Lý do chọn đề tài Nhìn vào lịch sử phát triển của loài người có hai động lực lớn nhất để con người phát triển từ loài người nguyên thủy, phân biệt con người với con vật là lao động và đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ
Người hướng dẫn khoa học Th.S VŨ THỊ TUYẾT
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình làm khóa luận này Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Vũ Thị Tuyết - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên em vẫn chưa đi sâu khai thác hết được, vẫn còn nhiều thiếu xót và hạn chế Vì vậy, em mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đoàn Tuyết Trinh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 2
6 Cấu trúc khóa luận 2
NỘI DUNG 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3
1.1 Cơ sở tâm lí 3
1.2 Cơ sở sinh lí 7
1.3 Cơ sở ngôn ngữ 9
1.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non 9
1.3.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non 14
1.4 Vài nét về tác giả Tô Hoài 17
1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp 17
1.4.2 Đặc điểm từ ngữ trong một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài 19
Chương 2 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ MẦM NONTHÔNG QUA TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI 32
2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 32
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 32
2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của trẻ 34
2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với vốn sống và kinh nghiệm của trẻ 36
Trang 42.2 Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua truyện ngắn của Tô
Hoài 37
2.2.1 Biện pháp đọc, kể chuyện cho trẻ nghe 37
2.2.2 Biện pháp giải nghĩa của từ 44
2.2.3 Biện pháp tổ chức trò chơi đóng kịch 48
2.2.4 Biện pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ 54
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhìn vào lịch sử phát triển của loài người có hai động lực lớn nhất để con người phát triển từ loài người nguyên thủy, phân biệt con người với con vật là lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ Sở dĩ ngôn ngữ có vai trò quan trọng như vậy bởi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất giữa con người với con người và là phương tiện, công cụ để tư duy
Cũng như các lĩnh vực phát triển khác, ngôn ngữ cũng có những giai đoạn phát triển với đặc trưng khác nhau trong đó lứa tuổi mầm non được coi
là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ Bởi vậy, phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục mầm non Ngôn ngữ là công cụ cơ bản nhất để giúp trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, là phương tiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tư duy, nhận thức và chuẩn mực hành vi văn hóa… Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ lĩnh hội kiến thức sơ đẳng nhất ở trường mầm non trước khi trẻ bước vào bậc tiểu học
Phát triển vốn từ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Trong ngôn ngữ, từ là đơn vị trung tâm, là vật liệu để tạo ý, tạo lời và tạo câu Để tiếp nhận, giao tiếp, bộc lộ suy nghĩ, thể hiện ý tưởng một cách hiệu quả nhất trẻ phải có vốn từ chuẩn mực, phong phú
Trong các nhà văn viết cho thiếu nhi chúng ta không thể không kể đến
Tô Hoài Ông sáng tác văn học thiếu nhi ở nhiều thể loại nhưng thành công nhất phải kể đến truyện ngắn Nét nổi bật trong các tác phẩm của Tô Hoài là năng lực quan sát, miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết phong phú đặc biệt là vốn từ giàu hình ảnh, sáng tạo, linh hoạt và được trẻ em yêu thích
Trong chương trình mầm non hiện nay, truyện của Tô Hoài chưa được đưa nhiều vào giảng dạy Với mong muốn đưa truyện của Tô Hoài đến gần
Trang 6hơn với trẻ mầm non, góp phần mở rộng vốn từ cho trẻ chúng tôi lựa chọn đề
tài “Phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua truyện ngắn của Tô Hoài”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non thông qua truyện ngắn của Tô Hoài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Việc mở rộng vốn từ cho trẻ Mầm non thông qua truyện ngắn của Tô Hoài
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc mở rộng vốn từ cho trẻ Mầm non
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua truyện ngắn của Tô Hoài
- Đề xuất biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mầm non thông qua truyện ngắn của Tô Hoài
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp tra cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm sư phạm
6 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung của khóa luận được chia thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
Chương 2: Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua truyện ngắn của Tô Hoài
Trang 7NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở tâm lí
Quan điểm tâm lí học duy vật biện chứng cho rằng con người trở thành người không bằng cơ chế di truyền sinh học mà bằng cơ chế lĩnh hội nền văn hóa Bằng hoạt động, bằng tác động của nền văn hóa xã hội con người hình thành, phát triển và hoàn thiện chính mình
Tâm lí người mang tính quy luật về sự chuyển đoạn trong tiến trình phát triển Sự phát triển ngôn ngữ trẻ em lứa tuổi mầm non cũng không nằm ngoài những quy luật của tâm lí con người Ngôn ngữ không phải là một hiện tượng tự nhiên, trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ thông qua giao tiếp hoạt động chứ không phải qua cơ chế di truyền và ứng với mỗi giai đoạn lứa tuổi lại có những đặc trưng khác nhau
