một trong những nhân tố góp phần làm phát triển nhân cách trẻ Chính vì thế, việc trẻ làmquen với môi trường xung quanh đạt được kết quả cao, khả năng nhận thức đúng đắn, trí tuệ của trẻđược mở mang, không ai khác bản thân người giáo viên phải có những sáng tạo về phương pháp,cách thức tổ chức phù hợp, logic sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ trong giờ học
Trang 11ẩn xung quanh, thật gần gủi với trẻ giúp trẻ đón nhận chúng một cách có hệ thống và trẻ hiểu đượcnhững gì mình đã biết.
Tổ chức cho trẻ hoạt động LQMTXQ chủ đề “Một số nghề phổ biến” chúng tôi rút ra một sốvấn đề sau:
Cần có môi trường lớp khang trang,phong phú,sạch sẽ an toàn cho trẻ tìm tòi khám phá phương tiện nghe nhìn đa dạng và phong phú, tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm thực tếmột cách cụ thể hơn
Giáo viên cần phải trình độ, nắm bắt mọi kiến thức đúng đắn, chính xác, luôn cập nhật cácthông tin, sự kiện đang diễn ra để truyền đạt cho trẻ kịp thời và xây dựng kế hoạch với nhữngphương pháp, biện pháp phù hợp với khả năng tâm sinh lý và nhận thức của trẻ trong từng giaiđoạn của độ tuổi, với phương châm: “học mà chơi, chơi mà học”
Giáo viên thường xuyên gần gũi, trò chuyện cùng trẻ để kịp thời thấy được trẻ nào yếu vềkiến thức, kỹ năng để có biện pháp hổ trợ kịp thời giúp trẻ tiến bộ hơn.Cô đặt ra câu hỏi gợi mở,kích thích trẻ sáng tạo, tư duy
Chúng ta biết rằng: mỗi trẻ lớn lên trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, tâm sinh lý vàkhả năng nhận thức cũng khác nhau Làm sao cho kết quả môn học đạt kết quả cao, điều ấy đòi hỏigiáo viên phải cố gắng, khổ công nhiệt thành trong công tác giảng dạy, yêu nghề mến trẻ, có nhưvậy thì người giáo viên mới trở thành người giỏi được
Trang 12CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở BẬC MẦM NON 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1 Khái niệm “LQMTXQ”
Môi trường xung quanh bao gồm : Môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội nó rất bao la, rộng lớn, đa dạng và phong phú.giáo viên không thể nào dạy cho trẻ tri giác được hết tất cả cácđối tượng mà chỉ chọn những sự kiện mang tính tiêu biểu, điển hình phổ biến ở địa phương phùhợp với từng chủ điểm hay từng lĩnh vực đặc biệt phải phù hợp với khã năng nhận thức của trẻ ởtừng độ tuổi.một trong những cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi của trẻ là phải cho trẻ trải nghiệm
để kích thích óc tìm tòi, khám phá kích thích trí tưởng tượng ở trẻ.Trẻ say mê khám phá tất cảnhững gì cá trong cuộc sống xung quanh.cũng giống như nhà khoa học, trẻ suy nghĩ đưa ra cáckhái niệm, giải quyết vấn đề khi quan sát, phân tích, phân loại và đưa ra các kết luận Nhữngphương pháp nghiên cứu được trẻ sử dụng một cách vô thức, hơn thế nửa khoa học không chỉ làquá trình mà còn là sản phẩm Các lớp mẩu giáo cần thiết kế sao cho trẻ có thể thiu nhận các sảnphẩm và quá trình.như vậy môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống vàphát triển
