MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ LOẠI QUẢ

33 5.3K 124
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ “MỘT SỐ LOẠI QUẢ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ: “MỘT SỐ LOẠI QUẢ”. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON Người hướng dẫn: PGS- TS Lã Thị Bắc Lý Học viên : NGÔ THỊ MAI Lớp : K11C- Quảng Yên SBD : 46 2 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Hà Nội. Các thầy giáo, cô giáo ở khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong khoá học này. Đặc biệt Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với: PGS.TS LÃ THỊ BẮC LÝ Người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình làm bài tập tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài tập tốt nghiệp này. Quảng Yên, ngày 10 tháng 8 năm 2015 Học viên Ngô Thị Mai MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU:…………………………………………………………4 I. Lý do chọn đề tài:……………………………… …………………… 4 II. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 4 III. Nhiệm vụ nghiên cứu:………………………………………………… 4 IV. Phương pháp nghiên cứu:………………………………………… 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở sinh lý học:……… ………………………………………… 6 II. Cơ sở tâm lý học:……………………………………………….….7 III. Cơ sở giáo dục học:…………………… ………………………….8 IV. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 3- 4 tuổi ………………… 10 V. Danh từ tiếng việt:………………………………………………….10 VI. Hoạt động khám phá môi trường xung quanh: ……………………11 CHƯƠNG II: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG I. Khai quát địa bàn điều tra: …………………………………… 14 II. Nội dung điều tra:…………………………… …………………19 III. Đối tượng điều tra…………………… 19 IV. Phương pháp điều tra………………………………………………20 V. Kết quả điều tra và phân tích kết quả điều tra………………………24 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH, CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ LOẠI QUẢ I.Khái niệm biện pháp và biện pháp giáo dục mầm non:……………29 II. Đề xuất các biện pháp…………………………………………… 29 PHẦN III: KẾT LUẬN…………………………………………………….33 TÀI LIỆU THAM KHẢO:………………………………………………….35 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 3 Hồ Chí Minh đã nói: " Hiền dữ phải đâu là tính sẵn , phần nhiều do giáo dục mà nên" Đúng vậy, một con người khi mới sinh ra không phải đã có sẵn nhân cách, không phải đã là một con người phát triển toàn diện. Một đứa trẻ khi mới chào đời cho đến khi trưởng thành, để trở thành một con người thực thụ,có ích cho xã hội, nó phải trải qua một tiến trình phát triển lâu dài. Trong tiến trình phát triển lâu dài đó có sự đóng góp không nhỏ của nền giáo dục. Giáo dục - Đào tạo là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của toàn Đảng , toàn dân và toàn xã hội. Nó góp phần tạo nên nhân cách của con người. Đặc biệt là giáo dục Mầm non, khi sinh ra đứa trẻ mới chỉ là một thực thể bé nhỏ nhưng muốn đứa trẻ đó phát triển thành người thì không thể thiếu sự giao tiếp, sự tác động trực tiếp của người lớn. Mà như chúng ta đã biết phương tiện của giao tiếp chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng, nó là phương tiện để con người nhận thức thế giới xung quanh, ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển tình cảm xã hội, đạo đức, thẩm mĩ cho trẻ. Quan trọng hơn cả ngôn ngữ còn là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng, ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hoá dân tộc, để trẻ giao lưu với những người xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành , phát triển nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ mầm non, để phát triển được ngôn ngữ thì nhiệm vụ phát triển vốn từ quan trọng. Việc phát triển ngôn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng cho trẻ Mầm non được thực hiện thích hợp trong tất cả các hoạt động ở trường Mầm non. Một trong những hoạt động đem lại hiệu quả đó là hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Chính vì lý do trên mà em chọn đề tài:” Một số biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá Môi trường xung quanh chủ đề” Một số loại quả” II. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến phát triển vốn từ cho trẻ Mầm non, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thích hợp để phát triển vốn từ cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tăng cường vốn ngôn ngữ cho trẻ. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan tới phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động Khám phá môi trường xung quanh. 2. Khảo sát thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động Khám phá môi trường xung quanh. 4 3. Đề xuất các biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh với chủ đề: “Một số loại quả”. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp đọc tài liệu và xử lý thông tin. 2. Phương pháp điều tra. 3. Phương pháp phân tích, tổng hợp. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở sinh lý học 5 Ngôn ngữ có cơ sở sinh lí, trong đó bộ máy phát âm là cơ quan sản sinh ra âm thanh ngôn ngữ; các hoạt động tư duy người là sản phẩm hoạt động của não bộ. Như vậy, hoạt động lời nói có cở sinh học. Nắm vững các kiến thức giải phẫu sinh lí học cũng góp phần giúp cho giáo viên mầm non nâng cao hiệu quả giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ. 1. Sự phát triển của bán cầu đại não. Bán cầu đại não gồm hai nửa bán cầu phải và trái nối với nhau bởi thể trái. Bề mặt mỗi bán cầu đại não có rãnh, chia bán cầu đại não thành 4 thùy. Diện tích bề mặt của cả hai bán cầu bằng 1700 - 2000 cm2. Tốc độ tăng trọng lượng não nhanh nhất ở giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi: ở độ tuổi này diễn ra quá trình myelin hóa các sợi thần kinh, phân hóa về cấu tạo và chức phận giữa các tế bào vỏ não. Vỏ não chứa 100 tỉ nơron. Các nơron sắp xếp thành 6 lớp. Mỗi nơron có thể có tới 10.000 xinap. Ngay từ khi lọt lòng, số lượng nơron vỏ đại não đã được hình thành ổn định. Từ 0-2 tuổi diễn ra quá trình phức tạp hóa dần dần mối liên hệ giữa các nơron. Từ 1 đến 3 tuổi là thời kì hoàn chỉnh hóa hệ thần kinh về hình thái và chức năng. Từ 3 tuổi trở đi, trọng lượng của não tăng chủ yếu là do tăng số sợi thần kinh, phát triển các sợi thần kinh. Vào khoảng từ 5 đến 6 tuổi các vùng liên hợp trên vỏ não đã tương đối hoàn chỉnh. Người ta cũng đã xác định được là hoạt động thần kinh hướng tâm (cảm giác) hoàn chỉnh vào khoảng 6 đến 7 tuổi còn hoạt động thần kinh li tâm (vận động) hoàn chỉnh muộn hơn vào lúc 2 đến 5 tuổi. Vỏ não có 52 vùng chức năng khác nhau trong đó có những vùng chỉ con người mới có: vùng hiểu chữ viết, vùng hiểu tiếng nói. Bán cầu đại não điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của toàn bộ cơ thể. Chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. Chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não, do bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. 2. Đặc điểm của bộ máy phát âm. Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là một trong những điều kiện vật chất quan trong nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ; nếu như trong cấu tạo của nó có một sựu khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, sứt môi…) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn. 6 Khi sinh ra không phải mỗi người đã có ngay một bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa tuổi mầm non là giai đoạn hoàn thiện dần dần bộ máy đó; sự xuất hiện và hoàn thiện dần của hai hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm dưới….Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học. Tuy nhiên, bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất. Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ. Nắm được những đặc điểm này giúp cho các giáo viên mầm non xây dựng được kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ một cách hợp lí, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển và hoàn thiện cơ thể trẻ. II. Cơ sở tâm lý học 1. Khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ. 