Ngay từ giai đoạn hài nhi, ở trẻ đã có những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Nhu cầu giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn và nhu cầu tiếp nhận ấn tượng từ thế giới bên ngoài làm nảy sinh khả năng lĩnh hội ngôn ngữ Trẻ không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính bản năng, trẻ học được cách nói năng của những người xung quanh Ngay từ thuở lọt lòng, trẻ đã được tiếp xúc với những câu hát ru của bà, của mẹ Lớn lên một chút, khi nhu cầu giao tiếp của trẻ phát triển trẻ biết hóng chuyện với những người xung quanh Sau ba tháng, một đứa trẻ bình thường có khả năng phát ra những âm thanh nhỏ “gừ gừ”, thỉnh thoảng có thể bắt gặp những âm thanh “ô, a” của trẻ Càng về cuối năm đầu trẻ càng thích giao tiếp với người lớn bằng những âm thanh bập bẹ của mình Nếu những trạng thái xúc cảm tích cực này của trẻ được người lớn đáp ứng thì trẻ càng thích thú phát ra nhiều âm thanh bập bẹ hơn, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở những giai đoạn sau
Trang 8Ở giai đoạn ấu nhi (15 - 36 tháng) cùng với hứng thú hoạt động với đồ vật ngày càng gia tăng càng kích thích trẻ hướng tới người lớn và làm nảy sinh ở trẻ nhu cầu giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này đi theo hai hướng chính: hoàn thiện sự thông hiểu lời nói của người lớn và hình thành ngôn ngữ tích cực ở trẻ Tuy vậy, sự phát triển ngôn ngữ ở lứa tuổi này phần lớn tùy thuộc vào sự dạy bảo của người lớn Những đứa trẻ mà người lớn ít giao tiếp hay ít được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp thì thường nói rất chậm Để kích thích trẻ nói, người lớn cần đòi trẻ phải bày tỏ nguyện vọng của mình bằng lời nói mới đáp ứng nguyện vọng đó
Trẻ lứa tuổi mẫu giáo có nét đặc sắc tâm lí là sự tò mò, trẻ luôn muốn được tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh Trẻ luôn đặt câu hỏi “cái gì?”, “vì sao?”, “tại sao?” và mong muốn người lớn giải đáp Tư duy của trẻ mầm non phát triển trên cơ sở kinh nghiệm cảm tính ngày càng tăng, trong quá trình giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư duy cũng dần được hoàn thiện khi hiểu biết của trẻ ngày càng mở rộng Sự phát triển tư duy gắn liền với sự phát triển ngôn ngữ và sự tăng vốn từ Ở trẻ các quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa cần thiết để hình thành các khái niệm Nhìn chung trước khi bước vào tuổi học sinh trẻ đã có khả năng nắm được ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm theo sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ điệu với hoàn cảnh giao tiếp và nói đúng hệ thống ngữ pháp
Từ lọt lòng đến 6 tuổi là chặng đường đầu tiên, buổi bình minh của cuộc đời Giai đoạn này trẻ có những đặc điểm quy luật phát triển độc đáo không giống với bất cứ một giai đoạn nào trong đời và có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển chung của trẻ Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với các tác phẩm văn chương phù hợp sẽ hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ, phát triễn vốn từ và dần hình thành nhân cách cho trẻ thơ
Trang 9Con người khác xa con vật nhờ có ngôn ngữ Ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là điều kiện để con người hoạt động và giao lưu Trong hoạt động học tập ngôn ngữ là công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn Ngôn ngữ vừa là công cụ thực hiện hóa tư duy, lĩnh hội tri thức, vừa nói lên khả năng trí tuệ của con người Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc trôi chảy; nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt
Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ thấy rằng: Việc tiếp thu ngôn ngữ có nhiều điểm khác so với tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực khác Ngôn ngữ được hình thành rất sớm, ngay từ giai đoạn hài nhi đã hình thành những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ Nhu cầu giao tiếp với người lớn ngày càng tăng làm xuất hiện nhu cầu nói năng của trẻ Trẻ không có ý thức về ngôn ngữ nhưng bằng cách bắt chước có tính chất bản năng, trẻ sẽ học được cách nói năng của người xung quanh mình Sự phát triển của trẻ mầm non còn non nớt, chưa hoàn thiện Hoạt động học tập đòi hỏi sự căng thẳng về trí tuệ
và thể lực, đòi hỏi sự chú ý có chủ định kéo dài, đòi hỏi sự hoạt động nhiều mặt của trẻ Trẻ mầm non, chú ý không chủ định phát triển, chú ý có chủ định
đã xuất hiện nhưng còn hạn chế Đặc điểm trí nhớ của trẻ mầm non là tính trực quan hình tượng, tính không chủ định nhờ tác động một cách tự nhiên của những ấn tượng hấp dẫn bên ngoài Trí nhớ trực quan phát triển mạnh hơn trí nhớ từ ngữ - logic Ghi nhớ máy móc là đặc điểm nổi bật, trẻ ghi nhớ trong những sự vật hiện tượng cụ thể dễ dàng hơn nhiều so với lời giải thích dài dòng Vào cuối tuổi mẫu giáo, trí nhớ của trẻ có một bước phát triển mạnh về chất: trí nhớ chủ định xuất hiện và phát triển mạnh Đó là loại trí nhớ có mục đích và cần phải nhờ đến công cụ tâm lí như sơ đồ và chữ viết Biểu tượng của trí nhớ ở tuổi mẫu giáo lớn mang tính khái quát hơn Trong quá trình tưởng tượng, trẻ sử dụng các biểu tượng của trí nhớ
Trang 10Ngôn ngữ giúp trẻ biết điều khiển chú ý của mình, biết tự giác hướng chú ý của mình vào đối tượng nhất định, khối lượng chú ý tăng và sức tập trung chú ý trở nên bền vững hơn Ghi nhớ của trẻ mẫu giáo lớn cũng ngày càng có tính chủ định hơn so với lứa tuổi trước đó Tuy vậy, cho đến cuối tuổi mầm non, các quá trình tâm lí không chủ định vẫn chiếm ưu thế trong hoạt động tâm lí và ngay cả trong hoạt động trí tuệ
Tư duy và tưởng tượng không thể tách rời ngôn ngữ Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, ngôn ngữ chính là “dòng tư duy” Tư duy của trẻ: Tư duy trực quan - hành động và trực quan hình ảnh, chưa hình thành tư duy ngôn ngữ - logic nên ngôn ngữ của trẻ mầm non còn hạn chế so với lứa tuổi khác Ở tuổi ấu nhi, hầu hết trẻ em đều rất tích cực hoạt động với đồ vật nhờ
đó trí tuệ, đặc biệt là tư duy phát triển khá mạnh, đó là tư duy trực quan - hành động Nhưng đó chỉ mới là hành động bên ngoài, làm tiền đề cho sự hình thành những hành động định hướng bên trong Đến tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ có một bước ngoặt rất cơ bản, chuyển từ kiểu tư duy trực quan - hành động sang kiểu tư duy trực quan - hình tượng Đầu tuổi mẫu giáo trẻ đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu, nhưng biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải quyết một số bài toán hết sức đơn giản theo kiểu tư duy trực quan - hình tượng Ở tuổi mẫu giáo nhỡ, trẻ phải giải quyết những bài toán ngày càng phức tạp và đa dạng, đòi hỏi phải tách biệt và sử dụng mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng và hành động Trẻ mẫu giáo nhỡ đã bắt đầu đề ra những bài toán nhận thức, tìm tòi cách giải thích những hiện tượng mà mình nhìn thấy được, kiểu tư duy trực quan - hình tượng đã bắt đầu chiếm lĩnh Đến tuổi mẫu giáo lớn, khi ngôn ngữ trở thành phương tiện của tư duy cho phép trẻ giải những bài toán trí tuệ mà không cần sử dụng trực tiếp hành động và biểu tượng, cũng là lúc trẻ lĩnh hội những khái niệm mà loài người đã xây