Đối với trẻ MN, làm quen MTXQ là bước đầu cho trẻ tiếp xúc với sự vật hiện tượng xungquanh trẻ Chính vì MTXQ rất đa dạng và phong phú nên giáo viên không thể nào cho trẻ tri giácđược tất cả các đối tượng mà chỉ chọn những sự kiện mang tính tiêu biểu, điển hình, phổ biến ở địaphương, phù hợp với từng chủ điểm, hay từng lãnh vực đặc biệt là phải phù hợp với nhận thức ởtừng độ tuổi Đối với trẻ mầm non làm quen MTXQ là làm quen các khái niệm cơ bản, đơn giảnnhất, trẻ rất thích tự tìm hiểu, tự khám phá vì có như thế trẻ mới nhớ được lâu, tạo tiền đề cho trẻvào tiểu học và các cấp học sau này Câu hỏi của trẻ thường đặt ra là “tại sao”, để trả lời tốt chocâu hỏi ấy ta nên để trẻ chủ động quan sát, tự trải nghiệm rồi đưa ra lời nhận xét và kết luận, giáoviên là người khích lệ và điều chỉnh những lý luận chưa chính xác và phải khơi gợi trí tưởng tượng
và óc tò mò của trẻ Điều này có ý nghĩa quan trọng tạo cơ hội cho trẻ tích luỹ kinh nghiệm làmvốn sống cho chính mình
Trang 131.1.2 Khái niệm “Dạy học tích hợp”
Tích hợp là bản chất của khoa học GDMN Tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên xã hội vàcon người như một thể thống nhất, không chia cắt rạch ròi các sự vật hiện tượng của thế giới xungquanh Tích hợp không đặt các đối tượng cạnh nhau mà là xâm nhập, đan xen các đối tượng haycác bộ phận của đối tượng vào nhau, tạo thành một chỉnh thể
Quan điểm tích hợp ở trường mẩu giáo là sự kết hợp giữa việc chăm sóc và giáo dục haynuôi và dạy.khi thực hiện hai nhiệm vụ này,muốn có hiệu quả cao cần lồng ghép, đan xen, hòaquyện chúng vào nhau.có nghĩa là khi nuôi phải tính đến dạy và khi dạy phải quan tâm đến nuôi.Chế độ sinh hoạt hằng ngày đối với trẻ là một sự kết hợp nhuần nhuyễn hợp lý giữa nuôi và dạy
Theo quan điểm tích hợp thì việc xây dựng chương trình dạy trẻ mẫu giáo không xuất phát
từ logic nội tại của mỗi khoa học,không phân chia thành các môn như học ở trường phổ thông,màphải xuất phát từ yêu cầu của hình thành những thuộc tính,những năng lực tâm lý chung nhất,nhằmtới sự phát triển chung của trẻ để hình thành nên nền tảng nhân cách ban đầu
Quan điểm tích hợp là một tư tưởng tiến bộ,đang được áp dụng rộng rãi trong giáo dục,vì nó đápứng được sự phát triển bình thường cho mỗi đứa trẻ ở giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thànhnhân cách
Như vậy, dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép, đan xen với các môn học khác nhằmphát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ Giáo viên tạo cho trẻ cơ hội, khám phá, tìm tòi,thử nghiệm, phát triển tư duy Giáo viên tạo mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với
cô giáo, cô phải hoà mình cùng với trẻ, là bạn của trẻ, giải đáp mọi thắc mắc mà trẻ mắc phải, giúptrẻ biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân
Trang 14Chương trình đã tiếp thu những tinh hoa của CTGDMN trong và ngòai nước Tư tưởng cốt lõicủa chương trình được thể hiện một cách nhất quán theo các quan điểm: quán triệt mục tiêu GDmầm non trong giai đọan mới ; tiếp cận họat động nhân cách và phát triển; GD hướng vào trẻ, lấytrẻ làm trung tâm và quan điểm tích hợp.
