TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON ====== NGUYỄN THỊ HUỆ NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU V
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
======
NGUYỄN THỊ HUỆ
NỘI DUNG, BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU
GIÁO NHỠ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU
VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học ThS PHAN THỊ THẠCH
HÀ NỘI, 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường ĐHSP Hà Nội
2, các thầy cô khoa Giáo dục Mầm non và các thầy cô khoa Ngữ văn đã giúp
em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô – Th.S Phan Thị Thạch, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô giáo trong trường mầm non Phú Túc đã giúp đỡ em có những tư liệu tốt
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ động viên em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận
Quá trình nghiên cứu và xử lí đề tài của em không thể tránh khỏi những hạn chế, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên
NGUYỄN THỊ HUỆ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào
Hà Nội, Ngày tháng 05 năm 2016
Sinh viên
NGUYỄN THỊ HUỆ
Trang 4KÍ HIỆU VIẾT TẮT
MG: Mẫu giáo MGL: Mẫu giáo lớn
MGN: Mẫu giáo nhỡ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng nghiên cứu 4
4 Mục đích nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc khóa luận 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 7
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học 7
1.1.1 Từ và đặc điểm của từ tiếng Việt 7
1.1.1.1 Từ tiếng Việt là gì? 7
1.1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt 7
1.1.2 Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm cấu tạo 7
1.1.2.1 Từ đơn 7
1.1.2.2 Từ phức 8
1.1.3 Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa 9
1.1.3.1 Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa 9
1.1.3.2 Từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa 9
1.1.4 Từ tiếng Việt được phân chia theo phạm trù ngữ pháp 10
1.1.4.1 Danh từ 10
1.1.4.2 Động từ 10
1.1.4.3 Tính từ 10
1.1.4.4 Số từ 10
Trang 61.1.4.5 Đại từ 11
1.1.4.6 Quan hệ từ 11
1.1.4.7 Phụ từ 12
1.1.4.8 Tình thái từ (trợ từ) 12
1.1.5 Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp 13
1.1.5.1 Năng lực ngôn ngữ 13
1.1.5.2 Năng lực giao tiếp 13
1.1.6 Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 14
1.1.6.1 Vốn từ 14
1.1.6.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 14
1.2 Cở sở tâm lý 18
1.3 Cơ sở giáo dục học 19
1.3.1 Nhiệm vụ hình thành vốn từ cho trẻ mẫu giáo 19
1.3.2 Các nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 20 1.3.3 Phát triển vốn từ cho trẻ MGN là gì? 20
CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT 22
2.1 Thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trường mầm non 22 2.1.1 Phiếu điều tra thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN tại trường mầm non Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội 23
2.1.2 Điều tra thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua việc khảo sat giáo án 28
2.1.3 Đánh giá kết quả điều tra thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua phiếu điều tra và việc khảo sát giáo án 29 2.2 Khảo sát nội dung, chương trình giáo dục trẻ MGN ở trường mầm non thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
Trang 72.3 Một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động
giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật 33
2.3.1 Sử dụng biện pháp đàm thoại (trò chuyện trực tiếp) giúp trẻ khám phá về cây xanh 33
2.3.2 Sử dụng biện pháp quan sát để giúp trẻ khám phá về một số loại hoa 36 2.3.3 Sử dụng tranh ảnh để giúp trẻ khám phá về ngày Tết và mùa xuân 38