Trang 11dựng nên, tức là những tri thức về các dấu hiệu chung và bản chất của sự vật cũng như hiện tượng trong hiện thực đã được củng cố Trẻ biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua quan sát, chú ý và suy nghĩ bằng năng lực ghi nhớ liên tưởng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ thông qua vui chơi sáng tạo Tư duy trực quan giải thích việc trẻ em mẫu giáo bé và đầu mẫu giáo nhỡ có vốn từ biểu danh là chủ yếu Tư duy trừu tượng và tư duy logic xuất hiện ở tuổi thứ 5 cho phép trẻ em lĩnh hội những khái niệm đầu tiên - đó những khái niệm về sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ
Việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học từ đó phát triển vốn từ và việc giáo dục đạo đứa cho trẻ thông qua ý nghĩa của các câu chuyện là hai hướng đi song song nhất quán thúc đẩy, hỗ trợ phát triển cho trẻ và dần hình thành nhân cách trẻ thơ
1.2 Cơ sở sinh lí
Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, là phương tiện để nảy sinh và phát triển tâm lí Từ lúc sinh ra, trẻ lớn lên và phát triển không ngừng Cấu tạo của các cơ quan, hệ cơ quan dần hoàn thiện nhưng không giống nhau về mức độ phát triển Học thuyết về các hệ thống tín hiệu khẳng định việc phát triển ngôn ngữ liên quan mật thiết đến sự phát triển của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm
Các nhà sinh lí và giải phẫu học chứng minh cơ sở vật chất của đời sống trẻ phụ thuộc vào não bộ và hoạt động của hệ thần kinh cấp cao Học thuyết về các hệ thống tín hiệu cũng khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, có liên quan mật thiết đến bán cầu đại não và hệ thần kinh Cho đến khi ra đời, bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dù hình thái và cấu tạo giải phẫu không có nhiều khác biệt so với người trưởng thành Não bộ trẻ
sơ sinh có kích thước nhỏ, trọng lượng khoảng 370 - 392g (1/9 - 1/8 trọng lượng cơ thể) 9 năm đầu đời trọng lượng não tăng lên nhanh chóng, 6 tháng
Trang 12tăng gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3 so với lúc mới sinh Não trẻ có 1000 tỉ tế bào nhưng tế bào thần kinh vỏ não chưa được biệt hóa Khi trẻ 3 tuổi đã có các tế bào thần kinh được biệt hóa Trẻ mới sinh các sợi thần kinh chưa được myelin hóa, quá trình myelin hóa bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3 và hoàn thiện dần khi trẻ được 2 tuổi Quá trình này có ý nghĩa to lớn vì nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền cách riêng biệt theo sợi dây thần kinh, giúp trẻ thể hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua chú ý, quan sát, suy nghĩ
Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát
âm Mỗi người sinh ra đều có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản sinh âm thanh ngôn ngữ Đây là một trong những điều kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ nói Nếu như cấu tạo của nó có một khiếm khuyết nào đó (chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ngắn lưỡi…) thì việc hình thành lời nói cũng hết sức khó khăn Khi sinh ra bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, nó được hoàn thiện dần: sự xuất hiện, hoàn thiện của hàm răng, sự vận động của môi, lưỡi, của hàm dưới… Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện cùng với quá trình lớn lên của trẻ Trong thực tế có những em cùng sinh ra nhưng có em phát triển tốt, có em nói ngọng Sự khác nhau như vậy là do bộ máy điều kiện vật chất khác nhau và quá trình chăm sóc giáo dục khác nhau Trẻ nói ngọng
là do bộ máy phát âm chưa hoàn thiện Tuy nhiên bộ máy phát âm mới chỉ là tiền đề vật chất Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách hệ thống sẽ làm cho bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn ngữ Cấu tạo bộ máy phát âm gồm: Dây thanh và các hộp cộng hưởng phía trên thanh hầu Âm sắc và tiếng nói do tính chất của âm xác định và phụ thuộc vào các khoang cộng hưởng của phần trên các bộ phận thanh quản, họng, khoang miệng, mũi Bộ máy phát âm của trẻ chưa phát triển đầy đủ, các bộ phận tạo tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ phát âm
Trang 13còn chưa chuẩn, chưa chính xác Ở cuối tuổi mẫu giáo, do việc mở rộng giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở rộng trong những năm trước đây, tai nghe ngữ
âm được rèn luyện thường xuyên để tiếp nhận ngữ âm khi nghe người lớn nói Mặt khác, cơ quan phát âm đã trưởng thành đến mức trẻ có thể phát âm tương đối chuẩn kể cả những âm khó của tiếng mẹ đẻ khi nói năng và sử dụng ngữ điệu phù hợp hoàn cảnh
Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ có liên quan mật thiết tới quá trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm Do đó, việc nghiên cứu qua trình hoàn thiện của não bộ, hệ thần kinh và bộ máy phát âm để phát triển vốn từ cho trẻ mầm non là hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học
1.3 Cơ sở ngôn ngữ
1.3.1 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mầm non
Tron cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ trẻ thơ” Otto Beverly - một
chuyên gia trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ em của đại học ILLinoos, Hoa kỳ đã nhìn nhận ngôn ngữ trẻ em là một sự biểu hiện tích hớp của các thành tố ngôn ngữ: ngữ âm, nghĩa của từ và cấu tạo từ, ngữ pháp và ngữ dụng
Bà cũng chỉ 3 cấp độ của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là:
- Cấp độ 1: Biết nói
- Cấp độ 2: Biết nói một cách có hiểu biết
- Cấp độ 3: Bày tỏ bằng lời nói một cách có hiểu biết