Nội dung chương trình thể hiện những nội dung cốt lõi, cơ bản và thống nhất trong tòan quốc,phù hợp với từng độ tuổi.Chương trình cho phép có độ mở, giúp giáo viên chủ động và linh trongviệc thực hiện chương trình, vận dụng phù hợp với trẻ với điều kiện thực tế của trường, lớp, vùngmiền, địa phương …
Những điểm mới của chương trình GDMN mới hiện nay,có những điểm khác so với chươngtrình cũ:chú trọng việc trải nghiệm và khám phá môi trường,Quan tâm tới quá trình hứng thú vàđộng cơ bên trong của trẻ
Trẻ tự do lựa chọn các hoạt động và học liệu theo nhu cầu và hứng thú của bản thân,đề caotính độc lập, sáng tạo, tự tin và tự trọng của trẻ
Tạo cơ hội cho trẻ phát triển mô hình riêng của bản thân ,chú trọng đến việc trải nghiệm cánhân và nhóm nhỏ
Đánh giá cao khả năng giải quyết vấn đề và óc sáng tạo Người lớn đóng vai trò người hướngdẩn và tạo điều kiện cho trẻ tự học
1.3 QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TÍCH HỢP Ở BẬC MẦM NON
Cách dạy học tích hợp ở bậc mầm non dựa vào chủ để trong giáo dục mầm non được hiểu làcách cung cấp sự định hướng mở,linh hoạt, cho phép giáo viên tổ chức lồng ghép các hoạt độngxoay quanh chủ đề theo nhiều hình thức một cách tự nhiên qua các lĩnh vực khác nhau,qua các tròchơi,khám phá môi trường tự nhiên-xã hội,qua các hoạt động phát triển vận động, âm nhạc, tạohình, kể chuyện, đọc thơ, làm quen với đọc, viết và hoạt động làm quen với toán….nhờ đó các mặtthể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm, xã hội ở trẻ được phát triển một cách tổng thể.cách nàycho phép giáo viên có thể điều chỉnh hoạt động giáo dục đã lên kế hoạch để đưa vào tình huốngmới xảy ra trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ hứng thú quan tâm,từ đó làm cho không khí trở nênsinh động hơn.Đặc điểm của việc dạy học theo chủ đề ở bậc mầm non là chỉ đưa ra một khung cótính gợi ý, có tính mở, từ đó giáo viên tiếp tục làm cho nó phù hợp hơn với thực tế địa phương, với
Trang 15nhu cầu và hứng thú của trẻ trong lớp, nhờ vậy vốn kinh nghiệm phong phú của trẻ tăng dần Vìvậy, ở lứa tuổi mầm non cần phải dạy học theo hướng tích hợp xoay quanh các chủ đề mà các chủ
đề phải được lấy từ cuộc sống gần gũi, thân thuộc với trẻ để trẻ thấy được mối liên hệ giữa những
gì trẻ học với cuộc sống và dễ dàng vận dụng chúng cũng như tập cho trẻ tư duy giúp trẻ hoạt độngtích cực hơn
1.4 NHỮNG LÝ DO CẦN DẠY TRẺ MN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP
Trước yêu cầu đổi mới của đất nước,ngành giáo dục mầm non đã và đang đổi mới nội dung,phương pháp và hình thức giáo dục trẻ vì chương trình này thể hiện nhiều tính ưu việt phù hợp vớitrình độ giáo viên mầm non, chương trình này cung cấp những cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổnđịnh theo thời gian, có tính thực tế của từng vùng miền, từng địa phương
Đổi mới là yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược giáo dục Mầm non nhưNghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành Trung ương giáo dục Đảng khoá VIII đã chỉ ra."Cùngvới xu thế chung của giáo dục trong khu vực cũng như trên thế giới và sự đổi mới giáo dục phổthông nước ta cần quan tâm đổi mới tổ chức hoạt động học tập và vui chơi trong trường lớp mẫugiáo theo hướng tiếp cận tích hợp theo chủ đề" cơ sở khoa học của việc đổi mới hoạt động giáo dụctrên đây xuất phát từ cách nhìn nhận: Trẻ em ở độ tuổi Mẫu giáo đang trong thời kỳ tiền thao táccủa các chức năng sinh