2.3.4.Sử dụng biện pháp cân đối cơ cấu từ loại để giúp trẻ khám phá về một số loại quả 40
2.3.5 Sử dụng trò chơi học tập giúp trẻ khám phám phá một số loại rau phổ biến 41
2.4 Một số giáo án thể nghiệm 43
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 8Ngôn ngữ là công cụ để trẻ nhận thức và phản ánh nhận thức đó là phương tiện thúc đẩy sự phát triển tư duy của trẻ Chính sự phát triển về tư duy lại góp phần quan trọng trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ để trẻ có năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
Ngôn ngữ là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ Nhờ có ngôn ngữ, trẻ phân biệt được cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai, từ đó có hành vi đúng, có đời sống trong sáng, lành mạnh
Nhận thức rõ vai trò của ngôn ngữ nói chung và của từ nói riêng với nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho trẻ em, chúng tôi cho rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN là rất cần thiết Trong nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN, phát triển vốn từ là một nội dung quan trọng Nhờ vốn từ được phát triển, trẻ sẽ tạo câu, tạo lời nói hoàn chỉnh dễ dàng Nhờ có vốn từ phong phú, trẻ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc lựa chọn các phương tiện giao tiếp để diễn đạt mạch lạc điều cần nói
Phát triển vốn từ cho trẻ MGN có thể thực hiện nhiều mục tiêu như: bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực thẩm
mỹ đồng thời bồi dưỡng đạo đức, tình cảm để hoàn thiện nhân cách cho trẻ
Để đạt được các mục tiêu trên, người giáo viên phải có kiến thức, kĩ năng, có nội dung phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
Trang 9khoa học, hiệu quả Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non gắn với chín chủ đề và khi nói về chủ đề Thực vật là nói tới chủ đề
mà giáo viên có thể tích hợp nhiều tri thức để phát triển vốn từ cho trẻ MGN Như vậy xuất phát từ nhận thức về cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non, nên chúng tôi quyết định
lựa chọn về đề tài “ Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới Thực vật”
2 Lịch sử vấn đề
2.1 Tình hình nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MGN từ góc nhìn của các nhà khoa học
Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MGN
từ đầu TK XX đến nay trong một số tài liệu tiêu biểu sau:
1 Trong cuốn “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” Nguyễn Xuân Khoa đã dành 12 chương sách đề cập khái quát đến những vấn
đề có liên quan đến nội dung phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Trong đó, tác giả đã dành chương V, để trình bày về việc phát triển vốn
từ cho trẻ
2 Trong giáo trình “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị Việt – Nguyễn Kim Đức đã dành 8 chương sách đề cập đến những vấn đề có liên quan tới nội dung, phương pháp phát triển ngôn ngữ dưới 6 tuổi Trong đó, tác giả đã dành riêng chương IV,
để trình bày về phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ
3 Trong cuốn “ Phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em” , Đinh Hồng Thái đã trình bày 3 vấn đề chính:
- Những vấn đề chung
- Dạy nói cho trẻ em ba năm đầu
- Dạy nói cho trẻ em tuổi mẫu giáo
Trang 10Phần thứ 3 của giáo trình gồm 5 chương trong đó với 16 trang sách của chương III, tác giả đã nêu ra những vấn đề chung nhất của việc “ Dạy trẻ phát triển vốn từ”
2.2 Tình hình nghiên cứu việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non từ sinh viên ngành mầm non của trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2