Như vậy, Otto nhìn nhận ngôn ngữ trẻ ở cả hai phương diện cấu trúc và chỉnh thể Về mặt cấu trúc, ngôn ngữ được tạo bởi các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng Về mặt chỉnh thể, ngôn ngữ được thể hiện trong đơn vị giao tiếp Như vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát triển từng mặt các đơn vị ngôn ngữ nhưng lại phải đạt đến sự tích hợp các thành tố đó trong một đơn vị giao tiếp chỉnh thể là ngôn bản, lời nói mạch lạc mà nó biểu hiện ở hai dạng là đối thoại và độc thoại Lời nói đối thoại ở trẻ là khả năng tương
Trang 14tác ngôn ngữ của trẻ với những người xung quanh còn độc thoại là khả năng
kể chuyện, bày tỏ ý nghĩ của mình, trình bày một cái gì đó để cho người khác
có thể hiểu được Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả giáo dục của trường mầm non, các nhà giáo dục Australia có nêu ra một chuẩn về khả năng giao tiếp của trẻ: Trẻ phải trở thành một người có thể giao tiếp ngôn ngữ tích cực
Xu hướng đánh giá ngôn ngữ của trẻ hiện nay ở nhiều nước cũng đều đánh giá khả năng giao tiếp của trẻ mà ít khi quan tâm đến các thành tố đơn lẻ của ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tuy nhiên, các nhà bác học Hoa Kì lại đánh giá ngôn ngữ của trẻ dựa vào ngôn ngữ trên cả hai phương diện cấu trúc và chỉnh thể
Nói đến ngôn ngữ của tuổi mầm non, chúng ta không thể không nhắc đến ngôn ngữ viết bao gồm khả năng tiền đọc - viết của trẻ
Tuổi mầm non chưa đọc - viết được, và điều này cũng chưa đặt ra cho các cháu Tuy nhiên, chuẩn bị cho trẻ học đọc - viết trở thành người biết chữ trong tương lai lại rất quan trọng Những dấu hiệu ban đầu của khả năng đọc - viết của trẻ đã hình thành từ rất sớm (nhiều nhà nghiên cứu gọi là khả năng tiền đọc - viết), nó cần được nâng đỡ, phát triển trong tuổi mầm non Như vậy, trong nội hàm ngôn ngữ trẻ sẽ bao gồm cả khả năng tiền đọc - viết của trẻ
Theo một số nhà ngôn ngữ học, có thể nhận thấy rằng: Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với những giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ; ở mỗi giai đoạn có
sự kế thừa và phát triển những thành tựu của giai đoạn trước
Các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất với nhau chia hai giai đoạn: giai đoạn tiền ngôn ngữ và giai đoạn ngôn ngữ chính thức
- Giai đoạn tiền ngôn ngữ: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình học nói của đứa trẻ Mặc dù trẻ chưa có các từ, chưa hiểu cách sử dụng các quy tắc ngữ pháp nhưng trẻ đã bắt đầu bước vào giao tiếp Các nhà tâm lí học cho
Trang 15rằng thời kì tiền ngôn ngữ này là chung cho tất cả ngôn ngữ và thời kì âm bập
bẹ của trẻ em trên toàn thế giới là như nhau Điều này chứng tỏ rằng chúng ta được sinh ra đã sẵn có bản năng giao tiếp Giai đoạn giao lưu cảm xúc chiếm vai trò chủ đạo Đứa trẻ sử dụng các âm bập bẹ, các cử chỉ, thái độ để giao tiếp với người lớn
- Giai đoạn ngôn ngữ: Bắt đầu từ 12 tháng trở đi sẽ xuất hiện những âm bập bẹ có nghĩa đầu tiên và ngay lập tức trẻ huy động chúng vào giao tiếp với người lớn Các âm bập bẹ nhanh chóng mất đi nhường chỗ cho các từ tham gia vào cấu tạo câu sử dụng trong giao tiếp Những từ đầu tiên xuất hiện, các kiểu câu đơn giản gồm 2 - 3 từ khiến cho khả năng giao tiếp của trẻ tăng lên Trẻ tích cực hơn trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp Nhu cầu giao tiếp tăng lên thúc đẩy hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, kết quả là các kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ được hình thành
Các tác giả Penny Tasssony và Kate Beith trong cuốn Nursery Nursing (chăm sóc trẻ thơ) đã khái quát các bước phát triển chung ngôn ngữ trẻ em theo bảng dưới đây:
THỜI KÌ TIỀN NGÔN NGỮ
0 – 3
Tháng
- Khóc để biểu thị tình trạng đói, mệt, ốm
- Nhận ra những âm sắc lời nói khác nhau
- Phát ra những âm grừ grừ để thể hiện sự thích thú, toại nguyện
- Đến 3 tháng có thể nhận ra được âm sắc giọng nói của người chăm sóc và thể hiện sự vui sướng khi nghe thấy giọng nói, âm thanh đó
- Mỉm cười với người khác
Trang 16da da
- Cười, cười thành tiếng, thậm chí kêu to
6 – 12
Tháng
- Bập bẹ tạo thành những âm thanh không rõ tiếng
- Nối các nguyên âm, phụ âm với nhau thành những âm thanh được nhắc đi nhắc lại như: me me me me, da da da da
- Âm bập bẹ trở nên du dương hơn, sáng tạo hơn và đến 9 tháng tuổi hầu hết các âm thanh được sử dụng đều cần thiết để cho trẻ học nói
- Đến 10 tháng, trẻ đã hiểu được khoảng 15 từ Ví dụ: bố, mẹ, bà, tạm biệt,
- Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ để yêu cầu Ví dụ: trẻ khóc, chỉ tay đòi những gì chúng muốn
- Tham gia vào một số trò chơi
- Các từ được sử dụng thường nhiều nghĩa hơn tùy thuộc với ngữ điệu mà trẻ sử dụng khi nói Ví dụ: de de có thể có nghĩa là “tôi muốn uống nước”, “tôi uống nước xong rồi”, “tôi muốn uống nữa” (các nhà ngôn ngữ học gọi những từ kiểu này là holophrase
- câu đa nghĩa)
- Vào khoảng tháng thứ 15 trẻ em sẽ có khoảng 10 từ và những người chăm sóc trẻ mới có thể hiểu được những từ này
18 – 24
Tháng
- Hai từ được nối với nhau Ví dụ: ma măm, bà đi,
- Những bài đối thoại ngắn xuất hiện; trẻ thường chỉ chú ý đến những từ chính, câu thường sai ngữ pháp
Trang 17- Vốn từ vựng của trẻ tăng lên Trẻ học được khoảng từ 10 đến 30
- Sử dụng các từ số nhiều Ví dụ: dogs (những con chó)
- Trẻ thường mắc các lỗi về cấu tạo từ Ví dụ: drawed (vẽ)
- Bắt đầu biết dùng phủ định Ví dụ: không có con mèo nào
3 – 4
Năm
- Biết bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác Ví dụ:
“chúng mình thích cái đó, có phải không nhỉ?”
- Người lạ cũng có thể hiểu được lời nói của trẻ
- Các câu có hơn 4 từ, trẻ biết nói đúng ngữ pháp
- Vốn từ vựng tăng lên; trẻ nhận biết được tên các bộ phận của cơ thể, tên các đồ vật, các vật nuôi trong nhà
- Trẻ vẫn tiếp tục mắc các lỗi ngữ pháp
- Nhận biết và hiểu được các bài hát, các bài thơ dành cho trẻ thơ
- Tham gia đặt câu hỏi
4 – 8
Năm
- Từ 4 tuổi trở đi, trẻ em đã phát triển và thành thục với ngôn ngữ hơn; các lỗi đã giảm nhiều và trẻ bắt đầu tham gia sử dụng ngôn ngữ như là một phương tiện để tham gia vào cuộc sống xã hội và giao tiếp với những người khác, thể hiện nhu cầu của trẻ và thuật lại những trải nghiệm của chúng