lý và tâm lý còn chưa phân hoá rõ rệt Do vậy, trẻ chưa thể lĩnh hội tri thứckhoa học theo các môn học riêng biệt mà chỉ có thể tiếp nhận văn hoá theo các hình thức mang tínhtích hợp Trong đó các lĩnh vực văn hoá được lồng ghép đan cài hòa quyện vào nhau theo chủ đề,giáo dục Mầm non coi trẻ là nhân vật trung tâm của lớp học là chủ thể hoạt động tích cực, vậy nênđổi mới hình thức giáo dục trẻ theo quan điểm tích hợp là một trong những định hướng quan trọngđược tiến hành nghiên cứu thí nghiệm ở nhiều trường Mầm non trong cả nước đã mấy năm qua
Năm học 2002 - 2003 chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi đãbắt đầu được thực hiện ở tất cả các trường Mầm non trong cả nước và một vấn đề xuất hiện đó làviệc vận dụng quan điểm tích hợp vào thực tế còn nhiều khó khăn chưa đồng bộ và thống nhất,chưa có phương pháp đồng loạt mà còn máy móc rập khuôn và mang tính phổ thông ở mỗi vùngkhác nhau thì việc vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình giáo dục cũng khác nhau Nhìnchung thì việc vận dụng quan điểm tích hợp vào giáo dục Mầm non là một vấn đề hòan toàn mới
Trang 16mẻ chưa thể hiện trong chương trình cơ sở giáo dục trẻ một cách cụ thể Trong tình hình đổi mớiphương pháp hình thức giáo dục Mầm non thì việc vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình chotrẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết nó không nhữngnâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội, con người mà từ đó giáo dục trẻ tình cảm đạo đức,thẩm mỹ, cung cấp tri thức đơn giản về cuộc sống góp phần tích luỹ cho trẻ vốn sống, làm phongphú biểu tượng, làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội các nội dung giáo dục khác Mặt khác cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học còn góp phần phát triển, hoàn thiện các giác quan, năng lực tư duy,ngôn ngữ chú ý có chủ định … có thể nói cho làm quen với tác phẩm văn học là phương tiện hữuhiệu giáo viên cần biết lựa chọn sử dụng thích hợp nội dung phương pháp, hình thức giáo dục đểphát huy hết tác dụng của nó
Xuất phát từ ý nghĩa trên việc vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình tổ chức cho trẻlàm quen với MTXQ là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt
lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Nó góp phần vào việc đổi mới giáo dục Mầm non theoquan điểm tích hợp, cũng như góp phần cải tiến phương pháp, hình thức dạy học ở trường Mầmnon
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: LQMTXQ với chủ đề: “Một số nghề phổ biến”
và vận dụng quan điểm tích hợp vào quá trình tổ chức cho trẻ khám phá chủ đề này
1.5 CÁCH XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG LQMTXQ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ
1.5.1 Chọn chủ đề
Giáo viên lựa chọn chủ đề cần chú ý một số nguyên tắc:
Lựa chọn chủ đề phải phát xuất từ trẻ, dựa vào kinh nghiệm của trẻ, gần gũi với cuộc sốngcủa trẻ, hoặc lựa chọn những chủ đề phát xuất từ những sự kiện, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ
Chủ đề phải đáp ứng được các mục tiêu quy định trong chương trình khung
Chọn chủ đề phải từ gần đến xa (từ bản thân, gia đình, lớp học, môi trường xung quanhtrẻ…), có tính đến nhu cầu, hứng thú và những kiến thức bắt nguồn từ cuộc sống của trẻ, chứađựng những giá trị xã hội mà trẻ cần để sống
Chủ đề cần phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi Trẻ càng nhỏ thì chủ đề càng phải
cụ thể, mang tính địa phương, gần gũi với cuộc sống hiện tại và phạm vi nội dung hẹp
Trang 17Lựa chọn chủ đề sao cho tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá trải nghiệm, giúp trẻ học tốtnhất.
Giáo viên cần tự biết bản thân mình có đủ kiến thức, kinh nghiệm, khả năng tổ chức những ýtưởng thành chủ đề, khả năng chuẩn bị các đồ dùng, học liệu… để cung cấp các trải nghiệm chotrẻ
Cần xác định rõ nội dung giáo dục nào có thể đưa vào chủ đề, nội dung giáo dục nào cầnthực hiện ngoải chủ đề Thời gian tiến hành các chủ đề không nên có qui định cứng ngắc
- Tình cảm xã hội: biết yêu thương tôn trọng những người trong gia đình
Giáo viên không nhên đưa ra mục tiêu quá cao không phù hợp với trẻ và khi đó trẻ khôngthực hiện được dể gây nhàm chán cho trẻ
Ví dụ:đối với trẻ 4-5 tuổi với đề tài: “dán người thân trong gia đình” giáo viên đưa ra mụctiêu:trẻ biết dán hình vuông,hình trỏn, hình tam giác,hình chử nhật,cô chuẩn bị sẳn để thànhhình người
1.5.3 Xây dựng mạng chủ đề:
Xây dựng mạng chủ đề là thể hiện các ý tưởng về nội dung, kỹ năng của chủ đề cần cungcấp cho trẻ hoạt động trong từng mạng và giữa các mạng có mối liên hệ qua lại với nhau xoayquanh chủ đề trọng tâm, việc xây dựng các chủ đề nên để trẻ cùng với cô thực hiện
Ví dụ: khám phá chủ đề: “Động vật” thông qua các hoạt động: Thể dục, âm nhạc, tạo hình,
kể chuyện, làm quen với toán, làm quen với môi trường xung quanh, trò chơi, dạo chơi… Từ trongmạng hoạt động giáo viên sẽ lựa chọn hai đến ba hoạt động phù hợp cho từng đề tài hàng ngày,những hoạt động này phải được tích hợp trong một chỉnh thể.Qua đó, trẻ lĩnh hội được những kỹ
Trang 18năng cơ bản trong vận động, giao tiếp, nhận thức… những kỹ năng và kiến thức đó sẽ được tiếp tục
mở rộng ở những lớp tiếp theo và là bước chuẩn bị quan trọng để trẻ vào học phổ thông
1.5.4 Chuẩn bị môi trường học tập theo chủ đề:
Giáo viên cần dự kiến không gian hoạt động cho chủ đề ở trong lớp, ngoài sân, khu dạochơi, các góc hoạt động hay các khu vực cần thiết cho chủ đề lựa chọn, giáo viên suy nghĩ và dựtính bài trí môi trường sao cho an toàn, sạch sẽ, đủ ánh sáng, đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, tạo cho trẻhứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động
Chuẩn bị bày biện sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi… phong phú đa dạng về chủngloại, tận dụng nguyên vật liệu trong thiên nhiên
Khơi gợi hứng thú cho trẻ với chủ đề “côn trùng” tại sao sâu nở thành bướm.cho trẻ quan sátcon bướm và hát bài hát về con bướm
Đưa ra hoạt động cho trẻ khám phá:xem tranh về cách tạo kén của sâu và giai đoạn sâu nởthành bướm đặt câu hỏi gợi cho trẻ tự khám phá
Ghi chép những điều trẻ khám phá, đồng thời cô cho trẻ khám phá những điều mới mà trẻchưa biết
1.5.6 Đánh giá kết quả thực hiện chủ đề
Giáo viên cần theo dõi,quan sát, ghi chép những gì trẻ khám phá mọi lúc, mọi nơi, giáo viên
là người hướng dẫn trẻ tự đánh giá kết quả học tập của trẻ Coi trọng khâu đánh giá thường xuyên,đánh giá quá trình giáo dục dựa trên sự quan sát của giáo viên về những hứng thú, nhu cầu, khảnăng, sự tiến bộ của trẻ; nhấn mạnh việc đánh giá sự tiến bộ của trẻ nhằm điều chỉnh nội dung giáodục, lập kế hoạch giáo dục cho phù hợp, kịp thời.Việc thiết kế hoạt động đa dạng phong phú, linh
Trang 19hoạt, phù hợp giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động nhất là sự tiến bộ về sự phát triển trí tuệ của trẻqua từng thời kỷ.
1.6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Việc đổi mới chương trình mầm non là một bước ngoặt lớn đối với ngành giáo dục giúp chongười giáo viên tiếp cận với cách dạy tích hợp gần gủi với điều kiện thực tế địa phương mà ởtrường có thể lựa chọn sắp xếp sau cho hợp lý,linh hoạt, không gặp khuôn máy móc từ đó thể hiện
Sự ham muốn vươn lên cố gắng của trẻ có sự tác động qua lại giữa cô và trò, điều cơ bản là sự phốihợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường Giúp trẻ hình thành nhân cách con người có phẩm chấtđạo đức trong mối quan hệ xã hội
Đối với việc dạy học theo hướng tích hợp khám phá chủ đề còn giúp cho người giáo viênLuôn tận dụng những cái hay, phương pháp mới, có nhiều sáng tạo trong chuyên môn Khắc phụccái chưa được, phát huy cái đã được, không nản trí, vượt qua những khó khăn hiện tại trước mắt,luôn sát cánh bên trẻ với vai trò người cô, người mẹ thứ hai nuôi dưỡng mầm non có ích trong cuộcsống
Trang 20CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN 2.1 Lý do chọn chủ đề
Đối với trẻ mầm non được tiếp cận với các hoạt động của môi trường xã hội được tìm tòi khám phá là một hoạt động gây hứng thú, hấp dẫn trẻ được trải nghiệm với công việc hằng ngày
mà trẻ thấy, từ đó trẻ sẽ tìm ra được nguyên tắc hoạt động của các nghề gần gũi với trẻ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và trẻ có khả năng trải nghiệm phát huy kinh nghiệm của mình
Với đề tài một số nghề phổ biến sẽ giúp cho trẻ hiểu được sản phẩm của các nghề điều rất cần thiết cho tất cả mọi người trong xã hội các nghề điều có liên quan đến nhau điều phục vụ cho mọi người
Đối với chương trình mới hiện nay giáo viên phải là người truyền đạt kiến thức về khoa họcphải đầu tư rất nhiểu để giúp trẻ phát triển toàn diện 5 lĩnh vực ( thể chất, nhận thức ngôn ngữ tình cảm xã hội, thẩm mỹ) từ đó giúp trẻ yêu quý sản phẩm, công sức lao động của người làm
ra Biết lớn lên mỗi người sẽ làm một nghề nào đó Thể hiện sự yêu quý kính trọng người lớn những người làm ra các nghề, từ đó chúng tôi chọn đề tài này mong sẽ đem lại cho trẻ sự hứng thú giúp trẻ tìm hiểu khám phá các hoạt động một cách tích cực hơn
2.2 Mục của chủ đề
a Phát triển thể chất
- Có khả năng phối hợp tay - mắt, cử động của bàn tay, ngón tay để gấp giấy làm đồ chơi, sửdụng kéo, xếp chồng các khối vuông nhỏ bằng các ngón tay
- Biết ăn đa dạng các món ăn, ăn đủ chất có lợi cho sức khỏe và có lợi cho người làm việc
- BiẾT giữ gìn vệ sinh: rữa tay, chân sạch sẽ sau khi chơi và lao động
- Nhận ra một số đồ dùng, nơi làm việc có thể gây nguy hiểm, không đùa nghịch và chơi gầnđó
b Phát triển nhận thức
Trang 21- Biết có nhiều nghề khác nhau và nhận ra sự khác nhau, giống nhau của các nghề qua tên gọi, một số đặc điểm nổi bật ( trang phục, đồ dùng, sản phẩm…) và lợi ích các nghề.
- Biết nhận ra chữ số 3, trong phạm vi 3 biết tách, gộp các nhốm đồ dùng dụng cụ của nghề
- Biết đặc điểm nổi bật của hình chữ nhật, sự khác nhau, giống nhau giửa hình vuông, hình tam giác và hình tròn, nhận dạng các hình trong thực tế
- So sánh, nhân ra sự khác nhau về kích thước của 3 đồ dùng / dụng cụ của nghề biết đong các sản phẩm của nghề bằng 1 đơn vị nào đó
c Phát triễn ngôn ngữ
- Biết gọi tên một số nghề tên đồ dùng dụng cụ sản phẩm các nghề khác nhau
- Đọc thơ kể chuyện đã được nghe có liên quan đến chủ đề và các nghề quen thuộc biết kể nói những điều đã quan sát được qua thực tế, qua tranh, ảnh… liên quan đến các nghề
d Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
- Biết ích lợi của các nghề là làm ra các sản phẩm( như lúa, gạo, vải, quần áo, đồ dùng,…) cần thiết cho sinh hoạt và phục vụ cho cuộc sống con người
- Biết quý trong các sản phẩm mà con người làm ra, tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng trong gia đình, lớp học
- Có cử chỉ lời nói kính trọng, lễ phép đối với người lớn và yêu quý các cô, bác làm các nghềkhác nhau
e Phát triễn thẩm mĩ
- Biết thể hiện những cảm xúc khác nhau qua cử chỉ, lời nói trước vẻ đẹp phong phú của các
đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của các nghề
- Hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp diệu, giai điệu của bài hát và thể hiện cảm xúc
- Thề hiện vui thích khi tham gia các hoạt động tạo hình, có thể vẽ, năn, xé, dán tạo ra một
số sản phẩm tạo hình thể hiện những hiểu biết đơn giản về một số nghề quen thuộc
2.3 Những hoạt động khai thác trong chủ đề
Trang 22MẠNG NỘI DUNG
- Tên gọi của nghề giáo
- Công việc dạy học
-Biết được 1 số đồ dùng dụng cụ dạy
học
-Biết được công việc hàng ngày của
cô giáo
-Biết được mối quan hệ của cô giáo
đối với học sinh
-Phân biệt được sự khác nhau giữa
Cô chú nông dân
Một số nghề khác
-Trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau
-Biết tên gọi của một số nghề
- biết tên gọi, công dụng các đồ dùng
-Biết công việc và ý nghĩa
-Đặc điểm nổi bậc của từng nghề
-Biết được trách nhiệm và những việclàm của mình
-Biết yêu quý và kính trong nghề này
-Biết được nghề truyền thống của địa phương
-Biết được những công việc làm đồng án
-Một số đồ dùng,dụng cụ làm ra sản phẩm trong sản xuất
-Biết được sản phẩm, lợi ích của nghề.-Biết được người làm nghề và tình cảmcủa trẻ đối với người làm nghề
-Ích lợi của nghề : đối với cá nhân, xã hội, cộng đồng, quê hương
Trang 23MẠNG HOẠT ĐỘNG Ngày thứ nhất “ai làm ra hạt gạo” (Lĩnh vực PTNT –
MTXQ)
- Xem tranh đồng lúa
- Xem phim về công việc bác nông dân đang gặt lúa
- Đọc thơ “đi cày”
- Khám phá về ai làm ra hạt gạo
- chơi trò chơi “hãy xếp theo thứ tự sự phát triển của cây lúa
Ngày thứ hai “Dụng cụ ai đẹp nhất” (Lĩnh vực PTTM – Tạo
hình)
- Cho trẻ đọc thơ “Bé làm bao nhiêu nghề”
- Trò chuyện và quan sát tranh vẽ dụng cụ một số nghề
- cho trẻ tô màu tranh một số nghề
- Ghép tranh theo chủ đề
- Trò chơi “Đóng vai bác nông dân trồng lúa”
Ngày thứ ba “chú cảnh sát tài ba” (Lĩnh vực PTTC – Thể
dục)
- Thơ Chú cảnh sát giao thông
- Xem tranh các chú cảnh sát
- vận động đi trong đường hẹp
- cho cháu xem poworpoin chuyện Qua đường
- trò chơi : đóng vai chú cảnh sát giao thông
xem phim về giao thông và cách hướng dẫn của chú cảnh sát giao thông
Ngày thứ tư “Bác sĩ tài ba” (Lĩnh vực PTNN – văn học)
- Nghe hát đĩa “làm bác sĩ”
- dạy thơ “ Thỏ bong bị ốm”
- xem tranh bác sĩ khám bệnh
- Trò chơi “phân loại dụng cụ theo công dụng”
Ngày thứ năm “cô nuôi dạy trẻ” (PTTM – Âm nhạc).
- Đàm thoại trò chuyện với trẻ về công việc hàng ngày của cô
- Đọc thơ “bàn tay cô giáo”
- Xem tranh ảnh về cô giáo
- Nghe hát “mùa xuân và cô nuôi dạy trẻ
* Trò chơi âm nhạc nghe tiết tấu tìm đồ vật
- Trẻ và cô cùng tận dụng nguyên liệu sẳn có làm đồ dung
MỘT
SỐ NGHỀ PHỔ BIẾN
Trang 242.4 Chuẩn bị
- Tranh ảnh một số nghề một vài đồ dùng dụng cụ đặc trương của nghề
- Cuốn học liệu của trẻ - bé khám phá môi trường xung quanh – chủ đề nghề nghiệp
- Giấy khổ to, kéo, bút chì, bút màu, sáp, đất nặng, giấy vẽ, giấy màu, hồ dán, giấy báo, hộp bìa, cáttông các loại, có thể tận dụng bìa lịch, họa báo cũ./
- Một số trò chơi, bài hát, câu chuyện… liên quan với chủ đề và gắn với địa phương
- Trang trí môi trường trong lớp bằng những sản phẩm ( ví dụ tranh ảnh dán do trẻ mang từ nhà đến) có nội dung hướng trẻ vào chủ đề
- Các phương pháp sử dụng:
+ Xem băng hình tranh ảnh, quan sát cuộc sống thực
+ Trò chuyện đọc kể các câu chuyện có liên quan đến chủ đề
+ Các trò chơi đóng vai, các trò chơi học tập khám phá môi trường xã hội trò chơi vận động nhân gian để luyện tập rèn luyện sức khỏe
*Địa điểm: trong lớp học
Mục tiêu giáo dục của ngày thứ nhất
Tiến hành
Khơi gợi hứng thú:
Cho trẻ ra xem tranh trồng lúa mà cô chuẩn bị sẳn
-Hôm nay cô sẽ cho các bạn làm công việc là mình sẽ cắt lúa(mô hình)
Cô cho 2 đội thi với nhau (vừa đọc bài thơ “ bác nông dân”)
Sau đó xem đội nào cắt được nhiều lúa
Cô đàm thoại với trẻ:
Trang 25Các bác nông dân làm việc ở đâu ?