- Lưu Thị Diệu (2009), cũng đã đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ trong khóa luận: “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGL thông qua các dạng hoạt động của trẻ” Trong khóa luận này của mình, tác giả Lưu Thị Diệu kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non để trình bày nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 5 – 6 tuổi (MGL)
- Tạ Thị Dung (2009), có đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ trong khóa luận “ Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và một số hình thức, biện pháp phát trển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” Trong khóa luận này tác giả cũng đã đề cập đến đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 – 3 tuổi và trẻ 3 – 6 tuổi.Ngoài ra trong khóa luận, tác giả còn trình bày một số hình thức, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non Tuy vậy, như nhan đề của khóa luận phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo không phải là đối tượng duy nhất mà tác giả quan tâm
- Nguyễn Thị Hoa (2011), trong khóa luận “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ( chủ đề thế giới Thực vật) tác giả của khóa luận có tìm hiểu về nội dung phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ MGN thông qua chủ đề thế giới Thực vật
- Trần Ngọc Anh (2013), đã đề cập đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ trong khóa luận “ Phát triển vốn từ cho trẻ MGL thông qua truyện cổ tích Trong khóa luận này tác giả đã đề cập đến nội dung phát triển vốn từ cho trẻ MGL Một thể loại văn học dân gian, đó là truyện cổ tích
Trang 11Điểm lại tình hình nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ, phát triển vốn từ cho trẻ MG có thể thấy: đây là một vấn đề không hề mới, vì nó đã có sức thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà ngôn ngữ học và sinh viên ngành mầm non trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 Tuy nhiên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
“Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật” chắc chắn là vấn đề không trùng
lặp với bất kì một tác giả nào
3 Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới Thực vật
4 Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này, trước hết giúp tác giả khóa luận nắm chắc lí luận của phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN, đồng thời xác định được những nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi mong muốn góp phần cung cấp một tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa GDMN và những người quan tâm đến vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Lựa chọn lí thuyết để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
5.2 Khảo sát, thống kê, phân loại các nội dung dạy trẻ MGN tìm hiểu về thế giới thực vật
5.3 Đề xuất nội dung, biện pháp, phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
5.4 Soạn giáo án thể nghiệm
6 Phạm vi nghiên cứu
Trang 12Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp này được chúng tôi sử dụng khi xây dựng sơ sở lí luận cho đề tài khóa luận
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a Phương pháp quan sát
- Phương pháp này được chúng tôi vận dụng khi khảo sát giáo án của giáo viên trực tiếp giảng dạy cho trẻ MGN tại một số quận huyện ở thành phố
Hà Nội để đánh giá thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ
b Phương pháp điều tra
- Vận dụng phương pháp này, chúng tôi điều tra thực trạng vốn từ của trẻ
và việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội thông qua phiếu điều tra dành cho giáo viên
c Phương pháp đàm thoại
- Vận dụng phương pháp này chúng tôi trao đổi với các cô giáo về những nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài Đây cũng là phương pháp được chúng tôi vận dụng kết hợp để phát triển vốn từ cho trẻ MGN
7.3 Ngoài ra trong quá trình xử lí đề tài, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp như: thống kê toán học, phân tích, tổng hợp,
8 Cấu trúc khóa luận
Khóa luận có cấu trúc 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận
Phần nội dung của khóa luận gồm chương sau:
+ Chương 1: Cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu
Trang 13+ Chương 2: Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
Trang 14nhỏ nhất để tạo câu",( Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, tr.16)
1.1.1.2 Đặc điểm của từ tiếng Việt
Từ tiếng Việt có một số đặc điểm sau:
a Từ là đơn vị đƣợc cấu thành bởi hai mặt: ngữ âm (hoặc chữ viết)
và ý nghĩa
b Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc
c Từ là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ, là đơn vị lớn nhất của hệ thống ngôn ngữ
d Nhƣng từ lại là đơn vị nhỏ nhất trong câu, là đơn vị trực tiếp
nhỏ nhất để tạo câu (Đỗ Hữu Châu, 1999, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb
GD, tr.8)
1.1.2 Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm cấu tạo
1.1.2.1 Từ đơn
a Khái niệm
Trang 15Theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu: “Từ đơn là những từ một hình vị
Về mặt ngữ nghĩa chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung Chúng ta lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ Kiểu cấu tạo không đóng vai trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ”
b Sự phân loại
Từ đơn được phân loại như sau:
+ Từ đơn đơn âm tiết ( cấu tạo bằng một âm tiết )
+ Từ đơn đa âm tiết ( cấu tạo từ hai âm tiết trở lên nhưng các âm tiết gắn với nhau ngẫu nhiên và chúng không hình thành kiểu từ mang tính hệ thống)
1.1.2.2 Từ phức
a Từ láy
Từ láy là những từ phức được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của một hình vị hay đơn vị có nghĩa
VD: Một số từ láy: tim tím, sạch sành sanh, quần quần, áo áo…
b Từ ghép
b1 Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là kiểu từ phức được cấu tạo bằng cách ghép hai hình
vị có nghĩa theo quan hệ đẳng lập (không hình vị nào là chính, không hình vị nào là phụ) Kết quả tạo ra một kiểu từ có ý nghĩa khái quát hơn ý nghĩa của các hình vị tham gia cấu tạo từ
VD: quần áo, trường lớp, đồng ruộng, núi sông,…
b2 Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là một kiểu từ phức được cấu tạo bằng cách ghép từ hai hình vị có nghĩa trở lên theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị
Trang 16chỉ loại lớn (chỉ hoạt động, chỉ sự vật, chỉ tính chất…), và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn
VD: Trong các từ ghép: quả cam, quả xoài, quả nho,…
1.1.3 Các kiểu từ được phân chia theo đặc điểm ngữ nghĩa
1.1.3.1 Từ một nghĩa và từ nhiều nghĩa
a Từ một nghĩa
Từ một nghĩa là những từ gắn với một hình thức biểu đạt (ngữ
âm, chữ viết), là một ý nghĩa đƣợc biểu đạt
Theo Đỗ Hữu Châu, tất cả chỉ quan hệ thân thuộc trong tiếng
Việt nhƣ: cha, mẹ, anh trai, chị gái, chú, bác,…là những từ một nghĩa
b Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là những từ gắn với một hình thức biểu đạt, là nhiều ý nghĩa đƣợc diễn đạt
VD: Từ “ăn” trong tiếng Việt có những nghĩa nhƣ sau:
+ Đƣa thức ăn vào miệng: ăn cơm, ăn bánh,…
+Ăn cơm, ăn cỗ trong những dịp đặc biệt nhƣ tết,giỗ: ăn tết, ăn giỗ,… + Sinh sống: làm đủ ăn
Trang 17Từ trái nghĩa là những từ có hình thức biểu đạt khác nhau và có ý nghĩa biểu đạt đối lập trái ngược nhau
VD: To / nhỏ; sâu / nông; lành / rách; béo / gầy; thật thà / gian dối;…
1.1.4 Từ tiếng Việt được phân chia theo phạm trù ngữ pháp
Động từ là những thực từ dùng để biểu thị hoạt động hoặc trạng thái của
sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
VD: đi, đứng, nói cười, lăn lê, bò toài,…
1.1.4.3 Tính từ
Tính từ là những thực từ dùng để chỉ tính chất, đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan
Tính từ có thể chia thành các tiểu loại sau:
+ Tính từ chỉ màu sắc: vàng, nâu, đen, trắng,…
+ Tính từ chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, dữ, ác,…
+Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, mạnh, yếu,…
+ Tính từ chỉ tính chất trí tuệ: ngu, khôn, thông minh,…
+ Tính từ chỉ cách thức hoạt động: nhanh, chậm, bền, dẻo dai,…
1.1.4.4 Số từ
Trang 18Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc chỉ thứ tự của sự vật
Số từ được phân chia thành:
a Số từ chỉ số lượng
Loại này lại có thể được phân chia thành:
+ Số từ chỉ số lượng phỏng chừng (còn gọi là số từ không xác định): vài, mươi, dăm, một vài, dăm ba, mươi mười lăm,…
+ Số từ chỉ số lượng chính xác: một, hai, ba, mười chín, hai mươi, một trăm, hai nghìn, ba vạn,…
b Số từ chỉ thứ tự
VD: thứ nhất, thứ hai,…
1.1.4.5 Đại từ
Đại từ là những từ dùng để thay thế cho các từ (danh từ, động từ, tính
từ, số từ) hoặc cụm từ trong câu
Đại từ được phân chia thành:
+ Đại từ xưng hô (nhân xưng): tôi, chúng tôi, ta, mày, chúng mày, nó, chúng nó,
+ Đại từ chỉ định: này, nọ, kia, ấy,
+ Đại từ chỉ không gian (vị trí) thời gian: đây, đấy, đó, nay, giờ, bây giờ,…
+ Đại từ chỉ trạng thái: thế, vậy,…
+ Đại từ chỉ số lượng: bấy nhiêu, cả, tất cả, hết thảy,…
+ Đại từ để hỏi: ai, gì, chi, nào, sao, bao nhiêu, đâu,…
1.1.4.6 Quan hệ từ
Quan hệ từ là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các thành phần trong câu, các vế câu, các câu với nhau
Quan hệ từ được phân chia thành:
Trang 19+ Quan hệ từ tập hợp: và, với, cùng, cùng với,…
+ Quan hệ từ lựa chọn: hay (hay là), hoặc (hoặc là),…
+ Quan hệ từ đối lập: nhưng, mà…nhưng mà, song,…
+ Quan hệ từ tăng tiến: không những – mà còn; chẳng những – mà còn,…
+ Quan hệ từ so sánh: như, tựa như, hệt như,…
+ Quan hệ từ chỉ đối tượng: đối với, với, về,…
+ Quan hệ từ chỉ phương thức: bằng, với,…
1.1.4.7 Phụ từ
Phụ từ là những hư từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà chỉ có chức năng dẫn xuất hoặc biểu hiện về tình thái Phụ từ có thể phân chia thành:
a Phụ từ chuyên phụ cho danh từ: những, các, mọi, mỗi, từng,…
Trang 20Tình thái từ là những hư từ chỉ mối quan hệ của người nói, chỉ thái độ, tình cảm của người nói đối với nội dung của câu hoặc đối với người cùng tham gia hoạt động giao tiếp (người nghe, người đọc)
Tình thái từ có thể chia thành:
a Tình thái từ nghi vấn: à, ư, không, hả,…
VD: Con có ăn cơm không?
b Tình thái từ chỉ sự cầu khiến: với, nào, đi,ngay,…
VD: Im ngay!
c Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: nhé, cơ, ạ,…
VD: Con cảm ơn mẹ ạ!
d Tình thái từ cảm thán: sao, biết bao,…
VD: Xuân Hòa ta đẹp biết bao!
1.1.5 Năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp
1.1.5.2 Năng lực giao tiếp
Nguyễn Văn Khang cho rằng năng lực giao tiếp có thể được
hiểu là năng lực vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp xã hội
Theo tác giả, nội dung của khái niệm này là sự kết hợp linh hoạt giữa ba tham tố gồm: Cấu trúc ngôn ngữ, sự vận dụng ngôn ngữ và đời sống xã hội
Trang 21Đối với trẻ nhỏ, nói cách khác con người ở tuổi ấu thơ cùng một lúc cần học để có năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo cần chú ý bồi dưỡng cả hai nhiệm vụ này
(Nguyễn Văn Khang, 1999, Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, tr.183)
1.1.6 Vốn từ và đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
1.1.6.1 Vốn từ
a Khái niệm vốn từ
Trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Lưu Vân Lăng cho
rằng vốn từ là: “Toàn bộ các từ của một ngôn ngữ hoặc một phương ngữ, bộ phận chung của các thành phần từ vựng của ngôn ngữ, khác với ngôn ngữ của
nhà văn hoặc một khuynh hướng văn học nào đó”( Nxb GD, 1996, tr.428)
b Vốn từ tích cực và vốn từ tiêu cực
b1 Vốn từ tích cực
Đỗ Hữu Châu cho rằng vốn từ tích cực là toàn bộ các từ có tần số cao
trong đời sống hằng ngày được mọi thành viên trong cộng đồng ngôn ngữ hiểu và dùng bất cứ ở đâu
Theo Đinh Hồng Thái, vốn từ tích cực là những từ ngữ ta hiểu và sử
dụng trong giao tiếp được
b2 Vốn từ tiêu cực (vốn từ thụ động)
Theo Đỗ Hữu Châu, toàn bộ những từ không được dùng trong sinh hoạt
hằng ngày, trong giao tiếp giữa các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ thì thuộc vốn từ tiêu cực
Đinh Hồng Thái quan niệm rằng: vốn từ tiêu cực là toàn bộ những từ mà
con người biết nó nhưng không sử dụng được nó
1.1.6.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
a Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 0 – 3 tuổi
Trang 22a1 Trẻ từ 0 – 1 tuổi
Trẻ sơ sinh chưa hiểu được vốn từ của người lớn Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu cảm nhận ngữ điệu trong giọng nói của người mẹ Khi trẻ được 7 – 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu biết tên của mình Đến 10 – 11 tháng, trẻ bắt đầu hiểu một số từ chỉ các sự vật, người mà trẻ thường xuyên được tiếp xúc
VD: đi, chạy, ăn, đẹp, xấu,…
Trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện từ ghép, nhưng khi gặp những
từ khó phát âm, trẻ thường phát âm giản lược hoặc phỏng âm Tuy vậy về cơ cấu từ loại, danh từ và động từ vẫn là những từ trẻ dùng nhiều hơn Nửa sau của năm thứ hai (18 – 24 tháng), từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh Trẻ không chỉ hiểu những từ chỉ tên sự vật, hành động, trạng thái của sự vật mà còn hiểu được những từ chỉ hiện tượng tự nhiên, những từ đồng nghĩa, trái nghĩa
VD: mưa, gió, sấm, bão,…
Nhanh – chậm; sáng – tối,…
Ở giai đoạn này, tư duy của trẻ phát triển hơn Nhận thức của trẻ về sự vật, hiện tượng rõ ràng Trẻ có khả năng tách biệt tính chất ra khỏi sự vật cụ
Trang 23thể, cho nên ít nhầm lẫn các từ loại với nhau Trẻ hiểu ý nghĩa của từ rõ ràng
hơn
Vốn từ chủ động của trẻ tăng rất nhanh, khoảng 300 – 400 từ Nhờ trẻ
hiểu đúng nghĩa của từ, cho nên trẻ sử dụng chính xác hơn những từ chỉ sự
vật, hiện tượng cụ thể
Cuối năm thứ hai, cơ cấu từ loại của trẻ cân đối hơn, tuy vậy các hư từ ít
được trẻ sử dụng hơn so với thực từ
a3 Trẻ từ 2 – 3 tuổi
Tư duy của trẻ phát triển, trẻ nhận thức được sự vật trong mối quan hệ
nhiều mặt, nhiều chiều, nên trẻ sẽ hiểu được những từ có ý nghĩa khái quát,
trừu tượng hơn so với trẻ năm thứ hai
VD: Trẻ hiểu được các từ: quần áo, đồ chơi, rau quả,…
Vốn từ của trẻ tăng nhanh Số lượng từ của trẻ từ 500 – 600 từ (theo
Nguyễn Xuân Khoa trong “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”, Nxb
ĐHQG Hà nội, 1997, tr.22) Trẻ đã biết sử dụng những từ ghép đơn giản,
thường gặp Cơ cấu từ loại cũng dần cân đối hơn
b Đặc điểm vốn từ của trẻ từ 3 – 6 tuổi
b1 Về số lượng từ
So với tuổi nhà trẻ (0 – 3 tuổi), trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo (3 - 6 tuôi) có số
lượng từ nhiều hơn hẳn Về số lượng từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ
học và tâm lý học có đưa ra những số liệu khác nhau:
N.D.Levitop: 3,5 tuổi: 1000 từ (1) M.Becgiorong 3,5 tuổi 1222 từ (2)
YU.U.Pratuxevich 4 tuổi: 1900 từ
5 tuổi: 2500 từ (3)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về ngôn ngữ của trẻ nội thành
Hà Nội, thì vốn từ của trẻ mẫu giáo là:
Trang 24b2 Về từ loại
Theo Xtecnơ, trong ngôn ngữ trẻ em xuất hiện trước hết là danh từ, rồi
đến động từ và sau đó mới đến từ loại khác
Lưu Thị Lan cho rằng, trẻ em mẫu giáo có tỉ lệ các từ loại như tính từ,
quan hệ từ được tăng lên, động từ giảm đi so với tuổi nhà trẻ
Nếu trẻ 3 tuổi: Danh từ chiếm: 40,2 %
b3 Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ
như sau:
Trang 25- Mức độ zero (mức độ 0): mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó Cuối tuổi
lên một, đầu tuổi lên hai, trẻ hiểu được những từ ngữ thể hiện một sự vật đơn
lẻ, cụ thể, tách biệt, những từ ngữ ở mức độ khái quát (nghĩa biểu danh)
VD: bà, lan, bát, cây,…
- Mức độ 1: ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật
cùng loại:
VD: búp bê, bóng, cốc, nhà,…
- Mức độ 2: Trẻ hiểu nghĩa khái quát hơn: các bé hiểu được những từ
ngữ thể hiện sự khái quát về giống, loài
VD: quả (cam, chuối, xoài,…)
Xe( đạp, máy, ô tô)
- Mức độ 3: ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 – 6 tuổi có thể biết các từ biểu
thị:
+ Phương tiện giao thông: ô tô, tàu thủy, xe máy,
- Mức độ 4: khái quát tối đa, bao gồm những khái niệm trừu tượng
VD: vật chất, hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng,…
Đối với trẻ mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và mức độ 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ MGL
1.2 Cở sở tâm lý
Trong cuốn “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” Nguyễn Ánh Tuyết
đã cho rằng suốt cả cuộc đời, từ bé đến già,ở độ tuổi nào con người cũng đều tham gia vào hoạt động vui chơi, nhưng chỉ ở tuổi MGN thì hoạt động vui chơi mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức
và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi, nhiều hơn cả là trò chơi đóng vai theo chủ đề Có thể nói rằng hoạt động vui chơi ở lứa tuổi
Trang 26MGN đang phát triển tới mức hoàn thiện, được thể hiện ở những đặc điểm sau:
- Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện rõ rệt tính tự lực,
Đồng thời, sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ MGN có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú, vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước
đó
Nguyễn Ánh Tuyết còn cho rằng ở lứa tuổi trẻ MGN đã có sự phát triển
động cơ có hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các động cơ Những thuộc tính tâm lý cũng như những phẩm chất nhân cách đang phát triển ở độ tuổi này là điều kiện hết sức quan trọng để tạo ra một sự chuyển tiếp mạnh mẽ ở
độ tuổi sau(MGL) tiến dần vào thời kì chuẩn bị cho trẻ tới trường phổ thông
Do đó, các hoạt động giáo dục cần tập trung hết mức để giúp trẻ phát triển những đặc điểm này
1.3 Cơ sở giáo dục học
1.3.1 Nhiệm vụ hình thành vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Trang 27Đinh Hồng Thái đã cho rằng để hình thành vốn từ cho trẻ mẫu giáo cần
đảm bảo các nhiệm vụ sau:
a Cần phải tích lũy số lƣợng từ cần thiết cho giao tiếp ngôn ngữ của trẻ
b Cần phải chú ý đến cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ sao cho có đủ các từ loại tiếng Việt với tỉ lệ thích hợp
c Cần giúp trẻ lĩnh hội ý nghĩa của từ
d Cần phải tích cực hóa vốn từ cho trẻ
(Đinh Hồng Thái, giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mần non, 2013, Nxb ĐHSP, tr.104 – 105)
1.3.2 Các nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo
Trong cuốn “Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non”, Đinh Hồng Thái đã đề
cập các nguyên tắc xây dựng nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo nhƣ sau:
a Mở rộng vốn từ của trẻ trên cơ sở cho trẻ làm quen với thế giới các
sự vật, hiện tƣợng
b Đƣa vào những từ chỉ rõ thuộc tính, phẩm chất, quan hệ trên cơ sở cho trẻ hiểu sâu thêm về các sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh
c Đƣa ra những từ chỉ rõ những khái niệm sơ đẳng trên cơ sở phân biệt
và khái quát các sự vật theo những dấu hiệu căn bản
(Đinh Hồng Thái, giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, Nxb ĐHSP, 2013, tr.106)
Trang 28+ Giúp trẻ tích cực hóa vốn từ thông qua các hoạt động giáo dục để trẻ hiểu nghĩa của từ, biết dùng từ chính xác để diễn đạt mạch lạc nội dung giao tiếp
+ Giúp trẻ cân đối cơ cấu từ loại để tạo câu, tạo lời nói mạch lạc
* Tiểu kết chương 1:
Như vậy ở chương này chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết tiêu biểu của ngôn ngữ học, lí luận học và tâm lí học làm cơ sở lí luận cho đề tài Những lí luận trên sẽ làm căn cứ cho khoa học giúp chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài khóa luận
Trang 29CHƯƠNG 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC TÌM HIỂU VỀ THẾ GIỚI THỰC VẬT
Trong chương 1 , chúng tôi đã trình bày những vấn đề lý thuyết mang tính lí luận nền tảng Ở chương này, chúng tôi tiến hành điều tra và đánh giá thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN từ phía giáo viên thuộc trường mầm non Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Căn cứ vào kết quả điều tra, từ đó chúng tôi bước đầu đề xuất những nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật
2.1 Thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trường mầm non
Ở trường mầm non do đặc thù tâm lý lứa tuổi, nên trong nội dung chương trình dạy học cho trẻ MGN không có giờ riêng biệt để phát triển vốn
từ Để đánh giá trong quá trình dạy học, giáo viên có quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN hay không, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu trả lời câu hỏi (phiếu điều tra)
Trang 302.1.1 Phiếu điều tra thực trạng việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN tại trường mầm non Phú Túc, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
PHIẾU ĐIỀU TRA
(Dành cho giáo viên)
Nhằm tìm hiểu về vấn đề phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trường mầm non, chúng tôi kính mong các quý thầy cô dành chút thời gian để cung cấp cho chúng tôi các thông tin qua phiếu điều tra theo các câu hỏi gợi ý này Những ý kiến đóng góp của thầy / cô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nội dung, biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ MGN thông qua các hoạt động giáo dục tìm hiểu về thế giới thực vật” Những thông tin thu được từ phiếu điều tra này sẽ được bảo mật về nội dung và danh tính của quý thầy cô
Trân trọng cảm ơn các quý thầy cô giáo!
I PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN
II NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Thầy (cô) hãy đánh dấu X vào ô trống mà thầy (cô) cho là hợp lí nhất
Câu 1: Theo thầy (cô) việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN là:
1 Rất cần thiết 3 Bình thường
2 Cần thiết 4 Không cần thiết
Trang 31Câu 2: Mức độ tiến hành việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trường mầm mon mà thầy (cô) đang giảng dạy là:
1 Thường xuyên 3 Hiếm khi
2 Thỉnh thoảng 4 Không bao giờ
Câu 3: Thầy (cô) hãy nêu tên các loại bài đã dạy cho trẻ MGN ở trường mầm non?
Câu 4: Thầy (cô) thường phát triển vốn từ cho trẻ MGN trong các hoạt động giáo dục nào ở trường mầm non?
1 Khám phá khoa học 3 Làm quen với Toán
2 Làm quen với tác phẩm văn học 4 Âm nhạc, tạo hình
Câu 5: Theo thầy (cô), có những nguyên nhân nào dẫn đến hạn chế của việc phát triển vốn từ cho trẻ MGN ở trường mầm non?
Như vậy qua bảng thống kê trên, ta thấy:
+ Trong tổng số 8 phiếu phát ra có 4 người cho rằng việc phát triển vốn
từ cho trẻ MGN là cần thiết, chiếm 50%