- Đến 5 tuổi, từ vựng của trẻ có khoảng 5000 từ
- Trẻ biết nói đúng các câu phức hợp
- Thích tham gia kể và nghe chuyện
- Hiểu rằng ngôn ngữ có thể được viết dưới dạng các biểu tượng
- Đến 8 tuổi, hầu hết các trẻ em đều là những người nói thành thạo
và biết cách viết ngôn ngữ của chúng
Trang 181.3.2 Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
a Xét về số lượng
Trong năm đầu đời trẻ nghe và phát ra những âm thanh bập bẹ khi nói chuyện với người lớn Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu tiên Ở 18 tháng tuổi, số từ trung bình là 11 từ, cháu ít nhất là 0, nhiều nhất là 25 từ (trường hợp đặc biệt lên tới 45 từ) trẻ bắt chước người lớn lặp lại một số từ gần gũi: mẹ, bà, bố…
Từ 9 - 12 tháng, số lượng từ tăng nhanh Đến 21 tháng trẻ đạt tới 220
từ Giai đoạn 21 - 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ vào tháng 24, sau
đó lại tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ
Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng được trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động từ, tính từ và các loại khác rất ít Danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các con gần gũi như: chó, mèo, chim,… Động từ chỉ hoạt động gần gũi của cháu và những người xung quanh như: ăn, uống, ngủ, đi,…
Trẻ 4 tuổi có thể nắm được xấp xỉ 700 từ, ưu thế vẫn thuộc về danh từ
và động từ Hầu hết các loại từ đều đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ
Từ 5 - 6 tuổi vốn từ của trẻ tăng bình quân 1033 từ, tính từ và các loại
từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau cũng khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: Cuối 3 tuổi so với đầu 3 tuổi, vốn từ tăng 107%; cuối 4 tuổi so với đầu 4 tuổi, vốn từ tăng 40,58%; cuối 5 tuổi sao với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so với đầu 6 tuổi, vốn từ chỉ tăng 10,01%
Chúng ta có thể nhận ra quy luật tăng số lượng từ của trẻ như sau:
- Số lượng từ của trẻ tăng theo thời gian
- Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm
- Trong năm thứ 3, tốc độ tăng nhanh nhất
Trang 19- Từ 3 - 6 tuổi: Tốc độ tăng vốn từ giảm dần
b Xét về cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí để đánh giá chất lượng vốn từ Tiếng Việt có 8 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ Số lượng từ loại cần nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu Các loại từ xuất hiện dần dần trong vốn từ của trẻ Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ, các loại từ khác xuất hiện muộn hơn
Đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ Tuy nhiên, tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn nhiều so với các loại từ khác: danh từ chiếm 38%, động từ chiếm 32%, còn lại là tính từ: 6,8%, đại từ 3,1%, phụ từ 7,8%, tình thái từ 4,7%, quan hệ từ và số từ còn ít xuất hiện (số từ 2,5%, quan
hệ từ 1,7%)
Giai đoạn 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bước cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi, chỉ còn khoảng 50%, nhường chỗ cho tính từ và các loại từ khác tăng lên: Tính từ đạt tới 15%, quan
hệ từ 5,7%, còn lại là các loại từ khác
c Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ em mẫu giáo
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ em có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của
Trang 20- Mức độ 3: Ở mức độ cao hơn mà trẻ 5 - 6 tuổi có thể nắm được: phương tiện giao thông (ô tô, tàu thủy, xe máy); đồ vật (đồ chơi, đồ nấu bếp, đồ dùng học tập);
- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng: số lượng, chất lượng, hành động (học ở cấp phổ thông)
Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và 1) Mức độ 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn
e Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo
Thứ nhất, nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tượng của tư duy nên trước hết trẻ nắm được các tên gọi của sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quan hệ mang tính chất biểu tượng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng
Thứ hai, sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dần dần: Thoạt đầu trẻ chỉ đối chiếu từ với sự vật cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần của trẻ và hiện thực (khám phá ra những thuộc tính, dấu hiệu bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào đó), dần dần cùng với sự phát triển tư duy, trẻ mới nắm được nội dung khái niệm trong từ, việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong suốt
Trang 21tuổi mẫu giáo (Chẳng hạn: trẻ mẫu giáo lớn không coi cà chua, dưa chuột là rau; khi mở rộng nghĩa của từ này trẻ lại đưa một số loại quả vào khái niệm rau với lí do chúng được trồng dưới đất và ăn được)
Thứ ba, vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với
số lượng vốn từ của người lớn Vì khối lượng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp Vì thế, mở rộng vốn từ phải dựa vào sự mở rộng nhận thức cho trẻ
1.4 Vài nét về tác giả Tô Hoài
1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Tô Hoài chỉ mới học hết bậc tiểu học, chủ yếu lăn lộn kiếm sống và học trong trường đời Bước vào tuổi thành niên ông đã bươn trải với rất nhiều nghề như: dạy trẻ, bán hàng, kế toán… nhiều khi thất nghiệp, cuộc sống vô cùng vất vả Ông tham gia cách mạng từ thời kì Mặt trận bình dân, làm thư ký Ban Trị sự Hội ái hữu thợ dệt Hà Đông, tham gia thanh niên phản đế, hội truyền bá Quốc ngữ Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, từ đó ông liên tục tham gia viết báo chí mật, tuyên truyền cách mạng cho tới tổng khởi nghĩa tháng 9 - 1945 Có lần ông bị thực dân Pháp bắt giam Cũng trong thời gian này ông thực hiện được chuyến đi dài từ bắc vào nam
Sau cách mạng tháng Tám, Tô Hoài lần lượt công tác ở các cơ quan báo chí văn nghệ Những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 19454) ông là phóng viên rồi chủ nhiệm báo Cứu Quốc, tham gia chiến dịch Việt Bắc, Tây Bắc Năm 1950 ông công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam Năm 1957, là Tổng thư ký rồi phó Tổng thư kí hội Nhà văn Việt Nam, giám đốc nhà xuất bản Hội