1.1. Chú ý: Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ tuổi này được hình thành và phát triển mạnh do sự tiếp xúc với nhiều dạng đồ vật, những loại âm thanh, màu sắc, độ di động khác nhau, kích thích phản xạ định hướng của trẻ. Những thay đổi cơ bản trong các phẩm chất chú ý của trẻ: Khối lượng chú ý: Khối lượng chú ý tăng đáng kể. Khối lượng chú ý không chỉ là số lượng đồ vật trong cùng một thời điểm trẻ tri giác được nhiều, mà ngay một vật trẻ chú ý được nhiều thuộc tính, tính chất hơn, khối lượng chú ý của trẻ cũng tăng lên dưới tác động của ngôn ngữ. Tính bền vững của chú ý: Tính bền vững của chú ý tăng đáng kể. Theo số liệu nghiên cứu thì trẻ 3 – 4 tuổi chú ý được 27 phút so với trẻ 1 tuổi là 14,5 phút. Tính chủ định của chú ý phát triển mạnh. 1.2. Ghi nhớ: + Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính khuất trong trường tri giác. + Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người. Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện. Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh. 7 + Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động. 2. Đặc điểm tư duy của trẻ. X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ. + Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang tính khái quát. Theo A.V. Daporozet thì khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích, thao tác tổng hợp. + Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể. + Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể. + Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc. + Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ ngữ – lôgic xuất hiện. III. Cơ sở giáo dục học. Phương pháp phát triển ngôn ngữ liên quan chặt chẽ với giáo dục học mầm non. Đó là mối quan hệ của cái chung và cái riêng. Giáo dục học mầm non nghiên cứu những vấn đề chung nhất như: mục đích, nội dung, nhiệm vụ, các hình thức, phương pháp dạy học và các tổ chức hoạt động giáo dục ở tuổi mầm non. Phương pháp phát triển ngôn ngữ được coi như một bộ phận của khoa học Giáo dục Mầm non, một lĩnh vực cụ thể của giáo dục học mầm non. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cũng có mục đích, nội dung, nhiệm vụ, phương pháp cụ thể như các bộ môn phương pháp khác của Giáo dục học Mầm non. Phát triển ngôn ngữ được tích hợp trong tất cả các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non. Nắm vững giáo dục học mầm non, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các môn học, tận dụng các cơ hội có được, giáo viên mầm non có thể nâng cao chất lượng dạy hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục học là cơ sở để xác định nội dung và phương pháp tốt nhất để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 1. Quan điểm giáo dục hiện đại. * Quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” 8 Trong thực tiễn giáo dục mầm non ở nước ta trong mấy năm gần đây đã bắt đầu thực hiện nguyên tắc “ lấy trẻ làm trung tâm” trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non. Việc lấy trẻ là trung tâm nghĩa là luôn coi trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Những kinh nghiệm, tri thức của trẻ phải là sản phẩm của chính hành động trực tiếp của trẻ với môi trường xung quanh. Tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Tư tưởng chính của nguyên tắc này nhằm nhấn mạnh quá trình chăm sóc – giáo dục phải hướng vào đứa trẻ, vì đứa trẻ, giáo dục phải xuất phát từ hứng thú và nhu cầu của trẻ. Hứng thú và nhu cầu của trẻ là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động. Trong quá trình giáo dục, người lớn phải lấy trẻ làm trung tâm, vì sự phát triển của chính đứa trẻ, tạo điều kiện cho chúng tích cực hoạt động. Và thông qua hoạt dộng chủ đạo để giáo dục và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ cho trẻ. Giáo viên có vai trò là người tổ chức hoạt động cho trẻ, điều khiển sự phát triển của trẻ phù hợp với quy luật. Giáo viên còn là “điểm tựa”, là “thang đỡ” giúp trẻ trong những lúc cần thiết, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ vươn lên. Mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối quan hệ hợp tác, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau, không mang tính áp đặt từ phía cô. Trên cơ sở đó phát triển tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động và hình thành cho trẻ một số phẩm chất mang tính nhân văn, thích nghi trong cuộc sống cộng đồng và xã hội. 2. Vấn đề giáo dục tích hợp ở trường Mầm non. Xu hướng tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non xuất phát từ nhận thức thế giới tự nhiên, xã hội và con người trong đó có trẻ em là một tổng thể thống nhất, tích hợp. Chính nguyên tắc giáo dục tích hợp cũng đã đan xen, tích hợp các quan điểm giáo dục trẻ trong một tổng thể thống nhất, cách tiếp cận này giúp cho quá trình giáo dục trẻ phù hợp với quá trình nhận thức phát triển mang tính tổng thể của trẻ. Bản thân đứa trẻ cũng là một thực thể tích hợp và chúng sống, lĩnh hội kiến thức trong một môi trường mà ở đó tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội đan quyện vào nhau tạo thành một môi trường sống phong phú. Giáo dục tích hợp theo chủ đề dựa trên quan điểm tiến bộ lấy trẻ là trung tâm, khai thác tiềm năng vốn có của trẻ. Giáo dục cần dựa vào các đặc điểm cá nhân, phù hợp với hứng thú, nhu cầu nguyện vọng và năng khiếu trên tinh thần tự do tự 9 nguyện, chủ động tích cực tham gia hoạt động của trẻ. Phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động của chúng ở trường mầm non. Theo quan điểm tích hợp, nội dung giáo dục trẻ hướng theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của trẻ và được đan xen, đan cài, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo (chủ yếu là hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo) làm hoạt động công cụ để tích hợp các hoạt động khác của trẻ ở trường mầm non. Đồng thời, tăng cường cho trẻ được trải nghiệm và khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan, kích thích trẻ tư duy tích cực, vận dụng các kiến thức kĩ năng, lựa chọn và đưa ra quyết định trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng, trên cơ sở đó phát triển ngôn ngữ, tư duy và tưởng tượng cho trẻ. Quan điểm giáo dục tích hợp đòi hỏi giáo viên phải quan tâm đến tiềm năng phát triển của đứa trẻ hơn là tạo ra cơ hội tương ứng tích cực có hiệu quả. Trong quá trình hợp tác hoạt động, cô và trẻ cùng tham gia khám phá, cùng học, cùng chơi, cùng trao đổi, thỏa thuận, cùng học cách giải quyết các vấn đề và cùng đi đến những kết luận cụ thể. Thông qua các hoạt động tích cực của cá nhân trẻ mà chủ yếu là thông qua các hoạt động chủ đạo ở các lứa tuổi mầm non, đứa trẻ sẽ phát triển nhân cách của mình một cách tích cực và tổng hòa nhất. VI. Cở sở ngôn ngữ. 1. Danh từ Tiếng việt. Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, Đặc điểm: Danh từ là một từ loại lớn, bao gồm một số lượng từ rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong họat động nhận thức, tư duy và giao tiếp của con người. - Ý nghĩa khái quát: danh từ là từ thường chỉ sự vật, chỉ người, chỉ hiện tượng tự nhiên - xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần - Khả năng kết hợp: thường kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước và từ chỉ định ở đằng sau. Tức là,danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ. - Chức vụ cú pháp: đảm nhận vai trò của các thành phần câu (thành phần chính và thành phần phụ) Phân loại: Danh từ được chia làm nhiều loại, những loại này thường chia thành các nhóm đối lập với nhau, chẳng hạn: . Danh từ chung <> Danh từ riêng. . Danh từ số ít <> Danh từ số nhiều . Danh từ trừu tượng <> Danh từ cụ thể 10 [...]... T chc cho tr lm quen vi mụi trng xung quanh l trang b cho tr tri thc v mụi trng xung quanh v bn thõn; hỡnh thnh thỏi tớch cc ca tr i vi mụi trng xung quanh; rốn luyn cho tr k nng v hnh vi trong mi quan h vi mụi trng xung quanh Vỡ vy, vic la chn v s dng cỏc phng tin cn phi hng n: cung cp tri thc v t nhiờn, xó hi xung quanh tr, giỳp tr cú th lnh hi c kinh nghim lch s xó hi loi ngi ó c truyn li qua cỏc... xung quanh cng rng thỡ vn danh t ca tr cng tng lờn Vỡ vy vic to iu kin cho tr tip xỳc vi mụi trng xung quanh, tip xỳc vi mi quan h trong xó hi qua cỏc hot ng hc v hot ng chi giỳp tr phỏt trin ton din ng thi phi m rng phm vi cho tr tip xỳc