Bác nông dân làm việc ngoài cánh đồng để làm ra sản phẩm gì ?
Đúng vậy các bạn thấy không các bác nông dân làm việc rất là vất vã mới có được hạt lúa cho chúng ta ăn vì vậy các bạn phải biết yêu quý và kính trọng họ luôn giữ gìn những sản phẩm của cácbạn làm ra
Và hôm nay để giúp cho các bạn tìm hiểu về nghề nông
Hoạt đông1:xem phim
Cho trẻ xem phim về công việc của bác nông dân đang gặt lúa
Hoạt động 2:khám phá
Cho cháu đọc bài thơ “ đi cày”
Cô cho trẻ xem tranh về bác nông dân
Bác nông dân đang làm những công việc gì ?
Bác nông dân sử dụng những dụng cụ gì để làm việc ?
Bác nông dân đang làm việc ở đậu ?
Bác làm việc ngoài cánh đồng để làm ra sản phẩm gì ?
Các con có yêu quý bác nông dân không ?
Cô tiếp tục cho trẻ xem tranh các bác nông dân đang gặt lúa
Các bác nông dân đang làm gì ?
Muốn có hạt lúa thì các bác nông dân đã phải trải qua những công đoạn nào ngoài cánh đồng ? Đúng rồi muốn có được hạt lúa thì các bác nông dân phải làm đất, gieo mạ, chăm sóc cho các cây
mạ lớn lên thành những cây lứa trĩu hạt rồi gặt lấy những hạt lúa đó mang về làm thành hạt gạo Các bạn thấy không muốn có hạt gạo ăn rất là vất vã đó các bạn Do vậy các bạn phải biết trân trọng những hạt gạo đó
Còn dụng cụ của các bác nông dân thường sửa dụng đó gì những dụng cụ gì ?
Những dụng cụ đó lá : dao, cuốc, xẻn, lưỡi hái, máy bơm nước, máy tuốc lúa và chính đôi bàn tay của các bác nông dân nữa
Ngày nay do phát triển của công nghệ kĩ thuật nên việc làm nông cũng đã vất vã hơn trước Ngày xưa thì ông cha ta làm đất phải nhờ đến con trâu còn ngày nay thì có máy cày , máy xới chạy trên
Trang 26cánh đồng, gieo mạ cũng cĩ máy, khi lúa chính thì cĩ máy gặt, máy suốt Nhưng khơng vì thế mà các bác nơng dân quên đi những dụng cụ ngày trước đã giúp họ cĩ được hạt gạo.
Hoạt động 3:trải nghiệm
Cơ cho trẻ chơi :hãy xếp theo thứ tự
Cơ để các bức tranh về sự phát triển của cây lúa,cơng việc cùa người nơng dân
Yêu cầu trẻ xếp theo thứ tự cùa bức tranh
HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
*Hoạt động 1:Trị chơi vận động”Thi xem tổ nào nhanh”
*Hoạt động 2:Quan sát đồ dung dụng cụ cho nghề nơng
*Hoạt động 3:Chơi tự do với bĩng,chong chĩng
HOẠT ĐỘNG GĨC
-Xây dựng: nhà cho bác nơng dân
-Phân vai: bán dụng cụ nghề nơng -Nghệ thuật : nối tranh theo nghề
-Gĩc học tập : tơ màu tranh các dụng cụ
Tư liệu dạy học cho ngày thứ nhất