Trang 22Nhà văn, Bí thư Đảng Đoàn hội Nhà văn Từ năm 1966, ông là chủ tịch hội Văn nghệ Hà Nội, ủy viên đoàn Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch hội đồng Văn học thiếu nhi Ông còn tham gia nhiều hoạt động xã hội khác như: Đại biểu Quốc hội khóa VII, phó chủ tịch Ủy ban đoàn kết Á - Phi của Việt Nam, phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Ấn, ủy viên ban chấp hành Hội hữu nghị Việt - Xô
b Sự nghiệp sáng tác
Tô Hoài tham gia sáng tác văn học từ khá sớm Ông đến với làng văn học bằng một số bài thơ lãng mạn nhưng không thành công, sau đó ông đã nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được dư luận chú ý ngay từ những truyện ngắn đầu tay Cho đến nay, Tô Hoài đã viết trên 150 tác phẩm văn xuôi với nhiều thể loại, đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có khoảng 60 đầu sách cho trẻ em
Trước thời kì cách mạng tháng Tám, tác phẩm của Tô Hoài đề cấp tới hai mảng chính: Truyện đồng thoại về loài vật, ví dụ như: Dế mèn phiêu lưu
ký, Đám cưới chuột, Dê và Lợn, Trê và cóc, Võ sĩ Bọ Ngựa… và truyện vùng ven đô với cuộc sống lầm than của bà con xóm thợ quê ông, tiêu biểu như: Giăng thề (truyện, 1941), Quê người (tiểu thuyết, 1942), Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1943), Xóm giếng xưa (truyện, 1943)…
Những năm kháng chiến, Tô Hoài đã cho ra đời một loạt tác phẩm về
đề tài miền núi: Núi cứu quốc (tập truyện ngắn, 1949), Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950), Truyện Tây Bắc (1954)…
Từ 1954 đến nay, sáng tác của ông ngày càng phong phú về đề tài và thể loại: Truyện ngắn (Khác trước, Vỡ tỉnh, Người ven thành,…); Bút ký (Thành phố Lê nin, Tôi thăm Campuchia, Hoa hồng vàng song cửa, Lăng bác Hồ,…); Kịch bản phim (Vợ chồng A Phủ, Kim Đồng,…); Tiểu thuyết (Mười
Trang 23năm, Miền Tây, Quê nhà…); Tiểu luận (một số kinh nghiệm viết văn của tôi, Người bạn ấy, Sổ tay viết văn,…)
Tô Hoài cũng dành nhiều thời gian để sáng tác cho các em thiếu nhi (Chuyện nỏ thần, Chuyện Ông Gióng, Đảo hoang, Kim Đồng, Vừ A Dính, Chim chích lạc rừng, Con mèo lười, Đàn chim gáy, Hai ông cháu và đàn trâu, Nhà Chử,…) Ông có nhiều tuyển tập: Tuyển tập Tô Hoài (ba tập, 1993); Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài (trước và sau 1945, ba tập, 1994); tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (hai tập, 1994),… Khối lượng tác phẩm đồ sộ của Tô Hoài đã phản ánh một thời đại sôi động Cho dù viết về đề tài gì, tác phẩm của ông cũng mang tính hiện đại và tính thời sự sâu sắc
Nét nổi bật trong sáng tác của Tô Hoài là năng lực quan sát và miêu tả tinh tế, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và luôn biến đổi nhịp điệu, ngôn ngữ sáng tạo, linh hoạt Tô Hoài đã nhận được nhiều giải thưởng văn học: giải nhất giải thưởng Văn nghệ năm 1954 - 1955 (Truyện Tây Bắc), giải A giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội năm 1970 (tiểu thuyết Quê nhà), giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây), giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật (đợt 1/1996)
1.4.2 Đặc điểm từ ngữ trong một số truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
a Cách sử dụng phương ngữ
Tô Hoài lớn lên ở Nghĩa Đô - Hà Nội, thời thơ ấu gắn liền với quê ngoại Trong sáng tác của ông, yếu tố phương ngữ của người dân Bắc Bộ sử dụng nhiều Đây là đặc điểm dễ nhận thấy ở nhà văn Mỗi tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh dấu ấn về phong tục văn hoá, các tác giả còn tạo nét riêng khi đưa nghệ thuật phương ngữ vào văn học Điều này có thể do thói quen, hoặc
do cá tính mỗi người Với Tô Hoài, điều đặc biệt mà ông tạo ra trong truyện
Trang 24viết cho thiếu nhi là ngoài sử dụng phương ngữ xuất xứ từ quê hương ông, ông còn quan sát, tìm hiểu những phương ngữ của các vùng quê khác Viết truyện về loài vật, Tô Hoài sử dụng nhiều phương ngữ Nghệ thuật phương ngữ là ngôn ngữ riêng của một bộ phận quần chúng Tác giả viết tự nhiên, khi
đưa lời ăn tiếng nói hàng ngày vào tác phẩm Trong O chuột, mèo được miêu tả: “hàng râu xuôm đuột”, tác phong oai vệ “đứng mực” Nơi yêu thích là góc bếp: “đống củi, “bùm tum”, “núp náy” Mướp ngồi trên tấm tre, nứa, gỗ dùng che mưa che nắng: “mặt giại bể” Điều khó chịu của gã mướp là lũ chột nhắt, khi gã giả vờ không nhìn thấy: “hấc lờ”, “xểnh” Trong Tuổi trẻ, tác giả viết
về đặc điểm loài gà Giống “gà gi” “thấp bé” và “nhỏ nhắn”, hơn gà thường
Cách phát âm này là thói quen của người miền Bắc Hành động chấp nhận
thua cuộc, không thể làm được việc của chú gà ri thì: “chịu tho” Vẻ thảng thốt của chim sẻ trong Đôi gi đá: “to hó” đứng, kêu “tẹc tẹc”, không được
“điềm tĩnh” và “đều đặn”, “sảng sốt” Tô Hoài sử dụng nghệ thuật phương
ngữ phong phú theo cách phát âm của người dân miền Bắc Chẳng hạn như từ
tráo trở trong Của thiên trả địa: “căm quân”, “giáo dở” Thói xấu điêu ngoa trong Quan huyện phân xử: “cãi cọ điêu toa” Cuộc chiến quyết liệt “dòng
dã” hàng tháng trong Các tướng tài của hai Bà Trưng Truyện Thần giữ của,
“nuột nà”, “the lụa” Hành động buộc nút, có thể cởi ra trong Nhà Chử:
“mẩu đuôi thừng”, “con do”, “đứt néo” Một cuộc bể dâu, viết về rau giền gọi là: “giền” nhỏ Trong Mụ ngan, Cu Lặc là nhân vật người thể hiện nhiều
từ phương ngữ Cậu nhìn thấy “vệt dài”, “lằn thằn” “rãnh bùn ướt” Cách phát ngôn của cậu mang rõ rệt âm hưởng địa phương: “thế lày”, “mềm nắm”,
“chốc lữa”, “chứ nỵ”, “hôm lọ”, “nại có”, “mấy con lữa”… Nhân vật giải thích bí quyết luộc gà bị rắn cắn: “núc nuộc” gà thì bỏ một cái đinh lăm phân
“vàp lồi”, “nà lọc rắn” tan ra, chỉ phải bỏ đi có “lước xuýt” Các nhân vật
trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài được xây dựng chân thực, sống động phần
Trang 25nhiều là nhờ tiếng nói tự nhiên, đậm đà chất riêng của họ Nghệ thuật phương ngữ của Tô Hoài khá phong phú Ông đi nhiều, sinh sống nhiều ở các miền quê, nên phương ngữ trong truyện thiếu nhi của ông không bó hẹp Tác giả chịu khó quan sát và tìm kiếm, vì vậy những từ ngữ lạ dễ đi vào trang viết
Chẳng hạn như tác phẩm Tội lão Cú, tiếng dân tộc Thái gọi quả vải là: “quả
ngõa” Việc cúi xuống nhặt quả vải, gọi là “Kíp ngòa! Kíp ngòa!” Hành
động đâm dao, nhân vật hét lên: “Hó sục! Hó sục” Đây là phong cách diễn
đạt ấn tượng, góp phần làm sinh động tác phẩm Phong cách này ghi nhận nét riêng của người cầm bút, vì vậy mà mang những dấu ấn đặc biệt của nhà văn
Tô Hoài
b Ngôn ngữ miêu tả
Trong quá trình sáng tác, Tô Hoài rất coi trọng việc sử dụng ngôn từ Ông mong muốn mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống bản thảo, và đó phải là hạt ngọc mới nhất Miêu tả thiên nhiên, Tô Hoài dùng ngôn ngữ giàu
hình ảnh Đọc Hồi kí Mùa hạ đến mùa xuân đi, độc giả như cảm nhận được cái nắng oi bức của trưa hè: Đàn chim sẻ “than vãn”, “ra rả”, “há mỏ”, “mồ
hôi chảy nhỏ giọt xuống mặt đường đá”, “mặt cháy nắng” Viết truyện cho
thiếu nhi, Tô Hoài viết như vẽ tranh, từ ngữ tượng hình phong phú Như cánh
đồng “khô trắng” trong Hai ông cháu và đàn trâu; Con đường “chuyển động
như dòng sông” trong Nhật kí vùng cao Miêu tả nước trong Nhà Chử càng ấn
tượng, mép cát mới “bối rối”, làn nước “quanh co”, “thong thả”, “văng
vèo” Tô Hoài đặc biệt chú ý đến các phong tục tập quán, để giúp người đọc
hiểu thêm về thói quen sinh hoạt của một thời kì lịch sử, hay của một vùng đất lạ Văn hóa các lễ nghi, vui chơi hay lao động đều khắc họa rõ trong nhiều
tác phẩm Ở Đảo hoang, cuộc sống Bãi lở được miêu tả sinh động, từ “cỗ cơm
nén”, đến “những đám vật”, “các cõi về đua tài” Trải qua những thăng trầm,
gia đình Mai An Tiêm khai phá đảo hoang thành mảnh đất phì nhiêu Tô Hoài
Trang 26viết về quê hương mới, với những từ ngữ: “thuyền đang xôn xao”, “mảnh
buồm cói dập dờn”, “xanh rờn”, tiếng trống đồng như “giọt nắng vàng” long
lanh “rỏ” xuống Trong Chuyện nỏ thần, những lễ hội mùa xuân náo nức vui
nhộn, rộn ràng đông đúc, diễn ra khắp các cõi của Lạc Việt kéo về đất Phong Châu Dưới ánh đuốc sáng rực trời đêm, niềm vui của người dân nô nức hào
hứng được miêu tả bằng những từ như: “âm vang”, “hào hùng” với “trống
đồng”, của “cồng chiêng”, trong “đình liệu”… tạo một cảm giác nên thơ trong
không khí thiêng liêng của hồn dân tộc Chuyện nỏ thần chứa đầy những
phong cảnh, tập tục, cách làm ăn sinh sống của người Âu Lạc Cảnh làng mạc
“quây quần”, “những nếp nhà tường đá ong xù xì” Cảnh bờ bãi “xanh rờn”,
“những bắp ngô mới nhú, to bằng bắp tay, râu nõn phất phơ” Sông nước
“mênh mông”, “những bãi cát lẫn dòng nước cũng đỏ ối tới chân trời” Cảnh
rúi rừng hoang sơ với những buổi săn voi, tập võ, đến những ngày hội hè đình đám… không khí tấp nập lao động xây thành đào hào đến không khí trang nghiêm cẩm mật khi rót đồng vào khuôn, khi đốt trầm rửa nỏ… tất cả đều minh chứng khả năng quan sát, miêu tả của nhà văn Tô Hoài Đặc biệt trong
Nhà Chử, vốn hiểu biết phong tục, tập quán cổ truyền của tác giả bộc lộ rõ khi
dùng từ ngữ miêu tả không gian lễ hội: lão bà “lọm khọm”, “chặt ống vầu”,
“lam cơm”, “chỗ xôi”, thúng cao “lùm lùm” quá cạp, “tú ụ” thịt nướng Náo
nhiệt, sinh động: “đổ xô” về ăn cỗ, “mấy ngày đêm chưa ngớt” Cùng với
miêu tả phong tục, miêu tả sinh hoạt hàng ngày là thế mạnh của Tô Hoài Các
em nhỏ vì thế hiểu thêm về cuộc sống người Việt xưa, về hoàn cảnh và tính cách nhân vật Miêu tả loài vật trong truyện viết cho thiếu nhi, Tô Hoài công phu khi miêu tả đặc điểm riêng từng loài Theo nhận xét của Hà Minh Đức:
“Miêu tả thành công ngoại hình của loài vật, Tô Hoài còn tả đúng đến từng
động tác của chúng lúc kiếm ăn, khi vuốt ve nhau” Trong Đôi gi đá, nhà văn viết: “lờ khờ”, “ngẩn ngơ”, “xấu xí”, “đặc nhà quê” Ngôn ngữ miêu tả thể
hiện tính cách điềm tĩnh, không quan tâm đến xung quanh của chúng Có anh
Trang 27sẻ lúc nào cũng “tẹc tẹc” như muốn chửi nhau Chị vợ “xoàng xĩnh”, “xốc
xếch” Miêu tả hành động của cặp vợ chồng gi đá thể hiện tình yêu họ giành
cho nhau Chị vợ “hé mỏ”, anh chồng “cong đuôi” Tô Hoài viết về đời sống
nội tâm nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ chọn lọc công phu Tác giả miêu tả cảnh vợ chồng chăm chút thương yêu nhau như chính tình yêu và cuộc sống
êm ấm của con người Chàng “xích lại”, vợ cũng “dún dún”, “rung rung đôi
cánh”, mỏ “chíu” vào nhau trong Đôi gi đá Ước mơ có con của vợ chồng Cóc: ngày nào cũng ra đứng trên bờ cầu trời mong cho con cái được “chóng”
đến kì lên cạn Cách viết của Tô Hoài tạo nên tính cách sống động đối với từng loài vật Ngôn ngữ miêu tả không chỉ khắc họa ngoại hình, mà còn thể hiện suy nghĩ, hành động của loài vật Truyện vì thế hấp dẫn, đồng hành với niềm yêu thích của các bạn nhỏ
Đặc biệt, Tô Hoài có cách miêu tả sinh động, không đơn giản không lặp
lại khi viết truyện thiếu niên làm giao liên Trong Vừ A Dính và Kim Đồng,
ông sử dụng bút pháp khác nhau Hai nhân vật chính trong hai tác phẩm đều
có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần gắn bó với cách mạng sâu sắc A
Dính “áo rách”, “ăn đói”, nhưng vẫn “tươi cười” đi với các anh, “học hát,
làm cách mạng” Vừ A Dính, Nông Văn Dền “ra công chăn vịt”, “cặm cụi đào giun”, “tra hạt trên nương”, thèm đánh giặc Tây, đuổi bọn lính vì chúng
“lấy cái bu vịt” Hai cái chết miêu tả trong hai hoàn cảnh, tư thế khác nhau Kim Đồng “lao về bãi sỏi trắng” đầy can đảm và thách thức A Dính “thoi
thóp thở” Biết không trốn thoát được, A Dính trêu tức bọn Tây Giây phút cả
một băng đạn “xuyên” qua A Dính, A Dính chết trên “cành đào” , là từ ngữ bi
thương hóa thạch trong lòng những người chứng kiến Kim Đồng cũng vậy,
phát hiện lính vào làng, em khôn ngoan “tụt giày quay lại, cúi mặt, nói khẽ
trong cánh tay: Lính đấy, chạy đi!” Hình ảnh Kim Đồng nhòa dần, em ngã
xuống, ngôn ngữ miêu tả không vương màu đỏ của máu “Tiếng quát lao xao:
Trang 28- Đứng lại! Đứng lại! Kim Đồng vẫn lao vút đi - Đoàng! Trong sương mù”
Đóng góp của Tô Hoài cho thấy ông là người tài hoa trong sử dụng ngôn ngữ Viết truyện cho thiếu nhi, hiểu và nắm bắt vững tâm lý các em mới đạt được nghệ thuật miêu tả thuyết phục như vậy
Trang 29c Ngôn ngữ đồng thoại
Viết truyện loài vật, Tô Hoài chủ yếu sử dụng ngôn ngữ đồng thoại Đây là thể loại đặc biệt của văn học Ngôn ngữ đồng thoại đặc biệt, vì có sự kết hợp nhuần nhuyền giữa hiện thực và mơ tưởng Nhân vật trong truyện đồng thoại là động vật, thực vật, những vật vô tri vô giác Chúng trở nên sống động khi được tác giả lồng vào những tình cảm của con người Mục đích của ngôn ngữ đồng thoại là “qua thế giới không thực mà lại thực đó, tác giả nhằm biểu hiện xã hội của loài người; qua những sự việc bất bình thường đó mà làm cho thấy tình cảm và cuộc sống của con người Tính chất mơ tưởng hoặc khoa trương đó chính là những yếu tố không thể thiếu được trong đồng thoại” Sở
dĩ viết truyện cho thiếu nhi, Tô Hoài linh hoạt khi sử dụng ngôn ngữ đồng thoại, vì thiếu nhi là đối tượng nhỏ tuổi, vốn sống của các em chưa sâu, hiểu biết về cuộc sống chưa rộng lớn Tâm hồn có nhiều mơ ước, tưởng tượng phong phú, các em luôn giải thích sự vật theo cách riêng Đối với các em, những con vật thân quen như: chó, mèo, ngan, ngỗng… hay cỏ cây hoa lá đều trò chuyện với nhau được Nhìn nhận theo quan điểm cổ xưa: “vạn vật hữu linh” (mọi vật có linh hồn) Ngôn ngữ đồng thoại trong truyện Tô Hoài vì thế, chứa đựng nhiều yếu tố thần kì, thể hiện giá trị giáo huấn sâu sắc Ngôn ngữ đồng thoại làm sinh động nhân vật, giúp các em nhìn nhận cuộc sống toàn diện “Nhiệm vụ của đồng thoại do vậy không phải là để gây hứng một cách
vô nghĩa viển vông mà phải giúp các em phát triển trí tưởng tượng một cách lành mạnh Tránh cho các em những mơ tưởng viển vông, đồng thoại phải thỏa mãn và hướng dẫn được những đòi hỏi mãnh liệt của các em, phải làm sao để mơ tưởng của các em biến thành sức mạnh, làm giàu trí tuệ” Ngôn ngữ đồng thoại có sức cảm hóa cao, các em tìm thấy niềm vui nỗi buồn qua tính cách và suy nghĩ của nhân vật Ngôn ngữ đồng thoại đưa cuộc sống những nhân vật con vật, cây cỏ, hoa lá vào trang viết Theo Vân Thanh: “Nói
Trang 30cho đúng hơn, trước hết chúng phải có những đặc điểm của vật rồi sau đó mới gán cho chúng đặc điểm của người” Tô Hoài gán cho chúng tình cảm con người, chú ý đến đặc điểm riêng của chúng, đồng thời từ ngữ miêu tả tinh tế
thói quen riêng của từng loài: Bác Xiến Tóc “gai ngạnh”, “khắc khổ”, “tư lự”,
“ngây ngô”, “nhí nhảnh”, “nỡm đời”; Những chàng Ve Sầu lại lên tiếng
“nhạc mõ”, “o o i”, “rầu rĩ”, “nhức tai” trong Dế Mèn phiêu lưu kí Chó và mèo trong tác phẩm O chuột: Mèo “lừ đừ” và “nghiêm nghị”, “tựa một thầy
giáo nhà dòng”, trên mình có “khoác bộ áo thâm”; Chó hay “lèm bèm”, “ủng oẳng”, “sinh sự”, “nhỏ nhen” Mụ ngan trong Tuổi trẻ “lờ đờ” như một người
đàn bà đụn và hiền, lúc nào cũng như mải “nghĩ ngợi” một điều gì ở tận đâu
đâu Mỗi vật đều khắc họa tính cách đậm nét, có khả năng phản ánh cuộc sống hiện thực Tâm lý thiếu nhi, dễ cuốn hút bởi yếu tố huyền ảo ly kì Đặc điểm truyện đồng thoại gần gũi với cổ tích Vì vậy khi sáng tác, nhà văn cần
có tri thức về văn học dân gian, có cái nhìn tỉ mỉ về cuộc sống, có hiểu biết về nhu cầu tuổi thơ Đây là những thế mạnh của Tô Hoài Ông đã khai thác hết những khía cạnh thích hợp khi viết truyện đồng thoại Tô Hoài viết Chú Cuội ngồi gốc cây đa, hình ảnh trâu gần gũi như người bạn với những từ ngữ: Cuội
“nằm” trên lưng trâu và trâu vừa “gặm cỏ vừa nói”, hai bên “gẫu chuyện” với nhau cả ngày Tình cảm vợ chồng gắn bó trong Trê và Cóc: Vợ Cóc thấy mình “khang khác”, biết sắp có con, “bèn” “mừng rỡ” nói chuyện cho chồng
rõ Vợ chồng “vui vẻ”, “hí hửng” Truyện đồng thoại sáng tác dành cho các
em, nội dung chứa đựng những điều không bao giờ có thực Các em có đặc điểm phong phú về tưởng tượng, các em nghe và nhìn thấy hoạt động của mọi
vật xung quanh Chẳng hạn như: A Kềnh trò chuyện với Ngựa Con trong Mùa
xuân đã về đây, cô bé trò chuyện với cây trong Những tên phố tên đường, cậu
bé trò chuyện với chim vành khuyên trong Cây bằng lăng.… Nhà văn viết
đồng thoại trong xã hội mới, ngoài hiểu biết sâu sắc về đời sống và đối tượng
Trang 31miêu tả, còn là người mang lý tưởng cao đẹp Viết Lăng Bác Hồ, Tô Hoài khắc họa sống động các hình tượng nhân vật thiên nhiên Nhân vật không đơn thuần biết trò chuyện, mà đáng yêu bởi hành động và lý tưởng đẹp đẽ Ví dụ
như: Đá chúng tôi cũng là “chiến sĩ”, chúng mang trên mình những “vết
thương” “vì đất nước”; Suối tôi “đẹp” lắm, đêm suối như “sáng trăng”; Cát
tôi “long lanh” như “mắt cua”, “múc” tay không hạt nào “đọng” lại Giữa bom đạn chiến tranh, hình ảnh cây xà nu “cứng cỏi” đã “sống sót” Tuy nhiên, nhiều “bạn” đã “ngã hẳn” Đó là sắc thái cảm xúc mà Tô Hoài tinh tế
sử dụng trong ngôn ngữ đồng thoại Ngôn ngữ đồng thoại làm phong phú trí tưởng tượng của các em, giúp các em hiểu thêm về cuộc sống đa dạng Tuy nhiên, bên cạnh thành công, tác giả cũng có những hạn chế trong cách sử
dụng ngôn ngữ đồng thoại Ông viết về đặc điểm tình yêu trong Một cuộc bể
dâu, Đực, Tuổi trẻ… tạo nên thế giới loài vật nhiều màu sắc, phong phú và
sinh động Nhưng chưa phù hợp khi đưa chi tiết tính dục và tình dục vào truyện thiếu nhi Ông nhân cách hoá những con vật trở thành phức tạp quá mức nhận thức của các em Truyện đề cập đến lĩnh vực có tác động không
lành mạnh đến tâm hồn thơ trẻ, như những từ ngữ: “Ý như ta làm duyên và
đưa tình cho nhau”, “đạp phành phạch vào đầu cánh mà đi ve gái” trong Một cuộc bể dâu “Con Đực yêu hăng lắm Nó có hàng tá nhân tình Bởi nó bảnh bao phì nộn và cũng bởi nó tài năng khỏe mạnh” Trong tác phẩm Tuổi trẻ, có đoạn tác giả viết: “Mỗi khi anh gà trống đến gần, chúng chỉ biết quỳ hai chân xuống cho bạn nhảy lên lưng, làm tình yêu theo cái lối cơm bữa của hai vợ chồng, chẳng hiểu tán tụng xuân tình nửa lời” Lối dùng ngôn ngữ tự
nhiên, vượt xa khả năng hiểu biết của các em, là hạn chế của Tô Hoài khi viết truyện thiếu nhi Nhà nghiên cứu Vân Thanh đánh giá cao ngôn ngữ đồng thoại: “Ta biết đồng thoại có khả năng phản ánh hiện thực không bị hạn chế bởi không gian và thời gian Nó làm phong phú thế giới tưởng tượng của các