l giu vn danh t cho tr Tóm lại: Danh từ là những từ rất gần gũi với trẻ đặc biệt đối với trẻ mu giỏo bộ Phạm vi, ý nghĩa cua danh từ trẻ thể hiện rất rộng rãi CHNG... trin danh t cho tr mu giỏo bộ thụng qua hot ng: Khỏm phỏ mụi trng xung quanh, ch mt s loi qu 2.1 Phng phỏp trc quan Phng phỏp trc quan l phng phỏp trong ú giỏo viờn dựng nhng vt c th (mụ hỡnh, phim, tranh nh, vt tht) hay c ch, hnh ng lm cho tr cú th hỡnh dung c iu cn phi hc Vi ngun tri thc v mụi trng xung quanh l nhng s vt, hin tng gn gi quanh tr v c im nhn thc ca tr mm non thỡ õy l phng phỏp quan... kin din ra xung quanh tr; cho phộp tr cú c hi tham gia vo cỏc hot ng v giao tip vi cỏc i tng trong mụi trng xung quanh hỡnh thnh k nng k xo, ng thi tr cng c rốn luyn k nng phỏt õm, rốn luyn cõu theo cu trỳc ng phỏp v t ú vn t ca tr s tng lờn rt nhanh to iu kin phỏt trin ngụn ng mch lc cho tr 1 Ni dung ca hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh * Khỏm phỏ mụi trng t nhiờn Mụi trng t nhiờn xung quanh tr cha... nhn thc ca giỏo viờn v nhim v phỏt trin ngụn ng núi chung v phỏt trin danh t cho tr núi riờng trng Mm non Phong Hi 2 iu tra nhng bin phỏp giỏo viờn ó thc hin phỏt trin vn danh t cho tr mm non thụng qua hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh vi ch : Mt s loi qu 3 iu tra vn t ca tr mu giỏo bộ thụng qua hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh vi ch : Mt s loi qu III i tng iu tra *4 giỏo viờn dy lp mu giỏo... th dcnhm cng c thờm kin thc v mt s loi qu cho tr PHN KT LUN Danh t cú vai trũ vụ cựng quan trng i vi s phỏt trin ngụn ng ca tr,nú l mt trong nhng iu kin giỳp cho nhõn cỏch ca tr phỏt trin mt cỏch ton din nht Ngụn ng giỳp tr tỡm hiu ,khỏm phỏ th gii xung quanh, thụng qua cỏc danh t tr em c lm quen vi cỏc tờn gi ca mt s s vt, hin tng c bit l nhng loi qu cú xung quanh tr c bit la tui Mm non, nht l tr... Cỏch s dng 3: Cho tr xem tranh: Cụ cho tr xem nhng tranh v cỏc loi qu cú ni dung phự hp giỳp phỏt trin danh t 28 + Khi miờu t cỏc bc tranh, cụ cho tr c tip thu thờm nhng danh t mi ng thi huy ng c danh t c Cú th s dng cỏc tranh v kt hp cho tr quan sỏt v m thoi theo ni dung bc tranh cho tr hiu c t + Cụ giỏo cú th hng dn tr xem tranh nhm phỏt trin danh t theo trỡnh t sau: + Hng dn tr quan sỏt ton b... thụng qua hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh vi ch : Mt s loi qu Cõu 6 Trong quỏ trỡnh cho tr khỏm phỏ v mt s loi qa cụ thng s dng nhng phng phỏp no phỏt trin danh t cho tr? 4/4 Giỏo viờn ó s dng phng phỏp trc quan, m thoi v phng phỏp s dng trũ chi Cõu 7: Hóy cho bit trong cỏc phng phỏp cụ ó s dng, phng phỏp no hiu qu nht trong vic phỏt trin danh t cho tr v lm cho tr ớt mt mi, cng thng? Cụ ó thc... phỏ mụi trng xung quanh giỏo viờn cú th lng ghộp, tớch hp vi cỏc mụn hc khỏc giỳp tr cng c cỏc kin thc ó hc 30 Giỏo viờn cú th tớch hp mt cỏch khộo lộo, nh nhng nhng khụng ụm m quỏ nng so vi tr Vớ d : Khi cho tr hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh vi ti mt s loi qu Giỏo viờn cú th kt hp cho tr tỡm mt s bi hỏt, bi th, cõu v mt s loi qu dn dt tr vo bi, qua ú tr cú c hi lm quen vi cỏc danh t mi Ngoi... 3 Phng phỏp Quan sỏt a)i vi giỏo viờn: Quan sỏt cỏch giỏo viờn t chc cỏc hot ng nh: Hot ng hc, hot ng ngoi tri, hot ng gúc b)i vi tr: Cho tr trc tip tri giỏc cỏc s vt, iu ny rt quan trng i vi tr, bi t duy ch yu ca tr l t duy trc quan hỡnh tng Ni dung ca vic cho tr lm quen vi mt loi qu l cho tr nhn bit v phõn bit c mt s c im ni bt ca nú nh: tờn gi, li ớch Khi cho tr quan sỏt, dựng trc quan minh ho . là hoạt động khám phá môi trường xung quanh. Chính vì lý do trên mà em chọn đề tài:” Một số biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá Môi trường xung quanh chủ đề Một. 1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ: “MỘT SỐ LOẠI QUẢ”. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC. xuất các biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh với chủ đề: Một số loại quả . IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp đọc tài liệu

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan